Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

XÂY DỰNG CÁI ĐẸP THEO MỸ HỌC CAO ĐÀI

(Vài phác thảo ban đầu)

LÊ ANH DŨNG

Nguyên là một phần bài nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo

9.00 giờ sáng 15-6 Bính Dần (thứ Hai 21-7-1986)

 

I. MỸ HỌC TRONG TRIẾT HỌC CAO ĐÀI

1. Khái niệm về mỹ học

Cách nay hơn 2.500 năm, các triết gia Hy Lạp như Pythagoras (thế kỷ 6 trước công nguyên), Heraclitus (khoảng năm 500 tcn), Democritus (460?-370? tcn), Aristotle (384-322 tcn), Socrates (470-399 tcn), Plato (427-347), v.v... trong bản thảo triết học của họ đă nói nhiều đến cái đẹp (beauty). Những tư tưởng ấy về sau đă khơi nguồn cho mỹ học được h́nh thành dần dần. Nhưng thời thượng cổ chưa hề có từ mỹ học, mà chỉ có triết học, và triết học hồi ấy bao trùm tất cả mọi ngành khoa học.

Mỹ học (aesthetics hay esthetics) dần dần trở thành một ngành khoa học riêng kể từ thế kỷ 18 và đến thế kỷ 19 th́ chiếm một vị trí độc lập trong triết học như các bộ môn khoa học xă hội khác.

Vào thế kỷ 20, mỹ học càng được lưu tâm nghiên cứu tỉ mỉ. Mỹ học thời nay rất phong phú, quan trọng, và có ư nghĩa lớn đối với sinh hoạt con người. Con người đă ngạc nhiên thấy rằng mỹ học dường như có mặt ở mọi lĩnh vực, len lỏi vào mọi vấn đề, đến nỗi có những cái người ta vẫn bàn bạc cùng nhau mà không dè những điều đó chính là đối tượng quan tâm của mỹ học.

Tại sao mỹ học ngày càng được chú ư phát triển? Bởi lẽ cuộc sống con người ngày càng phong phú, tŕnh độ văn minh tiến bộ vật chất và tri thức của nhân loại ngày càng mở mang. Con người không c̣n sống cô lập với nhau; xu thế mới của lịch sử văn minh hiện đại sẽ đưa con người đi đến xă hội toàn cầu (cosmopolitan society), trong đó con người không chỉ là công dân của một quốc gia mà c̣n là công dân của một thế giới (cosmopolite). Trong một xu thế như vậy, các nhà tư tưởng tiến bộ hiện nay mong muốn giáo dục con người trở thành con người mới của xă hội mới. Mỹ học có hướng nhắm ấy, và ước vọng của các nhà mỹ học là đi t́m cho con người một sự phát triển hài ḥa giữa vật chất và tinh thần, giữa nhu cầu riêng và nghĩa vụ chung, v.v…

Khả năng của mỹ học sẽ mở rộng đến đâu, hiện nay các nhà mỹ học cũng chưa lường hết, nhưng hầu hết đều lạc quan xác nhận rằng cánh tay của mỹ học chưa vươn xa hết tầm kích của nó.

V́ triển vọng của mỹ học c̣n rộng dài như thế nên có lẽ khó t́m ngay cho mỹ học một định nghĩa thích hợp. Tuy nhiên về cơ bản, có thể nói ngắn gọn rằng mỹ học là một nhánh triết học, nghiên cứu về bản chất và sự biểu hiện cái đẹp (the nature and expression of beauty) và những cách tiếp cận với cái đẹp (approaches to beauty) trong cuộc sống cụ thể của con người giữa xă hội.

2. Có mỹ học Cao Đài không?

Mỹ học thoát thai từ triết học và là một nhánh của triết học. Triết học nào cũng có mỹ học riêng của nó. Triết học vị nhân sinh th́ có mỹ học vị nhân sinh.

Giáo lư Cao Đài có khả năng cho con người hiểu biết được mỹ học Cao Đài chăng? Hay hỏi gọn hơn, có mỹ học Cao Đài không?

Giáo lư Cao Đài mang hai thuộc tính (attributes), trong đó một thuộc tính là đạo học và thuộc tính c̣n lại là triết học (xem thêm bài Cơ cấu giáo lư Cao Đài của LAD). Nh́n từ góc độ triết học, giáo lư Cao Đài sẵn sàng trả lời cho con người những câu hỏi về mỹ học theo tư tưởng Cao Đài. Nói cách khác, Cao Đài có mỹ học, là một bộ phận của triết học Cao Đài.

3. Phạm vi nghiên cứu của mỹ học Cao Đài

Cứu cánh của con đường thế đạo theo giáo lư Cao Đài là xă hội đại đồng (a society of great harmony). Về cơ sở của xă hội đại đồng ấy, giáo lư Cao Đài lấy nền tảng vẫn là gia đ́nh, Tổ quốc. Đức Lê Đại tiên dạy:

Ơn dân chớ phụ ơn nguồn gốc,

Nghĩa nước đừng quên nghĩa tổ tiên.

(Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 10-5 Giáp Dần, 29-6-1974)

Nhưng giáo lư Cao Đài cũng đồng thời dẫn dắt con người hăy biết hướng ḷng ḿnh về tầm kích quảng đại hơn, để thoát ra cái khung chật hẹp của gia đ́nh, đất nước và vươn tới chiều sâu rộng của thế giới bao la. Trong chiều hướng này, Đức Phan Thanh Giản nh́n tất cả mọi sắc tóc màu da như trăm ngh́n cánh hoa muôn vẻ cùng xuất phát từ một cội cành duy nhất: “Vạn đóa hoa thơm một cội cành...”, và Ngài dạy con người hăy biết:

T́nh non đi với t́nh nhân loại,

Nghĩa nước chung nguồn nghĩa chúng sinh.

(Trúc Lâm thiền điện, 08-4 Tân Hợi, 02-5-1971)

Như vậy, về mặt danh từ, thuật ngữ Cao Đài không nói tới cosmopolitan society (xă hội toàn cầu), không nói tới cosmopolite (công dân thế giới), nhưng về nội dung, giáo lư Cao Đài đă sớm hướng dẫn con người ư thức được h́nh ảnh tương lai của xă hội mới theo đúng xu thế phát triển tất yếu của lịch sử văn minh nhân loại.

Ngày nay, cả loài người tiến bộ trên khắp thế giới đang bằng cách này hay cách khác, không ngừng tạo tiền đề cho kiểu mẫu xă hội mới ấy. Dù những con người đáng kính ấy có tín ngưỡng hay tự nhận ḿnh không tín ngưỡng, tất cả vẫn đều là những sứ mạng cùa Thượng đế đến để xây dựng cho thế gian này một kỷ nguyên mới mà Cao Đài gọi là kỷ nguyên thánh đức (an era of holy virtue).

Gạt bỏ mọi thành kiến và chấp nê vào danh từ, ai có công tâm khi đào sâu vào thực chất bản nghĩa của giáo lư Cao Đài, hay nói đầy đủ hơn, giáo lư Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, cũng đều thành thực nh́n nhận rằng tư tưởng Cao Đài rất tiến bộ, hiện đại, và phù hợp với trào lưu mới của thế giới tiến bộ.

Với triển vọng như vậy, mỹ học Cao Đài có một phạm vi nghiên cứu rất rộng để định hướng cho con người những nguyên tắc sống cho hài ḥa phát triển giữa những cặp mâu thuẫn chung-riêng; tâm-vật; hồn-xác; đạo-đời, v.v...

II. XÂY DỰNG CÁI ĐẸP THEO MỸ HỌC CAO ĐÀI

Phạm vi mỹ học rất rộng nên đối tượng nghiên cứu của mỹ học cũng phong phú. Trong khuôn khổ bài nói chuyện này, chỉ nêu lên một đối tượng là cái đẹp (beauty) và chiều hướng nghiên cứu là t́m hiểu xem cái đẹp được giáo lư Cao Đài xây dựng như thế nào?

Giáo lư Cao Đài chỉ dẫn cho con người biết rằng con người vốn có nguồn gốc từ Thượng đế. Thượng đế là Đại linh quang c̣n con người là tiểu linh quang. Nói như vậy không có nghĩa con người là một sản phảm hoàn thiện hoàn mỹ của Thượng đế. Bởi v́ mặc dù con người là hàng tối linh trong vạn vật, nhưng con người vẫn chưa hoàn hảo, và con người c̣n cần phải lo tu hành (tức là hoàn thiện hóa bản thân) để đạt tới cứu cánh toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ và đích điểm sau cùng cũng là phối thiên (hiệp nhất với Trời). Con đường hoàn hảo hóa để con người đạt đến chân thiện mỹ là con đường kinh qua cuộc sống thực tiễn ở xă hội với bổn phận vi nhân (being-man mission).

Như vậy cái đẹp con người t́m kiếm, xây dựng theo mỹ học Cao Đài không phải là cái đẹp trừu tượng, chung chung. Giáo lư Cao Đài hướng dẫn con người đi t́m cái đẹp trong hoạt động thực tiễn xuất phát từ cuộc sống, thông qua cuộc sống và được thực chứng bằng chính cuộc sống thường nhật của mỗi người trong các mối tương quan giữa cá nhân và tập thể. Tập thể ấy nói rộng ra là gia đ́nh, xă hội, đất nước, đồng loại, v.v...

Cái đẹp chân chính của người tu đạt đạo chính là làm sao hài ḥa được cái riêng với cái chung hay cá nhân và tập thể.

1. Về phía cá nhân

Giáo lư Cao Đài định hướng cho mỗi người những nguyên tắc tu thân. Tu thân là sửa bản thân cho nên tốt đẹp. Nói theo ngôn ngữ mỹ học, tu thân là xây dựng cái đẹp cho cá nhân minh. Khi cá nhân được tốt đẹp rồi cái đẹp ấy sẽ ảnh hưởng đến tập thể, chuyển hoá, cải sửa được môi trường chung quanh.  Hướng tác động từ cái đẹp cá nhân chuyển sang tập thể được Đức Lê Đại tiên minh hoạ:

Tu cá nhân phong trào biến đổi,

Người nên rồi xă hội cũng nên.

(Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 10-5 Canh Tuất, 13-6-1970)

Thực vậy, muốn có một tập thể tốt đẹp th́ tập thể đó phải được kết thành từ những cá nhân tốt. Đức Phạm Hộ pháp dạy rơ: “... một phần tử của đất nước là một quan trọng ở tương lai. Nếu phần tử ấy xấu hoặc tốt, nên hoặc hư, th́ tương lai nước non dân tộc sẽ do ảnh hưởng đó.” (Thánh giáo ngày 20-10 Canh Tuất, 18-11-1970)

Mỹ học Cao Đài không cổ xúy cho cái đẹp riêng lẻ. Độc thiện kỳ thân là quan niệm tu riêng cho bản thân rơ ràng đi ngược giáo lư Cao Đài. Thuật ngữ Cao Đài vẫn thường nói đến tu thân hành đạo, hành đạo độ đời, v.v… Điều này cho thấy tính năng động, tích cực của Cao Đài. Hai chữ hành đạo cũng đính chính lại những ai nhầm lẫn hiểu sai rằng tu hành là trốn chạy trách nhiệm làm người với đồng loại, là chối bỏ nghĩa vụ làm dân trong một nước. Hành đạo theo Cao Đài là đặt ḿnh trước trách nhiệm với tập thể. Đức Minh Đức Đạo nhơn dạy về ư nghĩa chân chính của hai chữ hành đạo như sau: “Đừng ai tưởng rằng ḿnh hành đạo là để tu thân mà thôi, nếu tu được th́ tốt riêng cho ḿnh, không tu được th́ cũng chẳng làm hại chi ai. Nếu tưởng vậy là sai lầm. Hành đạo đâu chỉ đóng khung trong thánh thất, thánh đường, chùa chiền, am tự. Hành đạo là xây dựng cả một thế hệ và những thế hệ tiếp nối măi măi. Hành đạo là gieo giống lành cho đất nước, cho dân tộc đó vậy.” (Cơ quan Phổ thông Giáo lư, ngày 10-02 Nhâm Tư, 24-3-1972)

Như thế, cái đẹp đúng nghĩa của người tu phải vượt khỏi mọi tù hăm của tư tâm, vị kỷ, và phải xuất phát từ tâm hồn quảng đại có lư tưởng phụng sự. Giúp con người biết vươn lên khỏi cái đẹp vị kỷ, Đức Lê Đại tiên dạy:

Bầu vũ trụ có dân có nước,

Chẳng riêng ḿnh hưởng phước hưởng duyên.

(Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 04-3 Ất Tỵ, 05-4-1965)

Đức Lê Đại tiên c̣n khuyên: “Phải xem ḿnh như hạt bụi lưng trời, xem thiên hạ như bể rộng bao la.” (Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 09-5 Đinh Mùi, 16-6-1967)

Cuộc sống đẹp của người hành đạo đúng theo giáo lư Cao Đài được Đức Lê Đại tiên mô tả như sau: “Một cuộc đời đáng sống khi hướng ngoại th́ lo giúp thế độ đời, lúc trở về tâm nội th́ trau dồi đức hạnh, tu đức tu công, mưu cầu ích chúng lợi dân, xây dựng nếp sống hiệp ḥa trong thiên hạ.” (Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 09-01 Quư Sửu, 11-02-1973)

Muốn hành đạo đúng nghĩa như thế tất nhiên phải có động cơ đúng đắn. Động cơ ấy là t́nh thương. Nhưng hai chữ t́nh thương xưa nay vẫn hay bị lạm dụng th́ làm sao để có được t́nh thương thực sự và thể hiện t́nh thương ấy bằng cách nào?

Đức Cao Triều Phát dạy con người một thái độ, đó là: “Xem mọi người là ḿnh, ḿnh là mọi người, không phân biệt.” (Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 30-10 Đinh Mùi, 01-12-1967)

Đức Cao Triều Phát dùng động từ để gắn liền hai phạm trù cá nhân và tập thể. Khi Ngài nói cũng có nghĩa như đặt một dấu bằng (=) để xoá tan mọi đối đăi sai biệt. Nói rằng “mọi người là ḿnh, ḿnh là mọi người” cũng đồng nghĩa với “một là tất cả, tất cả là một”.

Hiểu như vậy mới thấm thía v́ sao trong giáo lư Cao Đài c̣n có chỗ cho nụ cười, tiếng khóc, và lời thở than của Trời phật, tiên thánh. Ai cũng hiểu rằng các đấng ấy đă siêu thoát ra ngoài thất t́nh lục dục, thế th́ những hỷ lạc, bi ai của các đấng thiêng liêng biểu lộ trong thánh giáo thánh ngôn từ đâu mà có? và có đó để v́ ai? Chẳng qua do con người phàm tục và v́ con người mà Ơn Trên đă bao lần cười khóc, thở than theo từng giọng khóc cười, than thở của con người. Chính như thế Trời phật đă làm gương cho con người thấy Trời phật xem chúng sinh là Trời phật, xem Trời phật là chúng sinh để dạy con người biết noi gương, tập tành xem mọi người là ḿnh mà ḿnh là mọi người.

Trở lại với lời dạy của Đức Cao Triều, khi đă có thái độ “xem mọi người là ḿnh, ḿnh là mọi người”, th́ hành động cụ thể cũng phải có. Ngài vạch rơ: “Thương người, hoàn hảo hóa người; thương ta, hoàn hảo ta.” (Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 30-10 Đinh Mùi, 01-12-1967)

Thương người, hoàn hảo hóa người” tức là xây dựng cái đẹp cho người chung quanh, cho tập thể, cho cộng đồng.

Thương ta, hoàn hảo ta” tức là xây dựng cái đẹp cho bản thân, cho cá nhân.

Khi cá nhân có tốt đẹp rồi th́ sẽ ảnh hưởng, tác động đến tập thể, bằng cách lấy bản thân làm gương cho mọi người. Vậy tại sao Đức Cao Triều đặt vấn đề “hoàn hảo hóa người” lên trước “hoàn hảo hóa ta”?

Lời dạy của Đức Cao Triều gợi cho thấy hai ư:

- Thứ nhất, nói “hoàn hảo hóa người” trước “hoàn hảo hóa ta” là để đánh đổ ngay từ đầu những tư kiến sai lầm muốn tu theo kiểu độc thiện kỳ thân.

- Thứ hai, nói người trước ta sau là để nhắc nhở rằng muốn xây dựng cái đẹp cho cá nhân th́ đừng quên xây dựng cái đẹp cho tập thể, bởi lẽ chính tập thể sẽ tác động trở lại cá nhân.

Tác động từ phía tập thể ra sao?

2. Về phía tập thể

Quan hệ cá nhân và tập thể là quan hệ tác động qua lại. Không có những cá nhân tốt th́ không cấu thành một tập thể tốt, nhưng nếu chỉ có một cá nhân tốt mà tập thể đều xấu cả th́ t́nh trạng đó chẳng khác như một sợi chỉ đẹp được đem thêu vào tấm vải bẩn, mục, xơ xác. Ngược lại, cả tập thể tốt mà cá nhân xấu th́ chính ảnh hưởng chung sẽ dễ chuyển hoá, cải sửa cá nhân ấy.

Hiểu được tác động qua lại giữa hai phạm trù cá nhân và tập thể, th́ cũng hiểu thêm tương quan giữa biệt nghiệp cộng nghiệp.

Trong truyện Kiều nhà thơ lớn của dân tộc là Nguyễn Du viết:

Đă mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa.

Cái nghiệp (karma) trong thơ Nguyễn Du chính là nghiệp riêng, hay biệt nghiệp, nghiệp của từng cá nhân (individual karma) do mỗi người tự tạo, tự tác, tự chuốc cho đời ḿnh. Người tu thân có mục đích giải trừ cho bản thân nghiệp riêng. Nhưng mỗi người c̣n là thành viên của gia đ́nh, phần tử trong xă hội, và công dân của đất nước, và đơn vị của cộng đồng nhân loại, v́ thế người ấy tất nhiên c̣n chịu sự chi phối của tổng số những cái nghiệp riêng của tập thể chung quanh tạo ra. Nghiệp chung của toàn xă hội, đất nước, hoàn cầu tác động đến từng cá nhân được gọi là cộng nghiệp (collective karma). Mỗi người sinh giữa trần gian đương nhiên phải chịu chung cộng nghiệp, không nhiều th́ ít. Đức Vạn Hạnh Thiền sư dạy:

Trót sinh giữa chốn trần hồng,

Cái cơ cộng nghiệp chung đồng thế nhân.

(Trúc Lâm Thin đin, 07-4 Canh Tut, 11-5-1970)

Muốn giải trừ nghiệp riêng lẫn nghiệp chung, người tu phải đem đạo vào đời, song hành tự độ độ tha, tự giác giác tha – đó là đường lối hành đạo của người đạo Cao Đài. Đức Quan Âm Bồ tát dạy: “Những ǵ trước mắt bên tai của chư hiền, hoặc đang xảy đến hoặc sắp xảy đến, đó là lẽ tất nhiên của sự cộng nghiệp của một dân tộc. Thế nên trong sự cộng nghiệp đó, mỗi một người biết tu thân hành đạo là tự cổi bỏ lần bớt nghiệp cá nhân của ḿnh. Một tập thể biết tu thân hành đạo là cổi bỏ bớt nghiệp của tập thể, một dân tộc biết tu thân hành đạo là tự ḿnh muốn cổi bỏ nghiệp tiền khiên của một quốc gia dân tộc.” (Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15- 9 Quư Sửu, 10-10-1973)

Qua nghiên cứu cái đẹp xây dựng trong mối tương quan giữa cá nhân và tập thể, có thể khẳng định rằng:

- Cái đẹp đúng, chân chính là cái đẹp thông qua hoạt động thực tiễn làm cho quan hệ giữa người và người ngày càng hoàn mỹ hoàn thiện và bản thân mỗi người cũng hoàn thiện hoàn mỹ.

- Cuộc sống đạo tức là sống đẹp bởi v́ giáo lư Cao Đài không dẫn dắt con người thoát ly xă hội, mà đưa con người đến với con người, gắn bó cuộc sống để yêu người, yêu đời làm cho cái đẹp nở hoa trong cuộc sống.

- Xây dựng cái đẹp theo mỹ học Cao Đài rất cụ thể và gần gũi. Cái đẹp có thể được tiếp cận hàng ngày bằng cách xác định đúng đắn cho mỗi cá nhân một thái độ, t́nh cảm, trách nhiệm trong tương quan với ông bà cha mẹ, vợ chồng con cái, anh em bè bạn, đồng bào đồng loại.

Trong khuôn khổ giới hạn của một bài nói chuyện, ở đây chỉ mới tạm nêu lên vài phác thảo ban đầu về xây dựng cái đẹp như một đối tượng của mỹ học Cao Đài. Dù chỉ mới là “xới” lên để gợi ư mở rộng nghiên cứu sau này, nhưng qua đó cũng có thể thấy được mục đích toàn diện của Cao Đài trong Tam kỳ Phổ độ. Mục đích này từng được Đức Giáo tông Đại đạo minh định: “Mục đích Cao Đài trong Tam kỳ Phổ độ không chủ trương đơn thuần cho các hàng tín hữu thành phật, tiên, thánh để an hưởng cơi thiêng liêng rồi quên nhiệm vụ hiện tại là xây đời thuần lương thánh thiện trong t́nh thương, trong ḥa đồng, trong đạo đức để tṛn câu hạnh phúc gia đ́nh, hạnh phúc dân tộc quốc gia, và hạnh phúc cho nhân loại.” (Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15-7 Nhâm Tư, 23-8-1972)

                                                       LÊ ANH DŨNG

(Chân thành cảm tạ Hiền hữu Nguyễn Văn Tài, thánh thất Bàu Sen, đă gơ giúp bài nói chuyện này.)

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh