BỘ MẶT THAM-ÁC CỦA TÀU ÐỎ ÐÃ LỘ DIỆN QUA TRẬN ÐỘNG ÐẤT KINH KHIẾP TẠI TỨ XUYÊN NGÀY 12-5-2008

MƯỜNG GIANG

(bài được lưu trữ trong thuvientoancau.com và huongvebinhthuan.org)

Từ hàng tỷ năm trước khi trái đất thành hình, thì các thảm họa thiên nhiên cũng đã bắt đầu hành hạ con người vào năm 97 và 98 sau Tây lịch, với hai vụ nổ làm ảnh hưởng tới sự sống trên quả địa cầu. Mới đây qua sự thay đổi khí hậu, do El Nino và La Nina gây ra một trận cháy rừng kinh khiếp, đã lan rộng trên 8000 dặm vuông tại ba đảo lớn Sumatra, Java và Borneo của Nam Dương, kéo dài trên mấy tháng mới được chữa tắt. Hậu quả gây nhiều thiệt hai về mọi mặt kể cả sinh mạng của con người.

Tóm lại, sức mạnh của thiên nhiên được coi là vô địch, bởi vậy không ai dám làm cho Trời Ðất nổi giận, để phải hứng chịu những thảm họa. Vì thế luôn luôn trong các trang lịch sử, văn học kể cả huyền thoại.. nhân loại không bao giờ quên được những giây phút chấn động của thiên nhiên qua cơn Ðại hồng thủy, núi lửa Vésuve, động đất ở Krakatau.. Có điều lạ lùng là con người càng tiến bộ cao thì thảm họa thiên nhiên lại tiếp tục xãy ra, ngày càng khốc liệt hơn trước, cho dù khoa học luôn rêu rao là đã phát minh được không biết bao nhiêu thứ kỹ thuật để kiểm soát cũng như kềm chế các tai họa do trời đất gây ra.

Thật vậy, tại Trung Hoa vào năm 1954 đã xảy ra một trận lụt lớn làm thiệt hại nhiều nhân mạng và tài sản, nên ai cũng gọi đó là trận lụt của thế kỷ. Nhưng một trận lụt khác lại đến vào năm 1998 khi nước sông Dương Tử dâng cao làm vở nhiều đê điền, khiến cho hằng vạn ngườ sống dọc theo hai bờ sông bị thiệt mạng, gây tổn hại kinh tế trên 25 tỷ đô la Mỹ. Tại Hiệp Chủng Quốc suốt 10 năm qua theo thống kê ghi nhận, thì tổn thất do tai họa thiên nhiên gây ra, càng lúc càng tăng gấp nhiều lần hơn trước, qua trận bão Andrew ở Florida, động đất tại Northridge ( Califotnia), cơn gió xoáy tại Galveston (Texas) và đợt nắng nóng quét qua nhiều tiểu bang Mỹ vào năm 1988 đã giết chết trên 10.000 người.

Cho nên ‘Ví dầu Trời hại mới hư, nào ai có hại cũng như phấn dồi‘ tục ngữ dân gian của VN tự ngàn xưa đã nhận xét một cách trung thực về sức mạnh của ‘Trời Ðất’ là vậy đó. Vì con người quá nhỏ bé trong cõi tạm này, nên đâu có ai dám vổ ngực tự xưng mình là siêu nhân cái thế, không sợ quả báo hay tai ương thình lình từ trên trời rớt xuống ? Ðó cũng là lý do tạo nên mối tương thân tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia, để mỗi lần xãy ra các thảm họa, thì lập tức thực lòng giúp đỡ các nạn nhân mà không hề phân chia chủng tộc, chính trị hay tín ngưỡng, ngoại trừ các tin tức xấu trên được dấu kín như trong quá khứ Trung Cộng từng làm nhiều lần với mục đích phô trương ‘ phép lạ Tàu Ðỏ ‘ , bách chiến bách thắng nên đã chế ngự được cả thần thánh đất trời, thì Trung Hoa làm gì có thiên tai thảm họa ?

Một nhà khoa học Mỹ cũng từng nói ‘chỉ cần trái đất hắt hơi một chút cũng đủ làm nhân loại lao đao điêu đứng‘. Giống như cuộc đời hai mặt, cuộc thế cũng vậy vì chính những yếu tố trong thiên nhiên như nước, lửa, không khí, gió và đất đã tạo nên sự sống của con người, thì cũng chính những yếu tố trên lại là những nguyên nhân dem lại chết chóc và tai họa cho nhân loại. Theo Trung Tâm Dự Báo Các Thảm Họa Thiên Nhiên thuộc Viện Ðại Học Colorado (Hoa Kỳ) đã phân biệt 20 tai họa do trời đất gây ra từ tuyết lở đến sương mù trên biển nhưng tựu trung ‘Ðộng Ðất‘ vẫn đứng đầu sổ với số thương vong kỷ lục so với các tai họa khác kể cả sóng thần. bảo lụt.

Trong bảng xếp hạng của The Largest Earthquakes In The World, ghi nhận chỉ riêng trong thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, khắp thế giới đã xảy ra 10 trận động đất kinh khiếp với sự chấn đông trên 8 độ Richter, trong số này không có tên Trung Hoa. Nhưng ngược lại trong bảng thống kê 10 trận động đất 7 độ Richter, thì nước Tàu bị 4 lần với số người chết, bị thương và mất tích đạt kỷ lục:

- Cam Túc ngày 16-12-1920 với 7,8 độ R, giết chết 200.000 người.

- Thượng Hải (Giang Tô) ngày 22-5-1927 với 7,9 độ R giết 200.000 người

- Cam Túc ngày 30-5-1935 với 7,6 độ R giết 70.000 người.

- Ðường Sơn (Hà Bắc) ngày 27-7-1976 với 7,5 độ R giết 200.000 ngưòi

và mới đây vào ngày 12-5-2008, một trận động đất kinh khiếp khác với cường độ 7,8 đã xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, làm chết, mất tích và bị thương hàng trăm ngàn người mà tới nay thống kê vẫn chưa chính xác vì công tác cứu người vẫn còn tiếp tục, qua sự trợ giúp của nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Nhưng không phải chỉ có trận động đất tại Tứ Xuyên vừa qua mới làm dân chúng Trung Hoa diêu đứng khổ sở vì chết chóc và tang tóc, mà gần như suốt năm qua đã phải hứng chịu nhiều tai ương thảm khốc khác, từ ngày đảng Cộng Sản Tàu để lộ nanh vuốt gian tham tàn ác và bất nhân qua hàng triệu vụ làm hàng giả mạo, trộn hóa chất, dộc dược vào hầu như tất cả các loại sản phẩm xuất cảng từ máy móc, thực phẩm, dược liệu cho tới răng giả, đồ chơi trẻ con.. với mục đích kiếm lời bất lương và sát hại nhân loại. Sau đó Tàu đỏ dùng tiền bạc kiếm được để bành trướng bộ máy chiến tranh với tham vọng làm bá chủ thế giới, hủy diệt các nền văn minh nhân loại mà nạn nhân trước mắt đang hứng chịu sự xâm lăng diệt chũng, đó là các dân tộc Mản, Mông, Hồi, Tạng, Lào và VN.

Trước ngày xãy ra cuộc động đất Tứ Xuyên 12-5-2008, trong tháng 4-2008 Tàu đỏ đã tung ra đội quân thứ 5 trong hàng ngủ Hoa kiều hải ngoại khắp thế giới, mục đích thị uy, biểu dương sức mạnh và bảo vệ lộ trình ‘rước ngọn đuốc máu‘ của cái gọi là Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 8 sắp tới. Vì hầu như tất cả thế giới đều ra mặt chống đối Tàu đỏ, đặc biệt là Ðài Loan công khai không cho đuốc máu ngang qua nước mình theo sự sắp xếp ‘chính trị‘ của Bắc Kinh, nên Tàu Ðỏ lại dùng ngón đòn hù dọa bằng cách quảng cáo các vũ khí chiến lược khắp Hoa Nam, chỉa thẳng vào Ðài Bắc, VN và Biển Ðông. Trong nổi ô nhục này, tệ nhất vẫn là hai thằng đầy tớ trung thành với chủ, đưa mặt ra hứng đạn cho Tàu đỏ, đó là Ngụy quyền Việt Gian Hà Nội và Bắc Hàn.

Trước sự lộng hành hống hánh và tàn ác quá mức của kẻ sát nhân, chắc đã làm cho Trời Phật ngứa mắt và động tâm qua cảnh tượng Tàu đỏ bắn giết dã man nhân dân Tây Tạng, Tân Cương cũng như công khai cướp đất đai của VN và tàn sát ngư dân vô tội hàng ngày trên biển Ðông. Bởi vậy nhiều người bảo rằng Tàu Ðỏ đã bắt đầu nhận quả báo về những hành động tham tàn gian ác của mình trước nhân loại. Chỉ tội nghiệp cho người Trung Hoa vô tội, phải chuốc lấy tai ương thảm khốc đã xảy ra trên đất nước mình. Mà không tin sao được, khi điềm trời bất lợi luôn chiếu thẳng xuống nước Tàu, cho dù ai muốn diễn dịch thế nào chăng nữa thì niềm tin của thế giới ngày nay đối với kẻ tàn bạo nhất của thế kỷ, cũng thế thôi.

Không dưng mà đầu năm sắp Tết Nguyên Ðán Mậu Tý 2008, ngày 25-1 một trận bảo tuyết khổng lồ kéo dài cả tháng, làm gần 6 triệu người Hoa khắp nơi trên đường về quê đón mừng xuân mới, đã bị kẹt tại các nhà ga xe lửa, bến xe đò... trong cảnh trời băng giá lạnh. Cùng lúc đó tại các tỉnh miền Hoa Trung và Hoa Nam, nhiều nhà máy phát điện phải ngưng hoạt động vì không còn than đá để chuyển vận, khiến cho người dân phải sống trong cảnh tăm tối và rét lạnh. Tiếp theo là trận động đất tại Vân Xuyên (Tứ Xuyên) ba tháng trước khi xảy ra trận động đất ngày 12-5-2008 cũng tại tỉnh này. Ngày 14-3-2008 một đoàn tàu hỏa bị trật đường rầy làm cho hằng ngàn người thiệt mạng. Rồi vào sáng sớm thứ Ba 20-5-2008 một trận động đất mạnh khác lại hăm he đánh vào thành phố Chendu một lần nữa, tuy chỉ là thông báo trên TV nhưng đã làm cho người Hoa thêm một phen khiếp đãm, hồn kinh vì không biết sao đất nước của mình lại liên tiếp chịu quá nhiều thảm họa. Cuối cùng cũng trong tháng 5-2008, một trận bảo cát từ ngoài Trường Thành thổi vào Bắc Kinh, tạo thêm sự hổn mang trong đầu óc nhạy cảm và đầy dị đoan mê tín. Ðó là Trời đã bắt đầu trừng phạt nước Tàu.

Nhưng đó cũng là lời đồn đãi. Sự thật trước mắt mà Ðảng Cộng Sản Tàu phải trực diện để giải quyết , đó là niềm tin với dân chúng đã bị lung lay và trên hết là hậu quả sau trận động đất 12-5-2008: Sự rạn nứt của đập Tam Hiệp trên đầu nguồn sông Dương Tử và sự kiện rĩ các lò nguyên tử tại hai tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, sau trận đ65ng đất vừa qua, cho dù Tân Hoa Xa của đảng đã trấn an dân chúng qua lời tuyên bố ‘rất an toàn’. Vở đập gây lụt lội, lò nguyên tử bị rĩ khiến chất phóng xạ bị thoát ra ngoài, thấm vào đồng ruộng vườn tược, không khí hít thở. làm cho tuyệt đại đa số người dân Trung Hoa hiền lành thủ phận, lại nhận thêm tai ương. Quả thật giặc Tàu Ðỏ là đại họa của dân tộc Trung Hoa và nhân loại trong thế kỷ này.

1- TỨ XUYÊN, TRUNG TÂM CỦA NHỮNG CƠN ÐỊA CHẤN:

Tứ Xuyên (Sichuan) là một tỉnh rộng lớn của nước Tàu, nhất là sau năm 1949 được sáp nhập thêm phần đất rộng của Tây Tạng. Tỉnh này bắc giáp Thiểm Tây, Cam Túc. Phía tây kế Thanh Hải, Tây Tạng, Phía nam giáp Vân Nam, Quy' Châu và phía đông kế hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc. Theo thống kê của World Atlas năm 2006 cho biết tỉnh Tứ Xuyên có dân số 99.713.310 người, là nơi sinh sống của hằng ngàn bộ lạc khác nhau, trong số này người Hán, Hồi,Miêu, Mông và Tạng chiếm đa số. Riêng thủ phủ Thành Ðô (Chengdu) dân số 2.499.000 người nhưng thành phố lớn nhất lại là Trùng Khánh (Chongquin) có dân số 2.673.170 người.

Ðối với thế giới bên ngoài, từ lâu các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây và Tứ Xuyên được coi là vùng đất cấm xa lạ và chỉ được mở cửa khi có phong trào du lịch chừng 10 năm trở lại. Ðây là vùng đất cổ kính lâu đời của Hán Tộc, với nhiều di tích lịch sử rất hấp dẫn các nhà khảo cổ khắp nơi trên thế giới. Với người Việt gần như hầu hết các thế hệ sau này đều ưa thích pho truyện Tam Quốc Chí diễn nghĩa của La Quán Trung, nói về lịch sử của thời Hán mạt và sự tích Ðào Viên kết nghĩa của các nhân vật Lưu, Quan, Trương.. có liên hệ tới đất Thục.

Tỉnh Tứ Xuyên hay Ðất Thục có Tam Quốc Thánh Ðịa, nằm về phía nam thủ phủ Thành Ðô, được xây dựng từ hàng ngàn năm trước, do Lý Hùng thuộc nhà Tây Tấn (265-316) thực hiện sau khi Gia Cát Lượng qua đời hơn vài trăm năm, trước khi La Quán Trung viết bộ Tam Quốc Chí. Khu di tích còn tồn tại tới ngày nay có diện tích 37.000 m2, gồm hai khu vực thờ Lưu Bị (Ðền Hán Chiêu Liệt Ðế) phía trước và Ðền Gia Cát Vũ Hầu ở phía sau. Mộ của Lưu Bị chỉ là một mô đất có chu vi 200m đắp cao như một ngọn đồi thấp, nằm giữa khu rừng tùng, bách cao ngất xanh um. Có lẽ nhờ ngôi mộ thật giản dị nên nó đã tồn tại hằng ngàn năm qua một cách bình yên mà không bị bàn tay con người đào xới cướp của như các khu lăng mộ khác của các vua chúa Tàu từ Tần Thủy Hoàng, Hán Cảnh Ðế tới Càn Long, Từ Hy nhà Mãn Thanh. Ðây cũng là cái gương để cho người đời sau noi theo mà sống sao cho đáng kiếp con người ‘Hãy sống lương thiện vì con người và chết giản dị như con người‘.

Tứ Xuyên là nơi có bốn con sông lớn chảy qua. Tất cả đều là phụ lưu của Dương Tử Giang, đó là Minh Giang, Gia Giang, Vũ Giang và Cẩm Giang. Ðây là vùng rừng rậm, núi cao, mưa nhiều nên cây cối tươi tốt quanh năm, có nhiều loại dược thảo quý hiếm được sử dụng trong y học Ðông Phương từ hàng ngàn năm trước. Khí hậu Tứ Xuyên cũng ấm áp hơn các tỉnh lân cận, mùa đông không hề có tuyết như tại Lan Châu, Tây An.

Thành phố Thành Ðô nằm trên một nhánh sông của Trường Giang. Riêng Hoàng Hà dài 5646 km lớn thứ hai của nước Tàu, phát nguyên từ cao nguyên Thanh Hải, cũng chảy vào khu vực rừng núi phía tây bắc Tứ Xuyên, trước khi đổi hưóng đột ngột vào tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc và ra biển tại thủ phủ Tế Nam (Sơn Ðông) trong vịnh Nhiệt Hà. Thành Ðô nằm giữa trung tâm Tứ Xuyên, cách thành phố Trùng Khánh chừng 170 dặm về hướng Tây Nam, đã hiện diện trong lịch sử Trung Hoa qua hằng ngàn năm với biết bao nhiêu thăng trầm.

