No Hay Nói, Đói Hay Gào

CỨU TRỢ, MỘT ĐƯỜNG LỐI TUYÊN VẬN?

• Cứu trợ một hành xử nhân đạo.

• Đường lối kinh doanh qua h́nh thức cứu trợ.

NGƯỜI DÂN VỆ

Quư đọc giả kính mến sau bao nhiêu năm đoàn người lưu vong bỏ quê hương xứ sở một cách hoảng hốt để chốn chạy cộng sản đi t́m tự do cho bản thân và gia đ́nh. Kinh nghiệm quá khứ đau thương tạm lắng đọng, đời sống thực tại tạm yên ổn, những vết thương ḷng của một thời tuy chưa lành hẳn nhưng chúng ta cố giữ làm sao để vết thương đừng bị tái phát.

Những nghịch cảnh nơi chốn nhân gian không phải là ít. Ngậm đắng nuốt cay nh́n đời cố vui. Có những ngày đầu trong cuộc sống nơi xứ lạ quê người nhiều người trong chúng ta lam lũ kiếm sống để ổn định bản thân và gia đ́nh, vừa làm vừa khóc nơi các cơ xưởng chỉ v́ cố gắng hy sinh để lo cho con cái an tâm học hành, mong sao con cái chúng ta một ngày nào đó sẽ nên người.

Giờ đây, miếng cơm manh áo cũng tạm ổn định, con cái chúng ta cũng đă nên người. Những khó khăn, nhọc nhằn của những ngày tháng bắt đầu trong cuộc đời tị nạn đă qua đi. Miếng ăn miếng để, không nhiều cũng ít trong mỗi gia đ́nh.

Cộng đồng tị nạn Việt Nam khắp nơi mỗi ngày lớn mạnh nhờ việc biết hội nhập nhanh vào xă hội mới. Cơ sở kinh doanh, cơ sở tôn giáo, hội ái hữu theo từng địa phương, từng tập thể h́nh thành để thích nghi theo truyền thống và tập tục của chúng ta.

Khách quan mà nói nếu so sánh với những cộng đồng bạn th́ cộng đồng tị nạn cộng sản Việt Nam tiến nhanh hơn trong nhiều lănh vực. Nảy ra nhiều sáng kiến làm tiền, làm tiền trên những nhu cầu qua sự tận tâm phục vụ khách hàng, thân chủ một cách có lương tâm nghề nghiệp, làm tiền qua sự nhẹ dạ cả tin, làm tiền qua ḷng từ tâm bác ái của những người chưa rơ trắng đen.

Sự kêu gọi của một vài tổ chức dưới h́nh thức thiện nguyện có giấy phép hoạt động theo điều lệ 501 của luật trừ thuế cho những người đóng góp. Bên cạnh những quyên góp cấp thời để giúp những người thiếu may mắn v́ thiên tai, tai nạn, trùng tu các cơ sở tôn giáo, trường học cho trẻ em ở một vài nơi trên quê hương chúng ta.

Mục tiêu cứu trợ nhân đạo là đường lối hành xử cao cả với tấm ḷng từ tâm trong giai đoạn của từng thời điểm. Từ đó tạo được sự đắc nhân tâm tiến đến việc đoàn kết.

Hầu hết những công tác cứu trợ nhân đạo cấp thời hay đoản kỳ giúp đồng bào trong nước thường ít khi xảy ra chuyện ngờ vực, đàm tiếu. V́ những người dấn thân làm những công việc này thật sự “Ăn cơm nhà vác ngà voi”. Họ không cần tiếng tăm, không đánh trống phèng la, v́ sự quyên góp do t́nh cảm quen biết, ḷng tin cậy người đứng ra kêu gọi cho đến khi thấy số tiền đă đủ cho mục tiêu là khóa sổ, thôi không nhận nữa. Những số tiền và tặng phẩm thật sự được trao đến tay người nhận.

Khi công việc cứu trợ xong họ thông báo minh bạch về chi thu và đến tay người nhận như thế nào qua h́nh ảnh và chứng từ. Những chi phí điều hành, di chuyển, ăn ở cho người hành xử việc cứu trợ này thường ít khi nào cắt xén vào tiền quyên góp, hầu như đều do tiền túi riêng của người làm công tác. Đó là những nhà thiện nguyện thuần túy, thật sự có một tấm ḷng quảng đại vô bờ bến.

Nhưng ngoài ra cũng c̣n có những tổ chức thiện nguyện có tính cách lâu dài thường hay phổ biến rộng răi qua h́nh thức quảng cáo trên các báo chí, truyền thanh, truyền h́nh để kêu gọi hoặc đánh động lương tâm người khác đóng góp cho việc chi phí điều hành được trừ thuế qua những người điều hành có ăn lương, hưởng quyền lợi an sinh, và khai thuế lợi tức cá nhân… tương đối c̣n chấp nhận được dù số tiền cứu trợ chỉ đến tay người nhận khoảng 20 đến 30%. Loại thiện nguyện này cũng phải công khai hoá vấn đề chi phí điều hành, chi phí mua đồ cứu trợ để được c̣n tiếp tục hoạt động.

Thường thường hàng năm làm một đôi lần cho có h́nh thức để gây tiếng vang trong cộng đồng. C̣n lại họ t́m cách chia nhau bỏ túi, mua nhà, mua bất động sản, xe mới… th́ điều này chúng ta cần phải xét lại.

Nếu chúng ta nh́n kỹ những quan điểm cứu trợ dưới con mắt nhân tâm chiến giữa chúng ta ở hải ngoại và nhà cầm quyền trong nước qua những kêu gọi hàn gắn và xoa dịu vết thương dĩ văng lại là một vấn đề khá tế nhị. Nên hay không nên. Trách nhiệm đau khổ của đồng bào trong nước có phải do chúng ta gây nên hay do những người độc tài đảng trị gây ra ? Rồi bây giờ lợi dụng t́nh h́nh ổn định kinh tế và ḷng nhẹ dạ, sự nhớ quê hương của cộng đồng tị nạn cộng sản nơi hải ngoại họ dùng những con người chuyên làm tay sai để móc túi đồng bào.

Những người từ trong nước ra làm công tác kêu gọi đóng góp để mang về VN xây dựng các cơ sở do họ đứng tên có thật sự núp dưới danh nghĩa nhân đạo, v́ thấy ở hải ngoại dễ dàng hoạt động gây qũy qua h́nh thức như : Bữa cơm thân mật, Đại nhạc hội t́nh thương, cứu trợ… Rồi bán đấu giá tặng phẩm từ trong nước mang ra. Điều này thấy hơi vô lư. Làm như vậy chẳng khác nào một lối kinh doanh qua h́nh thức giả dạng cứu trợ.

Chỉ nội việc đi ra đi về trong nước dễ dàng của các cá nhân này đă là vấn đề cần phải xét lại. Những tu sĩ khác th́ bị đàn áp bắt lên bắt xuống, tù tội, những nhà đấu tranh tù không biết bao nhiêu lần v́ những đ̣i hỏi nhà cầm quyền phải thực hiện những công bằng xă hội. Dân th́ khổ sở khắp nơi, chính quyền th́ xa hoa phè phỡn tiêu tiền vô tội vạ…Con cháu những cán bộ cao cấp tiền đâu mà tiêu xài như rác khắp các chốn ăn chơi, mua xe hơi mới cả trăm ngàn đô la ?

Tại sao quư vị làm công tác cứu trợ nhân đạo không kêu gọi giới TƯ BẢN ĐỎ trong nước, không đánh động lương tâm họ nhường cơm xẻ áo cho đồng bào trước đi rồi hăy đi ra hải ngoại vận động xin tiền. Nếu quí vị làm thành công việc đó ngay trong nước, chắc chắn khúc ruột ngàn dặm tại hải ngoại sẽ cắt ngay một khúc ruột dư biếu quí vị mang về trong nước để xây dựng và làm nhân đạo như quí vị thường rao bán ngay lập tức.

Chắc ít ai có dịp đọc quyển sách “Từ San Diego đến Saigon” của một người trẻ VN lớn lên ở Mỹ, sau khi học hành thành tài đă trở về VN để vừa làm việc vừa dạy học cho các em. Nhưng người trẻ này cuối cùng phải chạy về lại Mỹ và viết lên cảm nghĩ bực tức, cũng như nhận xét sau khi đă mắt thấy tai nghe của riêng anh trong những tháng ngày muốn mang thiện chí ra xây dựng đất nước của ḿnh, nơi quê hương mà ḿnh đă từ đó theo bố mẹ ra đi. Và sau cùng anh muốn nhắn gửi những bạn đồng tuổi tác hay những người lớn hơn anh hăy
nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm, đừng nên nghe những ǵ cộng sản nói như điều mà tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă nhắc nhở chúng ta khi xưa. Không nên lẫn lộn cương vị Tị Nạn khi trước và Việt kiều hôm nay.

Người trẻ này khẳng định không cảm thấy xấu hổ khi phải từ bỏ ư định của ḿnh. Nếu đem so sánh với lời kêu gọi mới đây của ông LĐH trên một đài truyền h́nh địa phương của người Việt th́ hoàn toàn trái ngược. Bởi v́ ông LĐH lớn tiếng cho rằng cảm thấy xấu hổ khi chưa làm được những điều như vị tu sĩ kia kêu gọi đóng góp để ông tu sĩ về VN xây dựng trong nước cho dân chúng.

Không biết ông LĐH và vị tu sĩ lẫn đài truyền h́nh tiếng Việt kia có biết rằng pháp lệnh tôn giáo của chính quyền VN đang dập tắt sự đ̣i hỏi tự do hành đạo của các linh mục, các tu sĩ Ḥa Hảo, Cao Đài, mục sư Tin Lành cũng như Phật giáo hiện đang xảy ra hay không?

Đương nhiên người Việt phải giúp người Việt cũng như bầu ơi thương lấy bí cùng, nhưng giúp và thương như thế nào chúng ta cần phải hỏi lại ông xếp của ông LĐH là ông VVL. V́ mới đây ông VVL này không đồng ư người đồng hương đi chợ đồng hương và…

Đây chỉ là một trong những loạt bài ư kiến về phương thức đoàn kết và đấu tranh tuyên vận của người việt mang danh tị nạn khi bỏ nước ra đi t́m tự do nay cần phải xác định vị trí chúng ta trước những người trục lợi thời cơ tiếp tay cho những người mưu cầu lợi ích cá nhân, phe nhóm mà quên đi trước đây ḿnh là ai .

Người Dân Vệ

 

Trở lại trang chánh