Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

 

Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu viết văn tế đức Quyền giáo tông Lê Văn Trung

 

LÊ ANH DŨNG

Đức Quyền giáo tông Lê Văn Trung (1876-1934) quy thiên; ba mươi chín năm sau, Ṭa thánh Tây Ninh ấn hành quyển Tiểu sử Đức Quyền giáo tông Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung).[1] Sách là một sử liệu quư, kết tập được nhiều văn bản liên quan đến con người và đạo nghiệp của Đức Thượng Trung Nhựt, trong đó có ba điếu văn và ba văn tế được in lại.

Hai trong ba văn tế ấy đă do Phạm Hộ pháp (1890-1959) và Nữ chánh phối sư Lâm Hương Thanh (1874-1937) đọc trước Cửu trùng thiên nơi Đại đồng xă ngày 11-11-1935 (16-10 Ất Hợi), nhân dịp tiểu tường của Đức Quyền giáo tông.

Như thế, khi soạn quyển Tiểu sử nói trên Ṭa thánh Tây Ninh đă để sót ít ra là một văn tế khác.

Nguyên do, năm 1935 một chức sắc Cao Đài ở Tân Châu đă đến cậy chí sĩ Nguyễn Quang Diêu (1880-1936) viết giúp văn tế nhân lễ tiểu tường Đức Quyền giáo tông Lê Văn Trung. Văn tế này có thể sẽ mai một nếu như khoảng năm 1959 ông Nguyễn Văn Hầu (1922-1995) không bắt đầu cuộc điền dă sưu tầm tài liệu để đến năm 1961 th́ biên soạn về cuộc đời chí sĩ Nguyễn Quang Diêu. Sách in tại Sài G̣n lần đầu năm 1961 (Nxb Xây dựng), với bài Tựa rất hay của Nguyễn Hiến Lê. Năm 1973, trong lúc quyển Tiểu sử Đức Quyền giáo tông được ấn hành th́ tác phẩm Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu được Nxb Hương sen in lại và phát hành vào Tết dương lịch năm 1974.[2]

Trong Phần II: Thi ca Nguyễn Quang Diêu, ở mục III – Văn tế và câu đối, Nguyễn Văn Hầu công bố văn tế này cùng với 30 chú thích các từ khó trong văn bản.

Nguyên văn [3] bản văn tế cùng lời chú thích [4] như sau:

VĂN TẾ ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG LÊ VĂN TRUNG

Hỡi ôi!

Sông Nhược [5] sóng xao;

Vườn Kỳ [6] tuyết phủ!

Xuân qua rồi đông lại, máy trời chóng lẹ dường thoi;

Bể thẳm xảy cồn nung [7], cuộc thế xoay vần quá vụ [8]!

Người đời đến thế th́ thôi;

Trời Phật v́ đâu nỡ phụ!

Nhớ Đức Giáo tông xưa:

Tranh cạnh đổi ḷng nay;

Từ bi noi dấu cũ.

Đối đạo hữu [9] suy ḷng thảo lảo [10], vẫn giữ niềm ai cũng như ai;

Cùng ngoại nhân [11] ra dáng bô lô [12], chẳng hề ư chú thây mặc chú.

Phô lời giữ mực kim ngôn [13];

Sửa nết lánh phường đồng xú [14].

Nào thuở nổi ch́m bể hoạn [15], đem thân làm tai mắt cho Tân trào [16];

Đến khi lánh hé [17] đường trần, ghi dạ tạc đá vàng cùng Đại phụ [18].

Tài năng thế, đạo đức thế, lẽ th́ mạng đắc trường sanh [19];

Tịch diệt [20] vầy, vơ hóa [21] vầy, rứa mới danh thùy bất hủ [22].

Ôi thôi thôi!

Có sống th́ có thác, năo nề xác thịt phàm trần [23];

Chầu Phật lại chầu Tiên [24], thong thả mảnh hồn linh tú [25].

Đàn Tam giáo [26] vắng lời diễn thuyết, lấy ai tế độ [27] kiếp quần sinh [28];

Khách Lục châu [29] rủn chí quy y [30], xiết nỗi dở dang bề đạo hữu.

Thôi đă tục tiên chia nẻo, dẫu muốn theo, theo dễ được gần;

Đành rằng u hiển [31] khác miền, tuy có khóc, khóc sao cho thấu!

Sông biển trông ơn đại đức [32], nguyền siêu thăng [33] tất cả tín đồ [34];

Tóc tơ đáp lễ tiểu tường [35], kỉnh đạm bạc vài tuần tiên tửu [36].

·

Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) khen văn tế này là “khéo dùng những từ ngữ đặc biệt của miền Nam (…) gây được một âm hưởng riêng…”.[37]

Ngoài giá trị văn học, văn tế trên đây c̣n là một văn liệu, sử liệu rất đặc biệt, bởi v́ tác giả Nguyễn Quang Diêu chính là một nhân vật tên tuổi đầy hào khí của Nam Kỳ buổi trước. C̣n ông Nguyễn Văn Hầu, người có công sưu tầm và công bố văn tế, vốn là một nhân vật tên tuổi trong làng văn miền Nam, một cư sĩ đă góp nhiều công quả hoằng pháp trong Giáo hội Phật giáo Ḥa Hảo trước đây.

Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu

Họa sĩ Hà Khê vẽ tại Cao Lănh (1961), theo mô tả của môn sinh Nguyễn Chính Giáo

TIỂU SỬ NGUYỄN QUANG DIÊU

1880 (Canh Th́n): Chào đời tại làng Tân Thuận, tổng An Tịnh, quận Cao Lănh, tỉnh Sa Đéc. Song thân là Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Thị Huệ.[38] Ông nội là Nguyễn Quang Dụ.

1886 (Bính Tuất): Học chữ Nho với cha.

1890 (Canh Dần): Học chữ quốc ngữ với Hương hào Dược.

1895 (Ất Mùi): Học chữ Nho với Tú Tịnh, một thầy đồ người Bắc. Học dở dang v́ thầy Tú đi làm cách mạng.

1898 (Mậu Tuất): Sang Phú Thuận (Châu Đốc) học với Tú tài Trần Hữu Thường, được thầy cho tên hiệu là Tử Ngọc.

1907 (Đinh Mùi): Bỏ học, khi phong trào Đông Du lan vào Nam. Tiếp tay với Nguyễn Thần Hiến (1856-1914) hoạt động cho Khuyến du học hội, giúp thanh niên sang Nhật học.[39] Mượn chùa Linh Sơn (Cao Lănh) của Ḥa thượng Hoằng Đạo để hội họp với các đồng chí và các nhóm cách mạng.

Cuối tháng 5-1913 (tháng 4 Quư Sửu): Làm trưởng đoàn hướng dẫn 11 người nữa sang Trung Quốc để lănh tiền (chỉ tệ tín phiếu), mua vũ khí và gặp Nguyễn Thần Hiến. Từ Thượng Hải, sang Hương Cảng để họp với các đồng chí tại nhà Huỳnh Văn Nghị, tức Huỳnh Hưng, người Tam B́nh (Vĩnh Long). Dự định sẽ từ Hương Cảng đi Hàng Châu gặp một vài lănh tụ.

Giữa tháng 6-1913 (tháng 5 Quư Sửu): Bi thực dân Anh tại Hương Cảng giải về Hà Nội để giao nộp cho thực dân Pháp.[40] Bị giam ở Hỏa Ḷ.

1914 (Giáp Dần): Mùa xuân, cùng nhiều đồng chí khác bị bắt ở Hương Cảng năm trước, bị thực dân Pháp đày sang Cayenne của Guyane (Nam Mỹ), phần thuộc địa của Pháp. Tháng 7, cùng các đồng chí bàn kế hoạch vượt ngục.

1917 (Đinh Tỵ): Đầu năm, cùng Đinh Hữu Thuật dùng thuyền buồm đánh cá của thổ dân vượt biển sang đảo Trinidad. Lấy tên là Cảnh Sơn, làm việc cho một hăng buôn trên đảo.

1920 (Canh Thân): Giữa năm, lên tàu đi Washington (Mỹ). Cuối năm, tới Hương Cảng, rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Thường đi lại giữa Quảng Châu và Tứ Xuyên để gặp các đồng chí.

1924 (Giáp Tư): Giữa năm, đến trường vơ bị Hoàng Phố Quân quan Học hiệu ở Quảng Châu thuyết tŕnh bằng tiếng Trung Quốc đề tài “Việt Nam cách mạng lưu vong chư nhân vật” (các nhà cách mạng Việt Nam lưu vong).

1926 (Bính Dần): Hóa trang làm người Tàu, lấy tên giả là Nam Xương, cùng vài đồng chí xuống tàu rời Quảng Châu về Sài G̣n.

Tháng 3-1927 (trung tuần tháng 02 Đinh Măo): Từ Sài G̣n về tới Sa Đéc. Chỉ gặp vợ và hai con trong chốc lát,[41] rồi đi luôn vào Ba Thê (núi Sập), lánh thân ở đồn điền của Cử nhân Vơ Hoành, một nhà cách mạng. Lúc này lại lấy tên là Trần Văn Vẹn trên giấy thuế thân. Từ Ba Thê, lại lần đi các tỉnh Nam Kỳ để tiếp xúc các đồng chí. Bị mật thám Pháp lùng bắt rất ngặt.

Tháng 5-1929 (tháng 4 Kỷ Tỵ): Tới Tân An, tá túc ở một tiệm thuốc bắc, giả làm thầy đồ gốc miền Trung tha hương độ nhật. Chỉ được mấy tháng, lớp học bị đóng cửa.

1930 (Canh Ngọ): Mùa xuân, trở về Cao Lănh.

Tháng 02-1932 (tháng 01 Nhâm Thân): Tạm lánh ở làng Vĩnh Ḥa (thuộc tỉnh Châu Đốc, giáp ranh biên giới Cam Bốt), được các hương chức trong làng tận t́nh trợ giúp mở trường dạy học và làm thầy thuốc, t́m cách che mắt mật thám Pháp.[42]

03-7-1936 (15-5 Bính Tư): Giờ Ngọ, quy thiên v́ bệnh thương hàn. An táng tại làng Vĩnh Ḥa.[43]

TIỂU SỬ NGUYỄN VĂN HẦU

06-8-1922 (14-6 Nhâm Tuất): Chào đời tại Long Xuyên (nay là làng Ḥa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Đi học ở Long Xuyên và Cần Thơ.

1939 (Kỷ Măo): Viết văn, làm thơ. Có bài đăng báo Tiến bộ, Mai (Sài G̣n).

1943-1944 (Quư Mùi – Giáp Thân): Hoạt động chánh trị ít lâu rồi bỏ. Chuyên tâm nghiên cứu văn học, sử học.

1947 (Đinh Hợi): Dạy học ở Long Xuyên (trung học Thoại Ngọc Hầu) và Châu Đốc (trung học Thủ Khoa Nghĩa).

1952 (Nhâm Th́n): In Tiếng quyên (Nxb Liên chính).

1955 (Ất Mùi): In Chánh quân yếu lược (Bộ tư lệnh Quân lực miền Tây xb).

1956 (Bính Thân): In Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (Nxb Tân sanh). In Việt sử kinh nghiệm (Nxb Hồn quê). In Việt Nam Tam giáo sử đại cương (Nxb Phạm Văn Tươi).

1960 (Canh Tư): In Thuật viết văn (Nxb Tự do).

1961 (Tân Sửu): In Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu (Nxb Xây dựng).

1966 (Bính Ngọ): Được tặng giải thưởng văn chương toàn quốc (Sài G̣n) với tác phẩm Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu.

1969 (Kỷ Dậu): In Nhận thức Phật giáo Ḥa Hảo (Nxb Hương sen). In Muốn về cơi Phật (Nxb Hương sen).

1970 (Canh Tuất): In Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Nxb Nguyễn Hiến Lê). In Tu rèn tâm trí (Nxb Hương sen). In Pháp luận (Nxb Hương sen). In lại Bản ngă người Việt (Nxb Hồn quê).

1971 (Tân Hợi): In Thất Sơn mầu nhiệm (Nxb Hương sen).

1972 (Nhâm Tư): In Tuyên trung hầu Nguyễn Văn Tuyên (Ủy ban xây cất lăng miếu Tuyên trung hầu xb).

1973 (Quư Sửu): In Năm cuộc đối thoại về Phật giáo Ḥa Hảo (Nxb Hương sen). In Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang.

12-3-1995 (12-02 Ất Hợi): Quy thiên.

CHÚ THÍCH

[1] Bản in lần thứ nhất tại nhà in Sơn Châu, Sài G̣n, năm 1973 (Quư Sửu), 200 tr. Phát hành ngày 07-11-1973.

[2] Tháng 10-2002, tạp chí Xưa & nay liên kết với Nxb Trẻ in lại sách với nhan đề Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu – một lănh tụ trọng yếu trong phong trào Đông Du ở miền Nam. Bản in này có bổ sung ở phần Phụ lục hai bài trên tạp chí Bách khoa về hai nhà cách mạng có liên quan tới Nguyễn Quang Diêu (là Nguyễn Thần Hiến và Lư Liễu), cùng một số h́nh ảnh.

[3] Nguyễn Văn Hầu 1974, Nguyễn Quang Diêu: phong trào Đông du miền Nam. Sài G̣n: Nxb Hương sen, tr. 201-204. 

[4] Ngoài phần chú thích văn tế của Nguyễn Văn Hầu, những lời chú thêm của Lê Anh Dũng được ghi là [LAD].

[5] sông Nhược: dịch chữ Nhược thủy. Tên một miền biển ở về cực Tây nước Tàu. Theo Sơn hải kinh th́ nước ở miền này rất yếu, không đỡ nổi một hột cải. Nước Nhược non Bồng là cơi của thần tiên, nơi phong cảnh đẹp.

[6] vườn Kỳ: vườn của Kỳ Đà thái tử. Kinh Kim cang chép: Trưởng giả Tu Đạt Đa muốn dựng tinh xá cho Phật ở, nhưng bấy giờ không đâu rộng răi mát mẻ cho bằng tại khu vườn của thái tử Kỳ Đà. Tu Đạt Đa đem tỏ ư đó với Thái tử, Thái tử mới nói chơi: “Có vàng trải được tới đâu sẽ cho tới đó.” Tu Đạt Đa đem vàng lót khắp và cất tịnh xá cho Phật. Điển sông Nhược, vườn Kỳ dùng trên, nói cảnh tiên, cảnh phật; c̣n sóng xao, tuyết phủ, chỉ sự biến cố, thảm thương.

[7] Tôi nghĩ có lẽ là cồn nông (cồn cạn), đối ư với biển thẳm (biển sâu). [LAD]

[8] quá vụ: xoay tít chẳng khác nào con quay (bông vụ). [LAD]

[9] đạo hữu: bạn đạo. Danh từ thông dụng trong đạo Cao Đài, xưng hô b́nh đẳng giữa các tín đồ đồng đạo.

[10] thảo lảo: ăn ở có ḷng thảo, biết nhường nhịn, chia sớt lẫn cho nhau.

[11] ngoại nhân: người ngoài, không có đạo.

[12] bô lô: do tiếng bô lô ba la, cũng như bải buôi hay đăi bôi, nói cách xử thế vui vẻ hời hợt, bề ngoài.

[13] kim ngôn: lời vàng, lời nói ra có ích lợi, đáng coi quư như vàng.

[14] đồng xú: hơi đồng hôi tanh. Sách Hậu Hán chép: Thôi Liệt nộp tiền 50 vạn để được làm chức Tư đồ, sau ông hỏi con xem thiên hạ có dị nghị ǵ không, con ông đáp: “Người ta chê có hơi đồng.” Văn nhân dùng hai tiếng đồng xú để nói việc lấy tiền mua danh hay cậy của để làm bậy.

[15] bể hoạn: dịch chữ hoạn hải, con đường làm quan thăng giáng không chừng, nổi ch́m chưa chắc, không khác chiếc thuyền con lênh đênh trên mặt bể.

[16] Tân trào: trào lưu mới. Đây nói Tây.

[17] lánh hé: tránh đi, không cho trông thấy nữa.

[18] Đại phụ: tức Đại từ phụ, bậc cha lành trên cả nhân loại; danh từ thông dụng trong đạo Cao Đài, chỉ Thượng đế.

[19] trường sanh: sống lâu năm.

[20] tịch diệt: công hạnh viên măn, tiêu mất hết phần thể chất mà vào cơi nát bàn. Chữ dùng chỉ sự chết của các bậc tu hành có đạo đức cao trong đạo Phật.

[21] vơ hóa: hóa thành lông cánh mà bay lên cơi tiên. Chữ dùng chỉ sự chết của các bậc đạo sĩ tu theo đạo Tiên.

[22] danh thùy bất hủ: tiếng tốt c̣n lại măi không mục nát được.

[23] phàm trần: trần tục trong cơi đời, không phải thần tiên.

[24] chầu Phật lại chầu Tiên: giáo lư của đạo Cao Đài hỗn hợp [sic] nhiều tinh túy của các đạo giáo xưa, trong đó có giáo lư của Thích ca và Lăo tử. Ở đây cũng như một vế trên, cụ Nguyễn muốn nói việc tu Phật và tu Tiên trong giáo điều của đạo ấy.

[25] linh tú: thiêng liêng và tốt đẹp.

[26] Tam giáo: tức Nho giáo, Lăo giáo, và Phật giáo. Cũng gọi Phật, Thánh, Tiên. Trong cơ bút của Cao Đài có câu:

Trong Tam giáo có lời khuyến dạy,

Gốc bởi ḷng làm phải làm lành.

[Đây là hai câu 5-6 của bài Khai kinh, trong kinh cúng tứ thời của đạo Cao Đài. LAD]

[27] tế độ: giúp đỡ, dẫn dắt đi.

[28] quần sinh: cuộc sống của loài người và vạn vật.

[29] Lục châu: sáu châu; cũng như nói Lục tỉnh, tức là sáu tỉnh ngày xưa ở miền Nam nước Việt.

[30] quy y: về theo, tin theo tôn giáo.

[31] u hiển: tối tăm và sáng rỡ; âm phủ và dương gian.

[32] đại đức: đức hạnh to lớn.

[33] siêu thăng: vượt lên trên, hướng về những nơi cao khiết.

[34] tín đồ: người tin theo tôn giáo.

[35] tiểu tường: lễ kỷ niệm chu niên ngày chết; cũng gọi làm tuần giáp năm.

[Theo Tân luật Cao Đài, kể từ ngày chết, cách 9 ngày cúng cửu cho người quá cố một lần, tổng cộng chín cửu (81 ngày). Sau cửu thứ chín, tính thêm 200 ngày th́ cúng tiểu tường. Sau tiểu tường, tính thêm 300 ngày th́ cúng đại tường và măn tang. Như vậy lễ tiểu tường cách ngày chết 281 ngày (chưa trọn một năm) và lễ đại tường cách ngày chết 581 ngày (chưa trọn hai năm). LAD]

[36] tiên tửu: rượu tiên.

[37] Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Quang Diêu: phong trào Đông du miền Nam. Sài G̣n: Nxb Hương sen, 1974, tr. XV.

[38] Ông Huy là nghị viên địa hạt, tục gọi Hội đồng Sách. Ông có hai trai, ba gái. Diêu là con thứ tư (trong Nam kể là thứ năm).

[39] Năm 1907 có 115 thanh niên sang Nhật (miền Bắc 30, Trung 10, Nam 75).

[40] Khi cảnh sát Anh tại Hương Cảng khám xét nhà Huỳnh Hưng, t́m thấy 13 quả tạc đạn và tài liệu. Ṭa phạt Huỳnh Hưng 200 bảng và chín tháng tù. Ngoài Nguyễn Quang Diêu c̣n có Nguyễn Thần Hiến, Đinh Hữu Thuật và nhiều đồng chí khác.

[41] Ông bảo vợ: “Tôi tưởng bỏ thân đất lạ, nay may mà được về đây, mừng rỡ gặp nhau như vầy cũng là quư lắm. Thôi bà trở về lo lắng nuôi con, c̣n phần tôi, bao giờ việc nước chưa xong th́ chắc tôi chưa sum vầy với gia đ́nh được.”

[42] Sau khi ông Diêu tạ thế năm năm, chủ tỉnh Châu Đốc là Sylvestre mới phát giác. V́ thế ba hương chức yêu nước của làng Vĩnh Ḥa là Hương quản Nguyễn Minh Dương, Hương chủ Nguyễn Công Hoằng, Hương hào Nguyễn Hữu Duy cùng bị cách chức một lượt, giao cho chánh mật thám Bazin ở Sa Đéc điều tra.

[43] Tiểu sử biên niên Nguyễn Quang Diêu căn cứ theo Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Quang Diêu: phong trào Đông du miền Nam. Sài G̣n: Nxb Hương sen, 1974, tr. 27-100.

LÊ ANH DŨNG

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh