Đă Hơn 30 Năm Chiến Tranh Chấm Dứt, Nhưng Những Quyền Cơ Bản Của Con Người...Vẫn Không Hề Được Tôn Trọng Tại Việt Nam.

Nguyễn Hoàng Lan

Đă hơn 30 năm chiến tranh chấm dứt, nếu chúng ta ngồi đây đang may mắn được « hít thở bầu không khí tự do, dân chủ », th́ ở quê nhà, những người anh em, đồng bào của chúng ta lại chưa có được cái may mắn ấy.

 

H́nh: Sinh viên Nguyễn Hoàng Lan tại buổi lễ Rước Đuốc Dân Chủ tại San Jose ngày 16.07.2006.

Kính thưa :
Quư bậc trưởng thượng
Quư tổ chức cộng đồng, hội đoàn, đảng phái
Quư quan khách Hoa Kỳ

Kính thưa quư đồng hương và các bạn thanh niên thân mến,

HOÀNG LAN rất cảm kích trước sự có mặt đông đảo của các cô, các bác và các bạn trong buổi lễ Marathon Rước đuốc dân chủ Nối Ṿng Tay Lớn ngày hôm nay. Đó là một sự khích lệ lớn lao cho Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ nói riêng và cho những bạn trẻ đang khao khát dân chủ cho VN nói chung.

(Cũng như Tiến Trung), HOÀNG LAN cũng đă rất bất ngờ khi chứng kiến cuộc sống của cộng đồng người Việt tại hải ngoại. HOÀNG LAN đă cảm thấy rất vui và cảm động khi thấy những tập quán, văn hóa truyền thống của người Việt Nam vẫn được duy tŕ nơi đất khách quê người.

HOÀNG LAN cũng cảm nhận được những trăn trở, day dứt của người Việt Nam xa xứ cho đất nước, cho dân tộc ḿnh. Quả thật, nếu chúng ta ngồi đây đang may mắn được « hít thở bầu không khí tự do, dân chủ », th́ ở quê nhà, những người anh em, đồng bào của chúng ta lại chưa có được cái may mắn ấy. Đă hơn 30 năm chiến tranh chấm dứt, nhưng những quyền cơ bản của con người như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội… vẫn không hề được tôn trọng tại Việt Nam.

Quyền tự do ngôn luận không thể có khi nguồn thông tin bị một đảng khống chế, khi báo chí phải phục vụ cho một đảng, khi nhà nước chủ trương tuyên truyền một chiều.

Quyền tự do lập hội bị vi phạm nghiêm trọng v́ chưa một công dân nào đă được phép thành lập hội ở Việt Nam. Và hơn nữa, nhà nước mới ra đạo luật cấm tụ tập 5 người trở lên, đó là bằng chứng của việc coi thường quyền tự do lập hội của công dân. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cũng không hề được tôn trọng khi các nhà dân chủ thường xuyên bị cắt điện thoại, bị nghe lén, bị theo dơi, bị lục soát tư gia một cách tùy tiện, phi pháp. Trong khi đó, những quyền tự do cơ bản này đă được quy định rơ tại Hiến pháp hiện hành.

Chính cơ chế độc đảng chứ không ǵ khác đă tạo điều kiện cho những người nắm quyền ngồi trên luật pháp và đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Cơ chế độc đảng này rơ ràng là vi hiến. Chỉ một đảng thâu tóm cả hành pháp, lập pháp, tư pháp và cả các cơ quan truyền thông báo chí th́ tất dẫn đến lạm quyền. Chỉ một đảng duy nhất nắm quyền th́ không thể có xă hội công bằng, dân chủ- như những ǵ đă được quy định ở điều 3 Hiến pháp.


Quả thật, bất công xă hội tràn lan tại Việt Nam ngày nay là hậu quả tất yếu của cơ chế độc đảng.

Đời sống người dân đă khó, đă khổ, lại chẳng biết nương tựa vào đâu để được bảo vệ quyền lợi của ḿnh. Rất nhiều dân oan từ lâu sống trong cảnh màn trời chiếu đất tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội, để chờ giải quyết các vụ khiếu kiện về việc ruộng vườn, nhà cửa, đất đai của họ bị các cấp chính quyền chiếm đoạt. Không một cơ quan tư pháp nào muốn hoặc dám giải quyết những trường hợp này, v́ tiêu cực đă trở thành hệ thống và dây dưa đến nhiều cấp lănh đạo cao cấp. Ngành tư pháp không có sự độc lập, phải nằm dưới sự kiểm soát của một đảng th́ sẽ không bao giờ có thể xây dựng nhà nước pháp quyền để bảo vệ quyền lợi của người dân.

Một vấn đề lớn nữa cũng gây bất b́nh trong ḷng dân là chính sách của nhà nước đối với thương phế binh của 2 miền Nam, Bắc. Các cô, các bác ấy đă hi sinh cả tuổi trẻ của ḿnh cho 2 cuộc chiến, nhưng t́nh h́nh đất nước hiện nay rơ ràng không phải là những ǵ họ đă mong muốn được thấy khi đánh đổi cả cuộc đời ḿnh như vậy.

Những người lính của quân đội miền Bắc bây giờ ít ra cũng nhận được một số trợ cấp ít ỏi, nhưng đời sống của họ vẫn chật vật vô cùng, và không xứng đáng với những hy sinh gian khổ mà họ đă phải trải qua.

C̣n về phía những thương phế binh của Việt Nam Cộng Ḥa trước đây, họ không hề nhận được một sự giúp đỡ nào từ phía nhà nước, mà c̣n bị kỳ thị, gây khó khăn trong cuộc sống, chỉ v́ quá khứ của họ. Thế hệ trẻ Việt Nam sinh ra sau chiến tranh không chấp nhận việc ấy, bởi v́ đó không phải là truyền thống nhân đạo, nhân nghĩa của người Việt Nam. Chiến tranh đă qua, đây đă là lúc để người ta gạt bỏ những hiềm khích trong quá khứ để xây dựng một xă hội công bằng, nhân bản hơn. Chính quyền Việt Nam cũng đă hô hào như vậy, nhưng họ đă không làm ǵ cả. Hành động cụ thể nhất mà đáng lẽ họ có thể làm là đối xử công bằng với tất cả các thương phế binh, tu bổ các nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa trên tinh thần nghĩa tử là nghĩa tận, th́ đến bây giờ họ vẫn chưa thực hiện.

C̣n rất nhiều vấn đề lớn khác trong xă hội mà cơ chế độc đảng, ́ trệ như hiện nay sẽ không thể nào giải quyết được.

Chính sách giáo dục đóng vai tṛ quan trọng trong mọi xă hội. Thế nhưng tuổi trẻ Việt Nam hiện nay đang phải chịu một nền giáo dục kém chất lượng và nặng về h́nh thức. Tiêu cực trong thi cử rất nghiêm trọng và đă trở thành hệ thống. Mỗi năm số học sinh thi đậu vào các trường đại học và cao đẳng rất ít ỏi, và đa số các sinh viên khi tốt nghiệp làm việc trái ngành nghề. Thanh niên không có một cơ hội đồng đều khi t́m việc làm, tiêu chí tuyển người không dựa vào thực lực của mỗi người mà phụ thuộc nhiều vào những mối quen biết.

Tại các thành phố lớn, có hàng trăm ngàn trẻ em lang thang. làm những việc như đánh giày, bán báo, nhặt rác để giúp đỡ gia đ́nh. Tuổi c̣n nhỏ nên các em dễ bị ảnh hưởng xấu từ môi trường đô thị phức tạp và sa ngă vào nhiều tệ nạn xă hội. Đây là một vấn đề được các tổ chức xă hội trong và ngoài nước rất quan tâm và đang có nhiều biện pháp giúp đỡ. Thế nhưng, từ phía Nhà nước th́ lại không hề có một chính sách thật tâm nào để cải thiện cuộc sống của các em.

Hàng trăm ngàn phụ nữ và trẻ em Việt Nam hiện nay đang là nạn nhân của nạn buôn người. Đằng sau đó là những tổ chức buôn người, những hệ thống nhận hối lộ sẵn sàng v́ đồng tiền mà bán rẻ đồng loại. T́nh trạng này đă chứng tỏ sự băng hoại về đạo đức trong xă hội và sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền tại Việt Nam. Từ phía chính quyền không hề có một nỗ lực đặc biệt nào để ngăn chặn vấn nạn này . Sự vô trách nhiệm này, trong một đất nước có công bằng, dân chủ là điều không thể chấp nhận được. Thế nhưng, chính cơ chế độc đảng toàn trị đang tồn tại ở Việt Nam đă tiếp tay cho sự vô trách nhiệm ấy tiếp diễn.


Những sự việc mà HOÀNG LAN đă kể ở trên hầu như ai cũng biết và nhiều người cũng đă nói. Những bất công càng lúc càng phơi bày rơ nét ấy đă khiến TIếN TRUNG, HOÀNG LAN, cũng như nhiều bạn trẻ khác trăn trở và tự đặt cho ḿnh rất nhiều câu hỏi. Trước đây, TIếN TRUNG vẫn mơ ước trở thành kỹ sư tin học giỏi, c̣n HOÀNG LAN mong muốn trở thành một nhà hoạt động xă hội, để trở về phục vụ cho đất nước. Nhưng dần dần, cả 2 đều nhận thấy rằng ḿnh chỉ có thể cống hiến khả năng, kiến thức của ḿnh cho xă hội khi đất nước có đủ điều kiện để những đóng góp ấy phát huy được hết hiệu quả của nó. Những điều kiện mà HOÀNG LAN muốn nói chính là một thể chế dân chủ, đa nguyên, đa đảng, một xă hội dân sự, nơi những quyền cơ bản của con người được tôn trọng và bảo vệ bởi một Hiến pháp công minh.

Hiện nay tại Việt Nam, trên 70% dân số là thanh niên. Tuổi trẻ luôn mang nhiều hi vọng, hoài băo, và mong muốn được trở thành người công dân có ích. Chỉ có một thể chế dân chủ thực sự mới có thể tạo điều kiện cho những mơ ước ấy thành hiện thực. Ra nước ngoài du học, được thấy sự năng động, sáng tạo và sự đa dạng trong phong cách của các bạn trẻ nước bạn, HOÀNG LAN mong một ngày nào đó cũng sẽ được thấy một sức sống như vậy ở đất nước ḿnh.

Hoàng Lan mong rằng các bạn trẻ trong và ngoài nước sẽ không chần chờ thêm nữa mà hăy dũng cảm đứng lên để cùng nhau hành động.

Đă đến lúc tuổi trẻ cần chung vai góp sức để thế hệ chúng ta và các thế hệ kế tiếp có được một tương lai tốt đẹp hơn.

Cũng hi vọng rằng sự dấn thân ấy sẽ được các cô, các bác nhiệt t́nh ủng hộ và giúp đỡ bằng kinh nghiệm của những người đi trước.

Xin cảm ơn sự chú ư của các cô, các bác và các bạn.

 

Trở lại trang chánh