Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

CƠ CẤU GIÁO LƯ CAO ĐÀI

(Vài phác thảo ban đầu)

LÊ ANH DŨNG

Nguyên là một phần bài nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo

9.00 giờ sáng 15-6 Bính Dần (thứ Hai 21-7-1986)

1. Hai thuộc tính của giáo lư Cao Đài

Đạo Cao Đài đồng thời quan tâm đối trị hai mặt sinh hoạt hỗ tương của con người là cuộc sống tâm linh và cuộc sống xă hội, cũng gọi là nhân sinh. Giáo lư Cao Đài v́ thế mang hai thuộc tính:

- Thuộc tính thứ nhất. Giáo lư Cao Đài hướng dẫn, giúp đỡ con người thành tựu cứu cánh giải thoát, không c̣n bị ràng buộc vào ṿng luân hồi sanh tử. Đây là mục đích thiên đạo, và tâm linh là đối tượng trọng tâm của tư duy và hành động. Với mục đích thiên đạo, giáo lư Cao Đài chính là đạo học (đạo pháp, h́nh nhi thượng học, hay nội giáo tâm truyền) và phương pháp thực nghiệm là tham thiền (công phu, hay tịnh luyện).

- Thuộc tính thứ hai. Giáo lư Cao Đài hướng dẫn, giúp đỡ con người sống đúng đắn trong xă hội, thể hiện đầy đủ tư cách một công dân tốt, làm tṛn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đồng bào, tổ quốc, nhân loại. Đây là mục đích thế đạo, và nhân sinh là đối tượng trọng tâm của sinh hoạt hàng ngày của một cá nhân trong ba mối tương quan:

(a) giữa cá nhân với chính bản thân;

(b) giữa cá nhân đối với một người khác;

(c) giữa cá nhân đối với gia đ́nh, cộng đồng, xă hội, quốc gia, và thế giới.

Đại đồng là cứu cánh mà Cao Đài mong muốn thế gian này thành tựu. Với mục đích thế đạo, giáo lư Cao Đài chính là triết học (h́nh nhi hạ học, hay ngoại giáo công truyền) với những phạm trù riêng của ḿnh.

2. Tại sao giáo lư Cao Đài không chỉ là đạo học và cũng không chỉ là triết học?

Nói đạo học hay triết học là tùy theo góc độ xem xét, chung quy chỉ là hai phương diện của một giáo lư. Nếu thiếu đạo học th́ thiếu phần giải thoát, và nếu đă thiếu yếu tố siêu việt này th́ giáo lư Cao Đài không c̣n toàn vẹn nữa, v́ chỉ đơn thuần là một triết học, và như thế không c̣n có khả năng giải quyết được rốt ráo vấn đề tâm linh của con người.

Giáo lư Cao Đài hướng dẫn và giúp đỡ con người biết tu luyện để có thể đạt được quyền năng tận độ chúng sinh. Khi quan niệm chúng sinh theo nghĩa rộng là không phải chỉ có con người mà thôi th́ thử hỏi một triết học làm sao đáp ứng nổi yêu cầu tận độ của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ.

Ngược lại, nếu thiếu triết học, lấy đâu ra phần hệ thống tư tưởng soi sáng và nâng đỡ cho cuộc sống hàng ngày với bao rịt ràng trói buộc?

Giáo lư Cao Đài chẳng bao giờ dẫn dắt con người sống xa ĺa thực tại. Giáo lư Cao Đài trước sau vẫn hướng dẫn và giúp đỡ con người biết giáp mặt cuộc đời, biết đối trị tất cả mọi thăng trầm bỉ thới bằng một thái độ an nhiên tự tại, một ư chí phấn đấu, một tinh thần tự chủ tự cường bất tức để chu toàn sứ mạng làm người nơi cơi thế (sứ mạng vi nhân).

Nói khác đi, giáo lư Cao Đài dẫn dắt con người biết tu để trở nên thần thánh, tiên phật; nhưng trước tiên và cơ bản, giáo lư Cao Đài hướng dẫn và giúp đỡ con người biết hoàn thiện bản thân để làm người cho xứng phận là người.

Vậy th́ đạo học vốn đă thiết cần mà triết học cũng không kém phần trọng yếu. Với cả hai thuộc tính này, giáo lư Cao Đài mang đến cho cho con người một kim chỉ nam cho đường đạo lẫn đường đời. Cao Đài giáo là tôn giáo nhân bản; nhân bản luận Cao Đài xuyên suốt toàn bộ hệ thống giáo lư Cao Đài, bao quát khắp cả thiên đạo lẫn thế đạo. Thế nên thay v́ loại bỏ nhau th́ hai thuộc tính đạo học và triết học luôn hỗ trợ lẫn nhau.

3. Mối quan hệ qua lại giữa hai thuộc tính

Đối với một người có đức tin, khi tự ḿnh chọn một tín ngưỡng, tự ḿnh gơ cửa Cao Đài để trở nên một tín đồ Cao Đài th́ yêu cầu trước tiên là cần quán triệt được tính tác động qua lại giữa hai mục đích thiên đạo và thế đạo.

Là người tín đồ Cao Đài th́ không thể lệch hướng chỉ thực hành thế đạo mà quên thiên đạo, và ngược lại. Đức Giáo tông Vô vi Đại đạo Tam kỳ Phổ độ dạy: “Đạo và đời phải tương hiệp. Tâm linh và nhân sinh không tách rời nhau được.” (Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15-4 Kỷ Dậu, 30-5-1969)

Trong suốt thời gian tại thế, do hoàn cảnh, tuổi tác, căn cơ, và ư nguyện, v.v… có thể lúc đầu người tín đồ đi theo thế đạo, nhưng sau này sẽ theo thiên đạo. Tuy nhiên, điều lư tưởng là song hành vừa thiên đạo vừa thế đạo.

Bày tỏ lư tưởng ấy, người tín đồ Cao Đài hay nhắc đến sống đạo. Từ sống đạo mang trọn vẹn tính nhân bản của Cao Đài. Sống đạo là đồng thời thực hành cả thiên đạo lẫn thế đạo.

Giáo lư Cao Đài là nền tảng cho cuộc sống đạo. Ngược lại, bằng cách sống đạo, người tín đồ Cao Đài minh chứng rằng giáo lư Cao Đài, dù cho nh́n ở góc độ đạo học hay triết học, vẫn không hề huyễn ảo viễn vông. Nói khác đi, cuộc sống đạo minh chứng giáo lư Cao Đài thật sự gần gũi con người, và thiết cận cuộc sống. Bằng sống đạo người Cao Đài thể hiện rơ tính nhất quán của hệ thống giáo lư Cao Đài với hai thuộc tính đạo học và triết học.

Đồ biểu sau đây minh họa khái quát cơ cấu giáo lư Cao Đài, cũng là nền tảng cuộc sống đạo.

LÊ ANH DŨNG

(Chân thành cảm tạ Hiền hữu Nguyễn Văn Tài, CQPTGL, đă gơ giúp bài nói chuyện này.)

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh