HÁT XẨM

Tưởng Năng Tiến

Lấy cớ rằm tháng Tám - Tết Trung Thu - tôi hú cả đống bạn bè tụ lại, uống sương sương vài chai, cho nó đỡ buồn chút đỉnh. Sau khi cạn vài ly đầy, rồi đầy vài ly cạn, dù tất cả đă bước vào tuổi năm muơi, chúng tôi đều “ngỡ như c̣n thơ.”

Cả đám đồng ca bài “Thằng Cuội,” bản nhạc mà có lẽ đứa bé nào sinh trưởng ở miền Nam - vào thập niên 1950 - cũng thuộc. Bài đồng dao này được nhạc sĩ Lê Thương viết bằng những lời lẽ rất tân kỳ, dù nền tân nhạc Việt Nam - vào thời điểm đó - c̣n ở giai đoạn phôi thai.

Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ…

Nguồn: ttvnol.com

“Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ …”

"Lặng nghe trăng gió hỏi nhau
Chị kia quê quán ở đâu
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta…”
"Các con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ…”

Hát Bộ, hát Chèo, hát Cô Đầu, hát Cải Lương, hát Hồ Quảng… để kiếm sống ra sao th́ tôi không biết. Chớ c̣n hát xẩm th́ dù có được (cho) tiền, vẫn nghèo xơ xác.

Thuở bé, thỉnh thoảng, tôi cũng nh́n thấy những người hát xẩm. Họ thường ngồi ở cầu thang chợ Đà Lạt, vào lúc chợ đông, gẩy những tiếng đàn buồn bă, và hát những bài ca u uất, giữa sự hờ hững của “ông đi qua bà đi lại.”

Đó là chuyện hát xẩm ở miền Nam, trong trí nhớ non nớt của tôi, khi đất nước đă hoàn toàn chia cắt. Ở miền Bắc, sinh hoạt của một số những người hát xẩm - có lúc - hoàn toàn khác hẳn:

“…khi hoà b́nh mới lập lại 1954, ông (nhà văn Thanh Tịnh) được giao phụ trách một đoàn xẩm, gồm 23 anh chị em, phần lớn là mắt kém, đi về hướng Bùi Chu – Phát Diệm, lấy lời ca tiếng hát dân gian để động viên đồng bào đừng nghe theo những lời dụ dỗ di cư của kẻ địch mà hăy ở lại với quê hương. Không biết ai đă có sáng kiến đặt Thanh Tịnh vào việc ấy? Song quả thực, đấy là một trong những lần, tài năng của Thanh Tịnh được sử dụng một cách đắc địa (Vương Trí Nhàn, Cây Bút Đời Người — Saigon: Phuong Nam Corp, 2002 — 174).

Tác giả đoạn văn vừa dẫn (tiếc thay) không viết thêm một chữ nào về chuyện “quả thực” này, để người đọc có dịp biết thêm, xem “tài năng” của Thanh Tịnh đă được “sử dụng một cách đắc địa” ra sao - trong việc “động viên đồng bào đừng nghe theo những lời dụ dỗ của kẻ địch di cư” vào Nam. Nhưng vẫn cứ theo như lời của Vương Trí Nhàn th́ cuộc sống của những kẻ ở lại – như Thanh Tịnh – cũng (vô cùng) buồn bă:

“Ở vào cái tuổi chưa đầy sáu muơi mà Thanh Tịnh những năm đó trông đă già lắm, già hơn tuổi rất nhiều… muốn biết Thanh Tịnh đơn độc thế nào phải nh́n những lúc ông đi bộ. Trên đường Phan Đ́nh Phùng, duới những hàng sấu, cũng già cả mệt mỏi, ông bước đi như không thể dừng lại nên phải bước, khuôn mặt đăm chiêu, dáng điệu đờ đẫn (sđd , 181).

