Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Trở về Vĩnh Nguyên

Bài nói chuyện tại Vĩnh Nguyên tự, thứ Hai 22-01-1996 (03-12 Ất Hợi)

Lê Anh Dũng

Thái lăo sư Lê Đạo Long

(Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn)

Vĩnh Nguyên tự ngày nay

(ảnh Nguyễn Văn Tài & Hà Văn Phủ)

 

Tôi trở về Vĩnh Nguyên như trở về nhà ḿnh. Mái chùa xưa này, hơn mười tám năm trước là nơi tôi nhập môn. Về Vĩnh Nguyên trong buổi nói chuyện sáng hôm nay, tôi muốn bổ sung vào tiểu sử của đức Thái lăo sư Lê Đạo Long một tài liệu lịch sử, mà có lẽ xưa nay ít ai để ư sưu tập.

Nghiên cứu sử đạo Cao Đài, thời khai nguyên những năm 1925-1926, hậu thế biết rằng chơn linh đức Thái lăo sư với hồng danh Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn, đă trở về Vĩnh Nguyên tự, ngôi chùa xưa do Ngài sáng lập lúc sinh tiền. Ngài trở về và có công lớn tác thành cho chi Minh Đường ở Vĩnh Nguyên tự quy hiệp với đạo Cao Đài.

Thế th́ những lời dạy của đức Như Ư trên ngọn linh cơ ngày xưa, tại chánh điện Vĩnh Nguyên tự hơn bảy mươi năm trước, nay c̣n không? Nếu ngày nay có thể sưu tầm lại được, đó là cái vốn rất quư cho việc viết sử Đạo vậy.

Nhân hôm nay là lễ kỷ niệm đức Thái lăo sư tức Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn, tôi xin trân trọng tŕnh bày lời dạy của Ngài vào năm 1927. Ngài dạy bằng chữ Nho, và có thể t́m thấy bản Hán-Việt lời dạy này trong Đạo sử, quyển II, của Nữ Đầu sư Hương Hiếu, Ṭa thánh Tây Ninh, không năm xuất bản, ronéo, tr. 142-143 (hoặc ở một chỗ khác trong sách, tr. 230-231).

Bản Hán-Việt có vài lỗi văn tự cần hiệu đính. Tôi đă nhờ bào đệ Lê Anh Minh viết lại thành chữ Hán và dịch trọn ra tiếng Việt.

Lời dạy này tại Vĩnh Nguyên tự, ngày 03-12 Bính Dần (thứ Năm 06.01.1927), tức trùng ngày kỷ niệm như hôm nay.

Có lẽ trước đó ngài Đầu sư Ngọc Lịch Nguyệt, nhục tử của đức Thái lăo sư cầu xin đức Chí tôn việc chi liên quan đến Thái lăo sư, nên Đức Chí tôn dạy Ngọc Đầu sư như sau:

Bản Hán-Việt:

"Ngọc Hoàng Thượng đế viết Cao Đài giáo đạo Nam phương.

"Hỷ chư môn đệ. Lịch, Ngă nhậm ngôn. Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn nhập cơ."

"Lê Văn Tiểng, Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn giáng cơ.

"Hỷ chư đạo hữu, chư đạo muội. Chúng đẳng thính ngă.

"Đạo bất vi tế hưởng. Vi hiếu dă. Ngă thị nhứt sinh bất tri Thiên ư, hành đạo vô công. Nhi Ngọc đế ái chư quần sanh như phụ ái tử. Ngă vấn hà tất dĩ vi công quả hồ?

"Nhứt nhơn biến nhị. Nhị biến thập. Thập biến bách. Bách biến vạn. Vạn biến hằng hà sa số nhơn sanh. Nhơn sanh nhứt nhứt hữu chơn thần. Chơn thần thị Thiên. Thiên giả hà tại? Thiên giả tại tâm. Đắc nhơn tâm tất đắc Thiên ư. Tri hề.

"Đạo dĩ khai. Thời kỳ bế môn tụng niệm dĩ văng. Cửu thập nhị [ức] nguyên nhơn kim triêu đọa lạc tại thế, bất thoát mê đồ, bất tri chơn đạo. Đẳng chúng bất độ, hà thế thành đạo hồ?

"Vật dĩ cựu luật vi căn bổn. Hội đắc Tam kỳ Phổ độ, nhứt thiết chúng sanh hữu căn hữu kiếp đắc kỳ quy vị. Vật dĩ trí tri, văn chương, bác ái, ngộ kiếp đắc quy phật vị.

"Ngă vấn, cổ ngữ hữu ngôn: Thiên tâm vô ngữ. Luật tại trị thế. Nhơn nhơn bất tu bất thành đạo. Tu giả hà vi? Tu giả độ nhơn. Độ nhơn độ kỷ. Độ kỷ độ cửu huyền thất tổ. Thị chi hiếu giả.

"Ngă thường giáng cơ tại thử. Khả tái cầu giáo đạo."

Dịch:

Ngọc Hoàng Thượng đế viết Cao Đài giáo đạo Nam phương.

Mừng các môn đệ. Lịch, Ta nhận lời. Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn nhập cơ.

[Liền sau đó, Đức Chơn nhơn dạy:]

Lê Văn Tiểng, Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn giáng cơ.

Mừng các đạo hữu và các đạo muội. Mọi người nghe ta dạy.

Đạo chẳng phải để cúng tế. Mà là hiếu vậy. Ta một đời không biết ư Trời, hành đạo chẳng nên công. Mà Ngọc đế thương quần sanh như cha thương con. Ta hỏi v́ sao phải làm công quả?

Một người biến thành hai. Hai thành mười. Mười thành trăm. Trăm thành vạn. Vạn thành hằng hà sa số nhơn sanh. Người người ai cũng đều có chơn thần. Chơn thần chính là Trời. Trời ở đâu? Trời ở nơi tâm. Được ḷng người ắt được ḷng Trời. Hăy nên biết lẽ này.

Đạo đă mở rồi. Thời kỳ đóng cửa tụng kinh niệm phật đă qua rồi. Chín mươi hai ức nguyên nhơn ngày nay đọa lạc tại thế gian, không thoát khỏi đường mê, chẳng hiểu biết chơn đạo. Không độ hết những kẻ đó, th́ làm sao thành đạo tại thế?

Chớ lấy luật xưa làm căn bổn. Hễ gặp được Tam kỳ Phổ độ rồi, tất cả chúng sanh có căn có kiếp đều trở về được ngôi xưa vị cũ. Chớ lấy trí tri, văn chương, bác ái [mà xét], hễ ngộ được kiếp này th́ trở về vị phật đặng.

Ta hỏi đây, lời xưa có bảo: Ḷng trời chẳng nói. Luật lệ ở chỗ trị thế. Người mà không tu th́ không thành đạo. Người tu làm ǵ? Người tu độ kẻ khác. Độ kẻ khác là độ ḿnh. Độ ḿnh là độ cửu huyền thất tổ. Đó chính là hiếu vậy.

Ta thường giáng cơ ở nơi đây. Có thể tái cầu dạy đạo.

Lê Anh Minh dịch (03-01-1996)

Năm xưa, có lẽ v́ môn đồ Minh Đường làu thông chữ Nho, đức Như Ư phải dùng chữ Nho để đối trị. Văn bản vừa nói rất cô đọng, hàm súc. Về sau này, để dễ phổ thông lư đạo, đức Chơn nhơn thường dùng tiếng Việt.

Tháng 3-1983, soạn giả Cao Trắc Bá ở Cơ quan Phổ thông Giáo lư kết tập những lời dạy của đức Như Ư (từ năm 1965) thành quyển Tuyển tập thánh huấn của đức Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn, gần 140 trang đánh máy, khổ 15x31 cm.

Ngài dạy rất nhiều điều, từ chuyện nội bộ của Vĩnh Nguyên tự, của Cơ quan Phổ thông Giáo lư cho đến những vấn đề chung cho toàn đạo Cao Đài. Trên cơ sở đó, tôi trích ra một số lời dạy tổng quát của Ngài, gượng mà tŕnh bày lại trong buổi nói chuyện hôm nay, để cùng có dịp ôn lại đôi điều đức Như Ư đă lưu lại.

* * *

Sống trong đời, khi bắt đầu có một chút suy nghĩ, muốn định hướng cuộc sống của ḿnh, nhiều khi con người lại hoang mang. Hoang mang như tâm trạng kẻ xứ lạ quê người, đứng trước ngả ba đường, trong tay không một bản đồ chỉ lối.

Người Việt Nam, sống trong thế kỷ Hai Mươi, ở nơi ngả tư đường giao lưu tư tưởng của thế giới, đông tây kim cổ, có khác ǵ kẻ lữ hành tha hương trước ngả ba ngả bảy học thuyết bốn phương?

Thông cảm tâm trạng hoang mang đó của người đời, trong một lần giáng cơ tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư, ngày 10-12 Canh Tuất (thứ Tư 06-01-1971), đức Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn dạy:

Để ư nh́n xem khắp cơi đời,

Bao nhiêu thuyết lư của con người,

Đạo đời phô diễn tuồng nhân ảnh,

Cứu cánh là đâu, đệ muội ơi?

Cảm nhận với nhau điều ấy, để mừng rằng khi một người Việt Nam, giữa muôn màu vạn sắc phô bày và trong trùng trùng h́nh tướng bủa vây, người đó lại chọn được đúng nẻo về quê nhà hồi hương lập nghiệp, tức là nhập môn để trở thành người học tṛ của đức Cao Đài, th́ hoàn toàn không phải là chuyện nhỏ. Hoàn toàn không phải là chuyện t́nh cờ.

Khi một người nhập môn bước vào cửa Cao Đài, th́ nên hiểu đúng đắn rằng Thượng đế đă ban ơn cho người hữu duyên đó. Thượng đế th́ công b́nh, nhưng tại sao có người đă được ơn và có người chưa được ơn?

Phải chăng ơn Trời chỉ đến cho ai có duyên và biết khiêm tốn đón nhận? Nếu không khiêm tốn, ḷng kiêu ngạo sẽ không giúp người đó nhận ra ơn Trời đến với ḿnh. Tại sao? V́ đơn giản là ơn Trời đến với người trong im lặng.

Vâng, như đă nói, ơn Trời đến trong im lặng. Cũng tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư, ngày 30-3 Quư Sửu (thứ Tư 02-5-1973), đức Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn dạy:

"Sự ban ơn của Thượng đế không phải là lời văn câu thơ, mà trong sự im lặng, là một đặc ân tối thượng đó."

Trong cái riêng của từng người, khi biết rằng ḿnh nhờ được ơn Trời nên mới được hạnh phúc trở thành người Cao Đài; th́ trong cái chung của dân tộc, phải biết thêm rằng dân tộc ḿnh có phúc nên đạo Trời mới khai mở ở Việt Nam.

Đức Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn xác nhận Thượng đế đă dành sẵn hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Tại Vĩnh Nguyên tự, ngày 10-6 Bính Th́n, Ngài dạy:

"... hạnh phúc đă dành sẵn cho dân tộc này, chỉ c̣n chờ những tay đạo đức dựng xây thành thánh đức mà thôi."

Nói rằng đạo Cao Đài khai mở tại Việt Nam là hạnh phúc của dân tộc, như thế phải chăng là chủ quan? phải chăng là cường điệu? Nói như vậy có phủ nhận giá trị cao quư của các giáo thuyết khác hay không?

Xin thưa rằng không. Đức Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn tại Vĩnh Nguyên tự, ngày 21-6 Kỷ Dậu (Chủ Nhật 03-8-1969), đă dạy rơ cái lư rằng mỗi thời kỳ lịch sử cần có một phương tiện tôn giáo thích hợp; đến kỳ Ba hạ nguơn mạt kiếp th́ phải có đạo kỳ Ba Phổ độ. Ngài dạy như sau:

"... thời kỳ nào, pháp môn ấy. Tôn giáo lập tại thế gian là những phương tiện độ đời vào hàng thánh thiện. Mỗi thời kỳ mở đạo, mỗi pháp môn khác nhau, v́ phải tùy tŕnh độ tiến hóa và hoàn cảnh xă hội của từng giống dân mà đem giáo lư thích hợp để d́u dắt họ.

"Đến nay là thời kỳ thứ Ba mà Thượng đế đem Đạo d́u đời trong thời đại nguyên tử này. Do đó, các pháp môn đều phải tân tiến để d́u dẫn nhân sinh kịp với trào lưu tiến hóa của nhân loại. (...) hăy lưu ư đến điều đó. Nếu không quan hệ th́ đâu gọi là Nhất kỳ, Nhị kỳ, Tam kỳ mà chi.

"Một thí dụ điển h́nh là ngày nay phương tiện di chuyển thâu hẹp quả địa cầu đă rút ngắn con đường ngàn dặm. Khi cần di chuyển gấp để mau đến chốn, không lẽ (...) măi trung thành với tổ tiên năm xưa, với phương tiện bơi xuồng, chèo ghe..."

Trở lại với lời dạy của Chơn nhơn, rằng: "... hạnh phúc đă dành sẵn cho dân tộc này, chỉ c̣n chờ những tay đạo đức dựng xây thành thánh đức mà thôi."

Qua lời dạy ấy, suy diễn ra th́ có thể cùng hiểu ngầm với nhau rằng hạnh phúc mà Thượng đế dành cho dân tộc Việt Nam không phải là hạnh phúc vô điều kiện. Mà điều kiện đó là ǵ?

Th́ đức Chơn nhơn đă dạy: "... chỉ c̣n chờ những tay đạo đức dựng xây thành thánh đức mà thôi."

Trong Cao Đài hay truyền nhau bốn chữ Thiên nhân hiệp nhất. Lời dạy của đức Chơn nhơn quả thực đă phản ảnh nguyên lư Thiên nhân hiệp nhất.

Đă đành Thầy khai đạo Cao Đài tại nước Nam; nhưng không phải chỉ dựng nên h́nh tướng một nền đạo với đền đài nguy nga tráng lệ, với nghi lễ trang nghiêm huy hoàng, với chức sắc áo măo, với tín đồ thuần thành ... không phải chỉ gồm bao nhiêu đó mà đă gọi là đầy đủ!

Hăy c̣n thiếu nhiều lắm chứ. Tại Thiên Lư đàn, ngày 12-02 Kỷ Dậu (thứ Bảy 29-3-1969), đức Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn phân tích cặn kẽ cho ai cũng thấy được cái thiếu ấy như sau:

"Việc làm ở thế gian dù trong một tổ chức nào, đời hoặc đạo, lớn hoặc nhỏ, khi đă thành h́nh, cần phải nuôi dưỡng và phát triển th́ tổ chức ấy mới có cơ hội kết quả tốt đẹp. Ví như ḍng sông nước chảy, từ thâm sơn đồng ruộng, suối rạch, sông hồ, cho đến những khe lạch nhỏ, nước vẫn luân lưu cuộn chảy. Nếu v́ lư do nào đó nước bị ngăn chận, ứ đọng lại, lâu ngày nước ấy thành ao tù hôi thối, những người dân dưới ḍng nước hoặc hai bên ḍng phải chịu khổ lụy.

"Đạo lư cũng vậy. Thượng đế là chủ quyền điều động tất cả, tạo hóa muôn loài vạn vật, từ nguyên nhân đến hóa nhân, thấp sanh hóa noăn, đều phải có Đạo lưu hành để trưởng dưỡng và tiến hóa. Nếu v́ lư do nào đó, việc truyền bá đạo pháp bị làm chậm trễ, nhân loại nói chung, vạn vật nói riêng đều bị ảnh hưởng tai hại vô cùng. Dẫu Thượng đế có đủ quyền năng nhưng các cấp bộ cơ quan, tổ chức đầu năo bị tŕ trệ hoặc tắc nghẽn, th́ Thượng đế cũng đành rơi lệ cho số phận sinh linh."

Qua lời dạy của đức Chơn nhơn, hăy nhấn mạnh lại rằng: "Dẫu Thượng đế có đủ quyền năng nhưng các cấp bộ cơ quan, tổ chức đầu năo bị tŕ trệ hoặc tắc nghẽn, th́ Thượng đế cũng đành rơi lệ cho số phận sinh linh."

Nhấn mạnh như vậy để hiểu sâu sắc v́ sao mà đức Chơn nhơn nhắc nhở: "... hạnh phúc đă dành sẵn cho dân tộc này, chỉ c̣n chờ những tay đạo đức dựng xây thành thánh đức mà thôi."

Đức Chơn nhơn không dùng những chữ ǵ khác, mà Ngài bảo "chỉ c̣n chờ những tay đạo đức".

Có phải nhập môn lâu năm, hành đạo lâu năm, chức sắc lâu năm, phẩm vị cao tột mà đủ gọi là "tay đạo đức"? Nếu chỉ đơn giản hiểu hai chữ đạo đức theo ư nghĩa thời gian thâm niên như thế, th́ có lẽ đức Chơn nhơn đă không phải ít ra là một lần ngậm ngùi.

Vâng, có lần, tại Vĩnh Nguyên tự, ngày 03-12 Ất Tỵ (thứ Bảy 25-12-1965), Ngài đă ngậm ngùi hỏi:

Có ai nhớ phận ḿnh chăng tá,

Có ai c̣n ḷng dạ nghĩ suy,

Mấy mươi năm có những ǵ,

Đắp xây non nước bù ch́ nghĩa ân?

Từng rỗ gót đông lân tây xá,

Từng nặng ḷng nắng hạ mưa thu,

Đă làm nên bậc danh nhu,

Hay phong trần đă mờ lu tánh lành?

Để thắp lên ngọn đuốc soi rọi nẻo đường cho khách phong trần, đức Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn vạch ra cho khách tục thấy rơ đâu mới chính là sự nghiệp đời người đích thực. Tại Ngọc Minh Đài, ngày 01-12 Bính Ngọ (thứ Tư 11-01-1967), Ngài dạy:

"Một đời người, dầu sanh tiền, dầu thoát xác cũng chỉ có một điều làm cho đời lưu niệm – đó là nghĩa nhân, hoặc ái quốc ái quần, hoặc nêu gương đạo đức phẩm hạnh; chớ c̣n phần nhục thể hoặc cái tên của một người không c̣n ư nghĩa ǵ, nếu đă thiếu những điều kiện kể trên."

Sự nghiệp của người Cao Đài v́ thế, hiểu rộng ra theo lời đức Chơn nhơn, gắn liền với sự thịnh suy của đạo Cao Đài. Trong đó, những người mà đức Chơn nhơn gọi là những tay đạo đức phải đồng tâm hiệp chí, cùng kết đoàn để thực hành sứ mạng Tam kỳ Phổ độ.

Tại Văn pḥng Phổ thông Giáo lư, ngày 20-3 Canh Tuất (thứ Bảy 25-4-1970), đức Như Ư nhấn mạnh đến yếu tố phải hợp quần hành đạo. Ngài dạy:

Khách đông tây đợi người nam bắc,

Mượn sông hồ ngơ tắt đường quanh,

Chí toan đắp lũy xây thành,

Một cây sao gọi rừng xanh uy hùng.

Tay chặt tay đồng chung số phận,

Ḿnh quên ḿnh quanh quẩn với ḿnh,

Dẫu rằng tài đức cao minh,

Mà không chung hợp cũng đành thế thôi.

Theo đức Như Ư Đạo thoàn Chơn nhơn, người Cao Đài phải chung tay hợp sức để gây dựng đạo nghiệp.

Thường thường khi ôn lại tiểu sử các bậc tiền bối dày công với Đạo, hai chữ đạo nghiệp vẫn được sử dụng trân trọng để xưng tán tiền nhân. Nhưng cụ thể ra, đạo nghiệp là ǵ?

Tại Vĩnh Nguyên tự, ngày 02-12 Kỷ Dậu (thứ Bảy 10-01-1970), Đức Chơn nhơn giảng về hai chữ đạo nghiệp, và Ngài đă lấy chính cuộc đời tại thế của Ngài khi xưa để làm một điển h́nh minh chứng. Lời dạy của Chơn nhơn như sau:

"Ngày xưa Lăo đă thọ sứ mạng Tam giáo Tổ sư đến trần gian dựng gầy đạo nghiệp để làm sáng tỏ và góp phần vào cơ phổ độ trong thời đại hạ nguơn gọi là Tam kỳ để thị hiện đạo lư cho mọi nơi, mọi người đều nh́n nhận, hầu trở về nguồn cội thiện nguyên.

"H́nh thức, màu sắc, giáo pháp đều là phương tiện. Một khi phương tiện ấy đă khuếch trương, kết thành một quy củ hẳn hoi, có thể lưu truyền hậu thế, th́ nôm na gọi là đạo nghiệp. Đạo nghiệp này sở dĩ thành h́nh là để đem đạo lư quảng truyền khắp nơi hấp thụ. Thế th́ đạo lư hay lư đạo bao giờ cũng luôn luôn hằng hữu hằng tại ở mọi nơi, mọi loài, mọi vật. Nó chẳng hạn định thời gian nên bảo nó không thời. V́ lẽ không thời mà con người phàm tục mấy ai nh́n thấy thể diện của nó khi ḿnh ở vào giới hạn của thời gian.

"Tuy vậy, từ thử đến giờ vẫn có người thánh thiện đứng ra thị hiện đạo lư bằng vai tṛ phát huy đạo nghiệp, chỉ cho mọi người nh́n nhận cửa ngỏ đạo mà tầm phăng men bước."

Vậy, cái đạo nghiệp không thời, phi thời gian, phải là cái ǵ vô sắc tướng. Chỉ có những ǵ vô sắc tướng mới vượt qua nổi sự phá hủy lạnh lùng của thời gian và nhân tâm thế sự. Và cũng chính đạo nghiệp chơn chánh đó mới là cái vĩnh hằng c̣n lại khi người Cao Đài đă rời khỏi cơi vô thường.

Con người là một chủ thể tự do. Thượng đế không ép ai phải chọn một con đường nào. Ngài chỉ khai hóa, chỉ lối. Chính con người phải chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh. Người chọn đúng th́ nhờ, chọn sai th́ chịu.

Đức Như ư Đạo thoàn Chơn nhơn trong t́nh từ bi cũng tôn trọng chủ thể tự do nơi con người. Đă bao lần Ngài đem tâm huyết ra giữa đêm trường, với ngọn linh cơ mà giải bày rốt ráo. Ngài cũng không ép buộc ǵ ai, chỉ kêu gọi, đánh thức, và dành lại cho con người quyền làm chủ lấy ḿnh, chịu trách nhiệm về quyết định chọn lựa của ḿnh:

Chim c̣n chọn cây xanh mà đỗ,

Người há không nhớ tổ quay về?

Cơi đời là chốn giác mê,

Là nơi kết quả ngày về bổn nguyên.

Ai ai cũng có duyên phẩm vị,

Ai cũng c̣n nước trí non nhân,

Cũng tiên phật cũng thánh thần,

Trong ḷ nung nấu cơi trần mà nên.

Đó là lời dạy tại Vĩnh Nguyên tự, ba mươi mốt năm về trước, cũng đúng ngày kỷ niệm đức Chơn nhơn như hôm nay, 03-12 Ất Tỵ (thứ Bảy 25-12-1965).

Cũng trong lời dạy ấy, Ngài trao lại đời ước vọng của Ngài, là mong con người lữ thứ đă chọn lựa đúng một đường về quê nhà xưa cũ, th́ khách lữ sẽ vẫn cứ vững vàng tiến bước cho tới đích điểm sau cùng:

Đôi ḍng để đáp đền tâm đạo,

Mấy lời khuyên dặn bảo chư hiền,

Giữa cơn thế sự đảo huyền,

Vững vàng lèo lái khi thuyền sang sông.

Sẽ đến lúc đại đồng phán đoán,

Cũng là khi công rạng danh thành,

Thiên đ́nh bảng ngọc đề danh,

Ngàn năm một thuở lập thành thế tôn.

Lê Anh Dũng

(21-01-1996)

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh