Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến:

CÔNG AN VÀ PHƯƠNG NAM

Người ta dùng lửa thử vàng.
Lấy vàng thử đàn bà.
Và mang đàn bà thử đàn ông.
(Ngạn ngữ)

Cứ theo như lời của bố tôi th́ đây là chân lư mà dân Á Rập hay Ba Tư (hoặc Ấn Độ ǵ đó) đă t́m ra. Và ông không quên dặn ḍ rằng tôi phải nhớ thật kỹ như thế để sống cho nó ngon lành và khỏi trật đường rầy.

Tôi đâu có dám quên lời bố dặn nhưng cuộc đời tôi, nói t́nh ngay, không được ngon lành ǵ cho lắm. Tôi chôm vàng của mẹ, mang thử đàn bà (rất) nhiều lần, lần nào cũng … trật. Họ coi tôi như quái vật, và phần lớn đều rất cong cớn, cất giọng mỉa mai:

- Trời! Bộ đi vượt biên hay đi chạy hộ khẩu Hà Nội sao mà mang theo cả đống vàng vậy, cha nội?

Tử tế hơn một chút, có bà nh́n tôi với ánh mắt (vô cùng) thương hại, rồi hỏi khẽ:

- Rơ khổ, thế anh không có hột kim cuơng nào à?

Sau những kinh nghiệm (ê chề) như thế, tôi nhận ra rằng không có chân lư nào vĩnh cửu cả. Mọi giá trị thay đổi theo thời gian và không gian. Vào thời của tôi, và ở quê hương của tôi, sự việc đều khác hẳn:

Người ta (vẫn) dùng lửa thử vàng.
Nhưng lấy vàng thử công an.
Và mang công an thử đàn … ông.

(Trên nguyên tắc, có thể dùng công an để thử tất cả mọi người - không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, sắc tộc hay phái tính. Tuy nhiên sau khi "thử " bà Dương Thu Hương - và bị bà ấy chửi cho (gần) tắt bếp - th́ Đảng và Nhà Nước đồng ư, "bỏ qua" cho đám đàn bà phụ nữ.)

Dùng lửa thử vàng, nếu vàng đổi màu là vàng giả. Lấy vàng thử công an mà họ không cầm (liền) th́ kể như bạn đă không gặp công an thứ thiệt. Và mang công an thử đàn ông mà cha nội này xanh mặt th́ đúng là đồ (đàn ông) dởm.

Xin đơn cử thí dụ về một trường hợp … dởm. Cách đây không lâu, khi giới văn nghệ Việt Nam được (tạm thời) cởi trói th́ nhà văn Trần Mạnh Hảo thừa thắng xông lên. Ông đ̣i hỏi phải được "nghỉ chơi" với Đảng. Trần Mạnh Hảo cho ra đời cuốn Ly Thân, và nói xa gần bóng gió rằng cuộc hôn nhân cưỡng bách giữa Đảng và ông ta đă kéo dài quá lâu và quá mệt. Ông xin được ra riêng, cho nó khỏe.

Ư muốn của Trần Mạnh Hảo hoàn toàn chính đáng nhưng Đảng vẫn muốn biết xem ư chí (độc lập tự do) của ông tới cỡ nào nên đương sự đă được công an mời đến thử. Kết quả cho thấy rằng Trần Mạnh Hảo chỉ là loại sọc dưa.

"Sọc dưa" là một từ ngữ có nguồn gốc từ giới đá cá lia thia. Giống cá này thường rất hiếu chiến. Cứ bỏ hai con đực vô chung một cái thẫu là chúng lập tức phùng mang, rẽ nước, nhào vô đấm đá chết bỏ. Lâu lâu mới gặp phải con lia thia … dởm. Loại cá này khi thấy địch thủ có vẻ hùng hổ thiệt và hùng hổ hơn ḿnh th́ toàn thân nó bỗng nổi sọc (trông như những đường sọc trên quả dưa) và … bỏ chạy.

Trần Mạnh Hảo thuộc loại sọc dưa như thế. Và như thế, nghĩ cho cùng, cũng không có ǵ để nói. Điều đáng phải phàn nàn là Trần Mạnh Hảo đă đi xa hơn thế. Sau khi bị công an "thử", ông đă vội vă xé đơn xin ly thân. Rồi Trần Mạnh Hảo bỗng đổi hẳn thái độ, trở nên hậm hực và gầm ghè với bất cứ ai đ̣i ly dị Đảng.
Ai cũng như Trần Mạnh Hảo th́ nghề công an thiệt khoẻ. Nếu không nhận được vàng từ người bị thử th́ cũng được sự hợp tác chặt chẽ của họ. Những người sọc dưa như thế, tiếc thay, dường như mỗi lúc một ít hẳn đi - ở Việt Nam. Nói cách khác, làm công an ở xứ sở này - xem chừng - cũng mệt, và mỗi lúc một … thêm mệt (bạo).

Sau đây là vài trường hợp "không khoẻ mấy" đă xẩy ra.

Lúc 10 giờ sáng ngày 5 tháng 9 năm 2001, một công dân Việt Nam lăo hạng, ông Nguyễn Thụ, nhận được giấy mời đến văn pḥng công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) "để bàn về an ninh quốc gia". Tại đây, ông được nói cho biết rằng có một số người đang tập hợp để chống tham nhũng. Đây là chuyện (riêng) của Đảng và Nhà nước. Công an nhă nhặn và lịch sự đề nghị ông cụ không nên có quan hệ với Hội Chống Tham Nhũng này."

Nghe xong, ông Nguyễn Thụ (ngó bộ) không vui. Sao kỳ cục vậy cà? Sao tiền thuế của người dân bị ăn cắp v́ nạn tham nhũng mà họ lại không có quyền tham dự vào việc chống lại vụ này? Sao kẻ cắp lại dành quyền đi bắt ... trộm như vậy chớ? Sao từ trước tới giờ chống thực dân, chống phong kiến, chống Pháp, chống Mỹ, chống giặc Bắc Kinh xâm lược … th́ người ta thiết tha kêu gọi ông cụ - cũng như con cháu - tích cực tham gia mà đến khi chống tham nhũng th́ họ lại bảo là việc (riêng) của Đảng và Nhà Nước? Thế nà thế lào?

Tuy băn khoăn như vậy nhưng ông Nguyễn Thụ không nói năng ǵ nhiều, chỉ lẳng lặng ra về. Về đến nhà ông cụ viết một bài dài (có tựa là "Kể Chuyện Lên Công An Quận") với nội dung rất "phản động", mang phát tán tùm lum, gửi ra tận nước ngoài.

Sau đó, có lẽ ông Nguyễn Thụ bị công an … giận! Họ không bao giờ thèm ghé chơi nhà, và cũng thôi (không) mời ông ấy đến đồn để … thử (thêm) một lần nào nữa. Chả lấy được vàng, không được cộng tác, mà c̣n bị ông già viết bài mắng chửi xỏ xiên như thế th́ ai mà không giận chứ?

Những người già thường (khó chơi) thế đấy. Chỉ có vẻ bằng mặt nhưng không bằng ḷng. Về nhà mới chửi toáng lên. Phản ứng của người trẻ th́ khác. Xin đơn cử một thí dụ khác - về trường hợp của một công dân khác, một thanh niên c̣n rất trẻ - xẩy ra ở đồn công an Đống Đa, Hà Nội, vào cùng ngày 5 tháng 9 năm 2001:

"Khoảng 14 giờ 20 phút, một tốp công an khoảng 10 người to khoẻ ập vào nhà tôi và đưa tôi giấy triệu tập do trưởng công an quận Đống Đa Vũ công Long kư, với lư do "hỏi có việc liên quan đến an ninh quốc gia …". Cuộc thẩm vấn chỉ xoay quanh vấn đề Hội Chống Tham Nhũng, nhưng tôi bị giữ tại cơ quan CA 3 giờ. Tôi hết sức bất b́nh v́ thái độ của các công an viên, đặc biệt là anh Tâm. Anh này có thái độ vô cùng xấc xược và vô văn hóa đến mức không tưởng tượng nổi. Lúc thả tôi, anh Tâm nói:

- Tao tha cho mày v́ mày ốm yếu, chứ không tao đă bắt mày rồi. Nhưng tao cấm mày ra khỏi nhà.

- Có văn bản pháp luật nào cấm tôi ra khỏi nhà không ?

- Tao không cần văn bản nào cả.

- Vậy là văn bản miệng à?

- Đúng. Miệng tao là pháp luật.

- Vậy th́ tôi vẫn cứ ra khỏi nhà nếu tôi muốn.

(Lê Chí Quang,"Kịch Liệt Phản Đối Việc Bắt Giữ Khám Xét Những Người Chủ Trương Thành Lập Và Tham Gia Hội Chống Tham Nhũng".)

Thái độ của những người như Nguyễn Thụ, Lê Chí Quang … hẳn là đă làm cho giới công an ở Hà Nội (hết sức) thất vọng và (vô cùng) kinh ngạc. Họ không mang vàng đến "thử" công an (đă đành), không chịu hợp tác (cũng đành) mà c̣n lớn tiếng la lối như thế th́ thực là tệ quá. Sao bỗng dưng đàn ông VN cũng trở nên khó thử (y như đàn bà) thế nhỉ?

Và trường hợp tệ nhất, khó thử nhất mà tôi được biết th́ mới xẩy ra ngày 10 tháng 12 vừa qua, Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Đang không cả thế giới nhận được bức thư ngỏ của một công dân VN, có bút hiệu là Phương Nam, ông ta la lối và hô hoán lên - như sau:

"Tên tôi là: Đỗ Nam Hải - Sinh năm 1959, tại Hà Nội. Thường trú tại: 441 Nguyễn Kiệm - Phường 9 - Quận Phú Nhuận - Tp. HCM. Nghề nghiệp: kỹ sư kinh tế ngân hàng. Chiều ngày 6/8/2004, trong khi tôi đang làm việc tại ngân hàng th́ có một số sỹ quan thuộc Cơ quan an ninh - Bộ công an đến tận nơi, khéo léo mời tôi lên một chiếc xe hơi để đi làm việc tại ngôi biệt thự số: 310 đường Trường Chinh - Phường 13 - Quận Tân B́nh - Tp. Hồ Chí Minh. Sau đó, tôi bị giữ lại đây hơn 2 ngày (từ 16 giờ ngày 6/8/2004 đến 18 giờ ngày 8/8/2004), để "Trả lời một số vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia", theo như nội dung ghi trong Giấy Mời. Bốn tháng sau, tôi lại bị các sỹ quan công an trên giữ lại 24 tiếng (từ 17 giờ ngày 3/12/2004 đến 17 giờ ngày 4/12/2004) tại trụ sở Công an quận Phú Nhuận, số: 181 đường Hoàng Văn Thụ - Phường 8 - quận Phú Nhuận - Tp. HCM. Cũng trong khỏang thời gian 4 tháng qua, tôi c̣n bị hàng chục lần phải đi làm việc theo yêu cầu của công an: khi th́ ở nhà hàng, khi th́ trong những pḥng kín của các khách sạn khác nhau; khi th́ trên một chiếc xe cứu thương bít bùng trên bờ kênh Nhiêu Lộc, thuộc quận Tân B́nh. Máy tính của tôi (cục CPU) cũng đă bị tạm giữ từ ngày 4/12/2004 tại Công an quận Phú Nhuận, và theo lời giải thích miệng của công an là: "khi nào chúng tôi xóa hết các dữ liệu trong đó th́ sẽ trả cho anh".

V́ vậy, hiện nay tôi không có phương tiện làm việc tại nhà.

Dù ở vào một hoàn cảnh khó khăn như thế, Phương Nam lại có một kiến nghị (rất viển vông) thế này:

Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ và Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam hăy nghiên cứu, xem xét ư kiến đề nghị của tôi về 1 cuộc Trưng cầu dân ư ở Việt Nam.

Trong đó, câu hỏi duy nhất cần nhân dân Việt Nam trả lời là:

Việt Nam nên hay không nên theo chế đa đảng?

Nếu ai đồng ư th́ ghi Có. Ai không đồng ư th́ ghi Không.

Tôi sẽ rất vui ḷng và sẵn sàng cùng các bạn hữu trong và ngoài nước của ḿnh chờ đợi những cuộc đối thoại từ phía Quốc hội, Chính quyền hay ĐCSVN tổ chức, để làm rơ hơn ư kiến đề nghị trên của ḿnh. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các cơ quan trên và xin chân thành cảm ơn trước. Trường hợp các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Việt Nam thấy rằng: những việc làm của tôi là có điều ǵ trái pháp luật th́ tôi sẵn sàng đối diện với khả năng xấu nhất có thể xảy ra với ḿnh. C̣n t́nh trạng hiện nay của tôi là rất ụ ụ, xọe xọe, rất không đàng hoàng, mà Cơ quan an ninh - Bộ công an Việt Nam đă áp dụng với tôi trong hơn 4 tháng qua. Thay cho lời kết, tôi xin được ghi lại câu nói của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (1900 - 1944): Tự do không thể van xin mà được. Tự do phải giành lấy mới có!"

Dù không phải là thầy bói, tôi vẫn biết chắc là những ông hay những bà công an ở thành phố HCM (quang vinh) đều đă há hốc miệng ra - sau khi đọc bức thư ngỏ của Phương Nam. Họ vô cùng ân hận, và sẽ ân hận cho đến chết, v́ đă "thử" (lầm) một thằng cha lắm điều và nhiều chuyện (trời biển) tới cỡ đó.

Thấy chưa, tôi đă nói trước rồi mà không nghe. Thời buổi này không thể mang vàng để thử đàn bà, cũng không thể mang công an để thử dân VN được nữa - bất kể họ là đàn bà hay đàn ông.

Và trong một chế độ độc đảng, công an trị mà công an hết sài được rồi th́ c̣n chờ ǵ nữa mà không tổ chức "trưng cầu dân ư" đi chớ. Đó là lối thoát cuối cùng mà. Nghe lời cha nội Phương Nam đi, trước khi quá muộn! Cái giá mà những kẻ bạo ngược phải trả v́ đă (dám) thử thách cả một dân tộc - chắc chắn- sẽ rất là không rẻ. Đừng có dại mà thử (coi sao) nha. Cái đám công an cộng sản (nói riêng) và cả bọn cộng sản Việt Nam (nói chung) chả qua chỉ là một bọn sọc dưa, không hơn không kém.

Tưởng Năng Tiến

Bấm vào đây để coi thêm tin tức về Phương Nam >>> http://www.saigonusanews.net/tinvn/tinvn_conganvc_phuongnam.htm

 

 

Trở lại trang chánh