Daniel Lyons, Chiến Sĩ Đấu Tranh Cho Tự Do

(nguyễn hoàng lan)

 

Kư giả quốc tế Daniel Lyons lần đầu tiên tiếp xúc với người Việt hải ngoại là ở thành phố Portland tiểu bang Oregon, tháng 12-1990, trong một cuộc hội luận sôi nổi "The Future of Việt Nam". Diễn đàn hiếm có này được mở ra với các đề tài hội luận bằng Anh ngữ: US policy toward Vietnam, normalization, human rights, economic reform, Vietnam-Cambodia war, status of doi moi, prospects of free elections, POW-MIA issue, Viet refugees,  Hanoi's policy shift toward China, prospects for humanitarian aid, investments in Vietnam.....Tựu trung là phân tích và nhận định về những khó khăn của Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản. Forum này được phối hợp tổ chức bởi: Truyền H́nh Việt Nam, Hội Chuyên Gia Việt Nam, American Freedom Coalition, Vietnam Veteran Association, PSU History Department, Whitman College Alumni Association và John Birch Society.

 

Các diễn giả được mời gồm có 4 vị giáo sư uy tín đến từ 6 đại học: University of Oregon, Gonzaga University, Portland State University, Lewis & Clark College, Devry University và Whitman College. Trong 5 diễn giả uyên bác tranh cải về hiện t́nh và tương lai Việt Nam,  có 4 Gs người Mỹ và 1 vị người Việt là Gs Vũ Quư Kỳ. Khi ấy Gs Daniel (Dan) Lyons ở tuổi 60, điềm đạm và uyên bác, vui vẻ, tinh ư, tự tin và dễ mến. Người ta thấy ông Dan và ông Kỳ tŕnh bày nhiều chi tiết lịch sử rất chinh phục. Hai vị này hoà nhă mềm mỏng nhưng cứng rắn quật ngă các lập luận thiên tả của 2 vị GS thân Hà Nội  -- chiếm cảm t́nh nồng hậu của khoảng 200 cử tọa Việt Mỹ, mà người Mỹ chiếm đa số.

 

Americás leading priest-journalist

 

Dan Lyons:  Linh mục Công Giáo, giáo sư đại học, kư giả quốc tế, chuyên gia về Á Châu và chiến tranh Việt Nam, chiến sĩ tranh đấu cho Tự Do và Nhân Quyền. Một nhà lănh đạo tinh thần tràn đầy ḷng ái quốc, một vị chủ chiên nhân ái và bảo thủ trong tín lư Công Giáo. Một kư giả quốc tế yêu nghề, năng động, sáng tạo, can đảm, say mê lư tưỏng Tự do Dân Chủ. Thập niên 60-70 ngữa nghiêng trong khói lửa chiến tranh Việt Nam giữa thế giới u ám v́ chiến tranh lạnh và chủ nghĩa Cộng Sản nhuộm đỏ nhiều quốc gia, người ta thấy Lm Dan Lyons hiện diện khắp các tiểu bang Hoa Kỳ và thế giới. Cha Dan Lyons được mệnh danh là "Americás leading priest-journalist", "freedom fighter",  "Father Hawk" con diều hâu của Mỹ Quốc, v́ tiếng nói hùng biện của ông làm sáng danh Tự Do. Ông bảo vệ những thành tŕ chống chủ nghĩa CS, tấn công mănh liệt vào lư thuyết Mác Lê. Ông cỗ vơ cho luân lư và đạo đức Thiên Chúa Giáo. Những bước chân đi của ông gieo rắc t́nh thương, sự thật và chân thiện mỹ, làm sinh động Mỹ Quốc và thế giới.

 

Thời ấy, LM Dan Lyons dấn thân dũng cảm khắp thế giới. Ông say mê lư tưởng Tự Do,  nhiệt thành rao giảng Học Thuyết Xă Hội Công Giáo "lấy chí nhân thay cường bạo, lấy đại nghĩa thắng hung tàn". Như dân tộc Ba Lan sử dụng khẩu hiệu "đạo đức thắng gian tà" làm vũ khí đấu ranh giải thể chế độ Cộng Sản. Lm Lyons diễn thuyết ở hàng trăm viện đại học Hoa Kỳ từ Yale đến Princeton hay Berkeley, giữa lúc nước Mỹ băn khoăn và chia rẽ v́ chiến tranh Việt Nam. Ông sôi nổi tranh cải với hàng ngũ "bồ câu" như Daniel Ellsberg hay Jane Fonda. Ông tham gia nhiều cuộc hội luận ở các đại học Âu Châu, Á Châu, và châu Mỹ La Tinh để thảo luận xoay quanh nhiều đề tài truyền thông, giáo dục, tôn giáo, chiến tranh và hoà b́nh.  Ông viếng thăm nhiều quốc gia kể cả Đông Âu Cộng Sản, gieo rắc niềm tin và hy vọng trong sứ mạng bảo vệ Tự Do. Chính quyền và Giáo Hội Công Giáo Đài Loan đặc biệt quư mến Lm Lyons là người  bạn tri kỷ của tổng thống Tưởng Giới Thạch.  Ông cũng là bạn thân của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và nhiều giới chức cao cấp Mỹ. Ông là 1 khuôn mặt mềm mơng nhưng đầy uy quyền trong giới chính trị gia cao cấp ở Mỹ. Bộ Quốc Pḥng Mỹ và tổng thống Johnson phái ông đi Việt Nam quan sát t́nh h́nh. Có lần ông tháp tùng ông Ross Perot đi Việt Nam, Lào và Cambốt t́m hiểu hiện trường. Có khi ông đi Pháp tiếp xúc với phái đoàn CS Hà Nội.

 

Lm Dan Lyons là tác giả quyển "Vietnam Crisis" (Khủng Hoảng Việt Nam) xuất bản năm 1966, dầy trên 300 trang, viết chung với Gs tiến sĩ Stephen Pan.  Sách này gồm nhiều chi tiết lịch sử, phân tích trung thực về lịch sử Việt Nam cận đại, t́nh h́nh chính trị Việt Nam khởi đi từ thời Pháp thuộc, chủ nghĩa cộng sản, nội t́nh chiến tranh Việt Nam, Cộng Sản thế giới, vai tṛ Hoa Kỳ ở Việt Nam...v.v.  Đây là một quyển sách biên khảo xuất sắc và hiếm, tŕnh bày sự thật về chiến tranh Việt Nam vào thời điểm bối rối đầy dẫy sách báo thiên tả. Sách "Vietnam Crisis" bán rất chạy ở Hoa Kỳ , "best seller" trong nhiều năm.  Bộ Trưởng Giáo Dục Đài Loan đă gắn huy chương tuyên dương Lm Daniel Lyons tác giả quyển được dịch ra Hoa ngữ có số bán phá kỷ lục, dùng làm tài liệu giáo khoa ở các trung học và đại học Đài Loan. Dan Lyons cũng là đồng tác giả quyển "Voice of Peking"  cùng Gs Stephen Pan.

 

Người chủng sinh yêu nước Dan Lyons đă được đào tạo tại các tu viện Ḍng Tên ở tiểu bang Oregon và Washington, Tây Bắc Hoa Kỳ. Năm 1951 thụ phong linh mục ở thành phố Dublin Ái Nhĩ Lan quê hương ông. Tây Bắc Hoa Kỳ là chiếc nôi nuôi dưỡng tu sĩ nhà giáo nhà báo Dan Lyons. Ông giảng dạy ở Seattle University và Gonzaga University,  từng là Dean of Faculty, giáo sư viện trưởng đại học Gonzaga University. Ông dạy học, viết báo, linh hướng, và hoạt động bảo vệ Nhân Quyền. Ông đi diễn thuyết ở nhiều quốc gia, được xem là một chuyên gia hàng đầu về Á Châu và chiến tranh Việt Nam. Năm nay 2005 ở tuổi 80, kư giả lăo thành Dan Lyons vẫn hăng say làm việc, viết báo, và giữ vai tṛ giám đốc cơ quan Asian Speakers Bureau. Ở tuổi hưu trí, ông không c̣n làm Linh Mục. Vẫn say mê nghề kư giả. Hiện ông vẫn giữ vai tṛ chủ bút (editor) cho tờ báo Human Events. Ông đang trực tiếp chăm sóc Bản Tin Catholic Communications  phát hành đều đặn mỗi tháng.

 

Việt Nam, đất nước khói lửa    

 

Lần đầu tiên kư giả Lm Dan Lyons đặt chân đến miền Nam Việt Nam là vào năm 1964. Vào thời điểm ấy, Saigon có 2 triệu dân với đủ thứ vấn đề khó khăn: 1 triệu dân tản cư v́ chiến tranh, 200,000 trẻ em bụi đời, 300,000 người mắc bệnh lao phổi, 100,000 người buôn bán chợ đen, 50,000 gái măi dâm và 30,000 lính Mỹ (1). Miền Nam đầy khói lửa và bom đạn bắn vi vu, vỏ đại bác rớt đầy sân cỏ. Saigon và miền Nam đầy vẻ đau khổ, sống cuồng sống vội, căng thẳng trong chiến tranh và những toan tính của CS man rợ.  Trong 17 lần viếng Việt Nam từ năm 1963 đến 1975, Lm Dan Lyons xót xa chứng kiến nhiều biến động, và nhiều lần ông bày tỏ ḷng thương yêu dân tộc Việt Nam. Ông nói rằng Ḥn Ngọc Viễn Đông tự do dân chủ và văn minh nhưng rất đau khổ. Trong vai tṛ một linh mục Công Giáo và chuyên gia truyền thông, ông Dan Lyons đă được giới chức chính quyền miền Nam Việt Nam đón tiếp niềm nở, nhất là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Ông được hướng dẫn đi thăm viếng và quan sát nhiều nơi từ thành thị tới thôn quê. Ông ghi nhận nhiều cuộc tiếp xúc, bàn luận, ghi chép, nhận định, rồi trở về Hoa Kỳ với trên 1500 bài báo nhận định về chiến tranh Việt Nam và sự xảo quyệt của những người cộng sản.

 

 17 lần đi Việt Nam, 17 lần ông quay trở lại nước Mỹ với nhiều suy tư trăn trở và gia tăng tranh luận căng thẳng với các thành phần thiên tả. Lm Dan Lyons làm sáng tỏ chính nghĩa tranh đấu cho Việt Nam tự do. Ông chia xẻ với người Mỹ về t́nh cảm và tâm tư người Việt miền Nam, văn hoá, lịch sử, xă hội, tín ngưỡng. Ông ca ngợi Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và tinh thần yêu nước của người Việt. Ông tuyên vận sâu vào dư luận Mỹ, cứng rắn lên án chế độ Việt Cộng, đề cao chính nghĩa Tự Do và dấn thân đấu tranh cho Việt Nam tự do. Ông kiên cường chống trả và đối đầu với đám đông khuynh tả tuyên truyền sai lạc về chiến tranh Việt Nam. Ở chiến trường hải ngoại, LM kư giả Daniel Lyons giúp trấn đóng những thành tŕ chống Cộng kiên cố.

 

Kư giả quốc tế Dan Lyons tận mắt quan sát cuộc chiến Việt Nam với sự hiểu biết và tấm ḷng thương xót nhân ái của một linh mục, với tinh thần dũng cảm cương nghị của một chiến sĩ Tự Do.  Khắp nơi, dù là ở Hoa Thịnh Đốn, Taipei, Berlin, Budapest, Dublin hay Guatamela, Phillippines, Peru, Ḥa Lan, Ba Lan.... Cha Lyons hăng say diễn thuyết về lẽ công b́nh và bác ái của Kinh Thánh, một mực cứng rắn lên án chủ nghĩa Cộng Sản. Ông làm găy đổ những lập luận thiên tả trong giới trí thức đại học và báo chí, vạch trần những mưu đồ hiếu chiến và xảo quyệt của CS quốc tế.

 

Kư giả quốc tế Dan Lyons cũng viếng thăm nhiều quốc gia Á Châu phát triển quanh vùng, để tường thuật về sự phát triển kinh tế và nền móng chính trị dân chủ ở các con rồng Á Châu. Ông tiếp xúc và phỏng vấn nhiều giới chức chính trị và quân sự cao cấp ở Á Châu. Trong số những bằng hữu thân thiết của Gs Dan Lyons có các tổng thống Tưởng Giới Thạch, Marcos, Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, các vị tướng Mỹ là Westmoreland, Tom Lane, Creighton Abrams.....Linh mục Dan Lyons nhiều lần tiếp kiến Đức Giáo Hoàng và ông thân thiết với nhiều vị Hồng Y, Giám Mục và linh mục ở nhiều nơi --  từ Toà Thánh Vatican La Mă cho đến Ba Lan, Tây Đức, Hungary, Nga, Trung Quốc, Pháp, Ái Nhĩ Lan, Chile, Đài Loan, Phi Luật Tân hay Việt Nam. Họ vận động bảo vệ  thành tŕ Tự Do, trong thế liên kết đấu tranh toàn cầu chống lại chủ nghĩa Cộng sản hung hiểm (2).

 

Hoa Kỳ không muốn chiến thắng ?  

 

Nh́n về đất nước Việt Nam bị dày ṿ trong chiến tranh, Gs Lm Dan Lyons viết: "Cuộc chiến Việt Nam sẽ bế tắc không có lối ra, nếu người Mỹ chúng ta không quyết định chiến thắng dứt điểm. Hoa Kỳ thiếu ước muốn chiến thắng. Người CS biết chúng ta không có chính sách muốn chiến thắng". Theo ông th́ Tết Mậu Thân 1968 là thời điểm thử thách, trắc nghiệm, và t́m hiểu thái độ của Hoa Kỳ trước cuộc chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ có thực sự muốn chiến thắng không? Hoa Kỳ có thể Việt-Nam-hoá cuộc chiến ấy được không? Việt Nam Cộng Hoà có đủ sức mạnh độc lập để tự bảo vệ miền Nam tự do không? Lúc đó Hoa Kỳ lúng túng và không có lập trường rơ ràng về sự kiện CS Bắc Việt mở cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 tấn công miền Nam. Hoa Kỳ không coi sự kiện này là hiểm họa ghê gớm ǵ cả.

 

Theo ghi nhận của kư giả LM Dan Lyons, th́ cái không khí cuồng nhiệt chống chiến tranh Việt Nam ở Mỹ quá gay gắt, khiến giới chính trị gia Mỹ bị lúng túng và thường  băn khoăn hỏi nhau: "Bây giờ Hoa Kỳ phải làm ǵ đây?" . Hai tuần lễ sau Tết Mậu Thân 1968, tổng thống Richard Nixon bật ra 1 giải pháp:  "Hăy phong toả và gài ḿn hải cảng Hải Pḥng". Tổng thống Nixon mong muốn cắt đứt những mạch máu tiếp tế vũ khí và tài trợ từ Liên Sô và Trung Quốc. Quyết định "phong toả Hải Pḥng" của tổng thống Nixon gây ra nhiều tranh luận sôi nổi tại Quốc Hội và giữa các chuyên gia Á Châu. Họ nói phong toả Hải Pḥng bằng ḿn là một hành động xâm lăng. Họ nói nếu làm vậy th́ Cộng Sản Liên Sô và Cộng Sản Trung Quốc sẽ có lư cớ công khai nhập cuộc chiến tranh Việt Nam, và thế chiến thứ 3 sẽ bùng nổ tức th́.  

 

Ngay giữa thời điểm đó ở New York, ngồi trước bàn máy đánh chữ, kư giả Lm Dan Lyons mĩm cười hài ḷng với lời tuyên bố đó của tổng thống Nixon. Ông nói chính quyền Hoa Kỳ cần có tư duy "muốn  thắng". Lâu nay Hoa Kỳ chỉ lừng khừng loay hoay "kềm" chiến tranh Việt Nam thôi, chứ không hề có chính sách muốn chiến thắng dứt điểm. Trong suốt 6 năm, trên hệ thống truyền thanh truyền h́nh báo chí và mạng lưới Công Giáo, Lm Gs Lyons luôn luôn đề nghị cái giải pháp dứt khoát đó: phương cách duy nhất để chấm dứt t́nh trạng Việt Cộng xâm lăng miền Nam là "thả ḿn nổi phong toả Hải Pḥng". Trước Ủy Ban Đông Á và Thái B́nh Dương tại Quốc Hội ngày 26.2.66, Gs Lyons đă đề nghị và thúc đẩy giải pháp rốt ráo khả thi này.  

 

Tại Đài Loan 1966, Tổng thống Richard Nixon ra lệnh t́m Giáo sư Linh mục Dan Lyons. Giới chức phụ tá tổng thống Nixon đă lục lọi sổ điện thoại, t́m kiếm ông Lyons ở khắp các khách sạn Đài Loan. Họ mời ông Lyons gặp gỡ tổng thống Nixon lúc ấy đang công du Đài Loan. Và Gs Dan Lyons đă gặp riêng tổng thống Nixon, hai người tṛ chuyện gần 4 giờ đồng hồ  Lúc đó ông Dan Lyons đang giữ vai tṛ Tổng Thư kư  Hiệp Hội Thái B́nh Dương Tự Do cho Hoa Kỳ (Free Pacific Association for the United States). Lúc đó ông đang viết 1 loạt bài nhận định về t́nh h́nh Tự Do Dân Chủ -- đánh đi từ Đài Loan, phổ biến khắp thế giới qua nhiều ngơ truyền thông.    

 

Thương yêu và thực hành công lư

 

Vào thập niên 60-70 khói lửa sôi động, Lm Dan Lyons người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan này có tiếng nói mạnh. Những bài nhận định của ông trên báo chí, những đối đáp b́nh luận của ông trên hệ thống radio Mỹ có tác động trực tiếp vào sự suy nghĩ của quần chúng Mỹ. "Father Hawk" hiện diện khắp nơi trên mạng lưới truyền thông đại chúng.  Báo Twin Circle do ông làm chủ bút có số in 100,000 tờ, phổ biến rộng răi. Có 40 thành phố lớn tại Hoa Kỳ có thể xem được chương tŕnh hội luận "Twin Circle Headline" trên truyền h́nh nhiều năm. Gần 600 thành phố trên nước Mỹ có thể theo dơi chương tŕnh Radio Talk Shows của ông Dan Lyons hàng ngày. LM Dan Lyons bảo thủ trong tín lư Công Giáo, cứng rắn bẽ găy những luận điệu Mác Lê Nin, giúp dân chúng Mỹ hiểu rơ về chiến tranh Việt Nam và chính nghĩa Tự Do Dân Chủ.

 

Triết lư vào đời của Lm Dan Lyons rất đơn giản: "Tương lai không thuộc về những kẻ rao giảng sự thù hận và bất công. Tương lai là của những người biết thương yêu và thực hành công lư". Ông không chịu nổi "bọn bồ câu". Ông viết: "Bạn có biết con bồ câu được định nghĩa ra sao không? Nó là con chim đẹp, không biết tự bảo vệ thân ḿnh trước chim dữ. Chúng không biết pḥng vệ trước sự xâm lăng. Bồ câu không bao giờ có được những kết luận thực tế. Họ không bao giờ nói cho chúng ta biết những lằn ranh. Họ không có lập trường rơ rệt, không biết quốc gia nào là bạn hay thù. Họ không bao giờ giải thích được rằng tại sao rút quân ra khỏi Việt Nam là công bằng đối với dân tộc Việt Nam. Họ không bao giờ giải thích tại sao nên bỏ rơi Việt Nam, dù lịch sự cách nào. Bỏ rơi Việt Nam th́ có chắc ǵ sẽ dẫn tới hoà b́nh cho thế giới ? Họ không bao giờ nh́n nhận rằng: sự thua cuộc có thể khuyến khích cuộc chiến tranh xâm lăng giải phóng và chống lại những người yêu chuộng Tự Do".

 

Khi Saigon sụp đổ vào tay cộng sản Bắc Việt, Lm Dan Lyons rất buồn. Ông đă xin Đức Giáo Hoàng John Phao Lô Đệ Lục cho phép cởi áo tu sĩ Công Giáo, đúng vào năm 1975 Quốc Hận ấy.  Sự thua cuộc ở Việt Nam càng làm dâng cao ước muốn bảo vệ Tự Do Dân Chủ. Kư giả Lyons càng dấn thân và mạnh mẽ cất tiếng nói của lương tâm và lẽ phải, đặc biệt hướng về các nước cộng sản Đông Âu và Liên Sô. Hẳn là ông vui lắm khi chứng kiến Đông Âu kiêu hùng càn quét chủ nghĩa Cộng Sản, khởi đầu với Ba Lan 1989 quật khởi trong uy lực của niềm tin Ki tô Giáo. Rồi tới Đông Đức, rồi tới Tiệp Khắc, Hungary, Romania, cơn chấn động vũ băo dây chuyền sang Liên Sô 1991. Hạt giống Tự Do đă nẩy mầm kết trái cho nhân loại.  Những quan niệm nền tảng của Thiên Chúa Giáo về  Nhân Quyền và sự công b́nh bác ái đă chiến thắng giáo điều Mác Lê, nổi lên những trận cuồng phong Dân Chủ làm đảo lộn thế giới Cộng Sản.

 

Đấu tranh cho Việt Nam Tự Do

 

Kư giả quốc tế Dan Lyons được mời đến Seattle tham dự Đại Lễ Quốc Tổ Quốc Khánh ngày 17.4.1999.  Người Chiến Sĩ Tự Do gắn bó với Việt Nam này đă lên diễn dàn bày tỏ ḷng kính mến và ngưỡng mộ dân tộc Việt Nam. Ông ca ngợi ḷng ái quốc và tinh thần bất khuất của người Việt trong hành tŕnh đấu tranh cách mạng giải thể chế độ Cộng Sản. Trước cộng đồng người Việt hải ngoại, ông Dan Lyons đă thân mật chia xẻ:  

 

--  "Trong 17 chuyến viếng thăm Việt Nam, từ năm 1963 đến 1965, tôi đă đi khắp miền Nam Việt Nam. Tôi nhận thấy dân tộc Việt Nam rất nhân ái, nhân ái đối với người miền núi hay những người khác. Tôi thấy quư vị rất tận tụy đối với gia đ́nh của quư vị, dù theo Phật Giáo hay Thiên Chuá Giáo. Tôi nhận thấy quư vị là một dân tộc có tinh thần tính ngưỡng rất mạnh.   Tôi cũng thấy người Việt Nam làm việc cần cù, thích con cái có nền giáo dục cao, và hy sinh cho con cái. Chúng tôi đặc biệt ngưỡng mộ tinh thần gia đ́nh gắn bó rất tuyệt vời của quư vị.  Tỷ lệ ly dị của người Việt Nam rất thấp. Quư vị là một thí dụ tốt lành cho Mỹ Quốc".

 

-- "Tôi đă đi qua nhiều quốc gia, nhưng chỉ có miền Nam Việt Nam là nơi mà những lư lẽ tuyên truyền của Cộng Sản hoàn toàn không gây ảnh hưởng ǵ cả. Không có ai ở Việt Nam muốn bị cai trị bởi chủ nghĩa cộng sản, bởi v́ quư vị đă biết nó vô nghĩa. Nó biến Việt Nam thành một quốc gia công an trị. Chủ nghĩa Cộng Sản được đặt trên căn bản bất công và hung ác khủng khiếp.   Quư vị có hiểu biết cao độ về sự bất lực to lớn của chủ nghĩa Cộng Sản khi nó điều hành nền kinh tế. Quư vị biết về sự khác biệt to lớn giữa Bắc Hàn và Nam Hàn, giữa Trung Quốc Cộng Sản và Trung Quốc tự do ở Đài Loan. Lợi tức b́nh quân mỗi đầu người hàng năm ở Đài Loan là trên $15,000 mỹ kim, ở Lục Địa là dưới $700. Thế mà người cộng sản Trung Quốc nói rằng họ có phép lạ kinh tế như ở Đài Loan vậy. Không có lư do ǵ mà Việt Nam không thể phát triển như Đài Loan. Tất cả chỉ cần một nền kinh tế Tự Do trong một xă hội Tự Do. Thế giới tự do sẽ rất vui vẻ giúp đỡ quư vị, nhất là Hoa Kỳ, bởi v́ người Mỹ chúng tôi mắc nợ dân tộc Việt Nam nhiều lắm".

 

-- "Khi tôi đến Việt Nam lần đầu tiên vào cuối năm 1963, tôi hiểu ra rằng: Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bị ám sát là do bởi sự tuyên truyền của cộng sản trên tờ báo New York Times. Ông Đại sứ Lodge khờ dại cả tin của chúng tôi là người lầm lỗi. Ông ấy sau đó có nói với tôi 2 lần rằng: ông ta được thông báo tin tức sai lầm tai hại.  Mọi sự việc đều bi thảm.  Càng bi thảm hơn là cuộc tuyên truyền vĩ đại có tính thiên vị Cộng Sản Hà Nội đă được tiến hành cho đến khi mất miền Nam Việt Nam. Cộng thêm vào sự thất bại của người Mỹ chúng tôi, là cái ư niệm điên khùng: Hoa Kỳ có thể thương thuyết với Hà Nội. Bộ tổng thống Johnson không học được ǵ cả từ chiến tranh Đại Hàn hay sao ? Chúng ta có được hoà b́nh ở Đại Hàn, là chỉ v́ tổng thống Eisenhower đe dọa sử dụng bom nguyên tử. ...." 

 

-- "Hồi năm 1968 khi có 10 chuyên gia quân sự cao cấp được phỏng vấn, th́  cả 10 chuyên gia đều đồng ư từng người rằng cuộc chiến này có thể chiến thắng dứt điểm trong 6 tuần lễ, mà chẳng cần đến bom nguyên tử. Theo lời họ nói, điều thứ nhất cần phải làm là phong toả hải cảng Hải Pḥng. Chúng ta đă từng lập tức đóng hải cảng này vào năm 1943, khi Nhật Bản đổ bộ đến Việt Nam thống trị nước này đấy. Có 2 sự dối trá to lớn, một là quan điểm "đây chỉ là một cuộc nội chiến" (civil war) và hai là ư nghĩ rằng  "chúng ta không thể đánh bại Cộng Sản Hà Nội". Cả hai đều hoàn toàn sai lầm. Thế mà măi tới bây giờ mà những sai lầm này vẫn được nhắc đi nhắc lại không ngừng. Tôi đă tranh luận với tổng thống Richard Nixon trong 3 giờ đồng hồ, tôi nói với ông rằng chúng ta cần phong toả Hải Pḥng. Sau đó, ông Nixon có thú nhận rằng đáng lẽ ông nên mạnh dạn ra lệnh phong toả cảng Hải Pḥng. Tôi có nói rơ vấn đề này trong nhiều bài báo và sách. Quyển sách gần đây nhất của tôi được viết vào năm 1995: "Vietnam: Why We Should Have Won" (3) 

 

-- " Thứ hai tuần rồi (April 12.1999), tôi có tiếp xúc với người bạn Lech Walesa là nhà đấu tranh năng động đă giúp làm sụp đổ chế độ cộng sản Ba Lan. Ông Lech Walesa nói rằng dân tộc Ba Lan không bao giờ có thể thành công được, nếu như Đức Giáo Hoàng John Phao Lồ Đệ Nhị không yểm trợ và không ghé thăm nước Ba Lan 3 lần dưới thời Cộng Sản. Hy vọng rằng Đức Giáo Hoàng có thể đóng một vai tṛ tương tự ở Việt Nam. Đức Giáo Hoàng thích làm chuyện đó.  Năm ngoái (1998), nhà nước Việt Nam đă từ chối không cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị đến viếng thăm đất nước này. Nhưng tôi nghĩ rằng Việt Nam là nơi Đức Giáo Hoàng sẽ đến, nếu không được năm tới, th́ sẽ là năm sau nữa.  Thôi hết giờ cho tôi tŕnh bày rồi. Nhưng nếu tôi có thể nói chuyện ở vùng quư vị, hay gặp gỡ quư vị, hoặc viết bài cho báo chí của quư vị, tôi sẽ rất vui ḷng làm chuyện này. Tôi xem mỗi quư vị là một người bạn đặc biệt của tôi. Trong lúc này, tất cả chúng ta cần tranh đấu và cần cầu nguyện cho nước Việt Nam được tự do. Tương lai không thuộc về những kẻ có hận thù, mà thuộc về những người có t́nh thương yêu. Thank you, God bless you".  

 

Lời kết:

 

Ngày Quốc Hận 30-4 năm nay 2005 đánh dấu 30 năm miền Nam bị cộng sản Bắc Việt xâm chiếm và cai trị. Người Việt lưu vong đau buồn tưởng nghĩ đến đồng bào quốc nội 30 năm đau khổ trong gông cùm chủ nghĩa Cộng Sản.  Trong niềm đau Quốc Hận và trong tinh thần Quốc Kháng, người Việt tha hương năm nay kết hợp tổ chức nhiều sinh hoạt có ư nghĩa ở khắp thế giới và đặc biệt là tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn thứ bảy 30-4 --- nhằm tố cáo tội ác Việt Cộng trước dư luận thế giới và vận động Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam. Nhiều ngàn người Việt đổ về thủ đô Hoa Kỳ thành tŕ của Tự Do Dân Chủ, để biều dương sức mạnh của tập thể công dân Mỹ gốc Việt, để gây áp lực chính trị nhằm giải thể chế độ Việt Cộng. Ước vọng Tự Do sẽ vang dội hùng tráng giữa ḷng thủ đô Washington DC Hoa Kỳ thứ bảy 30-4-2005.

 

Trong một khung cảnh lịch sử đầy cảm xúc và trong khí thế quật khởi này, kư giả lăo thành Daniel Lyons cũng có mặt yểm trợ cho dân tộc Việt Nam. Ông cho biết đă giúp loan báo sinh hoạt và ư nghĩa ngày 30-4 này cho bằng hữu và giới báo chí ở thủ đô. Chúng ta ngưỡng mộ, biết ơn, và vinh danh "Freedom Fighter" người chiến sĩ lăo thành Dan Lyons dấn thân đấu tranh cho Việt Nam Tự Do.  Cụ ông Daniel Lyons năm nay đă trọng tuổi, ở tuổi hạc 80 mà vẫn mạnh khoẻ và nhiệt thành. Ông đi xe buưt 4 tiếng từ New Jersey về DC, để được gặp gỡ tâm t́nh cùng cộng đồng người Việt hải ngoại. Xin trân trọng giới thiệu kư giả lăo thành Daniel Lyons đến quư cô bác anh chị em ---- nhất là quư vị ở miền Đông Hoa Kỳ nơi ông cư ngụ. Cám ơn quư vị tiếp đón ông, một ân nhân của dân tộc Việt Nam. Với sự hiểu biết và ư chí, ông Dan Lyons cùng chúng ta yểm trợ cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam.

 

nguyễn hoàng lan

4.24.2005

 

 

 

Xem tài liệu tham khảo:

 

(1)  "Vietnam Crisis",  Daniel Lyons, S.J, Stephen Pan Ph.D

        East Asian Research Institute, New York 1966

(2)  "The Story of Dan Lyons, SJ ", John D.McCallum,

        Guild Books,  New York 1973

(3)  "Vietnam: Why We Should Have Won", Dan Lyons,

         read by Jeff Riggenbach, Blackstone Audio Books 1993

 

Trở lại trang chánh