Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Chữ và nghĩa:

Hoát truyền hay Oát triền?

Lê Anh Dũng

Khi cúng tứ thời, đến bài Ngọc Hoàng Thiên tôn bửu cáo, nhiều tín đồ Cao Đài quen đọc câu kinh thứ 10 là: Khí phân tứ tượng, hoát truyền vô biên.

Đọc như thế không đúng. Nhiều bản kinh Thiên đạo thế đạo, kinh cúng tứ thời, kinh lễ… của các Hội thánh ban hành thường thấy cũng in sai như vậy.

Người ta hiểu hoát là mở mang; truyềnlà truyền bá; vậy hoát truyền là truyền bá cho rộng khắp, giống như phổ độ. Hiểu sai như thế chẳng những làm câu kinh vô nghĩa, mà c̣n đánh mất cái lẽ thâm diệu của Đạo học ẩn tàng trong kinh.

Đúng ra chữ trong câu kinh là oát triền.

Oát xoay đi ra, chuyển động hướng ra ngoài (to revolve outwards).

Triền (cũng đọc là tuyền, toàn) là xoay trở vào, quay trở lại, chuyển động hướng vào trong (to revolve inwards).

Oát triền là hai chiều vận động của Đạo (ly tâm và hướng tâm), c̣n được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau: tán tụ; xuất nhập; ra vô; đi về; văng lai, v.v…

Thánh giáo từng dạy về lẽ oát triền như sau:

Từ Đại đạo phát sinh Tam giáo đạo [oát]; từ Tam giáo đạo trở về nguồn gốc Đại đạo [triền].

Tam giáo đạo (Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo) nghĩa rộng hơn Tam giáo phương Đông (Khổng, Thích, Lăo). Tuy nhiên, lấy cái tiêu biểu là Tam giáo phương Đông, có thể minh họa câu thánh giáo nêu trên bằng lời dạy về nguyên lư lập giáo kỳ Ba của Thầy như sau (đàn ngày 08-11-1936, xem Đại thừa chơn giáo, bản in 1950, tr. 60):

(a) Từ vô vi ra hữu vi [oát]:

“Tam giáo xưa kia lập đạo, lúc ban sơ truyền bá cơ diệu lư quang minh, bắt từ chỗ vô vi khẩu thọ tương truyền, lần lần xuống th́ trở ra hữu h́nh mà Đạo mầu thất chánh, tâm pháp lạc sai, ấy là cơ Đạo đến thời kỳ cuối cùng của Tam giáo thất chơn truyền diệu pháp.”

(b) Từ hữu vi về vô vi [triền]:

“C̣n Đạo Thầy lại trái hẳn với Tam giáo là bắt đầu truyền đạo th́ dụng hữu h́nh, lấy sắc tướng âm thinh mà độ đời một cách lẹ làng mau chóng. Vả lại Đạo Thầy bắt đầu do chỗ hữu h́nh mà truyền bá, rồi lần lần mới dẹp hết chỗ hữu h́nh mà đi đến chỗ vô vi là cơ siêu phàm nhập thánh. Vậy thà trước dụng cơ hữu h́nh để phổ hóa cho cơ Đạo dễ lưu thông; rồi cứ đó mà dắt dẫn cho nó tấn hóa măi trên đường cao thượng, riết đến chỗ không hư tức là vô vi th́ đạo pháp mới phát minh, cơ diệu lư huệ tâm ứng lộ, thế là Đạo Thầy không hư hoại đặng.  Mà không hư hoại đặng là nhờ ở chỗ hữu h́nh đi lên riết đến tận vô vi.  C̣n Tam giáo xưa lại từ vô vi mà lần lần sa sụt xuống hữu h́nh mới thành đạo bế, rồi sai lầm ra ngoại giáo bàng môn.”

Ngày 04-02-1966, đức Chí tôn dạy:

Khóa ch́a con đă sẵn sàng

Khi vào cơi tục [oát] khi sang Thiên đ́nh [triền] …

Ngày 22-01-1974, đức Chí tôn dạy:

Một sứ mạng Thầy dành hai ngơ

Một ra đi [oát] một trở lại Thầy [triền] …

Lê Anh Dũng

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

Chú thích về font Arial Unicode MS

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh