ĐẬU NÀNH VÀ SỨC KHỎE: ĐÂU LÀ THỰC VÀ ĐÂU LÀ GIẢ

Nguyễn Văn Tuấn

Ở các nước Tây phương trong thời gian vài mươi năm trở lại đây, trong chiều hướng t́m kiếm một chiến lược giảm thiểu những bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường, Ở giới chức y tế thường kêu gọi công chúng nên giảm lượng tiêu thụ chất đạm động vật, và thay vào đó là dùng những thực phẩm được chế biến từ nguồn thực vật như rau củ hay cây trái. Một thiểu số đă thay thế hẳn chất đạm động vật bằng chất đạm thực vật trong bữa ăn, và họ thường được gọi là "những người ăn chay" (tuy nhiên cách ăn chay của họ không hoàn toàn đồng nghĩa với ăn chay của các tu sĩ Phật giáo). Một trong những thực phẩm đóng vai tṛ quan trọng trong bữa ăn chay là đậu nành hay các thức ăn được chế biến từ đậu nành. Đối với những người này, họ đến với rau cải và trái cây v́ họ tin rằng đây là một nguồn thực phẩm an toàn và bổ dưỡng nhất.

Nhưng ngược lại cũng có người, trong đó có một số làm việc trong ngành y tế, chất vấn khuynh hướng này, v́ theo họ chưa có bằng chứng ǵ cho thấy đậu nành có tác dụng tích cực đến sức khỏe con người. Nhiều khi cuộc tranh luận xảy ra trên các diễn đàn khoa học trong một không khí "nóng", và một sự phân chia ư thức hệ rất rỏ ràng: một bên ủng hộ, một bên chống. Trong một cuộc hội thảo ở San Francisco vào năm 1998 mà người viết bài này có tham dự, sau khi một đồng nghiệp- diễn giả từ Mayo Clinic thuyết tŕnh về lợi và hại của đậu nành, một loạt ư kiến cực đoan ồn ào được đưa ra mà ngay cả hai vị chủ tọa cũng không điều khiển được cuộc thảo luận!

Ngay cả trong cộng đồng người Việt, một cuộc tranh căi như thế cũng xảy ra, nhưng h́nh như với tính cách niềm tin cá nhân, t́nh cảm và cảm tính hơn là khoa học. Người th́ tin rằng đậu nành là "một nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo", nhưng cũng có người cho rằng dùng đậu nành có thể có hại đến sức khỏe. Nhưng cả hai bên đều ít hay không dẫn chứng những tài liệu khoa học, mà chỉ dựa vào một số thông tin từ internet và ư kiến của một vài vị bác sĩ trong cộng đồng. Thực ra, đứng trên phương diện biện chứng, tất cả các ư kiến cá nhân của các chuyên viên, dù là chuyên viên hàng đầu trong ngành, có giá trị khoa học rất thấp. Mặt khác, người ta có thể t́m trên internet những thông tin để ủng hộ hay bác bỏ một quan điểm về ảnh hưởng của đậu nành rất dễ dàng, v́ hiện nay có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn, các trang nhà trên liên mạng viết về đậu nành. Thế nhưng, không phải thông tin nào trên liên mạng cũng đều có giá trị và độ tin cậy như nhau, v́ không có ai hay có cơ chế ǵ để kiểm tra các thông tin này trước khi chúng được công bố.

Thực ra, đậu nành chỉ là một trong nhiều loại thực phẩm hàm chứa kích thích tố nữ estrogen. Gọi là "kích thích tố nữ" v́ estrogen là một yếu tố hóa học chi phối đến sự phát triển sinh dục trong phụ nữ. Một trong những chức năng chính của estrogen là giúp cho các cơ quan sinh dục tăng trưởng, và làm phát triển các đặc tính nữ (như vú chẳng hạn). Trong thời kỳ cần khả năng sinh sản, estrogen là một kích thích tố quan trọng đóng vai tṛ điều ḥa các hoạt động sinh học của cơ thể, kể cả sinh hoạt t́nh dục. Nhưng sau thời ḱ măn kinh (tuổi măn kinh trung b́nh ở người da trắng là 49-51 tuổi), buồng trứng không c̣n sản xuất estrogen nữa, và gây ra một loạt thay đổi tâm sinh lí trong người phụ nữ, và dẫn đến một số bệnh măn tính như ung thư, tiểu đường và loăng xương.

Hiện nay, một trong những phương án điều trị và pḥng ngừa bệnh tật trong các phụ nữ sau thời măn kinh là thay thế kích thích tố (hay c̣n gọi là HRT, hormone replacement therapy). Tuy nhiên, vài năm gần đây, kết quả của một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy HRT có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú trong các phụ nữ có tuổi. Và vấn đề được đặt ra là phải đi tỉm một phương án chữa trị vừa an toàn vừa hữu hiệu hơn HRT. Phytoestrogen được xem là một trong những phương án đó. Vậy phytoestrogen là ǵ? Tác dụng và tác hại của nó ra sao? Bài viết này có một mục đích khiêm tốn là trả lời hai câu hỏi trên, bằng cách điểm qua một số kết quả nghiên cứu liên quan đến đậu nành nói riêng [và phytoestrogen nói chung] và sức khỏe con người đă được công bố trên các tập san y sinh học trên thế giới. Những thông tin này đều được giới nghiên cứu y khoa duyệt qua trước khi công bố, do đó, dù không tuyệt đối, nhưng là những bằng chứng khoa học có độ tin cậy cao hơn nhiều so với những thông tin trên internet [không phải từ những tập san Y-sinh học, các tổ chức có thẩm quyền] hay ư kiến cá nhân.

Nói một cách ngắn gọn, phytoestrogen là những hợp chất estrogen (kích thích tố nữ) được t́m thấy trong thực vật [1]. Có ba nhóm phytoestrogen chính: isoflavones, coumestans, và lignans. Tất cả ba nhóm phytoestrogen này có cấu trúc hóa học rất giống với estrogen và anti-estrogen [2]. Vai tṛ của phytoestrogen trong thực vật chưa được xác định một cách rỏ ràng, nhưng có bằng chứng cho thấy hợp chất này có chức năng chống nấm [3] hay nhuộm cây [4]. Có giả thuyết cho rằng phytoestrogen cỉẳn là một bộ phận pḥng thủ của cây trong quá trỉnh tiến hóa.

Năm 1954, người ta phát hiện có 53 loại cây cỏ có chứa estrogen [5], nhưng sau này con số được tăng lên hơn 300 cây cỏ [6]. Isoflavones và counestans được ghi nhận là những hợp chất phổ thông nhất.

Bảng sau đây là ước lượng hàm lượng của phytoestrogen trong một số thực phẩm thông thường được tính ra trên đơn vị tách (một tách đo lường " metric cup " có thể tích chuẩn là 250ml):

Thực phẩm Hàm lượng phytoestrogen

Miso 120mg

Đậu nành, đỗ tương (soybeans) 80mg

Bột đậu nành (soyflour) 100mg

Tempeh 80mg

Đậu khuôn (Tofu) 80mg

Sữa đậu nành (soy milk) 40mg

Đậu hũ (Tofu yoghurt) 16mg/100g

Ḿ đậu nành khô (soy noodles) 8,5mg/100g

Đậu nành xanh (green soybeans) 135mg/100g
 

Tác dụng của phytoestrogen

Các triệu chứng sau thời kỳ măn kinh.

Như đề cập trên, đối với phụ nữ sau thời kỳ măn kinh, cơ thể không c̣n sản xuất kích thích tố estrogen, và dẫn đến một loạt thay đổi quan trọng về tâm sinh lí. Một số trong những triệu chứng sinh lí là nóng bừng (thường gọi là "hot flash"), khô âm hộ, viêm âm đạo. Nhưng cường độ mà phụ nữ kinh qua những triệu chứng này có thể tùy thuộc vào yếu tố văn hóa. Chẳng hạn như phụ nữ Nhật Bản ít bị những triệu chứng nóng bừng so với phụ nữ Canada. Chỉ có 4% phụ nữ Nhật Bản dùng HRT [để chế ngự các triệu chứng trên], so với 30% trong các phụ nữ người Mĩ [7]. Sự khác biệt này có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng có người cho rằng phytoestrogen là một nguyên nhân chính có thể giải thích tại sao phụ nữ Nhật Bản ít bị chứng nóng bừng hơn, và do đó ít cần đến, phụ nữ người Mĩ.

Trong một nghiên cứu trên 58 phụ nữ sau thời kỳ măn kinh, với tối thiểu là 14 cơn nóng bừng hàng tuần; qua 12 tuần theo dỏi, tỉ lệ nóng bừng trong các phụ nữ được điều trị bằng bột đậu nành (phytoestrogen) (45 gram) giảm 40% so với phụ nữ không được điều trị là 25%. Tuy nhiên, mức độ khác biệt này không được xem là có ư nghĩa thống kê (tức có thể là do các yếu tố ngẫu nhiên, chứ không phải tác dụng của phytoestrogen) [8].

Loăng xương

Đối với các phụ nữ sau thời kỳ măn kinh, tỉnh trạng suy giảm estrogen dẫn đến tỉnh trạng mất chất xương. Tính trung bỉnh tỉ lệ bị mất chất xương khoảng 1% mỗi năm. Nhưng trong thời kỳ tiền măn kinh, tỉ lệ này có thể cao đến 5 hay 10% mỗi năm. Giảm chất xương có thể dẫn đến dễ găy xương hơn bỉnh thường nếu bị té hay tai nạn. Do đó, một trong những mục tiêu quan trọng của việc chữa trị bệnh loăng xương là duy trỉ chất xương sao cho không giảm trong thời kỳ sau măn kinh. HRT là một loại thuốc có khả năng làm giảm tỉ lệ mất chất xương và pḥng chống găy xương trong phụ nữ sau thời kỳ măn kinh. Tuy nhiên, vỉ dùng HRT lâu năm có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú (và có thể cả bệnh tim mạch). Từ đó, một trong những hướng nghiên cứu mới là tỉm một phương cách điều trị khác an toàn hơn, vừa giảm nguy cơ găy xương lại vừa không làm tăng nguy cơ ung thư vú hay các phản ứng phụ.

Phytoestrogen có thể ngăn ngừa tỉnh trạng mất chất xương trong các phụ nữ sau thời kỳ măn kinh. Nhiều dữ kiện trong ṿng 3 thập niên qua cho thấy những phụ nữ được điều trị bằng Iproflavone, một dạng isoflavones, có mức độ mất chất xương thấp hơn các phụ nữ không được điều trị bằng Iproflavone. Nhưng kết quả này vẫn c̣n nằm trong ṿng tranh căi, vỉ có nhà nghiên cứu cho rằng tác dụng của phytoestrogen không cao như nhiều người "cảm tỉnh viên" tưởng, nhưng họ cũng công nhận là phytoestrogen rất ít khi nào gây ra phản ứng phụ. Mặt khác vỉ chưa có nghiên cứu lâm sàng nào được tiến hành theo đúng các tiêu chuẩn khoa học của thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, nên vấn đề vẫn chưa mấy rỏ ràng.

Mới đây, một nhóm bác sĩ và khoa học gia bên Ư đă tiến hành một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, với 90 phụ nữ tuổi từ 47 -  57, bỉnh thường (không bị chứng loăng xương). Những phụ nữ này được chia làm 3 nhóm: 30 người không được điều trị ǵ cả (gọi là placebo, hay nhóm "đối chứng"); 30 người được điều trị bằng HRT 1 mg/ngày; và 30 người được điều trị bằng phytoestrogen genistein 54 mg/ngày. Sau 12 tháng điều trị, các nhà nghiên cứu ghi nhận vài kết quả chính như sau [9]

Mật độ xương đùi trong nhóm được điều trị bằng phytoestrogen genistein tăng [trung b́nh] 3.6%; trong khi đó, nhóm được điều trị bằng HRT, tỉ lệ tăng là 2.4%; và như có thể đoán trước được, mật độ xương đùi trong nhóm đối chứng giảm khoảng 0.7%.

Chỉ số sinh hóa tạo xương (bone formation marker), nhóm được điều trị bằng phytoestrogen genistein tăng 23% đến 29%, trong khi chỉ số này trong nhóm được điều trị bằng HRT và nhóm đối chứng lại giảm.

Về phản ứng phụ: có ba phản ứng phụ như sau: chảy máu âm hộ, đau vú (breast tenderness), và nóng bừng (hot flushes). Chảy máu âm hộ được ghi nhận 3 người trong nhóm được điều trị bằng HRT, 1 người trong nhóm phytoestrogen genistein, và 1 người trong nhóm đối chứng. Chứng nóng bừng được ghi nhận trong 12 người thuộc nhóm đối chứng, cao nhất so với nhóm HRT (chỉ 1 người) và nhóm phytoestrogen genistein (3 người). Tuy nhiên, chứng đau vú được ghi nhận cao nhất trong nhóm HRT (6 người) so với nhóm phytoestrogen genistein (3) hay đối chứng (1).

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng phytoestrogen có tác dụng tích cực đến xương trong các phụ nữ sau thời kỳ măn kinh, qua khả năng làm giảm hoạt động của các tế bào hủy xương và tăng hoạt động của các tế bào tạo xương.

Đứng trên khía cạnh phương pháp và ư nghĩa lâm sàng, đây là một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của phytoestrogen trong việc điều trị chứng loăng xương. Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu về phytoestrogen trong ngành xương được tiến hành theo các tiêu chuẩn khoa học của nghiên cứu lâm sàng. Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy phytoestrogen có thể làm cho xương phụ nữ trong và sau thời măn kinh mạnh hơn, và làm giảm nguy cơ găy xương. Nếu kết quả của nghiên cứu này được xác nhận bằng vài nghiên cứu độc lập khác, có thể nói trong tương lai ngành xương sẽ có một phương án mới điều trị chứng loăng xương an toàn hơn và rẻ tiền hơn với các loại thuốc hiện hành.

Ung thư

Đă từ lâu các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng mức độ khác nhau về tỉ lệ ung thư giữa các sắc dân trên thế giới là một bằng chứng cho thấy bệnh này chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến môi trường hơn là các yếu tố di truyền. Tỉ lệ dân bị ung thư cao nhất thường tập trung trong các dân số có mức tiêu thụ chất béo cao, chất đạm động vật, và ít tiêu thụ chất sợi (fibre); trong khi đó tỉ lệ ung thư thường thấp ở các nước mà mức độ tiêu thụ thịt ít nhưng có mức độ tiêu thụ thực vật và rau cỏ cao, nhất là các cây cỏ có chứa phytoestrogen [10-11].

Trong thời gian gần đây, có khá nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa ung thư và thực phẩm đậu nành. Ở Nhật, những người đàn ông ăn đậu khuôn (5 lần một tuần) có tỉ lệ bị ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer) thấp hơn khoảng 50% so với đàn ông ăn đậu khuôn 1 lần hay ít hơn trong một tuần [12]. Trong một nghiên cứu trên 265,000 người Nhật trong vỉẳng 12 năm cho thấy những người ăn miso (một loại đậu khuôn) hàng ngày có nguy cơ bị ung thư dạ dày thấp hơn những người không dùng đậu nành [13-14]. Hai nghiên cứu khác ở Trung Quốc cho thấy phụ nữ dùng thực phẩm đậu nành ít (dưới 1 lần / tuần) có tỉ lệ bị ung thư phổi và ung thư vú cao gấp 2 đến 3.5 lần so với các phụ nữ dùng hàng ngày [15-16].

Trong một nghiên cứu mà đối tượng là những người Mĩ gốc Trung Quốc, Nhật Bản, và Phi Luật Tân, các nhà nghiên cứu ghi nhận một mối liên hệ nghịch chiều giữa mức độ tiêu thụ đậu khuôn và nguy cơ bệnh ung thư vú: phụ nữ dùng đậu khuôn nhiều có nguy cơ bị ung thứ vú thấp hơn phụ nữ không dùng hay dùng ít đậu khuôn [17]. Một phát hiện tương tự cũng được ghi nhận trong một nghiên cứu ở Singapore [18] và Hawaii [19].

Kích thích tố nội sinh (endogenous hormones) và kích thích tố ngoại sinh (exogenous hormones) đều có quan hệ với nhiều loại ung thư. Trong đàn ông, những người có độ kích thích tố nam (androgens) cao thường có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt hơn những người có độ kích thích tố nam thấp. Trong phụ nữ, nguy cơ bị ung thư vú và noăn sào thường tăng theo mức độ kích thích tố nữ (hay estrogen). Tương tự những sắc dân có độ kích thích tố thấp cũng là những người có nguy cơ bị ung thư thấp [20]. Do đó, một giả thuyết được đặt ra là nếu có một hóa chất hay thực phẩm làm giảm độ kích thích tố nam và nữ thỉẢ nó cũng có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư. Mặc dù mối tương quan giữa kích thích tố nội sinh và ung thư tỷ lệ thuận (tức là mức độ kích thích cao thỉ nguy cơ ung thư cao), nhưng mối tương quan giữa phytoestrogen và ung thư lại tỷ lệ nghịch (tức là mức độ phytoestrogen càng cao thỉ nguy cơ ung thư càng giảm).

Không ai biết tại sao lại có một "nghịch lí" như vừa nói, nhưng nhiều thí nghiệm trong chuột cho thấy phytoestrogen có khả năng làm giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Trong những nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu điều trị hai nhóm chuột (một nhóm bằng phytoestrogen, và một nhóm đối chứng tức không có thuốc nào), và cả hai nhóm đều được cho sống trong một môi trường gây bệnh ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm được điều trị bằng phytoestrogen có tốc độ phát sinh ung thư chậm hơn một cách đáng kể so với nhóm đối chứng, và điều này chứng tỏ rằng phytoestrogen có thể có tác dụng tích cực trong việc ngăn cản những bệnh ung thư tùy thuộc vào kích thích tố [21-22].

Chu kỳ kinh nguyệt

Mối liên hệ giữa phytoestrogen và ung thư vú, và giữa chu kỳ kinh nguyệt và ung thư vú là hai vấn đề thu hút một số nghiên cứu trong thời gian gần đây. Ở phụ nữ người da trắng, chu kỳ kinh nguyệt trong những người bị ung thư vú ngắn hơn khoảng 2 đến 3 ngày so với chu kỳ trong những người không bị ung thư vú [23]. Chu kỉẢ kinh nguyệt ở phụ nữ da trắng tính trung bỉnh ngắn hơn chu kỳ ở phụ nữ Á châu khoảng 2 đến 3 ngày, và sự khác biệt này được đề nghị là có liên hệ đến mức độ tiêu thụ đậu nành trong người Á châu cao hơn trong người Tây phương nói chung [24-25]

Trong một nghiên cứu nhỏ trên cho 6 phụ nữ dùng sữa đậu nành trong ṿng 1 tháng, các nhà nghiên cứu ghi nhận chu kỳ kinh nguyệt tăng lên khoảng 3 ngày. Nhưng vỉ nghiên cứu này quá nhỏ và không có một nhóm đối chứng nên chưa thể xem là một bằng chứng đáng tin cậy [26]. Trong một nghiên cứu khác lớn hơn [27], các nhà nghiên cứu không ghi nhận ảnh hưởng nào của sữa đậu nành đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, dựa theo các dữ kiện đang có, chúng ta chưa thể kết luận được là phytoestrogen có khả năng kéo dài chu kỳ kinh nguyệt, và chu kỳ kinh nguyệt tương đối dài trong phụ nữ Á châu chắc không phải do ảnh hưởng của phytoestrogen [28].

Bệnh tim mạch

Bằng chứng y học thu thập trong khoảng 30 năm qua cho thấy phytoestrogen có ảnh hưởng tích cực chống lại các bệnh tim mạch. Đă từ lâu, giới nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ người Á châu, những người có mức độ tiêu thụ rau cải nhiều, bị bệnh tim mạch ít hơn người da trắng Tây phương [29-30].

Trong phụ nữ người da trắng, estrogen là một kích thích tố được xem là có tác dụng pḥng chống nguy cơ bị bệnh tim mạch. Phụ nữ sau thời kỳ măn kinh dùng estrogen (hay HRT) có nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp hơn phụ nữ không dùng estrogen [31-33]. Mối quan hệ giữa phytoestrogen và bệnh tim mạch chưa được nghiên cứu qui mô như trong trường hợp HRT.

Tuy nhiên kết quả từ nhiều nghiên cứu mối quan hệ giữa phytoestrogen và bệnh tim mạch không hoàn toàn nhất quán, và thường mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn như một nghiên cứu báo cáo rằng chỉ số cholesterol trong các phụ nữ dùng isoflavones với 45 mg/ngày giảm một cách đáng kể so với phụ nữ không được điều trị bằng isoflavones [34]. Nhưng một nghiên cứu khác [35] trong đàn ông được điều trị bằng protein đậu nành với 60 g/ngày trong ṿng 4 tuần, thỉ không ghi nhận được một ảnh hưởng tích cực nào của phytoestrogen. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng nói thêm rằng các đối tượng trong nghiên cứu của họ có độ cholestrol thấp, tức là cơ hội giảm cholesterol không có bao nhiêu.

Khá nhiều nghiên cứu cho thấy thay thế thức ăn động vật bằng chất đạm chế biến từ đậu nành làm giảm LDL cholesterol [36-37]. Một phân tích tổng hợp 38 nghiên cứu lâm sàng gần đây kết luận rằng đậu nành hay chất đạm chế biến từ đậu nành có khả năng giảm LDL và triglyceride [38].

Khả năng tác hại của phytoestrogen

Khả năng sinh sản. Vào thập niên 1940s, ở Tây Úc người ta thấy một số trừu có vấn đề về khả năng sinh sản, kể cả các chứng u nang trong noăn sào, và thiếu khả năng thụ tinh [39]. Sau này triệu chứng trên có tên là "Clover disease", và sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học biết rằng chứng này do trừu ăn một loại cỏ có tên là Trifolium subterraneum (hay thường gọi là "clover", hay cỏ ba lá, cỏ clô-vơ) có chứa nhiều hàm lượng isoflavones [40]. Tác hại (hay "ảnh hưởng" th́ đúng hơn) của cỏ clô-vơ trong vấn đề sinh sản sau này c̣n được ghi nhận trong thỏ, lợn (heo), và chuột.

Câu hỏi cần được đặt ra là một ảnh hưởng tiêu cực của isoflavones như trên có thể có trong con người hay không? Qua các nghiên cứu được công bố trong vài mươi năm qua thỉ có lẽ câu trả lời là "không". Thực ra, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy isoflavone có ảnh hưởng tiêu cực đến sinh sản trong phụ nữa trước thời kỳ măn kinh cả. Tuy nhiên, có một nghiên cứu ở Ḥa Lan báo cáo rằng các phụ nữ dùng củ tulip (có chứa nhiều phytoestrogen) ở một liều lượng lớn có thể gây ra chứng chảy máu âm hộ và vài rối loạn chu kỳ kinh nguyệt [41], nhưng vỉ nghiên cứu này quá sơ sài, nên không ai có thể kết luận được là các triệu chứng này trực tiếp liên quan đến phytoestrogen hay một yếu tố trung gian nào khác. Trong phụ nữ Á châu, những người dùng đậu nành trong một thời gian rất dài (qua nhiều thế hệ) và với liều lượng trung bỉnh, thỉ khả năng sinh sản của họ không có ǵ để gọi là có vấn đề.

Phát triển

Cho đến nay, tất cả các nghiên cứu về phytoestrogen và phát triển chỉ giới hạn trong các động vật cấp thấp như chuột, nhưng kết quả cũng không có ǵ mang tính khẳng định. Dù thế, có người đặt giả thuyết rằng (cỉẳn gọi là Sharpe-Skakebaek hypothesis) nếu trẻ sơ sinh được tiếp thu estrogen sớm có thể dẫn đến một vài biến chứng trong thời gian trưởng thành, như chất lượng tinh trùng thấp, hay nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt [42]. Nhưng trong thực tế cho đến nay, những tác hại trên chưa được ghi nhận trong bất cứ một nghiên cứu nào. Thực ra, có bằng chứng cho thấy ngược lại rằng nếu trẻ sơ sinh dùng phytoestrogen thỉ trong thời gian trưởng thành họ thường ít bị các chứng bệnh măn tính. Ở Mĩ, sữa đậu nành đă được dùng cho trẻ sơ sinh hơn 50 năm và chưa có bằng chứng ǵ cho thấy nó có tác hại [43].

Một vài nhận xét

Nói chung mặc dù trong thời gian qua đă có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa phytoestrogen và sức khỏe con người, nhưng kiến thức của chúng ta về mối quan hệ này vẫn c̣n rất rời rạc. Một phần lớn là vỉ gần như 95% các nghiên cứu chưa được tiến hành theo những tiêu chuẩn khoa học và nguyên tắc lâm sàng cao. Chẳng hạn như trong khoảng 100 nghiên cứu liên quan đến phytoestrogen và loăng xương, ung thư và bệnh tim mạch, chỉ có 5 nghiên cứu được liệt vào loại "thư? nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên" (tức là "Randomized controlled clinical trial"), một loại nghiên cứu mà giá trị của kết quả được đánh giá là có độ tin cậy cao nhất trong tất cả các loại nghiên cứu lâm sàng.

Tuy nhiên, điểm qua kết quả của các nghiên cứu trên chuột và con người trong thời gian qua, chúng ta có thể nói rằng tác dụng của phytoestrogen đến sức khỏe con người nói chung là tích cực và an toàn nếu dùng với một liều lượng vừa phải và trong một thời gian trung bỉnh. Những bằng chứng này cho thấy phytoestrogen có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ phận, kể cả làm giảm cholesterol, ngăn chận sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm tỉnh trạng mất chất xương trong người, và có thể xoa dịu những triệu chứng sau thời kỳ măn kinh như nóng bừng. Nhưng phytoestrogen cũng có một vài biến chứng phụ nếu dùng với một liều lượng cao, dù những biến chứng này nói chung là không nghiêm trọng.

Thế nào là một liều lượng trung bỉnh? Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào trả lời dứt khoát câu hỏi này. Nhưng các dữ kiện khoa học công bố trong thời gian gần đây cho thấy có lẽ dùng khoảng 30-40 mg / ngày (tức khoảng 1 ly sữa đậu nành mỗi ngày) là một liều lượng an toàn. Về thời gian dùng "an toàn", cũng chưa có câu trả lời rỏ ràng, vỉ hầu hết các nghiên cứu về tác dụng của phytoestrogen thường rất ngắn hạn, và chúng ta vẫn chưa biết được những biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, cho đến nay, trong các sắc dân Á châu dùng phytoestrogen (đậu nành) từ thế hệ này sang thế hệ khác, chưa thấy có biến chứng nguy hiểm nào được báo cáo.

Tăng cường tiêu thụ các sản phẩm như đậu khuôn, hay rau cải cũng nằm trong một chiến lược y tế công cộng của chính phủ nhiều nước Tây phương nhằm giảm tỉ lệ dân số bị bệnh tim mạch, ung thư và loăng xương. Đối với người Việt Nam, các sản phẩm của đậu nành, như đậu khuôn, sữa đậu nành, đậu hủ là những món ăn quen thuộc, và không có lí do ǵ chúng ta phải từ bỏ nguồn thực phẩm lành mạnh và quan trọng này.
 

Tài liệu tham khảo và chú thích:


[1] Chữ "Phytoestrogen" là ghép từ tiếp đầu ngữ "phyto" có nghĩa là thực vật (cây cỏ), và estrogen.
[2] Tất cả ba nhóm phytoestrogen này có cấu trúc hóa học rất giống với estrogen và kháng-estrogen (anti-estrogen). Có bằng chứng nghiên cứu cho thấy khi phytoestrogen được dùng trong những trường hợp estrogen nội sinh với độ cao th́ phytoestrogen đóng vai tṛ khống chế hoạt động của estrogen.
Các tài liệu tham khảo sau đây được liệt kê theo thứ tự: tên tác giả, tựa đề bài báo, tên tập san (viết tắt theo qui luật quốc tế), năm xuất bản, bộ số, và trang.
[3] Naim H, et al. Soy bean isoflavones, characterisation, determination and antifugal activity. J Agric Food Chem 1974;22:806-810.
[4] Clevenger S. Flower pigments. Sci Am 1964; 210:84-92.
[5] Bradbury RB, White DE. Oestrogens and related substances in plants. Vitam Horm 1954; 12:207-33.
[6] Farnsworth NR, et al. Potential value of plants as sources of new antifertility agents. J Pharmacol Sci 1975; 64:717-54.
[7] Colditz GA, et al. Type of postmenopausal hormone use and risk of breast cancer: 12-year follow-up from the NursesâÀỖ Health Study. Cancer Causes Control 1992; 3:433-39.
[8] Murkies AL, et al. Dietary flour supplementation decreases postmenopausal hot flushes: effects of soy and wheat. Maturitas 1995; 21:189-95.
[9] Morabito N, et al. Effects of genistein and hormone replacement therapy on bone loss in early postmenopausal women: a randomized double-blind placebo-controlled study. J Bone Miner Res 2002; 17:1904-12.
[10] Parkin DM. Cancers of the breast, endometrium, and ovary: geographic correlations. Eur J Clin Oncolo 1989; 25:1917-25.
[11] Ross PD, et al. International comparisons of mortality rates for cancer of the breast, ovary, prostate and colon, and per capita food consumption. Cancer 1986; 58:2363-71.
[12] Severson RK, et al. A prospective study of demographics, diet, and prostate cancer among men of Japanese ancestry in Hawaii. Cancer Res 1989; 49:1857-60.
[13] Haenszel W, et al. Stomach cancer among Japanese in Hawaii. J Natl Cancer Inst 1972; 49:969-88.
[14] Nagai M, et al. Relationship of diet to the incidence of esophageal and stomach cancer in Japan. Nutr Cancer 1982; 3:257-68.
[15] Koo LC, et al. Dietary habits and lung cancer risk among Chinese females in Hong Kong who never smoked. Nutr Cancer 1988; 11:155-72.
[16] Lee HP, et al. Dietary effects on breast cancer risk in Singapore. Lancet 1991; 337:1197-200.
[17] Wu AH, et al. Tofu and risk of breast cancer. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 1996; 5:901-6.
[18] Lee HP, et al. Dietary effect on breast cancer risk in Singapore. Lancet 1991;337:1197-2000.
[19] Goodman MT, et al. Association of soy and fiber consumption with the risk of endometrial cancer. Am J Epidemiol 1997; 146:294-306.
[20] Trichopoulos D, et al. The effects of Westernization on urine estrogens, frequency ov ovulation and breast cancer risk. Cancer 1984; 53:187-192.
[21] Lamartiniere CA, et al. Genistein suppresses mammary cancer in rats. Carcinogenesis 1995; 53:187-192.
[22] Lamartiniere CA, et al. Neonatal genistein chemoprevents mammary cancer. Proc Soc Exp Biol Med 1995; 208:120-3.
[23] Olsson H, et al. Retrospective assessment of menstrual cycle length in patients with breast cancer, in patients with benign breast cancer and in women without breast cancer. J Natl Cancer Inst 1983; 70:17-20.
[24] Treolar AE, et al. Variation of the human menstrual cycle through reproductive life. Int J Fertil 1970; 12:77-126.
[25] Key TJA, et al. Sex hormones in rural China and Britain. Br J Cancer 1990; 62:631-636.
[26] Lu LH, et al. Effects of soya consumption for one month on steroid hormones in premenopausal women: implications for breast cancer risk reduction. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 1996; 5:63-70.
[27] Baird Đ, et al. Dietary intervention study to assess estrogenicity of dietary soy among postmenopausal women. J Clin Endocrinol Metab 1995; 80:1685-90.
[28] Lock M. Contested meanings of the menopause. Lancet 1991; 337:1270-72.
[29] ArtauđWild SM, et al. Differences in coronary mortality can be explained by differences in cholesterol and saturated fat intakes in 40 countries but not in France and Finland. A paradox. Circulation 1993; 88:2771-9.
[30] Keys A, et al. The seven countries study: 2289 deaths in 15 years. Prev Med 1964; 13:141-154.
[31] Chae CU, et al. Postmenopausal hormones replacement therapy and cardiovascular disease. Thromb Haemost 1997; 78:770-80.
[32] Stampler MJ, et al. Postmenopausal estrogen therapy and cardiovascular disease: ten-year follow-up from the NursesâÀỖ Health Study. N Engl J Med 1991; 325:756-62.
[33] Gilligan DM, et al. Effects of estrogen replacement therapy on peripheral vasomotor function in postmenopausal women. Am J Cardiol 1995; 75:264-268.
[34] Cassidy A, et al. Biological effects of isoflavones in young women: importanceof the chemical composition of soy bean products. Br J Nutr 1995; 74:587-601.
[35] Gooderham MJ, et al. A soy protein isolate rich in genistein and daidzein and its effects on plasma isoflavone concentrations, platelet aggregation, blood lipids and bone density in postmenopausal women. J Nutr 1996; 126:2000-6.
[36] Carroll KK. Review of clinical studies on cholesterol-lowering response to soy protein. J Am Diet Assoc 1991; 91:820-27.
[37] Sirtori CR, et al. Soybean protein diet and plasma cholesterol: from therapy to molecular mechanisms. Ann NY Acad Sci 1993; 676:188-201.
[38] JW Anderson và đồng nghiệp. Meta analysis of the effects of soy protein intake on serum lipids. New England Journal of Medicine 1995; 333:276-282.
[39 Bennetts HW, et al. S specific breeding problem of sheep on subterranean clover pastures in Western Australia. Aust Vet 1946; 22:2-12.
[40] Bradbury RB, White DE. Estrogen and related substances in plants. Vitamins Hormones 1954; 12:207-233.
[41] Labov JB. Phytoestrogens and mammalian reproduction. Comp Biochem Physiol 1977; 57:3-9.
[42] Sharpe RM, Skakkebaek NE. Are estrogens involved in falling sperm counts and disorders of the male reproductive tract? Lancet 1993; 341:1392-5.
[43] Huggett AC, et al. Phytoestrogens in soy-based infant formula. Lancet 1998; 350:815-6.

 

Trở lại trang chánh