Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

VĂN HÓA - TRIẾT HỌC CAO ĐÀI

GEYA: DẤU ẤN CỦA ĐẠO PHẬT TRONG THÁNH GIÁO CAO ĐÀI

Lê Anh Dũng

Trong mười danh hiệu [1] của đức Phật Thích-ca, hiệu thứ tám là Thiên nhân sư (bậc thầy của cả cơi người và cơi trời). Vị thầy siêu phàm ấy áp dụng một nghệ thuật sư phạm riêng trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng giáo độ nhân trước khi nhập niết bàn.

Theo kinh Đại bát niết bàn, đức Phật từng cho môn đệ biết phần nào nghệ thuật sư phạm của Ngài: “Như mười hai bộ kinh [2] mà ta đă từng thuyết, có khi ta nương theo ư ta mà thuyết, có khi ta nương theo ư người mà thuyết, lại có khi ta vừa nương theo ư ta và ư người mà thuyết.” [3]

Theo kinh Đại bát niết bàn, hai thể loại đầu trong mười hai bộ kinh là sūtra và geya.[4]

Sūtra (tu đa la, khế kinh, kinh trường hàng), được đức Phật diễn đạt bằng bằng văn xuôi. Sau khi được các đại đệ tử kết tập, khế kinh thường mở đầu bằng công thức Như thị ngă văn; và thường kết thúc bằng công thức Hoan hỷ phụng hành.

Kinh Đại bát niết bàn chép một thí dụ về khế kinh như sau: “Phật bảo các tỳ kheo, ngày xưa ta cùng các ông ngu si không trí huệ, chẳng thể thấy bốn chân đế đúng như thật, nên lưu chuyển măi trong biển khổ sanh tử. Bốn chân đế là: khổ đế, tập đế, diệt đế, và đạo đế.” [5]

Đức Phật dạy xong, có một số người đến chậm, không kịp nghe lời ấy. Kinh Đại bát niết bàn thuật: “Ngày xưa đức Phật v́ các tỳ kheo nói khế kinh xong lại có hàng chúng sanh căn trí sáng tỏ, v́ muốn nghe pháp nên đến chỗ Phật, hỏi mọi người: Đức Như lai vừa rồi nói ǵ?” [6]

Câu hỏi “Đức Như lai vừa rồi nói ǵ?” của những người đến trễ tuy không trực tiếp bạch với đức Phật, nhưng Ngài vẫn biết được ḷng chúng sanh (tha tâm thông), nên đă “nương theo ư người mà thuyết” lần nữa.

Tuy nhiên, để những người vừa mới nghe khỏi nhàm chán, đấng Thiên nhân sư không nhắc lại lời dạy bằng văn xuôi mà dùng kệ (văn vần). Kinh Đại bát niết bàn chép: Lúc đó Phật v́ hàng chúng sanh ấy đem kinh vừa giảng nói thành kệ tụng:

Ta xưa cùng các ông,

Chẳng thấy bốn chân đế;

Nên phải lưu chuyển măi,

Trong biển khổ sanh tử.

Nếu thấy được bốn đế,

Thời dứt đặng sanh tử;

Sanh tử đă hết rồi,

Chẳng c̣n thọ thêm nữa.[7]

Theo kinh Đại bát niết bàn, kệ tụng trên gọi là:

Kỳ dạ: phiên âm theo tiếng Sanskrit geya.

Trùng tụng: tụng lại lần nữa.

Ứng tụng: đức Phật nương theo ư chúng sanh mà thuyết pháp lại.[8]

·

Theo sử quan Cao Đài,[9] thời đại đức Phật Thích-ca là Nhị kỳ Phổ độ.[10] Tinh hoa đạo Phật Nhị kỳ Phổ độ được thừa kế và phát huy trong Tam kỳ Phổ độ qua phương tiện là đạo Cao Đài. Nói cách khác, bên cạnh đạo Nho (Khổng) và đạo Tiên (Lăo), đạo Phật (Thích) đă có dấu ấn trong đạo Cao Đài; người nghiên cứu tùy theo định hướng sẽ t́m thấy những dấu ấn của Tam giáo trong Cao Đài ở nhiều mặt khác nhau.

Về mặt thuyết pháp, một dấu ấn của đạo Phật là thể loại trùng tụng được tái hiện trong thánh giáo Cao Đài, phối hợp thể thơ lục bát hay song thất lục bát của người Việt. Để dẫn chứng, có thể tham khảo Thánh giáo sưu tập năm Bính Ngọ và Đinh Mùi (1966-1967).[11] Đức Ngôi hai Giáo chủ Ngô Minh Chiêu,[12] tại thánh thất Nam Thành,[13] ngày 13 tháng 02 Bính Ngọ (04-3-1966), đă dùng văn xuôi “để giải thích danh từ Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao Đài giáo Việt Nam”.[14]

Trích một đoạn (giải chữ Lư):

“Chữ Lư nơi đây cần hiểu rơ thêm rằng, từ thuở chưa dựng nên trời đất, ở trong khoảng không gian có một khối khí thanh, mờ mịt, yên lặng, trống không, mà vẫn vần vần khắp chốn. trong cái khối ấy có một điểm sáng, đó là Lư, mà cũng là ngôi Thái cực. Lư biến hóa âm dương. Âm dương ngưng tụ tạo thành càn khôn vạn vật. Lăo Tử tạm gọi là Đạo, v́ sự cao siêu mầu nhiệm, biến hóa vô cùng, gượng kêu là Đại đạo. Lư là Đại đạo...” [15]

Hơn nửa tháng sau, tại thánh tịnh Ngọc Minh Đài,[16] mùng 1 tháng 3 Bính Ngọ (22-3-1966), đức Ngô “c̣n muốn giải thích bằng loại ngâm khúc”, với mục đích “phổ biến cho toàn Đạo dễ đọc, dễ nhớ” [17]

Trích một đoạn (trùng tụng chữ Lư) như sau:

Thuở chưa dựng nên ngôi trời đất,

Khoảng không gian mịt mịt mờ mờ;

Hồn nhiên một khối ban sơ,

Vần vần luân chuyển gồm cơ nhiệm mầu.

Khí khinh khinh rộng sâu tỏa khắp,

Ánh huyền huyền bền chặt lưu hành;

Vô h́nh, vô t́nh, vô danh,

Cưỡng viết Đại đạo [18] hóa sanh vô cùng.

Tượng một điểm tựu trung duy nhứt,

Là Lư, ngôi Thái cực Thánh hoàng;

Vận hành phân khí tạo đoan,

Âm dương ngưng tụ thế gian lập thành...[19]

Giữa những năm ba mươi, thể trùng tụng đă thấy trong Đại thừa chơn giáo. Chẳng hạn, mùng 2 tháng 8 Bính tư (17-9-1936), đức Ngọc Hoàng Thượng đế dạy: “Đạo là ǵ? Đạo là hư vô chi khí. Đạo rất mầu nhiệm, sâu kín cao siêu. Trước khi chưa có trời đất đă có Đạo. Vậy Đạo đă tạo dựng nên càn khôn vơ trụ, hóa sanh vạn vật muôn loài. Muôn loài vạn vật phải thọ bẩm khí hư vô mà sanh hóa măi.”

Lời trùng tụng (thể lục bát) cho đoạn văn trên:

Đạo mầu sản tạo càn khôn

Hư vô chi khí Chí tôn chưởng quyền

Hóa sanh phật thánh thần tiên

Muôn loài vạn vật lưu truyền thỉ chung

Đạo vô tận, Đạo vô cùng

Đạo là Mẹ đẻ khắp chung muôn loài...[20]

Tóm lại, nhờ trùng tụng, một vấn đề uyên áo được giảng lại lần nữa; văn vần soi chiếu văn xuôi, văn xuôi giải lư văn vần, hai chiều tương tác giúp con người dễ lănh hội ư nghĩa sâu kín của thánh giáo.

Là một nghệ thuật thuyết pháp của đức Phật, trùng tụng được vận dụng lại trong thánh giáo Cao Đài với thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát nhuần nhụy Việt Nam; điều này ít nhiều góp phần cho thấy một khía cạnh về tính dân tộc của đạo Cao Đài. Người nghiên cứu Cao Đài có thể khảo lại kinh sách Cao Đài để tiếp tục xác định thêm nhiều vấn đề khác, như:

(1) Trùng tụng lần đầu tiên được tái hiện trong thánh giáo Cao Đài khi nào?

(2) Ngoài lục bát và song thất lục bát, c̣n có thể thơ nào khác?

(3) T́m dấu ấn của đạo Phật trong Cao Đài, ngoài các mặt giáo lư, nghi lễ, giới luật, v.v... vẫn c̣n có thể khai thác thêm một số chiều hướng khác, mà bài này là một thí dụ.                                                             

Lê Anh Dũng

(12-6-1996)

Chú thích

[1] Thập hiệu gồm có: Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ Điều ngự Trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn.

[2] Thập nhị bộ kinh, cũng gọi thập nhị đại thừa kinh, là mười hai thể loại kinh đại thừa [Soothill 1962: 44a], mục từ “thập nhị bộ kinh”.

[3] [Đoàn Trung C̣n 1963: 1310], mục từ “thuyết”.

[4] Theo [Đại bát niết bàn 1996: 489] và [Đoàn Trung C̣n 1963: 1169], mục từ “thập nhị đại thừa kinh”, mười thể loại c̣n lại gồm: (1) Vyākarana: thọ kư; (2) Gāthā: phúng tụng, cô khởi tụng; (3) Udāna: tự thuyết; (4) Nidāna: nhơn duyên; (5) Avadāna: thí dụ; (6) Itivrttaka: bổn sự; (7) Jātaka: bổn sanh; (8) Vaipulya: phương quảng; (9) Adbhuta-dharma: vị tằng hữu; (10) Upadesa: luận nghị, thuyết về lư luận. Tuy nhiên [Soothill 1962: 44a-b], mục từ “thập nhị bộ kinh”, liệt kê với một thứ tự khác hơn trên đây.

[5] [Đại bát niết bàn 1996: 489, 490].

[6] [Đại bát niết bàn 1996: 490].

[7] [Đại bát niết bàn 1996: 490]. Bản chữ Hán như sau:

Ngă tích dữ nhữ đẳng,

Bất kiến tứ chân đế;

Thị cố cửu lưu chuyển,

Sanh tử đại khổ hải.

Nhược năng kiến tứ đế,

Tất đắc đoạn sanh tử;

Sanh hữu kư dĩ tận,

Cánh bất thọ chư hữu.

我昔 與 汝 等

不見 四 真 諦

是故 久 流 轉

生死 大 苦 海

若能 見 四 諦

必得 斷 生 死

既 已 盡

更 不 受 諸

[Đoàn Trung C̣n 1963: 134], mục từ “kỳ dạ”.

[8] Thể loại kỳ dạ (văn vần) nối tiếp tu đa la (văn xuôi), nên [Soothill 1962: 225a; 311a; 317] giảng geya là: “repeats the ideas of preceding prose passage; preceding prose repeated in verse; repetition  in verse  of a prose section”.

[9] Theo sử quan Cao Đài, lịch sử triết giáo nhân loại gồm ba thời kỳ (tam kỳ, tam nguyên). Nhất kỳ Phổ độ từ thời thượng cổ tới khoảng nửa đầu thế kỷ VII trước công nguyên. Nhị kỳ Phổ độ từ nửa sau thế kỷ VII tcn tới nửa đầu thế kỷ XIX. Tam kỳ Phổ độ từ nửa sau thế kỷ XIX trở đi [Lê Anh Dũng 1996: 15-24].

[10] Nhị kỳ Phổ độ: kỳ cứu độ rộng khắp lần thứ hai. Các tôn giáo mới có trong Nhị kỳ gồm: Thích-ca giáo, Ki-tô giáo (Thiên chúa giáo), Hồi giáo, Bái hỏa giáo... Quan niệm về trục lịch sử của Karl Jaspers (1883-1969) phần nào khá trùng hợp với quan niệm Nhị kỳ Phổ độ của Cao Đài. Xem axe de l'histoire trong Introduction à la philosophie, Jeanne Hersch dịch, Paris: Plon, 1961, từ p. 136; hoặc thời trục trong Triết học nhập môn, Lê Tôn Nghiêm dịch, Sài G̣n: Trung tâm Học liệu xb, 1969, từ tr. 109.

[11] Sài G̣n: Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao Đài giáo Việt Nam xb, 1968, tr. 37-43.

[12] Thế danh Ngô Văn Chiêu (1878-1932); về tiểu sử ông Chiêu, xem [Lê Anh Dũng 1996: 51-76].

[13] Nay ở số 122-124, đường Nguyễn Cư Trinh, quận 1.

[14] Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao Đài giáo Việt Nam: chính thức thành lập năm Ất Tỵ (1965), độc lập, không thuộc một hội thánh, tổ chức nào; không thâu nhận tín đồ, không lập thành hàng ngũ chức sắc, nên cũng không phải là một chi phái. Đứng đầu là Tổng lư Minh đạo, Tổng lư đầu tiên là Huệ Lương Trần Văn Quế (1902-1980). Tên hiện nay: Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo, số 171B đường Cống Quỳnh, quận 1.

[15] [TGST 1966-1967: 37].

[16] Thánh tịnh Ngọc Minh Đài: số 22 Nguyễn Khoái, quận 4, thuộc Hội thánh Cao Đài Tiên thiên.

[17] [TGST 1966-1967: 39].

[18] Lăo Tử, Đạo đức kinh, chương 25: Ta không biết tên là ǵ, đặt tên chữ cho Nó là Đạo, gượng ép v́ Nó gọi tên là Đại. (Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo, cưỡng vi chi danh viết Đại. 吾 不 知 其 名 , 字 之 曰 道 , 強 為 之 名 曰 大 .)

[19] [TGST 1966-1967: 39-40].

[20] [Đại thừa chơn giáo 1950: 66].

 

SÁCH THAM KHẢO

[Đại bát niết bàn 1996]. Kinh Đại bát niết bàn, tập 1, Thích Trí Tịnh dịch.

[Đại thừa chơn giáo 1950]. Đại thừa chơn giáo. Sài G̣n: Chiếu minh đàn xb.

[Đoàn Trung C̣n 1963]. Phật học từ điển, ba quyển. Sài G̣n: Phật học Ṭng thơ xb.

[Lê Anh Dũng 1996]. Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. Huế: Nxb Thuận hóa.

[Soothill 1962]. William Edward Soothill và Lewis Hodous cùng các người khác, Trung-Anh Phật học từ điển. Dictionary of Chinese Buddhist terms. Đài Bắc: Phật giáo Văn hóa Phục vụ xứ xb.

[TGST 1966-1967]. Thánh giáo sưu tập năm Bính Ngọ và Đinh Mùi (1966-1967). Sài G̣n: Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao Đài giáo Việt Nam xb.

 

 Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

Chú thích về font Arial Unicode MS

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh