Cũng Chỉ Có Người Mẹ

             Thứ Bảy vừa rồi, gia đ́nh chúng tôi, gồm hai vợ chồng tôi và mấy đứa con đi dự và đưa đám táng một người con trai, con của ông bà hàng xóm, nhà đối diện với nhà tôi. Anh ấy bị đụng xe, qua đời khi mới 33 tuổi.

            Gia đ́nh người Mỹ gốc Ư nầy có 4 người con trai, không có con gái, tuổi sàn sàn nhau, chơi thân với nhau, có tính cách vừa là anh em, vừa là bạn bè, giống với sáu đứa con gái của gia đ́nh tôi vậy.

            Mười năm trước, khi tôi dọn về đây th́ con gái út của tôi mới 9 tuổi, anh con trai út gia đ́nh nầy, cùng mấy đứa nhỏ hàng xóm cùng độ tuổi, học cùng trường, nhiều buổi tối c̣n đi chơi cút bắt với nhau, bị chúng tôi rầy v́ tội nhảy hàng rào cho nhanh, thay v́ đi ṿng theo đường lớn, hay như khi con gái tôi bị bà Mỹ gốc Nga, nổi tiếng kỳ thị mắng: “Mày về nước mày mà chơi.” Mấy thằng con trai bênh con gái tôi, phản công lại bà: “Bà về nước trước đi, nó sẽ về theo” khiến bà ta cứng họng.

            Vậy rồi cái chú bé con ông hàng xóm ngày ấy đi đánh giặc bên I-rắq. Dĩ nhiên cha mẹ chú ấy lo cho nó! Ngày nó lên đường, các con tôi đưa tiễn, thấy tội nghiệp cho nó vậy! Và rồi nó b́nh an trở về, c̣n anh nó th́ qua đời v́ môt tai nạn ở đây, ngay nước Mỹ. Kẻ người ta sợ nó chết, th́ nó b́nh yên. Kẻ ở trong một xă hội b́nh yên th́ qua đời v́ một tai nạn. Đó là sự nghịch lư của xă hội, là “con Tạo đành hanh” hay một sự sắp đặt trớ trêu của Thượng Đế, hay cái nghiệp như lời Phật dạy? Chẳng biết đâu mà ṃ, chúng ta đành tự an ủi rằng cho đó là số phận vậy.

            Bố mẹ của người qua đời cũng dễ thương như các con của họ vậy. Ông ta từng tham chiến ở Việt Nam khi vợ ông mới sinh đứa con đầu ḷng. Lần tôi ăn nhà mới mời ông bà ấy, theo tục lệ của người Việt hay vài khi gặp nhau trước đường, đưa tay “Hi!” hay nói năm điều ba chuyện xă giao trời mưa trời nắng cho đúng phép, chẳng bao giờ ông ta nói tới việc từng đi lính ở Việt Nam, nhưng hôm tôi bị tai nạn, bà vợ ông qua thăm, nói chuyện với vợ tôi, bà ta khóc, ôm lấy vợ tôi bảo:

            - “Chồng tao đi lính bên Việt Nam hai năm. Ông ấy bảo người Việt Nam đáng thương lắm, họ khổ lắm, khổ v́ nghèo và khổ v́ chiến tranh. Tội nghiệp cho “thằng guy” nầy qua tới Mỹ rồi mà chưa hết khổ, c̣n gặp tai nạn! Sao người Việt họ khổ thế?”

            Bà ta về rồi mà gia đ́nh tôi vẫn cứ bàn về ḷng tốt của hai vợ chồng ấy! Tôi nói với vợ và các con rằng “Bác ái Công Giáo” là vĩ đại lắm. Xă hội Mỹ nầy vốn tạp nham, đa chủng. Sở dĩ nó tồn tại và phát triển được là nhờ nó có hai điều căn bản: Luật pháp và Bác ái Công giáo. Các con tôi cải rằng có thấy mấy thằng con trai bên đó đi nhà thờ bao giờ đâu. Tôi cười: “Bác ái đó nằm trong truyền thống các dân tộc châu Âu, không phải ở chỗ họ có đi hay không đi nhà thờ; cũng như ḷng từ bi của người Việt vậy! Đâu có phải đi chùa mới thương người, không đi chùa th́ không thương người? Nói chung, bác ái hay từ bi lâu đời trở thành bản sắc của một dân tộc. Bỏ nó đi là triệt tiêu cái bản sắc của dân tộc đó. Cái độc hại của chủ nghĩa Cộng Sản chính là ở chỗ đó vậy. Nó hủy diệt bản sắc dân tộc Việt Nam, biến xă hội loài người thành một bầy thú hoang. Sự tàn ác và vô lương của xă hội Việt Nam ngày nay là do hậu quả chiến tranh và do chế độ Cộng Sản. Chiến tranh làm cho con người ta tàn ác hơn và chế độ Cộng Sản tiêu diệt ḷng nhân ái làm cho người ta vô lương hơn. Cho nên Việt Nam bây giờ đầy dẫy những chuyện buôn người, lừa người, phỉnh người một cách tán tận lương tâm và việc tham nhũng trở thành một hiện tượng phổ biến sâu rộng không sao ngăn chận được dù chế độ có đưa ra hàng trăm hàng ngàn biện pháp. Chỉ có một cách là phải hủy bỏ chế độ đó đi.”

            Hôm nghe tin con trai ông bà ấy qua đời, vợ chồng chúng tôi sang thăm. Hai bà mẹ ôm nhau khóc. Bà ta nói trong nước mắt:

            - “Bà cũng làm mẹ, bà biết rồi đấy. Chúng ta sinh con, nuôi con khổ như thế nào! Chúng ta thương con biết bao nhiêu! Tôi tưởng là nó tiễn tôi đi, ai ngờ tôi đưa nó.”

            Suốt mấy ngày, lời than văn của người mẹ cứ lẩn quẩn trong đầu tôi. Công khó của người mẹ sinh con, nuôi con là rất lớn. Câu mẹ tôi thường nói ngày xưa là “Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn” hoặc “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” như trong ca dao, hoặc rạt rào như Thái B́nh Dương trong bài “Ḷng Mẹ” của Y-Vân, v.v...

            Hôm đưa đám, trong nhà thờ, sau khi hát bài “Song of Farawell” mọi người ai cũng khóc, nhất là các bà nhưng bà mẹ th́ khóc nức nở, dội từ phía quan tài vang khắp cả nhà thờ. Tôi lại nghĩ đến lời bà mẹ nói với vợ tôi – “Bà cũng làm mẹ, bà biết rồi đấy. Chúng ta sinh con, nuôi con khổ như thế nào! Chúng ta thương con biết bao nhiêu ...”

            Suy cho cùng, trong t́nh mẫu tử, trong việc sinh con và nuôi nấng con cái, người mẹ bao giờ cũng ở vào vị trí hạng nhứt. Khi con vui chơi mạnh khỏe, người mẹ hạnh phúc hơn ai hết. Và khi khóc cho một đứa con qua đời, mẹ là người đau khổ nhất! Dù đông tây kim cổ bao giờ cũng vậy!

Thế Đức

 

Trở lại trang chánh