(Kính mong quư đồng hương và các cơ quan truyền thông chuyển tin này tới các Tổ chức Nhân quyền và Y tế Quốc tế để t́m cách can thiệp cứu giúp bé Phương v́ chánh quyền địa phương ở VN đă làm ngơ.)

Bé gái 8 tuổi bị nhốt giữa rừng gần 4 năm

14:15' 23/05/2005 (GMT+7)

Bé Phương 8 tuổi nhưng chỉ nhỏ như đứa trẻ 1 tuổi - (ảnh: B́nh Minh)

Hà Giang - Một bé gái 8 tuổi gần 4 năm bị nhốt trong rừng tại xă Nậm Ban, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang nhưng chưa có ai ra tay giải cứu. Nạn nhân là cháu Nông Văn Phương, con ông Nông Văn Giềng, ở xóm Nà Tàn, xă Nậm Ban - là xă vùng sâu, cách trung tâm huyện lỵ trên 30 km.

Vượt qua nhiều cây số đường rừng, đi bộ, lội suối, trèo đèo hơn 1 giờ đồng hồ, chúng tôi đến được nhà anh Nông Văn Giềng. Khi mới đến gần nhà, chúng tôi nghe thấy có tiếng trẻ gọi bằng tiếng dân tộc Giấy vọng ra từ một chiếc lều lụp xụp chưa đầy 2m2 ngoài góc rừng. Anh Vương Văn Tuấn - cán bộ Trạm y tế xă nói đó là cháu Phương, và anh dịch lời cháu gọi: "Bố, mẹ ơi nhà có khách". Tiếng cháu gọi rất khỏe và dễ thương như mọi đứa trẻ khác cùng trang lứa gọi mẹ. Khi thấy chúng tôi đến nhà, bố mẹ Phương và ông nội cháu vừa mừng, vừa lo, nước mắt cùng lă chă rơi trên gương mặt hốc hác, đen sạm mệt mỏi của họ.

Tôi xin phép được ra thăm cháu ở túp lều nhỏ xơ xác nằm ở ven rừng cách nhà khoảng 200m. Đến nơi, khi ông Giềng bỏ tấm phên cửa ra, chúng tôi không thể tin vào mắt ḿnh trước cảnh quá thương tâm: 8 tuổi nhưng chỉ nhỏ như  đứa trẻ 1 tuổi do bị suy dinh dưỡng nặng, cháu Phương cũng chỉ mới biết ngồi. Thân thể cháu toàn vảy nến, chằng chịt những mảng da khô rơi rụng quanh chỗ ngồi. Xung quanh là mùi hôi thối nồng nặc v́ đă 4 năm qua cháu không được tắm rửa. Hằng ngày đến bữa ăn, mẹ cháu chỉ đưa cơm, nước ra để đấy cho cháu, cháu tự ăn và vệ sinh ngay tại chỗ. Khi chúng tôi đưa cháu gói bánh, cháu biết nói "xin" và ăn ngấu nghiến như chưa bao giờ được ăn. Qua hành động, cử chỉ đó, chúng tôi cho rằng nhận thức của cháu vẫn b́nh thường như những đứa trẻ khác, chỉ có vấn đề về sức khỏe do bị cách ly, sống trong chiếc lều nhỏ chật hẹp, không được tiếp xúc với người xung quanh. Hằng ngày, cháu chỉ ngồi một chỗ hoặc lê quanh chiếc lều với chiếc chăn chiên rách nát.

Theo như bố cháu kể lại, khi mới sinh ra Phương đỏ như bị bỏng, sau đó càng lớn lên da cháu càng đỏ hơn và có hiện tượng bị tróc vảy toàn thân. Đến khi cháu được 4 tuổi, dân làng đồn cháu bị bệnh phong hủi nên mọi người xa lánh cả gia đ́nh cháu v́ sợ bị lây. Bố mẹ cháu cũng sợ bệnh của cháu lây lan sang các em nên cuối năm 2002 đă mang cháu ra sống ở lán ngoài rừng. Khi chúng tôi hỏi v́  sao không đưa cháu đi bệnh viện để khám, chữa cho cháu, bố mẹ cháu nói gia đ́nh nghèo, không có điều kiện. Hơn nữa, một số người trong làng đều bảo cháu bị bệnh phong hủi không chữa được nên đưa cháu ra ở ngoài rừng để chờ chết. Một số người c̣n bảo bố mẹ cháu Phương đào hố đổ vôi bột để chôn cháu cho khỏi lây lan ra những người xung quanh, nhưng v́ thương con, gia đ́nh không nỡ làm như vậy.

Túp lều nhỏ xơ xác ven rừng nơi bé Phương đă ở gần 4 năm qua

Tôi hỏi cán bộ y sĩ Trạm y tế xă về nguyên nhân bệnh t́nh của cháu Phương, th́ được biết: do khi sinh ra cháu không được vệ sinh tắm rửa sạch sẽ, nên bị nhiễm khuẩn và dẫn đến bị bệnh vảy nến nặng, chứ không phải là bệnh phong hủi và khẳng định là bệnh này không lây. Nhưng v́ sự kém hiểu biết của bố mẹ cháu và dân làng nên đă đẩy cháu nhỏ vô tội ra sống ở ngoài rừng đă gần 4 năm qua. Mùa đông cũng như mùa hè, ngày cũng như đêm, không đèn, không màn, không chăn ấm, bữa đói bữa no nhưng cháu vẫn sống đến ngày hôm nay.

Một số bà con hàng xóm ở gần nhà cháu kể lại, những ngày đầu mới đưa cháu ra ở ngoài rừng, cháu khóc ṛng ră 3, 4 tháng trời, nghĩ thương lắm nhưng không ai làm ǵ được. Dần dần cháu Phương cũng đă quen với cảnh sống ở trong rừng, cho ăn ǵ th́ được ăn thứ đó, không cho ăn th́ nhịn đói, không đ̣i hỏi bất cứ một thứ ǵ. Tháng 11/2004, anh Tuấn, cán bộ Trạm y tế xă Nậm Ban đă đến thăm, khám cho cháu và về báo cáo với Trưởng trạm y tế, cấp ủy, chính quyền xă Nậm Ban nhưng không ai có ư kiến ǵ. Mặc dù rất thương cháu nhưng anh Tuấn cũng đành bó tay...

 

 

Trở lại trang chánh