Cỡ như Thanh Tịnh (một nhà văn tăm tiếng, biên tập viên của tạp chí Văn Nghệ, sĩ quan cao cấp của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng) mà c̣n “đăm chiêu” và “đờ đẫn” như thế th́ toàn dân đă sống (dở, chết dở) ra sao - bên kia vĩ tuyến - là chuyện mà ai cũng có thể thấy được, trừ những người đui.

C̣n hàng triệu người bỏ đi th́ hậu vận cũng không sang sủa ǵ hơn. Họ bị bắt lại, trọn đám, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng! Từ đây, “Nam / Bắc hoà lời ca.” Một bản trường ca hơi khó hát nên rất nhiều triệu người đă liều mạng đâm xầm ra biển, hay ù té bỏ chạy thục mạng qua biên giới xứ người.

Họ là những kẻ thuộc thành phần “bất hảo, cặn bă của xă hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, chạy theo bơ thừa sữa cặn… ” - theo như nguyên văn lời giải thích của Chính Quyền Cách Mạng, với dư luận thế giới bên ngoài, và với lũ cột đèn (c̣n) ở lại.

Không hiểu những người ra đi như thế đă hành nghề ma cô, đĩ điếm và tổ chức trộm cướp ra sao - nơi đất lạ quê người - nhưng số lượng bơ thừa sữa cặn mà họ gửi về cố hương đă cứu sống toàn dân, cũng như toàn Đảng, khi cả nước lâm vào hoàn cảnh khó khăn và đói kém.

Từ đó, Nhà Nước đổi mới tư duy, và (cùng lúc) bắt đầu… đổi giọng. Theo như ngôn ngữ đương đại th́ những kẻ phản bội tổ quốc đều đă trở thành “khúc ruột xa ngàn dặm”, và là “một thành phần không thể thiếu trong đại gia đ́nh dân tộc.” Nghị Quyết số 36-NQ/TƯ, về “Công Tác Đối Với Người VN Ở Nuớc Ngoài”, đă ra đời (hơi muộn) vào ngày 26 tháng 3 năm 2004 - dựa trên cơ sở đó.

Đây là công tác quan trọng, được đảm trách bởi Bộ Ngoại Giao, do một vị Thứ Trưởng đứng đầu. Ngoài những ban ngành phụ thuộc, mỗi thành phố lớn đều có (thêm) một vị Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài- chuyên trách về khu vực của ḿnh.

Nếu bỏ những chức danh như Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài… qua một bên – cho nó đỡ rườm rà – và nói trắng phớ ra th́ đây chỉ là một đoàn hát xẩm tân thời, chấm hết. Vấn đề chỉ khác ở chỗ là bây giờ (ta) không động viên đồng bào ở lại với Đảng và Nhà Nước nữa (v́ chúng đă đi hết rồi) mà chỉ kêu gọi họ đừng đi luôn, tiếc lắm, thế thôi!

Sau đây là báo cáo của Viện sĩ Nguyễn Chơn Trung, Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài Tại Thành Phố H.C.M:

Nguyễn Chơn Trung - Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài tại TP.HCM - Nguồn: nguoivienxu. vietnamnet. vn

“Năm 2004 cả nước có khoảng 3,3 tỷ USD kiều hối, riêng TP.HCM đạt 1,8 USD... đó chỉ mới thống kê theo đường “chính ngạch” qua ngân hàng, chưa kể kiều hối về nước bằng những con đường khác nữa. Tiềm năng của Việt kiều rất lớn. Nếu tính xuất khẩu dầu lửa, xuất khẩu gạo của Việt Nam, cả năm phải dùng nguồn lực của toàn dân mới đạt gần 2 tỷ dolar. Trong khi đó, với số lượng kiều hối đổ về quê hương, chúng ta có được 3,3 tỷ dollar. Tiềm lực này nếu bị bỏ quên là điều đáng tiếc”

Không biết cái viện (thổ tả) nào đă sản xuất ra cái loại viện sĩ, như Nguyễn Chơn Trung. Ông ấy thường hay nói chữ, và nói (rất) ngu. Mấy tỉ Mỹ Kim tiền tươi (đổ về ồ ạt hàng năm) mà thằng chả kêu bằng “tiềm năng” và “tiềm lực,” Giời Đất ạ!

