Đường vào Lịch sử

Diệu-Trân

Tôi ngồi lặng v́ xúc động sau khi đọc bài “Đời khó b́nh yên”, nhà báo Trần Khải viết về Thupten Ngodup, người sinh viên trẻ Tây Tạng đă tẩm xăng, phựt lửa trên thân ḿnh, chạy ra giữa phố chính ở New Delhi khi cảnh sát đang giải tán đoàn người Tây Tang tuyệt thực đ̣i độc lập, để sửa soạn đón một lănh tụ Trung Quốc.

Cây đuốc sống xuất hiện bất ngờ, dùng tàn lực hô lớn “Độc lập cho Tây Tạng” rồi chạy xuyên vào những đám đông khiến cảnh sát khó ngăn chặn nổi anh. Với lửa phừng phừng trên da thịt, anh cứ lảo đảo chạy và hô “Độc lập cho Tây Tạng” ..... cho đến khi kiệt sức, ngă quỵ với hai tay chắp trước ngực.

Ngay cả động tác cuối cùng anh cũng dành để cầu nguyện cho quê hương.

Bài viết c̣n dẫn chứng những h́nh ảnh kiêu hùng khác của tuổi trẻ Tây Tạng khi họ nhận biết sự đ̣i lại lănh thổ Tây Tạng ngày càng tuyệt vọng. Tới nay, hầu như chỉ c̣n là vấn đề thời gian, qua sự kiên nhẫn đáng ngại của Trung Quốc, chờ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma viên tịch th́ lănh thổ Tây  Tạng sẽ có thể trở thành nơi du lịch thuộc chủ quyền Trung Quốc, nếu không có một biến cố bất ngờ nào xẩy ra.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đă phải lưu vong từ 1959. Suốt gần nửa thế kỷ ngài kiên tŕ tranh đấu bất bạo động bằng tinh thần Từ Bi của Đạo Phật, nay, dù gối mỏi, tay run, tấm ḷng ngài vẫn như băng tuyết.

Nhưng c̣n quê hương ngài, đồng bào ngài th́ sao?

Tuổi trẻ Tây Tạng chưa đủ kiên nhẫn để thầm lặng cầu nguyện và đợi chờ. Trong t́nh thế mang nhiều tuyệt vọng, họ đang dũng cảm đứng lên, đứng lên bằng tay không mà vũ khí là trái tim mang tiếng nói bất khuất, là thân mạng tự thắp thành đuốc sáng. Những hành động can đảm phi thường này, tất nhiên không thể là sự ngẫu hứng mà là sự đau đớn nung nấu đêm ngày tới mức tột cùng chịu đựng, họ chỉ c̣n tấm thân thay lời nói để hiến dâng Tổ Quốc!

Khi phựt lửa trên thân ḿnh, tuổi trẻ Tây Tạng chỉ muốn giải tỏa nỗi bi thiết cùng cực của đời du mục và giăi bầy tấm ḷng tha thiết với quê hương cùng sự phẫn nộ trước sự lặng thinh bất nhẫn của thế giới đối với chính sách dă man mà Trung Quốc đă áp đặt lên Tây Tạng!

Chỉ thế thôi, đủ để tuổi trẻ Tây Tạng- thuộc mọi thành phần- đang dũng cảm đi vào cơi chết, t́m sinh lộ cho quê hương, dân tộc. Họ không hề nghĩ rằng họ đang hiên ngang đi vào lịch sử.

Tuổi trẻ Tây Tạng đang đi vào lịch sử đời đời.

Bạo quyền cưỡng chế đang lún xuống bùn đen kiếp kiếp.

Lịch sử nhân loại đă chứng minh như thế.

Mai này, dù Tây Tạng chẳng c̣n tên trên bản đồ thế giới nhưng những trang sử với h́nh ảnh chất ngất hào khí của thế hệ Thupten Ngodup tự thắp thân thành đuốc sáng; của nhà văn trẻ Tenzin Tsundue leo lên thang gỗ tầng thứ 14 gắn vào khách sạn 5 sao để dàn chào thủ tướng Trung Cộng Chu Dung Cơ bằng biểu ngữ dài 20 feet với hàng chữ “Giải phóng Tây Tạng; Trung Quốc hăy cút đi!”; của hàng ngàn sinh viên Tây Tạng đang rời Đại Học để tranh đấu cho nền Độc Lập của dân tộc sẽ bất tử trên sử sách thế giới.

Người ta có thể tàn phá thành quách đền đài nhưng không ai xóa được những dữ kiện lịch sử!

Để dễ nhớ, chúng ta nhắc một chuyện lịch sử gần đây thôi: Cuộc đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn tháng 6 năm 1989 với hơn 10 ngàn người chết, đă để lại một h́nh ảnh bất diệt trong trang sử Trung Quốc và thế giới mà không một sức mạnh nào bôi xóa được. Đó là h́nh ảnh chàng sinh viên mảnh khảnh, mặc áo sơ mi trắng, đơn độc đứng cản đoàn xe tăng hung hăn, tua tủa những họng súng đen ng̣m sẵn sàng nhả đạn. Bánh sắt lăn bên phải, chàng bước qua phải, bánh sắt lăn bên trái, chàng bước qua trái. Nếu t́nh huống không là cảnh chính quyền đang dùng vũ lực đàn áp dân chúng th́ h́nh ảnh độc đáo được thu vào ống kính khắp thế giới này không khác chi tṛ chơi “Rồng rắn lên mây” mà đám nít nhỏ thường chơi, một đứa làm rắn trườn lên, những đứa khác né tránh.

Chàng thanh niên ấy, trước ống kính phóng viên thế giới, rơ ràng là rất b́nh thản. Tại sao anh ta không nhận thức được sự nhỏ bé, yếu đuối của thân xác ḿnh trước sức mạnh kinh khủng của vũ khí ồ ạt trước mắt? Trong h́nh, anh ta đeo kính trắng chứ không đui mù. Anh phải thấy, và thấy rơ; nhưng thấy mà không sợ. Cái ǵ khiến anh không sợ, nếu không phải là sức mạnh tâm linh, biết và tin ở lẽ phải.

Tất nhiên, sau đó, chỉ có trời biết chàng thanh niên can trường ấy sống chết ra sao, nhưng điều chắc chắn là chàng đă đi vào lịch sử bằng h́nh ảnh dũng cảm phi thường này, thể hiện tinh thần vô úy, dấn thân tranh đấu bất bạo động của Đạo Phật; trong khi tượng những kẻ nắm quyền sinh sát hàng triệu sinh linh đă bị giật sập ở Đông Đức, Nga Sô, Hung Gia Lợi......

Lịch sử luôn tái diễn không ngừng nhưng kinh nghiệm của người này lại vẫn thường là rẻ rách của người kia! Cộng Sản Việt Nam là ǵ, so với sức mạnh của Đông Đức, Nga Sô, Hung Gia Lợi ..... khi xưa? Nhưng CSVN vẫn đang đắp tượng cho những tội đồ dân tộc, vẫn đang xiết gọng kềm trên cổ dân chúng, vẫn nghiến bánh sắt phá sập đền thờ, chùa miếu .......

Đường vào lịch sử luôn mở rộng thênh thang.

Nhưng vực thẳm bùn đen cũng trải dài không kém!
 

Diệu Trân
(Như-Thị-Am, Mùa pháp nạn)

Trở lại trang chánh