Để Máu Lệ Người Dân Thôi Rơi

Việt Khanh

Vào ngày 9 tháng 1 năm 2005, trong khi đang đánh cá ở vịnh Bắc Việt chín ngư dân Việt Nam đă bị lực lượng tuần dương Trung Quốc bắn chết, tám ngư dân khác bị bắt giữ cùng với tầu của họ. Nguồn tin nhanh chóng được loan truyền.

Trích lời cán bộ làng Ḥa Lộc Thanh Hóa, hăng thông tấn AFP ngày 13/1/05 xác định tầu tuần tra biển của Trung Quốc đă bắn chết chín ngư dân Việt Nam. Theo hăng thông tấn Reuters ngoài sự kiện nói trên trong tháng 12/04 Trung Quốc đă bắt giữ 80 ngư phủ Việt Nam với các thuyền của họ tại đảo Hải Nam với lư do những ngư phủ này đă xâm phạm lănh hải Trung Quốc trái phép. Sau mấy ngày im lặng, ngày 13 tháng 1/2005 Lê Dũng phát ngôn nhân của bộ ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng đ̣i phía Trung Quốc trừng phạt thích đáng những thủy thủ gây ra vụ chết người. Ông Trịnh Ngọc Giao chủ tịch huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, là nơi thường trú của những ngư dân gặp nạn lên tiếng xác định rằng ba tầu đánh cá của ngư dân đều là các tầu có công suất không lớn, chỉ vào khoảng 70 đến 90 CV cho nên không thể đánh cá quá xa bờ. Qua ngày thứ bẩy 15/1/05, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là Khổng Tuyền tuyên bố là lực lượng tuần duyên Trung Quốc đă bắn chết vài kẻ cướp có vũ khí và bắt sống tám tên khác v́ những người này định cướp thuyền của người Trung Quốc đang đánh cá trong lănh hăi Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ. Khổng Tuyền cũng gọi sự việc này là trường hợp ’ăn cướp trên biển nghiêm trọng có vũ trang.’

Mấu chốt sự việc nằm ở đâu?

Vào giữa năm 2004, theo tin VNExpress của nhà nước, sau hai năm đàm phán, tại Bắc Kinh Thứ trưởng Thủy Sản cộng sản Việt Nam là Nguyễn Ngọc Hồng và Thứ Trưởng Nông Nghiệp Trung Quốc là Tế Cảnh Phát đă kư kết nghị định thư bổ sung Hiệp Định Hợp Tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ. Với nghị định thư bổ sung này, kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2004 Hiệp Định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam kư vào ngày 25 tháng 12 năm 2000 bắt đầu có hiệu lực. Lễ kư kết hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ có sự hiện diện của Ngoại trưởng CSVN Nguyễn Dy Niên, Đại sứ cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc Trần văn Luật. Phía Trung Quốc th́ có Thứ trưởng Ngoại Giao Vương Nghị, Bộ trưởng Nông Nghiệp Đỗ Thanh Lâm.

Vào ngày 13 tháng 1 năm 2005, theo tin từ đài Tiếng Nói Việt Nam của nhà nước cộng sản, thủ tướng CSVN Phan Văn Khải trong buổi đón tiếp Phó chủ tịch quốc hội Trung Quốc là Cố Tú Liên sang Việt Nam tham dự AFFP, cho biết Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp, nhiều hiệp định quan trọng đă được kư kết, những bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước đang được gia tăng. Triển vọng cao trên mặt trao đổi thương mại song phương sẽ đạt tới 10 tỉ đô la vào năm 2010. Cũng theo thủ tướng Phan văn Khải, những quan hệ hợp tác này cần phải được đẩy mạnh hơn trên cơ sở phương châm 16 chữ và 4 tốt mà các lănh đạo cao cấp của hai nước đă đề ra đó là ’Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai.’

Sau ngày 30 tháng 6 năm 2004, hiện tượng lực lượng duyên hải Trung Quốc công khai rượt đuổi, nổ súng bắn giết những ngư dân Việt Nam đang đánh cá trên vịnh Bắc Việt đă trở nên thường xuyên. Các ngư dân Việt Nam đă gởi nhiều đơn khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền tuy nhiên cả nhà nước và lực lượng bảo vệ duyên pḥng Việt Nam đều giữ thái độ im lặng. Chỉ có một biện pháp được công bố cách đây không lâu là kêu gọi các ngư phủ học tập về lănh hải mới, thực tế là để tránh xa các vùng biển đă bị mất vào tay Trung Quốc. Trong vụ tấn công hôm 9 tháng 1, lănh đạo VN cũng giữ sự im lặng cho tới khi không thể im được nữa, có phải v́ muốn o bế Cố Tú Liên trong chuyến đi thăm VN?

Phải chăng nhiều vùng biển của người Việt Nam từ đời cha sang đời con khai thác, ngày nay đă thuộc chủ quyền của Trung Quốc ? Tại sao TQ lại dám rượt đuổi và nổ súng vào các tầu Việt Nam đang đánh cá trên những hải phận VN? Tại sao lực lượng biên pḥng VN không bảo vệ cho dân trước những tấn công của TQ? Có phải chăng đă có một sự kiện ǵ bí ẩn, khó cho thiểu số lănh đạo VN giải thích cho dân? Tại sao nhà nước không lên tiếng về sự cáo buộc của Trung Quốc gọi những người Việt Nam bị giết là kẻ ăn cướp trong vùng biển của họ?

V́ quyền lợi và mạng sống của những người dân vô tội, thiết nghĩ nhà nước VN đă đến lúc cần phải công bố sự thật về chủ quyền lănh hải Việt Nam đang được che đậy dưới từ ngữ ’vùng hợp tác đánh cá chung,’ nhưng thật chất th́ đă thuộc về Trung Quốc. Có như thế người dân mới hiểu, để mà tránh đi sang vùng biển ’trước là của ta nhưng nay đă’ của người, để mà khỏi chết oan.

Không c̣n biển để đánh cá, kỹ nghệ VN lại đang bị đè bẹp bởi hàng hóa TQ, đang trở thành thị trường tiêu thụ hàng TQ. Đất nước Việt Nam đang trở thành một vùng đất dịch vụ của tư bản, đang bị nuốt dần dưới tham vọng bành trướng của ngoại bang. Tương lai các ngư dân VN rồi sẽ ra sao? Tương lai dân tộc sẽ đi về đâu? Dân tộc Việt Nam đă đến lúc cần phải có câu trả lời chung.

 

Trở lại trang chánh