Thứ Trưởng Nguyễn Phú B́nh, Chủ Nhiệm Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài – có vẻ - đỡ dốt hơn thuộc cấp, khi bàn về “tiềm năng và tiềm lực”của cộng đồng nguời Việt tị nạn:

“Trong số gần 3 triệu người Việt Nam sinh sống định cư ở nước ngoài, uớc tính có khoảng 300.000 người được đào tạo ở tŕnh độ đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức cập nhật về văn hóa, khoa học và công nghệ, về quản lư kinh tế. Trong đó có nhiều người đạt được vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước và các tổ chức quốc tế... Từ trước đến nay, đội ngũ trí thức kiều bào vẫn được các cơ quan chức năng trong nước đánh giá là thế mạnh của cộng đồng, là một nguồn lực có thể góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”

Ông Nguyễn Phú B́nh vốn bị mang tiếng là chỉ biết ăn, chứ không biết nói. Đoạn văn vừa dẫn có thể dùng để biện minh rằng (lâu nay) ông ấy chỉ bị tiếng oan. Nói t́nh ngay, cả ăn lẫn nói ông B́nh đều khá. Chỉ có làm việc là… như cứt!

Không hiểu sau 1954, những đoàn hát xẩm ở miền Bắc đă lôi kéo được bao nhiêu người ở lại với Đảng và Nhà Nước? Chớ c̣n bây giờ th́ con số Việt Kiều mà Thứ Trưởng Nguyễn Phú B́nh “chiêu hồi” được – rơ ràng – hơi bị ít.

Năm 2004, có 19 Việt Kiều (1) được mời tham dự “Đêm Vinh Danh Của Những Người Con Nước Việt Xa Xứ ” - tổ chức vào ngày 18 tháng 2 năm 2005 - ở Hà Nội. “Tại sao ban tổ chức lại quyết định lựa chọn con số lẻ 19 người được nhận danh hiệu mà không phải là một con số nào khác?"

Đây là câu hỏi đă được phóng viên Tạp Chí Người Viễn Xứ nêu ra, và ông Lê Truyền - Phó Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam - trả lời (rất thành thật) như sau:

“Đó chỉ là một con số ngẫu nhiên v́ khả năng phát hiện, thông tin của chúng ta mới chỉ được đến thế. Có thể nói rằng công lao đóng góp của bà con Việt kiều ta trên khắp thế giới đối với quê hương đất nước là rất phong phú đa dạng, dưới nhiều h́nh thức. Việc vinh danh họ sẽ vẫn c̣n tiếp tục được thực hiện trong các lần khác. Tất nhiên, có cả những người chưa muốn xuất hiện trong đợt vinh danh này” .

Qua đợt sau, Đêm Vinh Danh Nước Việt 2005 – cũng tổ chức tại Hà Nội, vào ngày 5 tháng 2 năm 2006 - con số “những người chưa muốn xuất hiện” lại tăng thêm chút đỉnh, làm giảm số người “muốn xuất hiện” xuống chỉ c̣n 15 mạng (2).

Sự sút giảm này, được nhà báo Trần Khải bàn (ra) như sau:“Trở ngại lớn nhất chính là tự thân chính phủ. Người dân, trong và ngoài nứơc, đa số vẫn không có cảm giác đang được mời xây dựng đất nứơc, mà chỉ có cảm giác đó là lời mời gọi xây dựng chế độ độc đảng ṭan trị. Nơi đây, dân không có quyền chọn lựa chế độ, không có quyền chọn lựa chính phủ, không có quyền chọn lựa dân cử. Không tự do báo chí, không tự do tôn giáo, không tự do đi lại hay các quyền căn bản khác. Với người đă từng sống ở Mỹ-Âu mà về là thấy dị ứng rồi”.

Ông nhà báo (tị nạn) này ở tận California, và cái tâm hơi (bị) lớn nên cách nh́n vấn đề có vẻ quá… vĩ mô. Ở b́nh diện vi mô, những trở ngại (xem ra)… nhỏ nhặt và giản dị hơn nhiều. Câu chuyện sau đây, đă được nêu lên ở tạp chí Nguời Viễn Xứ (vào ngày 22 tháng 9 năm 2006) sẽ minh chứng điều này:

GS Đặng Lương Mô và vợ, bà Trần Thị Ánh Xuân trong căn nhà A1A2, Khu Quy hoạch nhà ở Quang Trung, phường 11, quận G̣ Vấp - Nguồn: nguoivienxu. vietnamnet. vn

“Trường hợp cụ thể mà chúng tôi muốn đề cập là căn nhà của GS.TS Đặng Lương Mô, Việt kiều Nhật, hồi hương từ năm 2002. Do những công hiến của ông cho đất nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và báo điện tử Vietnamnet đă b́nh chọn ông là một trong những gương mặt Việt kiều tiêu biểu được trao giải thưởng Vinh danh nước Việt năm 2005…

“Để "lạc nghiệp", ông và vợ, bà Ánh Xuân, quyết định phải "an cư", nghĩa là t́m mua cho ḿnh một mảnh đất, tự tay xây cất căn nhà theo ư muốn. Với số tiền không nhiều, được tích lũy sau 40 năm làm khoa học ở xứ người, ông bà quyết định mua đất của một công ty nhà nước để tránh những rủi ro đáng tiếc…"

Vậy mà chuyện “rủi ro” và “đáng tiếc” vẫn (cứ) xẩy ra! Sau đây là đoạn cuối của bức tâm thư mà giáo sư Đặng Lương Mô gửi đến “các cơ quan chức năng” của Thành Phố Hồ Chí Minh:

"Tôi xa quê hương đă lâu. Ở nơi đất khách quê người, ḷng tôi lúc nào cũng hướng về quê hương. Khi được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho trí thức Việt kiều về quê hương sinh sống để đóng góp, tôi rất lấy làm vui mừng và phấn khởi. Khi làm thủ tục hồi hương, tôi cũng gặp không ít khó khăn rắc rối, nhưng rồi mọi việc đều qua đi. Nhưng bây giờ vào lúc cuối cuộc đời, sau bao nhiêu năm cặm cụi lao động dành dụm để xây được một căn nhà th́ giấy tờ lại không có, lúc nào cũng thấp thỏm lo âu, nhất là tâm trạng bực bội v́ bị công ty Vật liệu và Xây dựng lừa gạt”.

Giáo sư Đặng Lương Mô, có lẽ, v́ quá tiếc tiền nên hoá… quẩn! Ở thành phố Hồ Chí Minh (quang vinh) có biết bao nhiêu ngàn “cơ quan chức năng” mà đếm. Tâm thư của ông biết gửi về đâu, ai là người sẽ nhận, và phải đọc? Lẽ ra, ông chỉ nên gửi một bức duy nhất đến viện sĩ Nguyễn Chơn Trung (Chủ Nhiệm Ủy Ban Người Việt Ở Nước Ngoài Tại Thành Phố H.C.M) là đủ.

Và loại thư này của đám Việt Kiều th́ ông viện sĩ vẫn nhận được đều đều, và cũng đă lên tiếng giải thích nhiều lần – trước đó. Theo ông Nguyễn Chơn Trung th́ vấn đề (chả qua) là v́ “trên thông nhưng dưới chưa thoáng,” thế thôi!

Thế thôi, kể như, là huề vốn. Nghe thiệt đă đời. Nhưng (lại) nói năng bóng bẩy và ẩn dụ như thế th́ e những Việt Kiều, như giáo sư Đặng Lương Mô, không hiểu thấu. Phải nói rơ hơn rằng đây là t́nh trạng “trên bảo dưới không nghe.” Nghĩa là sự bất lực của một cơ chế đă hoàn toàn rệu ră v́ tham nhũng và thối nát. Thượng bất chính, hạ tất loạn. Trên ăn th́ không thể bắt dưới nhịn được. Bây giờ toàn Đảng cứ “nghe cái chủm là táp”, chợ chiều mà.

Số tiền dành dụm cả một đời người - của gia đ́nh ông Đặng Lương Mô - phen này chắc mất, mất chắc!

Nghe (lời) hát xẩm, vào lúc chợ chiều, rơ ràng là dại.

Tôi không đồng t́nh với việc làm v́ tham danh và hám lợi của ông Đặng Lương Mô, và những ông tiến sĩ cùng loại; tuy nhiên, tôi vẫn lên tiếng phản đối đến cùng chuyện tài sản của quư vị bị những đảng viên cộng sản VN cuỡng đoạt. Tôi cho hạn ông Nguyễn Phú B́nh, ông Nguyễn Chơn Trung 4 tháng - kể từ hôm nay, ngày 1 tháng 10 năm 2006 - để giải quyết dứt điểm chuyện lừa gạt này. Nếu không xong, quư vị sẽ có dịp đọc một bài viết khác – có tựa là “Già Đô, Tiến Sĩ Đặng Lương Mô Và Chuyện Kể Năm 2007 – cũng trên diễn đàn này, với một văn phong (hoàn toàn) không lấy ǵ làm nhă nhặn.

(Bà) sẽ chửi cho tắt bếp, để chúng mày chừa cái thói đạo tặc đi!

Copyright by DCVOnline 2006


Ghi chú:

(1) Ông Vũ Giản, Thụy Sĩ; tiến sĩ Ông Nguyễn Đăng, Vương quốc Bỉ; tiến sĩ Lương Văn Hy, Canada; tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Việt Nam; viện sĩ Trần Văn Khê, Paris; tiến sĩ Đặng Lương Mô, Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Việt Nam; tiến sĩ Ngô Thanh Nhàn, Hoa Kỳ; ông Lê Phi Phi, Việt Nam; tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong, Hoa Kỳ; tiến sĩ Nguyễn Công Phú, Pháp; tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu, Pháp; nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, Canada; ông Bùi Kiến Thành, Hoa Kỳ; tiến sĩ Trần Văn Thọ, Nhật; tiến sĩ Trịnh Xuân Thuận, Hoa Kỳ; tiến sĩ Vơ Văn Tới, Hoa Kỳ; kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị, Pháp; tiến sĩ Trần Thanh Vân, Pháp

(2) TS. Nguyễn Quốc B́nh (VK Canada); TS. Nguyễn Trọng B́nh (VK Mỹ); PGS, TS. Nguyễn Lương Dũng (VK Đức); TS. Nguyễn Trí Dũng (VK Nhật); Họa sĩ Lê Bá Đảng (VK Pháp); GS,TS. Nguyễn Quư Đạo (VK Pháp); Nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo (VK Pháp); Bác sĩ Bùi Minh Đức (VK Mỹ); TS. Lê Phước Hùng (VK Mỹ); ThS. Phạm Đức Trung Kiên (VK Mỹ); GS,TS. Đoàn Kim Sơn (VK Pháp); GS Toán học Lê Tự Quốc Thắng (VK Mỹ); Ông Phan Thành - Chủ tịch HĐQT HHNVNONN TPHCM (VK Canada); GS,TS Nguyễn Văn Tuấn (VK Úc) và GS,TS Nguyễn Lân Tuất, VK Nga

 

 

Trở lại trang chánh