Thời Ðông Hán (25 trTL ố 220 sauTL) , Thành Ðô là trung tâm sản xuất gấm lụa của nước Tàu, qua danh xưng Gấm Cẩm Giang cũng là tên của con sông chảy qua thành phố này. Thời Tam Quốc (220-265 STL), Thành Ðô là kinh đô của đất Thục (ích Châu) hay Hậu Chu, một trục lộ giao thương quan trong, nối liền con đường tơ lụa phía nam của nước Tàu tới Tây Tạng, Vân Nam, Miến Ðiện. Ðây cũng là quê hương của Võ tắc Thiên hoàng đế (Võ Hậu), của thi hào Ðổ Phủ, Tư Mã Tương Như.. Ngày nay Thành Ðô là một thành phố du lịch thanh nhã, có nhiều di tích lịch sử và các công viên trồng đủ kỳ hoa dị thảo. Lạc Sơn vùng ngoại ô của thành phố, hiện vẫn còn một tượng Phật được đục sâu vào núi đá, nằm cạnh bờ sông Minh Giang. Tượng Phật được khởi công từ năm 713 sau TL cho tới năm 803 mới hoàn thành, cao 71 m.

Nhưng Trùng Khánh lại là thành phố lớn nhất của Tứ Xuyên, nằm trên giao lưu của hai con sông Gia Linh và Trương Giang, về phía đông nam của thủ phủ Thành Ðô. Thời Trung Hoa kháng Nhật, Trùng Khánh là thủ đô của chính phủ Quốc Dân Ðảng (1937-1945 do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Vì được xây dựng trên một triền núi dọc theo hai bờ sông, nên thành phố luôn bị sương mù che phủ nhiều ngày trong năm. Ðây cũng là một trung tâm kỹ nghệ nằm sâu nhất trong nội địa nước Tàu, trên đầu nguồn sông Dương Tử.

+ ÐẬP THỦY ÐIỆN TAM HIỆP TRÊN ÐẦU NGUỒN SÔNG DƯƠNG TỬ:

Giang Nam là tên gọi của lưu vực hạ nguồn sông Dương Tử, do nhà Thanh (1644-1912) đặt ra, gồm các tỉnh Giang Tây, Giang Tô và Triết Giang. Miền này thời Ðường,Tống được gọi là Giang Châu, nguyên là đất đai của Bách Việt (Ngô Việt, Mân Việt, Âu Việt và Lạc Việt..), thủ công tinh xảo, dân trí thanh lịch, non nước hữu tình.

Sông Dương Tử còn có tên là Trường Giang, đứng thứ ba trên thế giới sau sông Amazone (Nam Mỹ) và sông Nil (Ðông Phi), có chiều dài 6380km, phát nguyên tại vùng rừng núi Thanh Hải (Tây Tạng), từ trên độ cao 6600m, chảy qua phía tây Tứ Xuyên, xuống phía bắc Vân Nam, rồi đổi hướng chảy ngược lên phía đông Tỉnh Tứ Xuyên , ngang qua các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô và ra Biển Ðông tại Hoàng Hải. Nếu tính luôn các phụ lưu, chi nhánh chằng chịt khắp miền Hoa Trung, thì chiều dài của sông Dương Tử lên tới 80.000 km, với hơn 12 triệu dân, gồm 55 sắc tộc, sinh sống ở hai bên bờ sông với đủ nghề.

Trên thượng nguồn, sông Dương Tử có 3 khe núi lớn gồm 25 thác đổ, nhiều nơi nước chảy xiết nhất là vào mùa mưa, khiến cho các ghe thuyền xuôi ngược dễ bị chìm vì đá ngầm. Ðó là hẽm Kingtanxia dài 5km, hẽm Wuxia dài 25km và hẽm Xilingxia dài 47km., tuy ngày nay đã được nạo vét nhưng tàu qua lại vẫn phải có hoa tiêu hướng dẫn để tránh nguy hiểm.

Lưu vực sông Dương Tử hiện nay có hơn 400 triệu người sinh sống. Ngoài ra vùng này còn có 5 hồ lớn, thường được nhắc nhớ trong các tác phẩm thơ văn của Trung Hoa. Ðó là Phân Dương Hồ, chứa nước ngọt , rộng tới 5000 km2, nằm trong tỉnh Giang Tây, gần thành phố Vũ Hán. Ðộng Ðình Hồ có các sông Tiêu và Tương đổ nưóc vào và thông với Trường Giang qua sông Hán. Hồ nằm phía tây tỉnh Hồ Nam,nổi tiếng với Nhạc Dương Lầu, măng tre Thần Châu và quít ngọt Ðộng Ðình Hồng. Thái Hồ chứa nước mặn nằm giữa hai tỉnh Giang Tô và Giang Tây. Sào Hồ và Tây Hồ .

Tháng 12-1994, Trung Cộng chính thức khởi công xây dựng Ðập Thủy Ðiện Tam Hiệp (Three Gorges Dam), trên khúc sông Dương Tử , chảy trong tỉnh Hồ Bắc, vừa để khống chế nạn lụt hàng năm, đồng thời xây dựng một nhà máy thủy điện với công suất tổng cộng lên tới 12.000 MW. Ðể thực hiện công trình trên, đảng cộng sản đã đuổi hơn 1,5 triệu người dân bản địa, đồng thời làm xáo trộn sinh hoạt của 20 thành phố lớn nhỏ trong vùng.

Tam Hiệp, địa điểm được chọn để xây dựng đập thủy điện, là tên một khúc sông Dương Tử dài hơn 200km, từ phía tây tỉnh Tứ Xuyên, chảy qua phía đông tỉnh Hồ Bắc, được coi như điểm nối của vùng thung lũng Tứ Xuyên với các đồng bằng miền Hoa-Trung, phía dưới hạ nguồn. Khúc sông này chảy qua ba hẽm núi lớn và 25 thác đổ. Theo nhận xét của nhiều bậc thức giả trong và ngoài nước, thì dự án Ðập Thủy Ðiện Tam Hiệp tuy đã được manh nha từ thời Dân Quốc, do Tôn Dật Tiên đề xướng. Nhưng bị các hội bảo vệ môi trường sinh thái địa cầu chống đối, vì nó sẽ hủy diệt vĩnh viễn cãnh quan thiên nhiên trong vùng, đồng thời xóa tên 140 thành phố lớn nhỏ, 4500 làng mạc, 30.000 ha đất trồng trọt, hằng ngàn di tích lịch sử và tiêu phí một ngân khoản khổng lồ, mà không chắc đạt được kết quả mong muốn.

Với nước Tàu, từ trước tới nay sông Dương Tử là nguồn nước tưới cho cả khu vực đồng bằng Hoa Trung, miền đất cá và gạo, chiếm nửa tổng sản lượng của cả nước. Nhưng đồng thời sông Dương Tử cũng là tai ương ngàn năm của Hán tộc, riêng trong thế kỷ XX lụt lội đã gây cho hơn 300.000 dân chúng trong vùng thiệt mạng. Giống như sông Mekong, sông Dương Tử cũng phát xuất từ Tây Tạng, chảy qua khu vực Tam Hiệp, trước khi vào thành phố Trùng Khánh, được coi như lớn nhất hiện nay tại miền tây-nam Hoa Lục.

Từ nhiều lý do, trong đó quan trong nhất cũng vẫn là mục tiêu chính trị,khiến cho Bắc Kinh đã nhắm mắt lao vào một công trình rất tốn kém về tiền bạc, sức người lẫn thời gian,gây ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề tâm lý, khi đàn áp đuổi dân, phá hoại các công trình kiến trúc bao đời trong vùng. Thực hiện được đập thủy điện này, về quốc tế Trung Cộng sẽ hãnh diện có thêm một kỳ quan, sau Vạn Lý Trường Thành. Về kinh tế, Ðảng Cộng Sản nuôi hy vọng nhờ nó giúp mức phát triển 11% hàng năm qua nguồn cung cấp điện cho công nghệ và sinh hoạt.

Ðây là một cái đập khổng lồ , kinh phí dự chi tốn khoảng 30 tỷ đô la, thực hiện trong 14 năm. Chiều cao của dập 607 bộ, chiếm một diện tích hơn 1 dặm vuông, bao gồm một hồ chứa nước dài 370 dặm và một hệ thống khóa đặc biệt: Hút nước từ các nguồn nước khác khi thiều, cũng như xã nước vào mùa lụt, vừa giúp sự giao thông trên sông Dương Tử, đồng thời vét vơ nước từ các con sông khác, qua hệ thống kênh đào, để tưới cho các vùng đất khô hạn xa xôi ở phía tây.

So với các đập thủy điện khác trên thế giới, dập Tam Hiệp không cao và rộng hơn nhưng lại trội nhiều về sức mạnh, với 26 Turbin mà trọng lượng mỗi chiếc 400 tấn/1 chiếc, sẽ tạo ra 18.200 magawatt điện, công suất tương đương với 18 nhà máy điện nguyên tử. Ðập này mạnh hơn các đập Itapu (giữa Brazil và Paraguy có công suất 12.600 megawatt ), dập Guri ở Venezuela có 10.300 megawatt, dập Grand Coulee ở Colorado của Mỹ có 6809 megawatt và đập Sayano Shushensk ở Nga với 6400 megawatt.

Theo nhận xét của thế giới, Trung Cộng đã tốn hết 75 tỷ mỹ kim cho công trình vĩ đại này (chứ không phải 19 tỷ như tuyên bố của đảng) . Vì mục tiêu chính trị, Trung Cộng không cần biết tới tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án, hầu như đều bị sự phê bình chỉ trích của các nhà đầu tư và tài chính quốc tế. Bởi thế nên không làm lạ khi nghe phó giám đốc xây dựng đập là Cao Guangjing, nói rằng muốn biết đập có hoàn hảo hay không, phải đợi tới 30 năm sau mới thấy được.

Chưa hết, Trung Cộng còn cho biết sau khi hoàn tất đập Tam Hiệp vào năm 2008, Ðảng lại tiếp tục xây thêm 10 đập khác trên thượng nguồn sông Dương Tử, nối tiếp vùng Tam Hiệp. Ðiều lo lắng nhất của người Tàu hiện nay, là làm thế nào để có thể giảm nhanh chóng một biển nước khổng lồ , luôn được chứa trong hồ với độ cao từ 512-574 ft, khi mùa mưa tới. Thãm kich về đập thủy điện Banqiao ở Hồ Nam, vào năm 1975 mưa nhiều vở đê kéo theo sự sụp đổ của cả một hệ thống đập chung quanh, gây lụt lội làm chết hơn 230.000 người. Nhưng Trung Cộng đã ém nhẹm tới gần đây thế giới mới biết. Ngoài ra đập thủy điện Tam Hiệp chưa khánh thành nhưng nhiều dấu hiệu bể nứt đã thấy xuất hiện. Ðiều này cũng dễ hiểu, vì trong thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa anh em (Tàu, Nga, VC, Bắc Hàn, Cu Ba), gần hết ngân khoản của các công trình xây dựng đều bị cán đảng và quan quyền lớn nhỏ, móc ngoặc với nhà thầu, chia, chặt, xén, bỏ túi, cho nên đâu có kiến trúc nào được toàn vẹn, vì vậy chưa bàn giao đã lung lay hay sứt mẽ là cái chắc. Ðó là hậu quả chết người đã xảy ra tại Thành Ðô tỉnh Tứ Xuyên, trong cuộc động đất ngày 12-5-2008, đã phơi bày thực chất ra trước dư luận của thế giới về cái gọi ‘phép lạ kinh tế Trung Cộng‘.

+ CÁC CĂN CỨ NGUYÊN TỬ CỦA TRUNG CỘNG TẠI TỨ XUYÊN VÀ CAM TÚC:

Theo các tai liệu được phổ biến trên báo chí thì Trung Cộng hiện nay có nhiều cơ sở chế tạo bom nguyên tử tại các tỉnh Cam Túc, Sơn Tây, Tứ Xuyên và đảo Hải Nam. Ngày 24-4-1970 Trung Cộng chính thức khai mạc lò nguyên tử tại căn cứ Tửu Tuyền khi phóng một vệ tinh đầu tiên lên không trung, mang tên Ðông Phương Hồng 1(CZ-1) . Căn cứ này được xây dựng bên bờ sông Nhược Thủy, về hướng tây bắc của tỉnh Cam Túc, kế sa mạc Gobi.

Ðầu năm 1975, Trung Cộng lại xây thêm căn cứ nguyên tử Tây Xương (Cũng Ðô) nằm về hướng tây nam của tỉnh Tứ Xuyên và đưa vào hoạt động ngày 7-4-1990. Ngoài ra TC còn có hai căn cứ nguyên tử khác tại Thái Nguyên (Sơn Tây) hoạt động từ ngày 7-9-1988 và tại bờ biển phía tây đảo Hải Nam, đối diện với Bắc Việt.

Trong bốn căn cứ nguyên tử của Trung Cộng, thì căn cứ Tây Xương tại Tứ Xuyên được đánh giá là đồ sộ và quy mô nhất với các trung tâm nguyên cứu kỹ thuật, bộ chỉ huy đầu nảo và các bệ phóng vệ tinh, hỏa tiển. Ðây cũng là nơi mà Tàu đỏ dùng để thử nghiệm các loại vũ khí bí mật ở dưới lòng đất sâu, được đào xới trong các rặng núi cao vút trùng điệp. Bởi vậy các quốc gia sống quanh vùng này không lúc nào được yên ổn, trước những thảm họa tàn khốc của thiên nhiên nhất là các trận động đất gần như xãy ra liên tục, rồi được giải thích là do sự va chạm của hai cao nguyên Tây Tạng và Thanh Hải, nên mới có thảm họa.

Tây Xương cách thủ phủ Thành Ðô về hướng tây nam khoảng 500 km. Vùng này trước đây có tên là Cũng Ðô thuộc khu tự trị của bộ tộc Di, hiện có diện tích 2655 km2 là nơi sống chung của 530.000 dân thuộc 10 bộ tộc, trong đó người Di chiếm đa số. Tây Xương nằm trên cao độ 1500 m so với mặt biển, có khí hậu ôn hòa suốt năm, ban ngày da trời xanh như ngọc bích, còn đêm thì trăng sáng vằng vặc. Bởi vậy từ xa xưa Tây Xương còn có tên là Nguyệt Thành, nơi mà truyền thuyết còn ghi là Vũ Hầu Gia Cát Lượng từng đến đây thu phục người Di và qua đức độ đã khiến cho mọi người thần phục.

Theo báo chí ghi nhận, thì trong cuộc động đất ngày 12-5-2008, lò phản ứng nguyên tử tại Tây Xương đã bị xáo trộn, làm thất thoát chất phóng xa ra ngoài và đã theo lượng nước mưa thấm vào nước sông Hoàng Giang là một chi nhánh của sông Dương Tử. Tuy nhiên tin này cũng như sự kiện rạn nứt vách đập Tam Hiệp, được Ðảng giữ kín, vì sợ lòng dân thêm công phẩn trước các nổi khổ đau càng lúc càng chồng chất vì không biết đâu mà mò.

Từ năm 2007 Trung Cộng lại phao tin là lên quân Mỹ-Ðài Loan có thể tấn công Hoa Lục bằng cách oanh tạc các đập nước tại Tam Hiệp, Vũ Hán và Vân Nam, nếu Tàu đỏ tấn công Ðài Bắc. Ðó là lý do TC tập trung một tiềm lực Không Quân quan trọng từ miền bắc về thành phố Nam Kinh, thuộc tỉnh Giang Tây, để lập một vòng đai phòng thủ chung cho hai tỉnh Phúc Kiến và Giang Tây bằng các loại vũ khí chiến lược tối tân như hỏa tiển Sam địa đối không S300-PMU1 và PMU2. Song song nhiều đơn vị Không Quân chiến lược sử dụng chiến đấu cơ loại J-11 cũng đã đến Nam Kinh. Trước tình trạng tăng cường hỏa lực một cách đột ngột này, nhiều chiến lược gia đã đặt nghi vấn là có phải Trung Cộng muốn vây hãm Ðài Loan hay sợ dân chúng các tỉnh cực tây trong đó có Tây Tạng, Hồi tộc sẽ nổi loạn trong khi Bắc Kinh khai mạc Thế Vận Hội vào ngày 8 tháng 8 sắp tới ?

Nhưng tất cả đều là ý trời, vì trong lúc Trung Cộng gần như dồn hết mọi tiềm lực quân sự tại các căn cứ Thượng Hải và Nam Kinh để bảo vệ cho đập nước Tam Hiệp, trước sự tấn công có thể xãy ra của Không Quân Hoa Kỳ và Ðài Loan, thì cũng là lúc có trận động đất kinh khiếp tại Thành Ðô (Tứ Xuyên) vào ngày 12-5-2008 và các trận địa chấn khác trong ngày 20-5-2008, quanh quẩn các tỉnh có liên hệ với đập nước trên. Giống như những gia đình còn sống sót tại Thành Ðô sau cơn động đất, mặc dù nhà cửa còn nhưng đa số đều không dám ngủ trong nhà vì sợ các hậu chấn khác lại ập tới bất ngờ. Ðó là trường hợp sinh tử của đập nước khổng lồ Tam Hiệp, nhìn bề ngoài thì thật là vĩ đại kiên cố như các tầng cao ốc được xây dựng khắp nơi trong nước, nhưng khi có biến cố như trận động đất vừa qua, thì lại trở thành ‘tàu hủ’ xập nhanh và trước hơn ai hết. Ðó mới chính là mối lo vĩ đại trong lúc này của Tàu đỏ, mặc dù vẫn cứ bày binh bố trận để cố che đậy một sự thật chết người.

2- MẶT THẬT TRUNG CỘNG ÐƯỢC PHƠI BÀY SAU TRẬN ÐỘNG ÐẤT 12-5-2008:

Trước những tiến bộ của khoa học nhất là về phương diện thông tin qua hệ thống internet và điện thoại cầm tay, nên dù giả dụ Trung Cộng có bưng bít cuộc động đất ngày 12-5-2008 tại Thành Ðô (Tứ Xuyên), thì trước sau thế giới cũng biết được. Bởi vậy không ai lấy làm lạ khi thấy lần tai ương này, Tàu đỏ đã sốt sắng loan tin một cách rộng rãi và nhanh chóng khắp nước và cả thế giới. Nhờ vậy các công tác cứu trợ dành cho nạn nhân kịp thời và được các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh Quốc... kể cả Ðài Loan giúp đở tận tình. Ngoài ra chính đương kim thủ tướng Tàu đỏ là Ôn Gia Bảo cũng đã thân hành tới tận hiện trường để chứng kiến cảnh đổ nát và thương đau của các nạn nhân trong cuộc.

Nhưng thấy vậy mà không phải vậy, vì những hình ảnh được phép phổ biến trên truyền hình hay báo chí, chỉ phản ảnh một phần nhỏ của sự thật trước mắt. Còn những uẩn khúc, đau thương của các nạn nhân, thì chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu nhưng tiếc thay họ làm sao dám nói hết sự thật với báo chí nước ngoài, trước hàng hàng lớp lớp cán bộ, công an, bộ đội vây cứng như nêm trong một quốc gia Cộng Sản ?

Xưa nay với các quốc gia độc tài chuyên chế như Việt Cộng, Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba... thì sinh mạng của người dân là cái quái gì mà phải bận tâm chú ý. Bởi vậy trong các thảm họa thiên nhiên, cũng là dịp trước hết chính quyền cộng sản đương nhiên là ‘kẻ ăn ốc’ còn các quốc gia cứu trợ chỉ là ‘ người đổ võ ốc‘ không hơn không kém. Trong cuộc động đất ngày 12-5-2008 tại Thành Ðô (Tứ Xuyên), đảng đâu có một kế hoạch nào để cứu sống những người đang còn bị kẹt dưới đống gạch vụn hay giúp đỡ các nạn nhân được sống sót. Công tác của đảng lúc đó là phải làm sao chận đứng được sự công phẩn của người dân bị thảm họa. Bởi vậy các đài phát thanh khắp nước, đã nhận được chỉ thị là phải làm sao đánh động được lòng thương hại của mọi người, trước sự đau khổ của các nạn nhân đang cần sự giúp đỡ. Thế thôi, giống như việc Ôn Gia Bảo tới ủy lạo nạn nhân động đất tại thành phố Dujiangyan dể được đưa lên truyền hình hay nhà nước ra lệnh quốc táng ba ngày, thực tế cũng chỉ là màn tuyên truyền đánh bóng cho lảnh tụ và đảng Cộng sản mà thôi.

Thực chất lại hoàn toàn trái ngược như tờ báo Nam Phương ở Quảng Ðông đã đang vào ngày 15-5-2008. Theo báo này tố cáo, chính vì Ôn Gia Bảo tới Vạn Xuyên, nên các toán cứu cấp của bộ đội được lệnh ngưng công tác đào xới, để bảo vệ an ninh cho thủ tướng. Vì vậy thay vì hàng trăm người đang nằm dưới đống gạch vụn sắp được cứu sống, lại phải chết tức tưởi vì không còn sức chịu đựng sau bao ngày thoi thóp. Tiếng than oán của dân chúng vang động trời cao, chắc chắn Ôn Gia Bảo cũng nghe biết nhưng đương sự đâu có động lòng. Thì ra Tàu đỏ chỉ lợi dụng các nạn nhân trong cuộc động đất, để gở gạc lại thể diện bị thế giới chà đạp qua cuộc rước đuốc máu trong tháng 4-2008.

Nhiều cảnh thương tâm đã xảy ra trong cuộc động đất khi cả một thị trấn bị chôn vùi không còn để lộ một vết tích nào trên mắt đất. Có nơi cả một đoàn cứu trợ gần 200 người bị chôn sống vì đất lở, đang lúc họ làm công tác cứu người. Nhưng trên hết nổi đau khổ của con người, đó là cảnh chết chóc của nhiều ngàn học sinh các cấp trong lúc đang ngồi học tại trường. Sau cùng Trung Cộng vẫn giữ nguyên thái độ sát nhân và cướp nước người khi vẫn ra lệnh cho bộ đội vây hãm Tây Tạng và công khai đem giàn khoan và tàu hộ tống tới ngoài khơi bán đảo Sơn Chà (Ðà Nẳng) của VN, để tìm kiếm dầu..

Cũng nhờ cuộc động đất vừa qua, mà thế giới mới nhìn rõ được chân tướng của đảng cộng sản Tàu và cái gọi là tiềm lực kinh tế của Trung Hoa đỏ, sự kiện nhiều công thự và hơn 7000 lớp học trong khu vực xảy ra động đất tại Tứ Xuyên đồng loạt sụp đổ nhanh chóng dù chúng mới được xây dựng từ năm 2001, đã chứng minh rõ ràng cái uy tín của người Tàu sống dưới chế độ Cộng Sản, ngoài bản chất tham lam còn ẩn chứa cả một tính tình thâm độc ‘ai chết mặc bay‘, hoàn toàn không bao giờ nghĩ tới hậu quả và trách nhiệm của việc mình đã làm.

Ðây cũng là hậu quả của cái gọi là ‘phép lạ nước Tàu’ được Ðặng Tiểu Bình nặn ra từ năm 1979 để cứu nguy cho Trung Cộng sau khi bị Mao trạch Ðông và nhóm Tứ Nhân Bang phá nát. Chính sách này được Giang Trạch Dân kế thừa từ năm 1989, nghĩa là vẫn nhắm mắt làm đại, bất chấp đạo lý luật pháp quốc tế, miễn sao giữ được mức tăng trưởng kinh tế đều đặn từ 8% trở là công thành. Và hậu quả như chúng ta đã thấy, hàng hóa Trung Cộng ngày nay gần như bị cả thế giới lên án và tẩy chay vì thiếu an toàn vệ sinh và không đạt đủ phẩm chất.

Vì được che đậy quá kỹ, nên người ngoài và toàn dân trong nước không ai biết được những lủng củng trong đảng Cộng Sản Tàu, từ lúc Hồ Cẩm Ðào lên thế Giang Trạch Dân làm tổng bí thư, còn Ôn Gia Bảo thay Chu Dụng Cơ trong chức vụ thủ tướng, từ năm 2002 tới nay. Trong Ðại Hội Ðảng lần thứ 17 nhóm họp vào tháng 10/2007, nội vụ đã bùng nổ công khai, liên quan tới sự khủng hoảng của nước Tàu về kinh tế, xã hội, môi sinh lẫn thể chế chính trị hiện tại. Nói một cách rõ ràng hơn, qua chính sách của Ðặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân từ 1979-2002 mặc dù đã giải quyết trước mắt tình trạnh chậm tiến đói nghèo cho nước Tàu nhưng ngược lại, chính nó đã làm cho tài nguyên bị lạm thác, môi trường sinh sống bị hủy diệt và trên hết đã tạo nên sự chia rẽ trầm trong trong xã hội đương thời vì bức thang giàu nghèo, nông thôn và thành thị ngăn cách.. không thể hàn gắn được.

Cuối cùng cũng vẫn là ‘hồng hơn chuyên‘ nặng phần trình diễn hơn là theo sát thực tế. Giống như thái giám Trịnh Hòa thời Minh Thành Tổ, phung phí tiền bạc để đóng tàu thuyền đi thị uy các nước, trong lúc dân chúng thì đói khổ lầm than nên dẫn tới cái họa nước Tàu bị mất vào tay người Mãn Châu. Trường hợp trên cũng đâu khác việc Tàu đỏ bỏ hàng triệu mỹ kim để tổ chức các cuộc rước đuốc thế vận vào tháng 4-2008, rốt cục chỉ để mang nhục vì ai cũng tẩy chay ngọn đuốc. Ðó cũng là trường hợp Trung Cộng vì muốn khoe khoang sự giàu mạnh của mình trước thế giới, nên đã phung phí nhập cảng một số lượng dầu, thép, xi măng khổng lồ vượt hơn nước Nhật, để chứng tỏ mình là cường quốc kinh tế. Thực chất số nguyên liệu nhập khẩu khổng lồ trên, đâu biết để làm gì vì nền kinh tế của Trung Hoa chưa có khả năng tiêu thụ hết số lượng nguyên liệu đó.

Theo nhận xét của Giáo Sư Lester Thurow tại Ðại Học MIT Hoa Kỳ, thì mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Cộng mỗi năm từ 4,5% - 6% và như vậy phải tới thế kỷ XXII nướcTàu mới có hy vọng đuổi kịp Hoa Kỳ, Nhật Bản và LiênÂu. Ðó là chưa nói tới tệ nạn tham nhũng hiện đã lên tới mây xanh, mà không một lãnh tụ nào dám động tới. Tất cả đã minh chứng rõ ràng qua cuộc động đất tại Tứ Xuyên ngày 12-5-2008.

Trong khi đó thì xã hội càng ngày càng bết bát, người dân nhất là tại nông thôn không kiếm đủ lợi tức để nuôi thân và gia đình, nên hằng trăm triệu người phải bỏ xứ ra thành phố kiếm ăn. Ðó là chưa nói tới 800 triệu nông dân cả nước càng ngày càng tỏ dấu bất mản đảng vì cuộc sống đói cơm thiếu áo vô phương giải quyết

Bộ mặt của Tàu đỏ là vậy đó, thế nhưng Việt Cộng lúc nào cũng coi người Tàu là thần tượng để noi gương, thì sớm muộn gì đất nước chúng ta cũng mất về tay người Tàu.

Xóm Cồn

Tháng 5-2008

Mường Giang