Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

Sách của t́nh xưa

lê anh dũng · những thông điệp sắc màu

Books, ảnh tài liệu trên Internet

Hai cụ Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Thị Liệp đă lần lượt xa khuất ngh́n trùng, nhưng người bạn trung hậu, chí thiết của hai cụ là Lê Ngộ Châu bao giờ cũng vậy, hễ có sách nào của Nguyễn Hiến Lê được tái bản, đều không quên lựa ra mấy bản đẹp, gởi cho tôi. Năm nào cũng vậy. Sách mới tinh khôi, xinh xắn, tôi cứ nâng niu trên tay, bồi hồi nhớ nghĩ...

Mới đây, bác Châu lại thương mến tặng tôi Thư ngỏ gởi tuổi đôi mươi, mà nhà xuất bản Văn hóa Thông tin (Hà Nội) vừa in lại, theo bản dịch cũ của Nguyễn Hiến Lê hơn 30 năm về trước. Mà sao lạ quá! cái gă trung niên hôm nay khi lần giở từng trang in sắc sảo trên nền giấy trắng mỹ miều, bỗng thấy cùng lúc một chú nhỏ quen quen, cũng đang trân trọng, nhẹ nhàng giở ra quyển sách ấy, nhưng b́a chỉ in chữ đơn sơ, không một tranh minh họa nhiều màu, một quyển mà giấy xấu hơn, như ngả vàng, những nét chữ in typo sóng hàng đuổi theo nhau dẫn dắt chú say mê, mải miết.

Hồi ông Hàn André Maurois (1885-1967) viết Thư ngỏ... tuổi đúng 80, người dịch Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) đă giữa ngũ tuần, mà chú nhỏ chưa tṛn 20 vẫn thấy chứa chan ḥa điệu. Sau hơn 30 năm xa tôi, chú thoắt trở lại, vẫn hồn nhiên, tươi trẻ với vụng về, non dại.

Chú mở trang 89, bảo tôi đọc lại một đoạn, mỉm cười kín đáo: «Từ hồi thiếu niên tôi đă nghĩ rằng đàn bà tặng cho đàn ông được những thú vui mănh liệt nhất. Tuổi đó tôi thích những phút đầu lưu luyến, những cuộc gặp gỡ, những lần tiếp xúc nhau, những âu yếm đầu tiên tặng cho nhau, thích những cái vuốt ve e lệ mà tự nhiên. Bạn đừng nên v́ nhút nhát hoặc thận trọng mà tự cấm ḿnh được hưởng những kỷ niệm đó. Nó đẹp nhất đời đấy. Tới tuổi già, nhớ lại mà c̣n thấy bâng khuâng trong ḷng. Ai không được biết những khúc xuân t́nh th́ sẽ thiệt tḥi và tiếc hoài suốt đời. Những t́nh yêu thơ mộng ấy không cần phải đi tới chỗ hiến thân cho nhau. Có bao nhiêu là êm đềm trong sự phát giác...»

Ôi, chú nhỏ của tôi! Sao chú gợi chi tôi những xôn xao một thời thanh thiếu? H́nh như chú nói khẽ bên tôi: Ông cụ Maurois hóm quá đi thôi! Bọn thiếu niên tụi ḿnh có được ai chỉ dạy thú vị như thế đâu! Tôi bảo chú: Ừ, ừ... bọn ḿnh chim non chực rời tổ, ḷng phân vân, dạ nghi nan... tôi chưa kịp dứt câu, chú nhỏ giằng lấy sách, mở ngay ra trang 27, chỉ liền một đoạn, bộ tịch như thể đă nằm ḷng từ thuở: «Rồi bạn sẽ thấy. Trong đời, bạn sẽ gặp nhiều kẻ chó má kinh khủng; bạn sẽ bị bạn thân phản; bạn sẽ đau khổ v́ những ả lẳng lơ không đáng cho bạn nhớ tiếc; bạn sẽ bị vu oan một cách ngu ngốc tới nỗi bạn muốn nghẹt thở sao mà thiên hạ có thể xuẩn như vậy được và bạn không biết trả lời ra sao nữa.»

Như kẻ tự ái, chẳng chịu thua chú nhỏ, tôi nói: Nhưng cụ Maurois chẳng hề bi quan đâu! Và tôi chỉ xuống cuối trang ấy, một đoạn khác: «... và bạn cũng sẽ gặp được những hy sinh bất ngờ nhất, những t́nh yêu tế nhị nhất; lúc sa cơ, bạn sẽ thấy tấm ḷng chung thủy của những người mà trước kia bạn tưởng là lănh đạm hoặc phụ bạc. Bạn sẽ thấy những hành động cao thượng cũng nhiều bằng những hành động đê nhục.»

Chú nhỏ của tôi ơi, tôi mến chú biết bao! Tôi nhớ chú những buổi sáng ở miệt Bà Chiểu cắp sách đến trường, bụng lép kẹp mà vẫn sung sướng dành tiền để cuối tuần đeo xe buưt ra Sài G̣n, la cà ở nhà sách Khai Trí suốt buổi dù chỉ đủ tiền mua một cuốn mong mỏng. Tôi nhớ tủ sách nho nhỏ do chú tự tạo lập dần hồi bằng cách ấy suốt mấy năm trung học. Tôi nhớ cái niềm hạnh phúc giản đơn khi chú và một ít bạn thiết chia sẻ cho nhau dăm trang sách hay, thâm thúy đă như ngọn đèn biển chỉ lối cho tuổi thanh thiếu đang tự lần ṃ khám phá ḿnh, khám phá đời. Thư ngỏ gởi tuổi đôi mươi hồi xưa đó đă gởi đến chú những thông điệp mà sách vở nhà trường thiếu sót, gia đ́nh th́ bất cập: «Ngồi đó mà than thở cái vô lư của thế giới th́ sao không rán biến đổi cái khu vực nho nhỏ trong đó ta phải sống này? Chúng ta không thể thay đổi toàn thể vũ trụ, nhưng ai là người muốn thay đổi toàn thể vũ trụ? Mục tiêu của chúng ta gần hơn, giản dị hơn: làm cái nghề của ta, lựa chọn nó kỹ lưỡng, hiểu rơ nó, thành một bực thầy trong nghề đó. (...) nếu lúc nào cũng bề bộn những công việc mà ḿnh biết làm cho khéo th́ trong cái lúc hoạt động, đều thấy sung sướng cả.» (tr. 19).

Hăy c̣n biết bao nhiêu điều sâu sắc, khôn ngoan khác nữa trong Thư ngỏ... mà tôi tin chắc rằng dẫu thế kỷ 20 này tàn đi, dẫu biết bao kỹ thuật mới ra đời đổi thay nhanh cuộc sống, nhưng vẫn c̣n đó, c̣n gần như nguyên vẹn đó, những cơi miền tâm t́nh đôi mươi băn khoăn ở ngưỡng cửa cuộc đời hôm nay, và tôi tin rằng những tâm t́nh đôi mươi đáng mến đó sẽ đọc Thư ngỏ... với đủ đầy những rung động, xúc cảm, nghiệm suy như chú nhỏ của tôi những ngày xưa thân ái.

LÊ ANH DŨNG

06-11-2000

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh