Hy vọng vào WTO 2005
đang tuột khỏi tay Hànội

Lư Đại Nguyên


Trải qua 10 phiên đàm phán đa phương với 20 đối tác, tiến tŕnh đàm phán gia nhập WTO, tức là Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới của Việt Nam bước vào giai đoạn chót. Hầu như với các nước thành viên của WTO không có những vấn đề trở ngại. Nhưng đến nay, vấn đề đàm phán với Mỹ c̣n gặp nhiều khó khăn. Phía Mỹ muốn thấy Việt Nam mở rộng thị trường viễn thông, phân phối, quyền sở hữu trí tuệ, thương quyền, dịch vụ…Việtnam được yêu cầu phải ban hành nhiều đạo luật khác nhau trước khi được nhận vào WTO ở phiên họp của tổ chức tại Hồng Kông tháng 12 này. Trong một số trường hợp, các đạo luật đó đang được phía ViệtNam soạn thảo. V́ Quốc Hội Việtnam chưa tái nhóm, nên các đạo luật đó không thể biểu quyết kịp trước phiên nhóm đa phương thứ 11 sẽ tiến hành vào ngày 15-9-2005 tại Genève. Dù chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An đă cam đoan sẽ họp ngày họp đêm.

Thực ra phía Hànội, chỉ muốn dùng miệng lưỡi để đi vận động các đối tác, hơn là việc phải chứng minh bằng hành động cụ thể. Khi Hànội đăït mục tiêu là năm 2005 phải gia nhập WTO, nếu họ thực tâm, toàn ư muốn hội nhập vào cuộc chơi chung với thế giới, th́ họ đă biết, ḿnhï phải làm những ǵ để đáp ứng những đ̣i hỏi của tổ chức WTO rồi. Đàng này họ vừa muốn nắm độc quyền kinh doanh, vừa muốn hội nhập thị trường tự do để kiếm lời th́ ai mà thèm cho chơi chung. Rút kinh nghiệm về vấn đề Trung Cộng đựơc gia nhập WTO quá dễ dàng, khiến họ mặc sức thao túng thị trường nội địa, không tôn trọng luật chơi của thị trường tự do, mà các hội viên phải tôn trọng quyền tự do tư doanh, đặt trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thông tin và hợp tác toàn diện với tổ chức WTO. Do vậy, nền kinh tế Hoa Lục phát triển trong cảnh bưng bít chênh vênh đầy nguy hiểm. Đại đa số dân chúng vẫn sống trong cảnh nghèo khó tối tăm, quyền làm người không được tôn trọng. Nên Hoa Kỳ buộc phải dùng biện pháp áp lực, là đặt Việt Nam trong danh sách các nước"cần quan tâm đặc biệt" về tự do tôn giáo, kể từ 15-9-2004. Nếu 15-9-2005 này Việt Nam chưa đựơc bộ ngoại giao Hoa Kỳ rút tên ra khỏi danh sách CPC nêu trên, th́ Quốc Hội Mỹ không thể thông qua điều khoản cấp quy chế Mậu Dịch B́nh Thường Vĩnh Viễn cho Việt Nam. Và như vậy, chính phủ Hoa Kỳ không thể mở cửa cho Việt Nam vào WTO, dù Tổng Thống Bush và giới chức ngoại giao Mỹ rất muốn Việt Nam sớm gia nhập thị trường tự do quốc tế. V́ vậy mà phía Hànội gọi Mỹ là "khó chơi".

