Hồi Kư:

Thương tiếc viết về Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam


Cuối tháng 3 năm 1998, anh Thời cựu SVSQ khóa III Thủ Đức đến nhà tôi mượn tấm ảnh của Tướng Nguyễn Khoa Nam và tặng tôi một số đặc san NKN do các anh đồng khoa ấn hành từ mấy năm nay. Anh Thời đă yêu cầu tôi viết vài hàng về anh Nam, người anh ruột của tôi. Tôi xúc động vô cùng ! Từ mấy năm nay, tôi không muốn viết về anh Nam nữa, tôi muốn để cho tâm tư lắng xuống và nỗi buồn chia cắt ruột thịt sẽ vơi theo thời gian, nhưng với anh Thời và cũng như tất cả các anh cựu khóa III Thủ Đức, tôi không thể từ chối được v́ các anh là bạn của anh tôi. Đến giờ phút này, các anh đă ngoài 70, c̣n ngồi lại với nhau để viết cho nhau và cho các chiến hữu QLVNCH những tâm t́nh, những kinh nghiệm, đó là điều đáng quư. Tôi kính trọng các anh là ở chổ đó. Những ǵ tôi viết ở đây về Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam là của chính tôi biết, những ǵ do anh em sĩ quan hay bạn kể lại, nhất là suốt 12 năm trong lao tù Cộng sản, có lẽ tôi muốn kể ra. Thời gian Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam ở trong quân ngũ, từ 1953 đến 1975, tôi rất ít biết v́ anh em tôi phải xa nhau, mỗi người một lănh vực, mỗi người một hoàn cảnh.

1. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, gốc Làng An Cựu Tây, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên, sinh tại Thành phố Tourane (Đà Nẵng) ngày 23 tháng 9 dl năm 1927.

Gia đ́nh chúng tôi có nhiều anh em nhưng các anh lớn đều mất sớm, đến năm 1975, chúng tôi c̣n một bà chị là Nguyễn Khoa Diệu Khâm, năm nay 82 tuổi đang ở Sàig̣n. Anh Nam và tôi là em út. Anh Nam lớn hơn tôi 8 tuổi, đúng hơn là 7 năm, 7 tháng. Ông thân sinh chúng tôi trước là Thanh Tra Học Chánh tại Đà Nẵng thường gọi là Cụ Thái Thường Nguyễn Khoa Túc, về hưu năm 1941 và về nghỉ hưu tại Huế. Mẹ chúng tôi là bà Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc ḍng Tuy Lúy Vương.

2. Anh Nam học Tiểu học tại Trường Ecole des Garcons thành phố Đà Nẵng, từ năm 1933 đến năm 1939 ra Huế tiếp tục học Lycée Khải Định và ở nội trú. Anh đậu bằng Thành Chung năm 1943 và tiếp tục học lên đến Nhị Cấp. Đến năm 1946, chiến tranh bùng nổ, cả gia đ́nh chúng tôi phải tản cư, lúc bấy giờ anh đă 19 tuổi, định theo kháng chiến trong hàng ngũ Thanh Niên Tiền Phong nhưng Mẹ tôi giữ lại. Năm 1947, hồi cư, anh Nam tiếp tục học lớp Đệ Nhị Toán nhưng sau đó theo học lớp Hành Chánh tại Huế, năm 1951 anh giữ chức chủ sự Tài Chánh cho đến năm 1953 th́ được gọi nhập ngũ Khóa III Thủ Đức. Lúc đó tôi có giấy gọi v́ đă đủ 18 tuổi được miễn v́ c̣n vài tháng nữa tôi phải thi Tú Tài 2.

3. Tháng 9 năm 1953, tôi vào Sàig̣n theo học Faculté des Sciences (Université de Saigon) th́ gặp anh Nam, chủ nhật nào hai anh em chúng tôi cũng gặp nhau, chiều Chủ Nhật, tôi đưa anh lên nhà thương Grall, ở đó có xe của quân trường chở về Thủ Đức.

Tháng 10 năm 1953, anh ra trường t́nh nguyện vào binh chủng Nhảy Dù, đi học chuyên nghiệp rồi theo đơn vị ra Bắc luôn, tôi không hề hay biết ǵ cả (lúc này cha mẹ tôi mất rồi nên anh làm theo ư thích của ḿnh). Măi đến khi nhận được thư anh từ một KBC ngoài Bắc, tôi mới biết anh ở trong đơn vị Nhảy Dù đang hành quân ngoài đó.

Tôi không có ư kiến ǵ v́ biết tính anh tôi khi quyết định rồi thi không thay đổi được.

Tháng 8 năm 1954, sau hội nghị Genève, anh theo đơn vị vào Sàig̣n, tôi đến thăm thấy anh mang lon Trung Uùy. Tôi có hỏi anh năm nay 27 tuổi rồi, ḥa b́nh rồi, có tính chuyện vợ con không? Anh cười và nói "Ḿnh nhảy dù, lấy ai th́ người đó dễ trở thành quả phụ, tội lắm". Tôi biết anh không muốn lấy vợ. Về sau này, bà con, cô bác làm mai mối cho anh nhiều nơi xứng đáng, rồi anh cũng lờ đi.

Năm 1955, anh làm Đại Đội Trưởng thuộc TĐ7ND và hành quân đánh B́nh Xuyên tại Sàig̣n. Sau đó anh được thăng Đại Úy và Sư Đoàn Dù cử anh đi học kỹ thuật ở PAU (Pháp) khoảng 8 tháng. Lúc này anh có mua được một căn phố nhỏ, một pḥng ngủ, một pḥng khách ở Cư Xá Nhảy Dù trước Trường Đua Phú Thọ. Anh vẫn ở căn nhà này, không sửa sang cho đến 30-4-75. Thật ra th́ ít khi về đây phần lớn thời gian ở trong đơn vị, và lại về nhà một ḿnh cũng buồn lắm, có lẽ ở đơn vị vui hơn. Tháng 5 năm 1975, tôi có xuống thăm căn nhà này nhưng thấy hai thằng quân quản đứng đó nên tôi bỏ đi luôn.

Năm 1956, anh Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng kỹ thuật Dù trong trại Hoàng Hoa Thám. Anh mang Đại úy từ 1955-1964, qua đầu năm 1965 anh giữ chức Tiểu Đoàn trưởng TĐ5ND, tôi mới thấy anh lên Thiếu Tá.

Từ lúc nắm TĐ5ND, anh đi hành quân khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Năm 1966, khoảng tháng 3, TĐ5ND tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngăi do Sư Đoàn 22 Bộ binh tổ chức anh có về thăm gia đ́nh tôi. Anh rất thương các cháu con tôi và có th́ giờ rảnh là về nhà tôi tấm rửa, ăn cơm và thăm các cháu. Thời gian này, tôi là Hiệu Trưởng trường Trung học Đệ Nhất Cấp Trần Quốc Tuấn Quảng Ngăi.

Đây là lúc anh em chúng tôi gặp nhau nhiều nhất cả thời gian sau này. Thấy anh có vẻ buồn dù ta đang thắng, tôi hỏi anh, anh nói: "Chiến tranh đem lại chết chóc và đau thương, hàng trăm xác Việt Cộng 15, 16 tuổi phơi thây trên núi Tṛn, bên đơn vị ḿnh có mười mấy bạn phải hy sinh, tội quá, vợ con họ ở nhà chắc đau khổ lắm. Kỳ này về phải lo cho gia đ́nh tử sĩ". Lần đó, anh được ân thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

Sau đó tháng 5 năm 1966, TĐ5ND đi Huế về vụ Phật Giáo, cũng là điều bất đắc dĩ.

Năm 1967, thăng cấp Trung Tá và được bổ nhiệm làm Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND. Lữ Đoàn được nổi danh với trận đánh đồi Ngok Van ở Kontum. Cuối năm 1967, anh được thăng cấp Đại Tá với Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

Năm 1968, LĐ3ND về Sàig̣n tham gia trong trận Mậu Thân 1 và 2 ở ven đô Đô Thành Sàig̣n Chợ Lớn.

Năm 1969, được cử giữ chức Tư Lệnh SĐ7BB kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1969, được vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức tại Mặt Trận. Đến tháng 10 năm 1971 được thăng chức Chuẩn Tướng thực thụ.

- Năm 1972, được thăng cấp Thiếu Tướng nhiệm chức.

- Tháng 10 năm 1973 được thăng cấp Thiếu Tướng thực thụ.

Tháng 11 năm 1974, được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV Vùng IV Chiến Thuật cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung Úy Danh Sĩ Quan Tùy Viên của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lên Sàig̣n tin cho chị tôi là bà Diệu Khâm biết là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đă tuẫn tiết. Trung Úy Danh nói thêm Thiếu Tướng tự sát vào khoảng nữa đêm 30-4-75 rạng 1-5-75. Ông ngồi trên chiếc ghế bành, mặc quân phục đại lễ với đầy đủ huân chương. Ông dùng tay mặt cầm khẩu Colt 45 bắn vào màng tang bên phải, máu thấm đầy quân phục, đầu ngă sang bên trái. Trên bàn giấy, chiếc cặp của Thiếu Tướng có một số giấy tờ và khoảng 40.000$ tiền Việt Nam. Bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số Chiến hữu lo tẩm liệm và đưa ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975.

Sáng ngày 2 tháng 5 năm 1975, chị tôi là bà Diệu Khâm và cô con gái xuống Cần Thơ làm mộ bia Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam.

Tháng 3 năm 1994, người em dâu là bà Nguyễn Khoa Phước từ Sàig̣n về Cần Thơ xin hốt cốt lúc này tôi (Phước) đang ở tù tại trại Nam Hà - Ba Sao). Khi hài cốt được đưa lên, nhà tôi thấy c̣n nguyên bộ xương, đặc biệt hàm răng c̣n rất tốt chưa trám và hư hỏng cái nào, một thẻ bài quân nhân có tên Nguyễn Khoa Nam, một quyển kinh Phật đựng trong bao nylon và một khẩu Browning, bộ xương đă được thiêu liền khi đó, khi thiêu xong tro hài cốt được gia đ́nh đựng trong b́nh sứ, đem về Sàig̣n ngay hôm đó.

Vài ngày sau lễ phục tang được tổ chức tại Chùa Già Lam với sự tham dự đông đủ thân nhân và bà con nội ngoại. Hiện nay tro hài cốt của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được đặt thờ tại chùa Già Lam, đường Lê Quang Định, quận G̣ Vấp, Tỉnh Gia Định.

Nếu nói về con người của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là một chuyện rất khó v́ anh em tôi tuổi cách xa nhau.

Trong gia đ́nh, Tướng Nguyễn Khoa Nam là một người ít nói, thích sống riêng một ḿnh, nhiều lúc có tâm sự ǵ cũng không nói với ai nên có vẻ khó hiểu.

Thời kỳ c̣n làm công chức cũng như khi nắm quyền chỉ huy trong quân đội, tôi thấy Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam sốt sắng với mọi người nhưng lạnh nhạt với bà con thân thuộc, nhiều bà con đă chê trách khi cần nhờ vả việc ǵ.

Tôi nghĩ Thiếu Tướng Nam có t́nh cảm nhưng t́nh cảm san sẻ đồng đều cho mọi người nhất là những người nghèo khổ như gia đ́nh binh sĩ. Bà con đến nhờ vả việc ǵ, ông không tiếp. Là một quân nhân thuần túy. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không muốn chính trị, tôn giáo xen vào quân đội. Hồi c̣n làm Tư Lệnh SĐ7BB, có một lần một vị Thượng Tọa đến nhờ một việc mà Thiếu Tướng Nam không tiếp, các Cha, các Thầy cũng vậy thôi.

Thiếu Tướng Nam là một nghệ sĩ; hồi nhỏ, lúc c̣n học ở bậc Trung học, đă là một Họa sĩ. Năm 1945, tranh vẽ đă được trưng bầy ở Triển lăm, trong các năm tản cư 1946-1947 suốt ngày ông say mê bên khung vải, tranh vẽ đủ loại sơn dầu, sơn bột, ch́. Cũng là một người có khiếu về âm nhạc và có tŕnh độ kư âm khá.

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam từ nhỏ luôn luôn thích sống cô đơn, thấm nhuần tư tưởng Khổng giáo và Phật giáo, ông luôn luôn lầm bầm "Sắc Sắc, Không Không", làm việc có trách nhiệm và chịu khó học hỏi.

 

 

Hồi Kư:

Những Kỷ Niệm Gia Đ́nh Với Tướng Nguyễn Khoa Nam

Nguyễn Thái Dương


Rời quê hương đă 25 năm mà h́nh ảnh cậu tôi thỉnh thoảng vẩn hiện về trong giấc ngủ chập chờn. Những kư ức về cậu tôi như là một bức tranh chấm phá. Cậu như là một thế giới riêng đối với tất cả mọi người.

C̣n nhớ lúc tôi khoảng 6,7 tuổi, gia đ́nh ông ngoại chúng tôi ở bến đ̣ Chợ Dinh. Nhà trên dành cho ông ngoại c̣n tất cả ở những căn nhà dưới. Gần đó là chùa Bà La của ḍng họ Nguyễn Khoa. Là cháu ngoại đầu tiên, được ông ngoại cưng nhất. Thỉnh thoảng ông bảo mẹ tôi đưa lên nhà trên để ông cho ăn vài món dành cho ông. Cạnh nhà là một cây mộc lan rất lớn, đến mùa cả trăm cánh hoa nở ra thơm ngát cả vườn. Sau nhà là một vườn cam quít rồi đến một thửa đất rộng trồng bắp, sắn, rau cải tùy mùa. Cạnh sông là một nhà cḥi cao mà trong những trưa hè nóng nực, mấy cậu cháu chúng tôi thường leo lên ngủ trưa để hưởng gió mát từ sông thổi vào.

Vào khoảng năm 51, chúng tôi dọn lên nhà số 64 đường Gia Hội, sau này đổi tên là đường Chi Lăng, ngay lối đi vào đường Trung Bộ. Cậu lúc này đă đi làm việc trong thành nội. Cậu giống như một ông công tử đất Thần Kinh, luôn luôn mặc đồ bộ màu trắng và đặt cơm từ nhà hàng Morin. Cũng giống như ông ngoại, thỉnh thoảng cậu gọi tôi vào cho thưởng thức vài món ăn Tây. Trong ṿng gia đ́nh, ngoài cậu c̣n có anh Hiệp và anh Cẩm. Anh Hiệp là con bác Kinh, người anh kết nghỉa với ông già tôi. Anh Cẩm là chồng chị Yến, con của cậu Sỉ. Anh Hiệp đi Thiết Giáp, anh Cẩm chọn Pháo Binh. Sau này, cả ba đều trở thành những tướng lảnh của QLVNCH.

Măn khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cậu t́nh nguyện gia nhập binh chủng Nhảy Dù. Vài người trong gia đ́nh nói rằng đúng ra cậu là một nghệ sỉ hơn là quân nhân. Cậu có khiếu về hội họa, vẻ truyền thần và phong cảnh rất xuất sắc. Cậu cũng có khiếu về âm nhạc và giỏi về ngoại ngử, cả Anh và Pháp. Nghe nói cậu có yêu một người đẹp nhưng về sau người này đi Pháp lấy chồng bác sỉ, từ đó cậu không lập gia đ́nh với ai cả. Trong tranh vẻ của cậu có phảng phất h́nh bóng của cô này. Có lẻ đây cũng là một vài huyền thoại trong cuộc đời của cậu.

Trong khoảng thời gian cuối 1953 cho đến ngày chia đôi đất nước, cậu chỉ huy một đơn vị nhảy dù tham dự các cuộc hành quân ở Bắc Việt và trở về Nam sau hiệp định Genẽve.

Năm 62, sau khi tốt nghiệp trường Sỉ Quan Hải Quân Nha Trang, lên thăm cậu tại Sài G̣n, cậu nói: "Đúng ra ngành Bác Sỉ thích hợp với mi hơn, để cậu nói với ông Quyền xem ông có thể giúp mi đi học Quân Y được không?" Cậu thường dùng chử "mi" của người Huế khi gọi tôi. Cậu là bạn học của HQ Đại Tá Hồ Tấn Quyền lúc đó là Tư Lệnh Hải Quân. Tôi cũng chẳng để ư đến chuyện này cho lắm. Sau đó Đại Tá Quyền là người đầu tiên bị đàn em sát hại trong cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm vào cuối năm 63.

Cậu ở trong cấp bậc Đại Úy khá lâu. Vài người nói rằng là Sĩ Quan Nhảy Dù mà cậu rất ít nói, cũng không ăn nhậu với bạn đồng ngũ nên đôi khi bị hiểu lầm từ cấp chỉ huy cũng như bạn bè.

Đến năm 66, hai cậu cháu có cơ hội gặp nhau ở Đà Nẵng lúc cậu chỉ huy Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đang hành quân tại Quảng Ngăi.

Sau trận chiến thắng lẫy lừng của Lử Đoàn 3 Nhảy Dù tại đồi Ngọc Văn, Kontum mà các anh em nhảy dù nói đùa là đồi Ngóc Văng, cậu được Tổng Thống Thiệu cho lựa chọn một trong 3 chức vụ: Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia hay Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Cậu nói rằng Sư Đoàn 1 của Thiếu Tướng Trưởng quá xuất sắc, không thể làm hơn đưọc, vả lại ở Huế nhiều bà con quá c̣n ngành Cảnh Sát th́ không thích hợp với ḿnh. Với Sư Đoàn 7 ḿnh có nhiều cơ hội hơn. Cậu đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kể từ 1969.

Hai vợ chồng tôi có xuống thăm cậu ở Đồng Tâm vào đầu năm 70, cậu bảo ra ngoài dinh Tư Lệnh tại Mỷ Tho mà ở. Ông Thượng Sĩ quản gia mừng rỡ khi có khách: "Ông Tướng ít khi tiếp bà con, thỉnh thoảng mới ra Mỹ Tho một lần".

Cuối năm 1971, tôi được thuyên chuyển về chỉ huy Liên Đoàn Đặc Nhiệm Hải Quân trong nhiệm vụ yểm trợ cho hai Trung Đoàn 11, 12 Bộ Binh hoạt động trong khu vực Mỹ Tho và Kiến Hoà sau hơn một năm chỉ huy Liên Đoàn 3 Thủy Bộ yểm trợ cho Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh trong chiến dịch U Minh. Cậu do dự khá lâu v́ không muốn tôi ở gần cậu. Thỉnh thoảng, cậu gọi tôi qua pḥng hành quân Sư Đoàn vào buổi tối. Hai cậu cháu có dịp nói chuyện gia đ́nh cũng như những lời chỉ bảo. Cậu thuờng dặn ḍ: "Mi c̣n trẻ, ở đơn vị chiến đấu nhiều, tương lai tốt, đừng để dính vào những chuyện rắc rối".

Một câu nói mà tôi vẩn c̣n nhớ măi đến ngày hôm nay. Khi nói chuyện về tham nhũng, cậu trầm ngâm nói: "Trong hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, ḿnh không tham nhũng không có nghĩa là đàn em ḿnh không tham nhũng, nhưng họ chỉ làm ăn vừa đủ sống. Nếu ḿnh tham nhũng th́ họ phải ăn gấp ba: một cho họ, một cho ḿnh, một cho xếp ḿnh. Bổn phận của cấp chỉ huy là phải giữ ḿnh trong sạch". Tôi nhớ lại thời gian c̣n hành quân ở Cà Mâu, trong một lần mời Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và Đại Tá Thiều dùng cơm ở Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, hai ông thầy tranh luận về vấn đề tham nhủng. Phó Đề Đốc Minh cho rằng miền Nam không thắng được Cộng Sản là v́ tham nhủng. Ông chỉ cần độ mười ngàn người trong sạch cùng lư tưởng là có thể đánh bức được Cộng Sản. Đại tá Thiều cựi trả lời nhẹ nhàng: "Bạn nói đúng trên lư thuyết. Trong thời chiến tranh, chỉ sống nhờ ngoại viện, một người lính hay cảnh sát lương chỉ đủ sống mươi ngày. Nếu không kiếm chác thêm để nuôi vợ con th́ họ đói hết chẳng c̣n ai để đánh Cộng Sản". Tôi chỉ biết ngồi cười không góp ư kiến. Cả hai ông thầy đều đúng trong một vài khía cạnh nào đó.

Thỉnh thoảng nhận được trợ cấp từ Phủ Tổng Thống, cậu chia hết cho các Trung Đoàn. Trong những lần hành quân phối hợp, vài vị Trung Đoàn Trưởng nói đùa rằng tiền ông Tưóng cho ít quá, không biết thế nào chia cho đàn em.

Cậu ở trong một trailer đơn giản do Quân Lực Mỹ để lại và hầu như ăn chay trường. Hàng tháng cậu đều gởi tiền về cho mẹ tôi. Thỉnh thoảng bà già vợ xuống Đồng Tâm thăm chúng tôi, bà thường nấu đồ chay mời cậu. Cậu thường nói: "Ḿnh ăn chay để đở chết lính".

Cũng trong thời gian này, có dự tính giới thiệu một người bà con của bà Tổng Thống cho cậu. Tôi hỏi cậu chuyện này. Cậu cười: "Làm bà con với Tổng Thống th́ khó làm việc lắm".

Có vài điều mà khi c̣n ở Việt Nam, tôi không muốn chia xẻ với cấp chỉ huy. Mỗi lần có đoàn công voa Cửa Tiểu - Nam Vang là có lệnh điều động từ pḥng hành quân Sư Đoàn qua Kiến Ḥa phối hợp với Trung Đoàn 12, bỏ trống sông Tiền Giang cho dến khi đoàn công voa đi qua khỏi khu vực hoạt động của Sư Đoàn. Cậu chỉ nói thoáng qua về những hoạt động t́nh báo chiến lược có từ thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm với sự phối hợp của Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Đài Loan. Những hoạt động này đ̣i hỏi ngân sách riêng không thể phổ biến đưọc.

Đây là khoảng thời gian thoải mái nhất trong đời binh nghiệp. Sự liên hệ với cậu đă giúp tôi vượt qua rất nhiều khó khăn, giữ được sự trong sạch của ḿnh mà không đụng chạm đến chuyện người khác. Tuy nhiên, đến cuối năm 72, một sỉ quan đàn em có gốc gác ở Mỷ Tho gặp tôi ngỏ ư hoán chuyển về Liên Đoàn Đặc Nhiệm tại Bến Lức. Thấy ḿnh ở chức vụ cũng khá lâu, tôi nói cho cậu biết ư định của ḿnh. Cậu chỉ mỉm cựi không nói năng ǵ hết. Tôi về Hạm Đội thay v́ Liên Đoàn Đặc Nhiệm tại Bến Lức do trục trặc kỷ thuật tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Rời Mỷ Tho được mấy tháng là xảy ra vụ c̣i hụ Long An mà báo chí thời đó có cơ hội tấn công chính quyền về vấn đề tham nhũng và buôn lậu. Vài anh em trong Hải Quân nói đùa rằng tôi đẻ bọc điều, vụ ǵ cũng tai qua nạn khỏi nhưng họ không biết rằng những chịu đựng mà tôi phải vượt qua v́ đựng binh nghiệp của ḿnh. Vài lần nói chuyện phiếm với anh em: "Trong thời tao loạn, khôn cũng chết, dại cũng chết, biết nhiều khi cũng ngất ngư".

Về Hạm Đội được gần một năm th́ lại được biệt phái ra Đà Nẵng cùng với HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc v́ t́nh h́nh sôi động tại Hoàng Sa. Sau khi Hoàng Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm, tôi được chuyển qua làm Chỉ Huy Trưởng Hải Đội I Duyên Pḥng. Có vài nguồn tin nói rằng Hải Đội sẽ là đơn vị đầu tiên đưọc trang bị các PTF nhưng sau đó mọi chuyện im luôn. Cậu vẫn tiếp tục dặn ḍ: "Mi ráng cẩn thận, Đà Nẳng không khác ǵ Vũng Tàu, Mỷ Tho đâu". Vụ buôn lậu Mỹ Khê xảy ra sau đó, lại một lần lao đao.

Cuối năm 74, được tin cậu đuợc bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV kiêm Vùng 4 Chiến Thuật trong khi ở Vùng 1 những biến chuyển dồn dập báo hiệu ngày tàn của cuộc chiến càng ngày càng đến gần. Tôi qua năn nỉ riêng Đại Tá Thiều cho sửa tất cả các chiến đĩnh của Hải Đội.

Đà Nẵng hỗn loạn trong trong những ngày cuối tháng 3 và sau cơn mưa pháo vào Tiên Sa đêm 29, Quân Đoàn I cũng như Vùng I Duyên Hải xem như tan hàng. Trong những ngày cuối cùng ở Vũng Tàu sau khi di tản từ Đà Nẵng và Cam Ranh, với tâm lư hoang mang và chán nản đến cùng cực, tôi cố gắng liên lạc lần cuối với cậu xem cậu có đồng ư để tôi về Cần Thơ không. Cậu chỉ cho một Sỉ Quan nhắn tôi cứ ở Vũng Tàu. Có lẻ cậu đă nh́n đưọc ngày tàn của cuộc chiến và những điều bất hạnh sẽ giáng lên đầu quân dân miền Nam.

Qua Hoa Kỳ đang ở trại tỵ nạn th́ những người qua sau cho biết cậu đă tự sát để khỏi đầu hàng địch quân. Cậu cũng như vài Tướng Lảnh khác của miền Nam đă chọn cái chết để giữ tṛn khí tiết của người tướng không c̣n giữ được thành. Dù rằng với một Quân Đoàn IV đang c̣n nguyên vẹn, cậu đă không ra lệnh tử chiến để cứu sanh mạng của hàng trăm ngàn quân dân vô tội.

Trong thời gian về Việt Nam làm việc cho một dự án tài trợ ngắn hạn, tôi thường lên chùa Già Lam ở G̣ Vấp thắp vài nén hương trước bàn thờ thân phụ tôi và cậu. Nh́n nét mặt nghiêm trang của cậu trong bộ quân phục Nhảy Dù, những kỷ niệm gia đ́nh lại hiện về trong tâm tưởng. Cậu vẫn sống măi trong ḷng quê hương và dân tộc.

Nguyễn Thái Dương
30/4/2000

 

Trở lại trang chánh