Cái lưỡi gỗ của bà Tôn Nữ Thị Ninh 
(LÊN MẠNG Thứ ba 28, Tháng Mười Hai 2004)
 
Lê Vĩnh
(VNN)

Trong chặng dừng chân chót trên nước Mỹ, với buổi nói chuyện tại trường đại học San Diego, bà Tôn Nữ Thị Ninh đă làm được một việc mà những người thường bài xích chế độ cộng sản tại Hà Nội không mấy ai làm được một cách hiệu quả v́ không ở vị trí thuận lợi như bà. Qua một số vấn đề và những so sánh khập khiễng được tŕnh bày trong buổi nói chuyện đó, bà Tôn Nữ Thị Ninh đă khiến người ta phải kinh ngạc trước một số thực tế rất bôi bác của nhà nước cộng sản Việt Nam cũng như tư duy sơ cứng của giới lănh đạo chế độ đó.

Một trong những sự kiện mà bà Tôn Nữ Thị Ninh tiết lộ khiến cử toạ phải ngỡ ngàng là cung cách làm việc của quốc hội nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo bà th́ từ trước đến nay các đại biểu quốc hội chỉ làm việc bán thời gian, cho đến gần đây mới có luật đ̣i hỏi phải có 25 phần trăm các đại biểu quốc hội làm việc toàn thời gian. Người ta ngỡ ngàng v́ khó t́m đâu ra được một quốc gia nào khác có guồng máy nhà nước với cơ chế quốc hội làm việc theo kiểu như quốc hội của cộng sản Việt Nam. Bất cứ ai có kiến thức căn bản về cơ cấu tổ chức guồng máy nhà nước đều biết, quốc hội là cơ quan dân cử của một nước, làm ra luật pháp và quyết định những công việc hệ trọng của đất nước; đồng thời c̣n có nhiệm vụ giám sát công việc của hành pháp cũng như của tư pháp. Mọi việc của đất nước, của các cơ chế quốc gia, là những việc nặng nề, liên tục; không những thế, theo quy định của hiến pháp, quốc hội nước Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam c̣n là cơ quan quyền lực cao nhất nước,... thế nhưng quốc hội cộng sản Việt Nam chỉ là một cơ quan làm việc bán thời gian như một hội đồng hương chức, th́ quả là đáng ngạc nhiên và nực cười. Người ta vẫn thường nói về tính cách trang trí của cơ quan này; trên một số diễn đàn ư kiến, người dân trong nước cũng hay miệt thị sự ngoan ngoăn của cái cơ chế gọi là quốc hội đó... Và nay, qua sự tiết lộ của bà Tôn Nữ Thị Ninh, những bài xích như vừa kể càng có thêm cơ sở vững chắc.

Cử tọa càng thêm ngạc nhiên khi bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biết về quyết tâm theo đuổi "nền dân chủ độc đảng" của đảng cộng sản Việt Nam. Bà c̣n cụ thể hoá "nền dân chủ độc đảng" này bằng h́nh ảnh đă được nhiều quan chức của đảng nêu lên trước đây, trong đó đảng là cha mẹ c̣n nhân dân là con cái. Đối với một cử toạ gồm những doanh nhân trí thức Hoa Kỳ và sinh viên, nếu "dân chủ độc đảng" tự nó đă là một quan niệm khôi hài, th́ h́nh ảnh đảng là cha mẹ dân càng khiến người ta phải kinh ngạc là vào đầu thế kỷ 21 vẫn c̣n có một nhóm người cai trị đất nước nhất quyết theo đuổi cung cách cai trị theo kiểu thời trung cổ của nhân loại. Người ta có thể đồng ư với bà Ninh là Việt Nam không nhất thiết phải theo một thể chế khuôn mẫu nhất định nào; tuy nhiên, không v́ thế mà bỏ qua những kinh nghiệm xương máu mà nhân loại đă kết tụ được trong nhiều thế kỷ qua để có thể chọn lựa cho ḿnh con đường phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Những kinh nghiệm đó là, sự độc quyền nào th́ cuối cùng cũng sẽ dẫn đến sự lạm dụng. Sự cai trị độc quyền, do không bị kềm chế về quyền lực, về ḷng tham, về sự giới hạn của con người... nên luôn luôn đưa đến sự tha hoá. Trong khi đó, môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ luôn luôn thúc đẩy sự tiến bộ và hoàn thiện hơn; bất kể đó là cạnh tranh về trí tuệ, thương trường hay chính trường. Trên thực tế không phải là cộng sản Việt Nam không biết điều này. Họ đă phải từ bỏ độc quyền kinh tế để tránh sự xụp đổ. Về chính trị, chế độ độc đảng tại Việt Nam đă đưa đến thực trạng như thế nào th́ ai cũng đă biết. Cựu trung tướng Trần Độ đă nói về thực trạng đó như sau: "độc đảng tất yếu sẽ kéo theo nhiều thứ 'độc' khác như 'độc tàí, 'độc đoán', 'độc quyền'..., và đảng đó ra sức củng cố độc đảng chyên chế về tư tưởng và chính trị, tạo ra một xă hội đầy tham nhũng, đầy dối trá và lừa bịp, mọi người sống trong cảnh đóng tṛ giả dối, ngày ngày sinh ra lớp lớp người nịnh bợ, cơ hội. Các tệ nạn xă hội lan tràn, phát triển....".

Với quốc nạn tham nhũng hiện nay, người dân trong nước cũng bày tỏ ư kiến trên một số các diễn đàn: "Nếu có chế độ đa đảng th́ dân chúng sẽ không chọn lựa một đảng tham nhũng lên cầm quyền". Có lẽ cũng biết hậu quả tai hại của thể chế độc đảng, mấy năm trước đây Hội Đồng Lư Luận Trung Ương của đảng cộng sản Việt Nam đă đặt ra đề tài nghiên cứu "Một đảng lănh đạo có dân chủ được không", và báo cáo đề dẫn của cuộc nghiên cứu đó đă đưa ra "6 trở ngại và nguy cơ đối với dân chủ của chế độ một đảng duy nhất cầm quyền". Qua các sự kiện vừa phân tích, việc bà Tôn Nữ Thị Ninh nói về quyết tâm theo đuổi "nền dân chủ độc đảng" vừa cho thấy sự sơ cứng trong cung cách tư duy, vừa để lộ sự bối rối của giới lănh đạo đảng cộng sản Việt Nam trước viễn tượng thay đổi mà đảng không cưỡng lại được, v́ nó phù hợp với xu thế của nhân loại ngày nay.

Một số so sánh khập khiễng trong buổi hội thảo của bà Tôn Nữ Thị Ninh càng cho thấy "lư luận lưỡi gỗ" của bà không có khả năng thuyết phục. Bà so sánh chế độ độc đảng tại Việt Nam với chế độ quân chủ lập hiến tại Thái Lan, cũng như cho rằng nay người Việt Nam có nhiều quyền tự do hơn truớc năm 75. Ở hai so sánh này, với căn bản học vấn và những sinh hoạt rong quá khứ, bà Tôn Nữ Thị Ninh thừa biết Thái Lan có nhiều đảng chính trị cạnh tranh nhau trong môi trường tự do ngôn luận. Quốc vương Thái chỉ là biểu tượng và không có quyền lực chính trị. Trong khi Việt Nam chỉ có duy nhất 1 đảng và các cơ quan ngôn luận độc lập đều không được phép hoạt động. Bên cạnh đó về t́nh h́nh tự do trước năm 1975, nếu ngay sau biến cố năm 75, đảng cộng sản Việt Nam không thiêu huỷ tất cả sách báo giáo dục, văn hoá phẩm miền Nam, th́ ngày nay người ta có thể dễ dàng t́m ra vô số tài liệu cho thấy sự tự do ngôn luận ở miền Nam trước kia. Dù chưa được hoàn hảo v́ t́nh trạng chiến tranh lúc đó; nhưng những tranh trí hoạ châm chọc ông Thiệu, những bài viết phê b́nh chỉ trích chính quyền, chính khách đương thời đầy dẫy trên báo chí, các tôn giáo, đảng phái, đoàn thể quần chúng không bị nhà nước khống chế, hoạt động nhộn nhịp và có các cơ quan ngôn luận riêng... tất cả đều thể hiện các quyền tự do căn bản ở một mức độ nào đó.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh c̣n so sánh việc cộng sản Việt Nam tàn sát mấy ngàn thường dân vô tội trong tết Mậu Thân và vụ Mỹ Lai cũng như tệ nạn buôn bán trẻ em phụ nữ với Thái Lan một cách rất gượng ép. Cứ cho rằng, trong một vài trường hợp của cuộc chiến, lính Mỹ có một số hành vi tàn nhẫn; nhưng không thể vin cớ ngoại nhân làm như vậy mà đảng cộng sản Việt Nam tự cho ḿnh cái quyền tàn ác với đồng bào của ḿnh gấp trăm lần hơn vừa ở số lượng nạn nhân vừa ở mức độ tàn ác. Hơn thế nữa, những người trách nhiệm trong vụ Mỹ Lai đă phải ra toà đền tội; ngược lại những kẻ tàn sát đồng bào trong tết Mậu Thân lại được đảng thưởng công. Ngoài ra, nếu t́m hiểu một cách cặn kẽ th́ sẽ thấy, những thảm trạng chiến tranh đổ lên đầu người Việt Nam mà bà Ninh đề cập đến đều bắt nguồn từ đảng cộng sản Việt Nam sau khi đảng phát động chiến tranh thôn tính miền Nam trong đại hội đảng lần thứ 3 năm 1960. Bên cạnh đó, trong so sánh tệ nạn buôn bán phụ nữ trẻ em ở Việt Nam với Thái Lan, bà Tôn Nữ Thị Ninh đă gợi ra h́nh ảnh một anh học tṛ dốt, thay v́ phải phấn đấu để khá hơn th́ lại tự bằng ḷng với sự dốt nát của ḿnh, v́ thấy cũng c̣n có người dốt tương tự.

Cuối cùng, về cá nhân của bà Tôn Nữ Thị Ninh; bà được giáo dục và trưởng thành trong môi trường văn minh của châu Âu, với lư tưởng công bằng, bác ái của thời niên thiếu. Tiếc rằng sau mấy chục năm phục vụ đảng cộng sản Việt Nam bà đă biến chất theo môi trường bà phục vụ. Khả năng ăn nói lưu loát nhờ sự giáo dục vừa kể khiến bà nổi bật so với cung cách ăn nói thô lỗ của các nhân vật lănh đạo khác của đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, với những cách khỏa lấp chạy tội cho đảng một cách lộ liễu, vụng về, sự lưu loát vừa kể của bà chỉ là xảo ngôn, thể hiện sự bất lương cố hữu của giới lănh đạo đảng.

 

Trở lại trang chánh