Khi cộng đảng cho phép đảng viên được làm kinh tế, tức là đă chính thức hợp pháp hóa cuộc "rửa tiền" một cách quy mô cho các đảng viên tham ô, để bọn họ thấy việc gia nhập WTO có lợi cho chính họ, trước khi có lợi cho tư doanh và toàn dân. Nhưng xem ra cánh ngoan cố, không tin vào việc bỏ vốn ra làm kinh tế, để trở thành hệ thống tài phiệt, rồi "tiền đẻ ra quyền" theo lối tư bản, bằng lối "quyền đẻ ra tiền" của cộng sản như hiện nay. Bởi thế, bọn lănh đạo cộng đảng không phải ai cũng muốn mau chóng để Việt Nam vào WTO, mà nhiều kẻ c̣n vẫn muốn duy tŕ chế độ độc đảng, độc tài, toàn trị, không chịu chấp nhận dân chủ hóa chế độ, theo nhu cầu của toàn dân và đ̣i hỏi của thế giới. Nên mới có cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Chỉ có những biện pháp đối phó, hơn là chính sách giải quyết dứt điểm. Như việc chỉ đáp ứng những đ̣i hỏi về tự do tôn giáo một cách nhỏ giọt. Thả mục sư Nguyễn Hồng Quang và một số đồng bào Thượng theo đạo Tin Lành. Nhưng vẫn không công nhận quyền công khai sinh hoạt hợp pháp của các tôn giáo dân lập, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Phật Giáo Ḥa Hảo, Cao Đài và những Giáo Hội Tin Lành Tại Gia. Nhất là không chịu thả các nhà đấu tranh cho dân chủ là Nguyễn Vũ B́nh, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn trong dịp 2/9. Khiến cho Bộ Trưởng Thương Mại Trương Đ́nh Tuyển phải nói trên đài truyền h́nh trong nước rằng: "Tôi nghĩ chúng ta khó ḷng hoàn tất đàm phán song phương với Mỹ trước cuối năm nay".

Nên hiểu rằng, vấn đề Dân Chủ Hóa Toàn Cầu của Hoa Kỳ hiện nay không phải chỉ là mơ ước, hay là lời nói sướng miệng của ông Tổng Thống Bush trong nhiệm kỳ 2, mà đó chính là Chiến Lược Toàn Cầu của nước Mỹ. Mà khi đă là "Chiến Lược Toàn Cầu" th́ nước Mỹ nhất định phải thực hiện cho bằng được, dù khó khăn, tốn kém tới mấy, như đă thực hiện một cách thành công việc: "Dùng Đồng Minh Diệt Phát Xít", đến "Dùng Cộng Sản Diệt Thực Dân", rồi "Dùng Cộng Sản Diệt Cộng Sản", và giờ đây trước hiểm họa Khủng Bố Thánh Chiến Toàn Cầu, là "Dùng Dân Chủ Diệt Khủng Bố", mà cha đẻ của khủng bố là chủ nghĩa "Độc Tài Toàn Trị". Cả thế giới đă trải qua ba giai đoạn chiến lược toàn cầu của Mỹ, nó diễn ra một cách vừa lạnh lùng của sự tính toán, vừa ác liệt bởi các h́nh thái chiến tranh, khiến cho Mỹ vừa là ân nhân, vừa là kẻ tàn nhẫn đối nhân loại, kể cả đối với dân Mỹ và Đồng Minh. Nhưng nhờ các đối sách trên, nườc Mỹ đă trở thành một Siêu Cường Duy Nhất không đối thủ. 

Nay với Chiến Lược Toàn Cầu "Dùng Dân Chủ Diệt Khủng Bố và Độc Tài" , nước Mỹ đang thực hiện lư tưởng cao đẹp của các tổ phụ ḿnh từ thời lập quốc, và cũng đáp ứng với nhu cầu và nguyện vọng của toàn nhân loại. Đây là một công cuộc lớn lao trong tiến tŕnh Toàn Cầu Hóa về mặt kinh tế lẫn chính trị. Cũng chính v́ vậy mà các nước thực sự có nền Dân Chủ vững chắc sẽ trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ, để dẫn đầu sự phát triển kinh tế ở các khu vực. Trong cuộc thi đua dẫn đầu kinh tế Châu Á giữa Trung Cộng, Nhật Bản và Ấn Độ hiện nay, nhất định Hoa Kỳ sẽ trở thành đồâng minh chiến lược của Nhật Bản và Ấn Độ chứ không thể là Trung Cộng vẫn đang cố duy tŕ chế độ Độc Tài Toàn Trị. Nếu việc cải tổ tài chánh của Thủ Tướng Koizumi chuyến này thành công, và sửa đổi Hiến Pháp cho Nhật được tổ chức Quân Lực, th́ Nhật sẽ có vai tṛ lớn tại Á Châu Thái B́nh Dương, để cùng Mỹ đóng góp nhiều mặt, nhằm giúp các nước trong vùng phát triển kinh tế và Dân Chủ Hóa chế độ. Cụ thể là ở Việt Nam. Cho dù Trung Cộng đang hợp tác với Nga để làm oai, nhưng cũng không thể bẻ gẩy nổi Chiến Lược Dân Chủ Hóa Toàn Cầu của Mỹ. 

Little Saigon 6-9-2005

 

Trở lại trang chánh