2004 : Dân Chủ không ngừng tiến bước

Nguyễn Trúc Giang

Cũng như mọi năm, năm 2004 đă trôi qua với những biến cố lớn nhỏ, thay đổi đời sống của rất nhiều người. Cũng như mọi năm, có những thảm trạng do thiên nhiên gây ra như cơn "sóng thần" đă gây ra không biết bao nhiêu tang tóc cho dân ở vùng Nam Á. Có những thảm trạng do con người gây ra như cuộc chiến vẫn tiếp diễn tại nhiều nơi, ô nhiểm vẫn hoành hành, bệnh AIDS vẫn tiếp tục giết người. Nhưng nếu nh́n lại các biến cố chính trị, th́ năm 2004 cũng có một số đặc điểm, v́ có nhiều cuộc bầu cử đặc biệt.

C̣n một phần tư dân số không có quyền bầu cử.

Thật ra, trong đầu thế kỷ thứ 21 này, th́ bầu cử dân chủ là một việc thông thường, hơn ba phần tư dân thế giới được trực tiếp chọn những người sẽ đại diện ḿnh quản trị đất nước. Một phần tư c̣n lại, mà phần lớn đang sống tại Đông Á, nghĩa là tại Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn. Dân của các quốc gia này cũng mang tiếng là đi bầu cử nhưng thật họ chỉ cầm lá phiếu để chỉ định những người đă được chọn trước, những người này là người cùng phe, nghe theo một chỉ thị, và tham vọng duy nhất của họ là làm sao vào được chổ để tham nhũng, để quơ tiền của dân. Trong một quốc gia chậm tiến như Việt Nam hay Trung quốc , mà lợi tức hằng tháng của người dân hằng tháng không đủ để mua một hộp banh để chơi trên sân cù, th́ một ông tổng trưởng, một ông thứ trưởng, dù lương hướng có cao hơn, tiền đâu mà có thể lấy máy bay để ra ngoại quốc chơi golf. Nếu không phải là tiền vơ vét của dân, tiền của quỹ nhà nước. Ngay chính Giang Trạch Dân khi c̣n đương nhiệm có lần tuyên bố rằng với lương tổng trưởng, không có thể sống sang trọng như các ông tổng trưởng Trung quốc đang sống. Nhưng Giang Trạch Dân chỉ nói mà không ngăn mà cũng không cấm các tổng trưởng đừng lấy tiền của dân, đừng đục tiền nhà nước, v́ Giang Trạch Dân cũng hốt tiền, y như các tổng trưởng. Chúng ta đừng mong rằng chánh quyền cộng sản Việt Nam sẽ bài trừ tham nhũng, v́ họ cốt bám vào quyền để có thể tham nhũng. Tham nhũng chính là mục tiêu tối hậu của hầu hết cán bộ cao cấp cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Và cũng v́ thế không bao giờ họ tổ chức bầu cử tự do.

Bầu cử tự do là một việc thông thường tại các quốc gia khác. Nếu cứ tính mỗi bốn hay năm năm, có một cuộc bầu cử quốc hội hay tổng thống, th́ hằng năm cũng phải có ít nhất là 20 hay 30 quốc gia tổ chức bầu cử. Năm 2004 cũng thế. Nhưng trong các cuộc bầu cử của năm 2004 có vài cuộc bầu cử mang nhiều ư nghĩa để chúng ta ôn lại vào dịp cuối năm.

Bầu cử tại Đài Loan : một hăm dọa vô hiệu quả.

Trước tiên là cuộc bầu cử tổng thống tại Đài Loan, giữa ông Trần Thủy Biển (Chen Shui Bian), đương kim tổng thống, của đảng Dân Chủ Tiến Bộ và ông Liên Sơn (Lien Chan) của đảng Quốc Dân. Năm 2000, ông Trần Thủy Biển đă thắng cử rất chật vật và khi ra tranh cử lần này, ông đă phải vừa tranh cử chống lại đối thủ mà c̣n phải chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh. Đảng ông Trần Thủy Biển chủ trương đưa Đài Loan đến chổ hoàn toàn độc lập, không c̣n liên hệ chính trị với lục địa và trong tương lai sẽ liên hệ ngoại giao với lục địa như hai quốc gia.

Đây là một điều mà Bắc Kinh không thể chấp nhận, v́ lo ngại là một khi Đài Bắc thật sự tách rời, th́ nhiều vùng khác như Tân Cương hay cả Quảng Đông sẽ theo gương đ̣i tách rời. Bắc Kinh lần này không hăm dọa bằng quân sự như cách đây 4 năm, nhưng sử dụng vơ khí kinh tế, và lớn tiếng hăm dọa sẽ không cho phép các nhà đầu tư Đài Loan thiết lập các nhà máy trên lục địa để hưởng nhân công rẻ tiền cũng như cắt đứt mọi liên hệ thương măi và sẽ dùng ảnh hưởng để cô lập kinh tế Đài Loan. Nhưng một lần nữa, Bắc Kinh thất bại, Trần Thủy Biển được tái cử vào chức Tổng thống cho đến năm 2008 và hứa sẽ có một trưng cầu dân ư trên chủ đề độc lập này, mặc dù Hoa Kỳ cố làm áp lực để tránh một cuộc xung đột trong một vùng mà họ mong yên ổn, trong khi họ đang bận tâm tại Trung Đông và đang nhờ Bắc Kinh chỉnh Bắc Hàn đang hăm he sản xuất vơ khí nguyên tử. Đây đến năm 2007 là năm có cuộc trưng cầu dân ư, có thể Hoa Kỳ sẽ nghĩ khác và có thể chính Trung Quốc lúc đó cũng sẽ nghĩ khác, v́ sẽ phải giải quyết một số vấn đề nội bộ hiện đang chống chất, như là sự bất măn ngày càng tăng của giới nông dân, không chịu đựng được thêm các cướp bóc của các cán bộ cộng sản các cấp.

Ngay chính người Trung Hoa c̣n không chấp nhận sự xen vào nội bộ của một nhóm Trung Hoa khác, không lư do ǵ mà chúng ta phải chấp nhận một chế độ luôn luôn riu ríu theo chỉ thị của quan thầy Bắc Kinh ?

Bầu cử tại Ấn Độ : bị trừng phạt v́ phát triển không đều.

Một cuộc bầu cử khác đáng cho chúng ta lưu ư là cuộc bầu cử vừa qua tại Ấn Độ. Nếu ai đọc báo chí Pháp cũng như nghe lời tuyên bố của các chánh trị gia Pháp, th́ Ấn Độ là một quốc gia tồi tàn, ăn mày đi lênh khênh trên khắp phố phường, với muôn ngàn bất công xă hội, ... tóm lại một quốc gia không tương lai, ham chiến tranh nên luôn luôn gây chiến với các láng giềng. Nghĩa là khác hẳn với Trung Quốc ! Các chánh trị gia Pháp có biệt tài là chỉ nh́n thấy những ǵ mà họ cho rằng hợp với ư kiến của họ. Họ quên rằng Ấn Độ là quốc gia có truyền thống dân chủ, các chánh phủ Ấn Độ từ trung ương đến địa phương đều được dân bầu thật sự và tuy Ấn Độ có nghèo thật, nhưng chưa bao giờ Ấn Độ có những nạn đói giết chết hằng chục triệu người như tại Trung Quốc. Ngoài Nhật Bản, Ấn Độ có tŕnh độ học vấn cao nhất tại Á Châu, (theo tỷ lệ các sinh viên tốt nghiệp đại học). Ấn Độ cũng có một bước tăng trưởng kinh tế khá quan trọng mà chắc chắn rất nhiều quốc gia mong muốn. Đây là nước có một nền công nghiệp tri thức hàng đầu, có thể giúp nước này nhập vào thế giới tân tiến một cách nhanh chóng. Kết quả này là công của ông Atal Vajpayee, thuộc đảng Bharatiya Janata (Dân Quốc) trong suốt thời kỳ ông làm thủ tướng, nghĩa là từ năm 1998. Trước khi bầu cử, ông Vajpayee lại rất can đảm lấy một thái độ ôn ḥa với Hồi Quốc để giải quyết vấn đề Kashmir, mà hai bên đă tranh chấp từ hơn 25 năm nay. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm nay, đảng của ông và các đồng minh lại thất cử trước đảng Congress (Hội Nghị) do bà Sonia Gandhi, một người Ấn gốc Ư, vợ của cố thủ tướng Rajiv Gandhi, một gia đ́nh đă làm thủ tướng từ mấy đời, từ đời ông, là ông Nehru, đến đời mẹ là bà Andira Gandhi. Sự thất bại của đảng Bharatiya Janata, không phải v́ đối thủ là bà Sonia Gandhi, mà v́ người dân thấy họ không hưởng được những thành quả của sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm qua. Họ thất bại v́ người nông dân bị họ bỏ rơi, quên lăng. Để tiến nhanh trên đường phát triển, chánh quyền Vajpayee đă chú tâm quá nhiều đến các tầng lớp trí thức, mà không lo đủ việc phát triển các vùng nông thôn, quá chú tâm trang bị các hệ thống viễn thông, mà trang bị không đủ các hệ thống phân phối hàng hóa và phân bón cũng như hệ thống dẫn thủy nhập điền.

Chính sự trừng phạt này của người nông dân đă chứng ḿnh tŕnh độ dân chủ của Ấn Độ hiện không thua kém các quốc gia tiền tiến. Vả lại, các quan sát viên ngoại quốc đều ngạc nhiên khi nghe kết quả bầu cử và điều này cũng thường thôi, v́ các quan sát viên ngoại quốc kể luôn các nhà báo Tây phương ít khi đến các vùng nông thôn. Cũng v́ thế mà chúng ta có thể nghi ngờ sự đánh giá kinh tế của Trung Quốc, v́ đa số các kư giả Tây phương chỉ quây quần trong các thành phố nguy nga như Thượng Hải hay Quảng Châu. Nhưng cũng phải châm chế cho họ là v́ muốn đi vào vùng quê th́ rất nhiêu khê và phải qua không biết bao nhiêu cửa ải.

Nếu có một sự bầu cử tự do tại Việt Nam hay Trung Quốc, chắc chắn là các đảng nắm quyền sẽ bị người nông dân trừng phạt nặng nề v́ họ là những người hoàn toàn bị bỏ rơi trong thời gian qua tại Việt Nam và Trung Quốc.

Bầu cử tại Nam Dương : Một cuộc bầu cử êm đềm.

Một quốc gia khá cũng đông dân, năm nay cũng có bầu cử đó là Nam Dương, một quốc gia mà chỉ cách đây vài năm c̣n sống dưới một chế độ độc tài và có thể nói là quân phiệt. Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, họ đă bầu ra một chánh quyền dân sự và những chánh phủ dân sự liên tiếp đă tỏ ra không đáp ứng được với t́nh h́nh khó khăn v́ nhiều lư do : kinh tế sa sút, tranh chấp tại nhiều địa phương, quân đội không thật sự tuân lệnh, và nhiều nơi bạo động vẫn tiếp diễn. Trước cuộc bầu cử, người ta c̣n lo ngại sẽ có nhiều bất ổn. Người ta c̣n lo ngại hơn v́ sau vụ cuộc chiến tại Trung Đông, nhiều nhóm khủng bố Nam Dương, liên kết với nhóm Al Qaida, đă đặt bom nhiều lần tại những nơi đông dân cư và du khách. Ai cũng nghĩ rằng với quá khứ dân chủ quá ít oi, trong một t́nh trạng hổn độn, hai cuộc bầu cử Quốc hội và tổng thống sẽ diễn ra trong một khung cảnh đẵm máu. Nhưng rồi hai cuộc bầu cử đă xẩy ra trong êm đềm, rất ít xung đột. Nhưng cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4 không đưa ra được một đa số có thể quản trị đất nước, mọi người đều chú tâm đến cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 7 cho ṿng đầu và tháng 9 cho ṿng nh́. Tổng thống đương nhiệm, bà Megawati Soekarno, con gái của người giành độc lập cho Nam Dương, thuộc đảng Dân Chủ Đấu Tranh đă thua trước ông Susilo Bambang Yudhoyono, một vị cựu tướng lănh, do đảng Dân Chủ đề cử.

Hai cuộc bầu cử đă xảy một cách êm đềm. Chứng tỏ rằng người dân khi có lá phiếu trong tay, họ trưởng thành rất mau chóng, trái với sự suy nghĩ của ông Lư Quang Diệu, cho rằng phải cần thời gian lâu dài người dân mới sử dụng được quyền công dân của họ. Cũng v́ ông Lư Quang Diệu nghĩ thế mà Tân Gia Ba vẫn tiếp tục là một thành phố có nhiều cấm đoán và là một quốc gia không dân chủ. Thật ra ông Mahathir Bin Mohammad, cựu thủ tướng Mă Lai cũng nghĩ thế, nên đă cầm tù hết các đối lập, kể cả những người cùng đảng mà không đồng ư với ông. Năm nay, sau 22 năm, ông nhượng chức thủ tướng và một cuộc bầu cử tự do được tổ chức. Người dân Mă Lai đă bỏ phiếu cho mặt trận của ông nhiều hơn là khi ông tại chức, có lẽ chính v́ ông không c̣n nắm quyền. Nhưng người kế vị của ông, ông Abdullah Badawi, muốn tiếp tục ở lại lâu dài th́ cũng nên tiếp tục các cuộc cải tổ đă khởi sự từ khi ông thay thế ông Mahathir.

Bầu cử tại Hoa Kỳ : bất nhất trong chánh trị là thất bại.

Khi nói đến bầu cử năm 2004, chúng ta không thể quên đến cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, siêu cường duy nhất c̣n lại, và cả thế giới đều mong muốn cử tri Hoa Kỳ bầu người tổng thống hợp với ư ḿnh. Dĩ nhiên mỗi lần bầu cử là có phân nửa người thất vọng. Năm nay thất vọng nhiều nhất là các trí thức, đặc biệt là trí thức thiên tả. Một ông trí thức thiên tả Hoa Kỳ đă nói một câu nghe rất chướng tai, v́ rất phản dân chủ. Ông cho là cuộc bầu cử này chỉ do người ngu bầu, có lẽ là v́ họ không bầu như ông. Nếu đó là quan niệm dân chủ của những người thiên tả, th́ chúng ta hiểu tại sao có những quốc gia gọi là thiên tả mà thiếu dân chủ. Cũng may, ông trí thức vừa kể chỉ nằm trong một thiểu số không đáng kể.

Người dân Hoa Kỳ đă tín nhiệm lại ông Bush, không v́ họ ham chiến tranh, cũng không phải là v́ họ chuộng đạo, nhưng v́ đối thủ của ông Bush bất nhất, không có một thái độ rơ rệt trên một số vấn đề then chốt. Ông Kerry không biết có nên dẹp khủng bố bằng vơ lực hay không, trong khi ông biết rằng không có phương cách nào khác. Ông Kerry muốn Hoa Kỳ theo một chánh sách kinh tế thị trường nhưng ông muốn cấm sự tự do lựa chọn phương tiện sản xuất, ... Riêng về vấn đề Việt Nam, th́ ông Kerry tuy là người khuyến khích và đề cao dân chủ, nhưng lại không muốn có áp lực để nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam. V́ thế, lần này người Việt Nam rất vui mừng với kết quả bầu cử tổng thống vừa qua tại Hoa Kỳ. Tất cả người Việt Nam, dĩ nhiên trừ thiểu số cộng sản đang nắm quyền tại Hà Nội.

Bầu cử tại Á Phú Hăn và Ukraine : Dân là chủ.

C̣n hai cuộc bầu cử khác trong năm 2004 đáng chúng ta lưu tâm. Thứ nhất là cuộc bầu cử tổng thống tại A Phú Hăn. Từ hơn một phần tư thế kỷ, A Phú Hăn đắm ch́m trong chiến tranh, trước đó th́ chế độ hoàng gia c̣n rất phong kiến, cho nên có thể nói rằng cuộc bầu cử năm nay là cuộc bầu cử đầu tiên của A Phú hăn. Không một ai tin rằng cuộc bầu cử có thể diễn ra, v́ các tướng vùng, v́ các tù trưởng chưa chấp nhận quyền của trung ương, v́ nhóm quá khích Taliban vẫn c̣n đó, v́ Al Qaida vẫn hăm dọa. Mặc dù t́nh thế rối ren đó, cuộc bầu cử đă diễn ra, trong một không khí tương đối êm đềm, ông Harmid Karzai đă được đắc cử ngay trong ṿng đầu. Chắc chắn là ông Karzai biết rằng, dân chủ cần phải được vun bồi để tiếp tục được duy tŕ và đó cũng là điều kiện then chốt cho việc phát triển hài ḥa cho người dân cũng như cho quốc gia.

Đây là một điều mà lănh đạo của một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ không muốn biết đến. Điển h́nh là tổng thống Kuchna của Ukraine. Sau hai lần tại chức, ông t́m đủ mọi cách để cho phe đảng tiếp tục nắm quyền. Nhưng dân Ukraine không đồng ư với cái nh́n của ông nên đă bày tỏ quan niệm một cách rầm rộ. Cuối cùng cuộc bầu cử gian lận phải bị phế bỏ. Ngày 26 tháng 12, nghĩa là sau ngày Giáng sinh, họ đă ồ ạt đi bỏ thăm, lần này với hằng chục ngàn quan sát viên để ngăn chận những cuộc tráo phiếu, đốt thùng phiếu,... Cuối cùng người dân đă thắng, phe màu cam đă thắng và ông Yuschenko sẽ là tổng thống Ukraine. Những âm mưu của các nước láng giềng để lưu giữ một nhóm người tham nhũng đă thất bại. Nếu trong cuộc biến động tại Liên Xô vào cuối thập niên 90, người dân Ukraine bổng nhiên được thừa hưởng tự do nhờ các dân tộc khác phá vỡ khối Liên Xô, th́ lần này, chính họ đă đấu tranh để bảo vệ dân chủ.

Bài học nào cho chúng ta ?

Qua các cuộc bầu cử của năm 2004, chúng ta thấy rằng dân chủ theo kiểu Tây phương có thể áp dụng cho bất cứ dân tộc nào, kể luôn những người bị ảnh hưởng Khổng giáo như ở Đài Loan, cho những người theo đạo Hồi như ở Nam Dương. Điều này để chứng minh rằng ông Lư Quang Diệu và những người dựa theo lư luận của ông này hoàn toàn sai. Một trăm phần trăm sai.

Điều thứ nh́, là bầu cử trung thực có thể tổ chức ở khắp nơi, v́ có nơi nào nguy hiểm và khó khăn hơn là A Phú Hăn nhưng vẫn tổ chức được.

Điều thứ ba, người ta thường nói là dân chủ cần thời gian để cho dân chúng quen và hiểu được sự quan trọng của lá phiếu, điều đó đúng. Nhưng thời gian không phải là mấy thế hệ, người Nam Dương đă chứng minh điều đó trong ṿng vài năm.

Điều thứ tư là khi nắm quyền phải chu toàn quyền lợi cho mọi thành phần, không thể v́ lư do này hay lư do khác chỉ ưu đăi một thành phần th́ mới tiếp tục được sự tín nhiệm của người dân, người dân Ấn Độ đă nhắc khéo các chánh trị gia của họ.

Và điều cuối cùng nên nhớ là trong một thể chế dân chủ, người ta có quyền bầu khác hơn ḿnh, điều này để nhắc những người, trí thức hay không trí thức, thiên tả hay không thiên tả, thường rất bực ḿnh khi thấy đa số không đồng ư kiến với ḿnh. Bài học này chắc phải là bài học đầu tiên cho mọi người, kể cả người Hoa Kỳ và đặc biệt cho chúng ta, người Việt Nam.

Năm 2005 cũng sẽ có những cuộc bầu cử khác, mà chúng ta sẽ theo dơi như cuộc bầu cử để thay thế ông Arafat. Tuy rất nhiều người ghét ông Arafat, v́ quá khứ khủng bố của ông, nhưng không ai có thể chối cải ông là người yêu dân tộc Palestine. Thay v́ sống cuộc đời giàu sang với số tiền kết sù mà ông đă gom được khi làm kỹ sư và thầu khoán, ông đă dấn thân, đă dành một mảnh đất cho dân tộc Palestine, từ hơn 50 năm nay vẫn tiếp tục sống trong các trại tỵ nạn. Ngày nay, ông chết rồi, Do Thái sẽ không c̣n lư do nào để từ chối thảo luận với những người thay thế, hầu t́m cách chung sống ḥa b́nh trên một mảnh đất mà lịch sử đă đưa họ đến với nhau. Ông Sharon cũng nên nhớ rằng các nhà lập quốc Do Thái cũng đă mang tiếng là khủng bố. Khi có giải pháp cho Palestine, vấn đề Trung Đông sẽ dễ giải quyết hơn v́ các nhóm cực đoan Á Rập sẽ không c̣n lư do để kết án Tây phương. Cũng trong 2005 sẽ có cuộc bầu cử tại Irak, lúc đó người ta mới biết rằng cuộc chiến tại Iraq đúng hay sai và sự hạ bệ Saddam có đem lợi ích cho người dân Iraq hay không ?

 

Trở lại trang chánh