(Tin sơ khởi, sẽ loan thêm)  

8 NHÀ TRANH ĐẤU VIỆT NAM ĐƯỢC CHỌN

TRAO GIẢI NHÂN QUYỀN HELLMAN-HAMMET  

Tin New York - Tổ Chức theo dơi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày hôm qua đă tuyên bố 8 nhà đối kháng tại Việt Nam đă thắng giải thưởng cao quư Hellman-Hammet công nhận tinh thần dũng cảm của họ trước những đàn áp chính trị. Bà Sophie Richardson, Giám đốc Châu Á Sự Vụ của Human Rights Watch phát biểu đây là năm đặc biệt để vinh danh những ng̣i bút dũng cảm tại Việt Nam. Phong trào dân chủ đang lớn mạnh tại Việt Nam ngày càng trở nên mạnh dạn hơn với những sự lên tiếng và xuất hiện công khai khiến cho họ trở nên mục tiêu đàn áp. Giải thưởng Hellman-Hammett sẽ mang lại sự quan tâm của quốc tế và sự bảo vệ cho những người này. Giải thưởng Hellman-Hammet được thành lập bởi Human Rights Watch dành cho những người cầm bút đang là đối tượng của những vụ đàn áp chính trị. Những người thắng giải năm nay gồm có tù nhân chính trị Nguyễn Vũ B́nh, nhà hoạt động dân chủ Đỗ Nam Hải, nhà b́nh luận Nguyễn Chính Kết và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.  

Bà Richardson nói về những người thắng giải khi cho rằng những tác phẩm và cuộc sống của những người cầm bút này cụ thể hóa những ǵ nhà cầm quyền Việt Nam muốn che đậy, đó là t́nh trạng tại Việt Nam không có tự do ngôn luận, không có truyền thông độc lập và mạng lưới Internet th́ bị kiểm soát chặt chẽ. Những ai nghĩ rằng nền kinh tế phát triển của Việt Nam đồng nghĩa với sự thả lỏng về chính trị cần phải quan sát kỹ hơn, hoàn cảnh khó khăn của nhũng người cầm bút là những bằng chứng rơ nhất. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam với thành tích nổi tiếng về việc đàn áp những nhà đối kháng, đă gia tăng đàn áp trong dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái B́nh Dương diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2006. Hà Nội đă không cần che đậy nỗ lực nhằm bịt miệng những nhà đối kháng, bất kể sự hiện diện đông đảo của truyền thông quốc tế tại Hà Nội trong dịp APEC. Những nhà đối kháng đă bị khóa cổng giam giữ tại nhà với lệnh cấm không được rời khỏi nhà hoặc tiếp khách. Công an đă canh gác trước nhà với những bảng cấm như "khu vực cấm" và "cấm người ngoại quốc" để cản trở bất cứ sự tiếp xúc với truyền thông quốc tế. Một nhà bất đồng chính kiến đă bị khóa cửa nhốt trong nhà và ông đă bị hành hung thô bạo khi có khách đến thăm. Ngoài ra, công an đă bắt ít nhất là tám thành viên của Liên Đoàn Công Nông Việt Nam, một công đoàn mới được thành lập. Công đoàn độc lập hiện nay bị cấm tại Việt Nam. Nhà cầm quyền Cộng sản cũng đă bao vây những người dân khiếu kiện tập trung tại Vườn hoa Mai Xuân Thưởng tại Hà Nội để nộp đơn khiếu kiện nạn tham nhũng và tịch thu đất trái phép. Những trẻ em bụi đời đă bị chuyển đến trại tập trung Đồng Dậu tại ngoại thành. Tổ chức Human Rights Watch trước đây đă thành lập hồ sơ về việc những trẻ em bị giam giữ phải chịu cảnh hành hung thường xuyên và sống trong môi trường khắc nghiệt tại Đồng Dậu. Những vi phạm nhân quyền vẫn diễn ra ngay cả khi Việt Nam đang là điểm quan tâm của quốc tế.  

Ngoài việc giam giữ và bỏ tù những cá nhân được xem là mối đe dọa chính trị, chính quyền Việt Nam c̣n dùng những phương pháp khác để bịt miệng những nhà đối kháng như điện thoại bị cắt, dịch vụ mạng Internet bị cắt, thường xuyên bị tra hỏi hoặc giam giữ mỗi khi đến các trung tâm dịch vụ Internet. Nhà của những nhà hoạt động dân chủ bị khám xét theo định kỳ, máy điện toán và những tài liệu đều bị tịch thu, và gia đ́nh của họ bị áp lực để ngăn cản không cho những nhà bất đồng chính kiến tiếp tục lên tiếng. Truyền thông quốc doanh sỉ nhục những nhà hoạt động dân chủ trên những phương tiện truyền thông, và nhà nước tổ chức những cuộc đấu tố để lăng mạ họ. Nhiều người trong số những nhà hoạt động dân chủ bị đuổi việc, những thương chủ dần bỏ đi v́ áp lực từ chính quyền và dư luận tiêu cực. Ngay cả những thành viên gia đ́nh của những nhà hoạt động dân chủ cũng bị đe dọa và trả thù bởi nhà nước Việt Nam. Bà Richardson nói rằng bằng cách vinh danh những nhà bất đồng chính kiến, tổ chức Human Rights Watch hy vọng tạo sự quan tâm của quốc tế đối với những con người dũng cảm đang bị nhà nước Việt Nam t́m đủ mọi cách để bịt miệng họ. Nhiều quốc gia đă làm ngơ trước những cuộc đàn áp đối với những nhà đối kháng trong dịp APEC khiến nhà nước Việt Nam cảm thấy họ được bật đèn xanh để tiếp tục đàn áp. Trong số 8 người được trao giải này, chỉ có ông Nguyễn Chính Kết là đang ở hải ngoại, và có thể ông sẽ đại diện cho những người khác để đến nhận giải trong những ngày sắp đến.[SBTN]

 

Trở lại trang chánh