Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Chữ và nghĩa:

Ư nghĩa hai chữ Đông Lâm

Lê Anh Dũng

Học tập thánh giáo Cao Đài, ngoài việc chỉnh đốn chánh tả, tôi thường quan tâm chú giải các từ ngữ, điển tích. Cuối năm 2003, khi chú giải thánh giáo đức Lư Giáo tông dạy tại Chí Thiện Đàn ngày 26-8 Nhâm Tư (03-10-1972), tôi đă rất lúng túng khi gặp hai chữ Đông Lâm ở câu thứ ba trong bài tứ tuyệt sau:

Thu phong lạc diệp, diệp quy căn                  秋 風 落 葉 葉 歸 根

Thế thượng nhơn gian hữu đạo hằng            世 上 人 間 有 道 恆

Sư biểu Đông Lâm hoài vạn cổ                     師 表 東 林 懷 萬 古

Thị Thiên chi đạo xuất quang năng               是 天 之 道 出 光 能

Bài thơ có nghĩa:

- thu phong lạc diệp: Gió thu thổi rụng lá.

- diệp quy căn: Lá rơi xuống gốc cây. Lá rụng về cội.

- thế thượng: Trên đời.

- nhơn gian: Cơi người ta.

- thế thượng nhơn gian hữu Đạo hằng: Con người trên đời đều có Đạo hằng tại, bất biến. (Do đó, con người dù lạc lầm thế nào chăng nữa, sẽ có lúc tỉnh ngộ và hồi tâm hướng về nẻo đạo. Cũng như lá rụng về cội.)

- hoài vạn cổ: Nhớ tưởng một thời rất xa xưa.

- thị: Ấy là, đó là, chính là.

- Thiên chi đạo: Thiên đạo. Đạo Trời, đạo giải thoát.

- quang năng: Sự tỏa sáng của trí huệ, do kết quả tu hành có tiến bộ. (Đừng lầm với quan năng 官 能 là chức năng - functions - của ngũ quan như nghe, nh́n, nếm… của tai, mắt, lưỡi…)

- Sư biểu: Tấm gương (biểu) để noi theo (sư). Đức Khổng Tử ngày xưa có tôn hiệu là Vạn thế sư biểu 萬世師表 (tấm gương sáng cho muôn đời noi theo).

Khó nhất là hai chữ Đông Lâm.

Hai chữ này c̣n được đức Giáo tông nhắc lại ở câu 4 trong vé thứ 15 của thi bài:

15.  Thân có yên mới c̣n xă tắc,

Thân suy đồi khó đắc đạo tâm,

Thích, Nho, Lăo đă khởi mầm,

Một thời một cơi Đông Lâm huy hoàng.

Để giúp tôi, bào đệ Lê Anh Minh cố gắng tra cứu rất nhiều từ điển, sách vở nhưng không t́m thấy tài liệu nào giảng giải hai chữ Đông Lâm. Duy nhất chỉ có một điển nói về Đông Lâm học phái 東 林學派 nổi tiếng ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ 16, đời vua Minh Thần Tông, niên hiệu Vạn Lịch (1573-1619). Tên học phái bắt nguồn từ thư viện Đông Lâm (tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô) là nơi các học giả sáng lập tụ tập đọc sách và nghị luận chính trị, phê phán triều chính hủ bại và yêu cầu cải cách. Các học giả sáng lập là Cố Hiến Thành, Cao Phan Long, Tiền Nhất Bản, Tôn Thận Hành, Sử Mạnh Lân, Lưu Vĩnh Trừng, Tiết Phu Giáo, Diệp Mậu Tài, Hứa Thế Khanh, Lưu Nguyên Trân, v.v...

Tôi cân nhắc, thấy rằng không thể có sự liên hệ giữa hai chữ Đông Lâm trong thánh giáo với học phái Đông Lâm, v́ lẽ học phái Đông Lâm chỉ gồm các nhà Nho, trong khi hai câu thơ 17-18 của đức Giáo tông gồm luôn Tam giáo. V́ thế, tôi dè dặt chưa dám xác quyết ư nghĩa của điển tích này là ǵ. Tôi cũng nhớ rằng trong số các Đấng giáng cơ dạy đạo, có vị xưng danh là Đông Lâm Tiên trưởng.

Nửa năm qua, tôi vẫn băn khoăn suy nghĩ về ư nghĩa hai chữ Đông Lâm. Thời may, một đạo sĩ ở quận Năm đă sao chụp tặng bào đệ Lê Anh Minh quyển 瑤池金母普度收圓定慧解脫真經 Diêu Tŕ Kim mẫu phổ độ thu viên định tuệ giải thoát chơn kinh (Chơn kinh do Diêu Tŕ Kim mẫu phổ độ dạy cách thu lấy định tuệ trọn vẹn để giải thoát), tổng cộng 64 trang. Kinh này do một đạo viện ở Đài Bắc (Đài Loan) tên là Viên Minh Cung 圓明宮 (viên minh: toàn giác, sáng suốt tṛn đầy; cung: tu viện của đạo sĩ) ấn hành vào mùa xuân năm Tân Dậu nhưng không ghi năm dương lịch (suy đoán có thể là năm 1921, mà có nhiều khả năng hơn th́ là năm 1981).

Kinh gồm hai phần, phần hai là Diêu Tŕ Kim mẫu phổ độ thu viên định tuệ giải thoát chơn kinh chú dịch tức là phần giải thích nghĩa kinh (tr. 35-62).

B́a quyển kinh do Viên Minh Cung ấn hành tại Đài Bắc, Đài Loan, xuân Tân Dậu

ß Bốn ḍng đầu trang 6 của phần “Diêu Tŕ Kim Mẫu phổ độ thâu viên định tuệ giải thoát chơn kinh chú dịch

Ḍng 4-5 viết: “Đông Lâm tức Đông Nam Á nhất đái.”

Ở trang thứ 5 và 6 phần chú dịch (tức tr. 39-40 của toàn quyển), có câu: 而今天開宏道, 普渡東林, 願世人早求明師, 參透心性. Nhi kim Thiên khai hoằng đạo, phổ độ Đông Lâm, nguyện thế nhân tảo cầu minh sư, tham thấu tâm tánh. (Hiện tại Trời mở Đạo lớn, phổ độ Đông Lâm, nguyện người đời sớm t́m minh sư, xem xét thấu triệt tâm tánh.)

Liền sau đó, kinh chú giải: 東林即東南亞一帶 Đông Lâm tức Đông Nam Á nhất đái. (Đông Lâm tức là một dải Đông Nam Á).

T́m ra nghĩa này, tôi rất mừng, và xét thấy phù hợp bốn chữ một cơi Đông Lâm trong bài thơ của đức Lư Giáo tông.

Theo đó, Đông Lâm tức là Đông Nam Á. Nghĩa này hầu như không thấy trong các từ điển.

Và bốn chữ sư biểu Đông Lâm tôi hiểu là do đảo thứ tự Đông Lâm sư biểu để hợp luật bằng-trắc của thơ Đường luật. Ngày xưa, tiêu biểu là thời Lư-Trần, ở cơi Đông Nam Á, Việt Nam đă từng là quê hương mà Tam giáo giao ḥa (xem Con đường Tam giáo Việt Nam của LAD), và đó là tấm gương sáng ở miền Đông Nam Á để ngày nay con người noi theo. Cái giá trị Tam giáo giao ḥa ngày xưa được tái hiện ngày nay trong Tam kỳ Phổ độ. Tôn giáo Cao Đài đem con đường Tâm linh Thiên đạo của Phật, Lăo dung hợp với con đường Nhân sinh Thế đạo của Nho để tạo thế quân b́nh Tâm vật b́nh hành cho cơ cứu thế (xem bài Cơ cấu giáo lư Cao Đài của LAD). Bốn vé thơ 16, 17, 18, và 19 của thi bài trong thánh giáo nói trên của đức Giáo tông đă hàm ngụ lư ấy:

16. Mở tâm thức biết đàng hồi hướng,

Dụng nhơn sanh bồi dưỡng vạn sanh,

Tâm linh nhân thế hiệp thành,

Mới nên xă hội trọn lành ngày mai.

17. Bởi lư đó Cao Đài xuất thế,

Tượng Thiên cơ hiệp thể cùng người,

Nhăn quang thần chủ trên đời,

Biết soi sáng để làm người thánh nhơn.

18. Nay sứ mạng trong phần Tam giáo,

Phải nhớ rằng Đại đạo căn nguyên,

Chấn hưng vạn cổ lưu truyền,

Thuần phong mỹ tục hy hiền, hy thiên.

19. Đem lư Đạo diệu huyền cứu rỗi,

Dụng phép mầu sửa đổi trần gian,

Phép mầu sẵn để trao ban,

Là quyền pháp Đạo chu toàn t́nh thương.

 

T́m ra ư nghĩa hai chữ Đông Lâm, một lần nữa, tôi càng thêm xác tín rằng tiếng Việt trong thánh giáo Cao Đài không thể hiểu lơ mơ, đại khái mà lắm khi phải bạc đầu để giải thích cho thỏa đáng một từ lạ.

Nêu ư thức thận trọng chữ và nghĩa để mong người đạo Cao Đài không nên dễ dăi đến mức tùy tiện sao chép thánh giáo sai chữ sai nghĩa rồi suy diễn thiếu cơ sở. Tiếc thay, đây là t́nh trạng gần như căn bệnh trầm kha của bổn đạo.

Đạo Thầy chưa tṛn 80 năm mà xem lại kinh sách các Hội thánh đă ban hành bấy lâu, chữ nghĩa cứ rối tinh. Người trong Đạo đọc thánh ngôn đem ḷng phân vân khó hiểu, người ngoài Đạo nh́n thấy ắt khó tránh khỏi khinh lờn! Cơ phổ hóa Tam kỳ mà như thế, chính là một nhược điểm, một chướng ngại cho công cuộc hoằng giáo.

Tiếng Việt vốn phong phú, giàu đẹp lại càng bội phần đẹp giàu, phong phú hơn trong thánh ngôn thánh giáo Cao Đài. Thương Thầy mến Đạo, muốn Đạo xứng danh là Quốc đạo mai sau, th́ phải biết thương lấy tiếng Việt, biết giữ lấy hồn Việt trong tiếng Mẹ thiêng liêng đă được đức Chí tôn chính thức dùng làm phương tiện dạy đạo kỳ Ba trên quê hương Hồng Lạc.

Hạ Chí Giáp Thân (6-2004)

Lê Anh Dũng

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

Chú thích về font Arial Unicode MS

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh