Hiện t́nh bang giao Việt-Mỹ và ảnh hưởng của Trung Quốc

Ngày 9/02/2007 - Tin RFA

 

Quang cảnh cuộc hội thảo tại Viện nghiên cứu American Enterprise Institute ở Washington, hôm thứ Tư 7-2-2007. RFA PHOTO Ông Raymond Burghardt, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam từ năm 2001-2004. Hiện nay ông là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông-Tây ở Honolulu, Hawaii. RFA PHOTO


Mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đă diễn tiến ra sao trong bối cảnh mối quan hệ ngoại giao tay ba đầy tế nhị giữa Việt Nam-Trung Quốc - Hoa Kỳ? Hà Nội chọn vị trí nào trong mối quan hệ tay ba ấy, và hai nước Mỹ Việt cần làm ǵ có lợi nhất cho cả hai bên giữa t́nh huống đặc biệt này?

Đó là đề tài cuộc hội thảo tại Viện nghiên cứu American Enterprise Institute ở Washington, hôm thứ tư mùng 7 tháng 2 vừa qua, với sự tham dự của các chuyên gia về châu Á và Trung Quốc của đại học Johns Hopkins, đại học Harvard và cựu đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông Raymond Burghart.

Việt Nam giữa Trung Quốc và Mỹ

Mở đầu buổi hội thảo, ông Frederick Brown, một chuyên gia nghiên cứu về chính sách đối ngoại của đại học Johns Hopkins đồng thời là sáng lập viên Chương tŕnh Nghiên cứu Đông Nam Á vào năm 1991 kiêm chức Phó giám đốc chương tŕnh này từ 1995-2005. Ông cũng có chân trong một số ban ngành, chương tŕnh nghiên cứu khác về các nước châu Á-Thái B́nh Dương, tŕnh bày sơ lược vị thế của Việt Nam hiện nay, trong mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Ông nói, mối quan hệ Việt-Trung đă có từ hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến chuyển, thăng trầm, nhưng tựu trung th́ Trung Quốc luôn luôn chiếm ưu thế. Điều này dễ hiểu bởi sức mạnh về quân sự và kinh tế của Hoa Lục. Trong quá khứ nhiều lần Trung Quốc đă xâm chiếm Việt Nam. Hiện giờ, ảnh hưởng của Hoa Lục vẫn được ghi nhận ở Việt Nam, thể hiện qua nhiều lănh vực.

Trong khi đó, Việt Nam và Mỹ vừa chính thức lập lại bang giao sau mầy chục năm coi nhau như cừu địch. Măi đến từ năm 2000 trở đi, quan hệ hai nước mới bắt đầu có chuyển biến rơ rệt.

Sau vụ khủng bố New York năm 2001, khi Hoa Kỳ tuyên bố nước nào không đứng về phía Mỹ sẽ là cừu địch, người ta thấy Việt Nam xoay chuyển hẳn sang thái độ đứng về phía Hoa Kỳ. Năm 2003 nhiều Bộ truởng chủ chốt của Việt Nam thăm Hoa Kỳ. Năm 2005, Thủ tứơng Phan Văn Khải đến Toà Bạch Ốc.

Năm 2006 đánh dấu nhiều biến chuyển của quan hệ Việt-Mỹ, được phía Việt Nam xem là thắng lợi lớn: Mỹ mở đường cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới, xoá tên Việt Nam trong danh sách CPC, tức các quốc gia cần được lưu ư về tự do tôn giáo, thông qua Qui chế Thương mại B́nh thừơng Vĩnh viễn PNTR cho Hà Nội sau khi Tổng thống Hoa Kỳ chính thức thăm Việt Nam nhân hội nghị thượng đỉnh APEC.

Hà Nội t́m cách cân bằng các quan hệ

Ông Frederick Brown cho rằng hiện Việt Nam có xu hướng gia tăng quan hệ với Mỹ tuy vẫn giữ mối quan hệ Việt-Trung. Lư do bề ngoài của vịêc Hà Nội thắt chặt quan hệ Mỹ-Việt là kinh tế. Tuy nhiên: “Hoa Kỳ và Việt Nam có thể là đối tác thực sự về an ninh, trong ư nghĩa là mọi nước đều muốn sống với nhau trong môi trường an ninh. Việt Nam được Mỹ tính vào những quốc gia như vậy. Nhưng tôi không cho là Việt Nam sẵn sàng cùng Thái Lan, Singapore, Phi-Líp-Pin đứng chung vào một liên minh quân sự nào có ảnh hưởng của Mỹ. Ngay cả việc được gọi là đồng minh của Mỹ cũng gây lúng túng cho Việt Nam.

Theo ông Brown, Hoa Kỳ thông cảm và chấp nhận thái độ giữ khoảng cách vừa phải của Việt Nam, là giữ cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông cho rằng Mỹ chỉ cần thấy Việt Nam tiếp tục là một đối tác tốt, và chứng tỏ là một người bạn đáng tin cậy được. Washington không có ư định bắt ép Hà Nội, để giữ ưu thế trong mối quan hệ Mỹ-Việt.

Ông nhấn mạnh, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là ngăn cản bớt ảnh hưởng, nhưng không phải chính sách be bờ như thời chiến tranh lạnh, và Việt Nam không thể tham gia một chiến luợc be bờ như vậy đối với Trung Quốc.

Chuyên gia quan hệ quốc tế của đại học Johns Hopkins cho rằng thái độ kiêng dè của Hà Nội đối với Bắc Kinh là điều dễ hiểu, nhưng tuy là một cường quốc lấn át được Việt Nam về nhiều mặt, Trung Quốc vẫn không thể buộc Việt Nam làm mọi điều Trung Quốc muốn.

Lư do là, trong thời đại này, mối tương quan quốc tế rất quan trọng, và cộng đồng thế giới có ảnh hưởng đến chính sách của mỗi quốc gia. Hà Nội sẽ không bị rơi vào ṿng kiềm toả của Bắc Kinh nếu đủ thông minh, t́m hậu thuẫn của quốc tế.

Việt Nam sẽ được sự yểm trợ, bảo vệ của thế giới, nếu biết cách gơ cửa. Việt Nam đă nhận được nhiều sự trợ giúp của quốc tế: “Việt Nam hiện nay là một thành viên của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đang có vị thế tốt trên thế giới, được sự bảo bọc của nhiều tổ chức toàn cầu như IMF, WB, UNDP, APEC. Chưa kể Việt Nam c̣n có khả năng trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an. Tất cả những thế lực quốc tế này là một bảo đảm an ninh tốt cho Việt Nam”

Nhắc lại sự xoay chuyển thái độ của Việt Nam từ năm 2001 khi Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nước nào không đi với Mỹ là cừu địch, là Giáo sư Brown kết luận: “Có vẻ như trong thập niên tới, nếu Hoa Kỳ áp dụng nghệ thuật ngoại giao tay ba trong mối quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc, lời khuyến cáo ấy là một điều đáng ghi nhớ.”

Những chuyển đổi chiến lược của VN

Quang cảnh cuộc hội thảo tại Viện nghiên cứu American Enterprise Institute ở Washington, hôm thứ Tư 7-2-2007. RFA PHOTO Tiếp theo phần nói chuyện của ông Frederick Brown, ông Alexander Vu Vinh tŕnh bày tiếp về t́nh h́nh quan hệ giữa Việt Nam với hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Ông Vu Vinh là thành viên Chương tŕnh An ninh Quốc tế, Trung tâm Khoa học và quốc tế vụ trường đại học Harvard, chuyên viên nghiên cứu về chiến lược an ninh của các nước châu Á trong bối cảnh Trung Quốc đang phát triển mạnh. Ông từng viết nhiều bài b́nh luận về các đề tài liên quan đến Việt Nam như nguồn gốc các chiến lược chính yếu và động cơ của sự chuyển đổi chiên lược của Hà Nội, và hiện đang nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chính sách của các thế lực lớn trên thế giới thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, an ninh của Châu Á.

Ông Vu Vinh nói, quan hệ Việt-Trung lâu nay phức tạp và có nhiều tính chất. Hai bên tỏ ra tôn trọng nhau tuy nhiên luôn thủ thế và sẵn sàng đưa đối tác vào bẫy nếu cần. Ở vào vị thế nước nhỏ, Việt Nam mềm dẻo đối với Trung Quốc, tuy nhiên vẫn hiểu người bạn khổng lồ luôn muốn nuốt chửng ḿnh, nên không lúc nào không cảnh giác.

Trong khi đó th́ trong nội bộ giới lănh đạo Việt Nam chia ra hai trường phái về chiến luợc, tạm gọi là phái bảo vệ xă hội chủ nghĩa và phái chủ trương hội nhập với quốc tế. Đây là hai trường phái tư tưởng chiến lụơc nhiều hơn là phe phái tranh giành quyền lực, v́ phía bảo vệ xă hội chủ nghĩa vẫn thường xuyên chiếm ưu thế.

Quan điểm bảo vệ xă hội chủ nghĩa được quảng bá mạnh khi Việt Nam luôn luôn nghi ngờ Mỹ thực hiện diễn biến hoà b́nh để đẩy đảng Cộng Sản Việt Nam ra khỏi bộ máy quyền lực quốc gia. Ông nói rơ thêm về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn của Việt Long sau buổi hội thảo.

Dân chủ, Nhân quyền và Tự do tôn giáo Giải pháp nào giúp Việt Nam có thể đứng vững, giữ cân bằng trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc? Ông Vu Vinh cho rằng ch́a khoá để Việt Nam trở nên vững mạnh, bên cạnh thành đạt về kinh tế, là cải tiến, hội nhập với thế giới, đồng thời lập nền dân chủ.

Việt Nam cần tiến bộ không chỉ về kinh tế mà c̣n về các lănh vực khác, v́ mạnh về kinh tế không chưa đủ là yếu tố giúp đất nước độc lập, điều Hà Nội mong muốn.

Về phía Mỹ, ông cho rằng Hoa Kỳ nên xây dựng ḷng tin cậy lẫn nhau và tiếp cận với Việt Nam trong mọi lănh vực, không phải chỉ chú trọng đến kinh tế.

Được hỏi một khi xây dựng ḷng tin và tiếp cận toàn diện th́ Hoa Kỳ có phải đặt ưu tiên thấp hơn cho chính sách cổ vơ nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam hay không, ông nói: “Cổ vơ nhân quyền và tự do tôn giáo là điều quan tâm của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Cho nên Hoa Kỳ vẫn thực hiện chính sách đó với Việt Nam, nhưng cần có đường lối thực hiện mềm mỏng và linh động, không bao giờ tỏ ra bó buộc, gây áp lực kiểu nước lớn.”

Triển vọng cho Việt Nam Nối tiếp phần thuyết tŕnh của ông Alexander Vuving là phần tŕnh bày của ông Raymond Burghardt, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam từ năm 2001-2004. Hiện nay ông là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông-Tây ở Honolulu, Hawaii.

Trước tiên, ông Burghardt nói thật khó có thể tin được rằng Việt Nam và Mỹ, từng được xem là thù địch, nay trở thành nước có thiện cảm với Hoa Kỳ nhất trong toàn vùng Đông Nam Á. Điều này được thấy qua ảnh hưởng văn hoá Mỹ ở Việt Nam, mà ông nhận thấy rơ trong thời gian làm đại sứ tại Hà Nội.

Ông nhận xét rằng các động cơ thúc đẩy Hà Nội làm bạn thân thiết với Mỹ là lợi nhuận, tức thu nhập kinh tế và các trợ giúp xă hội.

Hiện tại Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và Mỹ không những chỉ mở cửa thị trường to lớn cho Việt Nam, mà c̣n giúp Việt Nam nhiều việc quan trọng khác: “Mỹ là tấm vé để Việt Nam vào WTO và APEC, cùng nhiều tổ chức kinh tế thế giới khác”.

Đáp lại, Việt Nam đă chiêu dụ nhiều công ty lớn của Hoa Kỳ đầu tư đáng kể vào Việt Nam, trong đó việc đáng chú ư là kư hợp đồng cho công ty Lockheed Martin sản xuất và thiết lập hệ thống vệ tinh ở Việt Nam, một lănh vực rất nhậy cảm đối với Hà Nội.

Kết thúc phần nói chuyện, ông Burghardt nói hiện nay Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề như tham nhũng và sự chống đối ngày càng tăng của người dân, đ̣i hỏi phải có luâtpháp nghiêm minh, cùng tự do và nhân quyền.

Theo ông, tham nhũng là vấn đề lớn nhất và nguy hiểm nhất cho Hà Nội: “Những vụ tham nhũng được phát hiện trong thời gian gần đây, đặc biệt là những vụ tham ô trong các dự án do nước ngoài tài trợ, làm Việt Nam trở nên rất xấu trong mắt quốc tế. Việt Nam hiện đang cạnh tranh trên thương trừơng với các đối tác kinh tế trong sạch, không bị nạn tham nhũng như Việt Nam”.

Ông đưa ra nhận xét, nhà nước Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc bài trừ tiêu cực, và nhấn mạnh, nếu t́nh h́nh không thay đổi, tham nhũng có khả năng làm sụp đổ chế độ Hà Nội.

Trở lại trang chánh