Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Chữ và nghĩa:

Đạo và Giáo

Lê Anh Dũng

1. Đạo là thuật ngữ gọi bản thể vũ trụ, từ đó sinh xuất ra vạn vật. Khi dùng theo nghĩa này, nên viết hoa chữ Đ. Thí dụ: Chương Một của Đạo đức kinh viết: 道 可 道非 常 道 . Đạo khả đạo phi thường Đạo. Từ Đạo thứ nhất và thứ ba viết hoa v́ dùng theo nghĩa “bản thể” như vừa nói trên; từ đạo thứ hai không viết hoa v́ là một động từ, có nghĩa là nói.

(Chữ đạo = nói này cũng là chữ đạo trong hai câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Lư Bạch khi đứng trước danh thắng Hoàng hạc lâu, Trung Quốc, đời Đường: 眼 前 有 景 道 不 得 , 蓷 顥 題 詩 在 上 頭 . Nhăn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu. = Trước mắt có cảnh [đẹp] mà không nói nên lời [không muốn làm thơ], v́ trên đầu [trên lầu Hoàng hạc] đă có Thôi Hiệu đề thơ.

Thôi Hiệu là tác giả bài thơ Hoàng hạc lâu nổi tiếng: 昔 人 已 乘 黃 鶴 去 , 此 地 空 餘 黃 鶴 樓 . Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ, Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu…và Tản Đà dịch: Hạc vàng ai cỡi đi đâu, Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu c̣n trơ…)

Khi Đạo được gọi là Đại đạo 大 道 th́ chỉ cần viết hoa từ tố Đại, v́ Đại đạo là một từ duy nhất gồm có hai từ tố (hay hai h́nh vị = morphemes) là Đạiđạo.

Ngày trước, tiếng Anh phiên âm Đạo Tao, thường dịch là the Way; Đại đạo dịch sang tiếng Anh là the Great Tao hay the Great Way. Ngày nay, căn cứ theo âm Bắc Kinh, rất nhiều sách đă đổi Tao thành Dao, và v́ thế Đại đạo đổi thành the Great Dao hay Dadao.

Tuy nhiên, theo thánh ngôn của đức Chí tôn, v́ đạo Cao Đài sẽ là quốc đạo của Việt Nam; tiếng Việt trở thành linh ngữ (sacred language) của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ (cũng như tiếng Phạn đối với Phật giáo Ấn Độ, tiếng Hebrew đối với Do Thái giáo, chữ Nho đối với Khổng giáo…), những từ Hán-Việt trong đạo Cao Đài không nhất thiết phải chuyển sang lối phiên âm Bắc Kinh khi đặt trong văn bản ngôn ngữ phương Tây (Anh, Pháp, Đức…). Do đó, Đại đạo sẽ chuyển sang tiếng Anh là Daidao, cũng như Cao Đài sẽ chuyển là Caodai

(Người Nhật, Hàn Quốc – Koreans – khi chuyển các danh xưng trong ngôn ngữ của họ sang mẫu tự Latin, họ cũng có cách ghi riêng của mỗi dân tộc, tức là KHÔNG mượn cách phiên âm Latin của Bắc Kinh ngày nay hay của các giáo sĩ Ḍng Tên – S.J. – ngày xưa.)

2. Trong tiếng Việt, từ đạo c̣n dùng theo nghĩa là tôn giáo. Thí dụ: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Lăo, đạo Phật. Từ đạo này không cần viết hoa, và nó đồng nghĩa với từ giáo trong gốc Hán-Việt. Từ giáo cũng không viết hoa. Thí dụ: Do Thái giáo, Ki Tô giáo, Cao Đài giáo.

Không cần viết hoa từ tố đạo trong các từ: đạo nhân, đạo sĩ, đắc đạo, đời đạo tương đắc, đường đạo, học đạo, nhân đạo, sống đạo, thành đạo, thế đạo, trung đạo ... Không viết hoa từ tố giáo trong các từ: giáo đường, giáo lư, giáo pháp, giáo sĩ, thánh giáo, vạn giáo nhất lư ...

Cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa hai cách nói: tôn giáo Cao ĐàiCao Đài tôn giáo.

- nói tôn giáo Cao Đài (Caodai the religion, Caodai as a religion) tức là nói Cao Đài giáo 高 臺 教, đạo Cao Đài (Caodaism).

- khi nói Cao Đài tôn giáo th́ tôn giáo là một tính từ bổ nghĩa (modifier) cho danh từ Cao Đài, để phân biệt với Cao Đài Đại đạo.  

- Cao Đài Đại đạo (Caodai the sur-religion) tức là Cao Đài vượt lên (sur-) mọi h́nh tướng giới hạn của tôn giáo. Thuộc tính “sur-” từng được đức Quảng Đức Chơn tiên (Huệ Lương Trần Văn Quế) dạy như sau: Cao Đài là cái đài cao, / Vượt lên tất cả đón rào ngăn che. (thánh giáo 08-7-1981)

3. Khi nói đạo giáo cần phân biệt hai trường hợp:

- Nên viết hoa từ tố Đạo khi dùng từ Đạo giáo 道 教 theo nghĩa như Lăo giáo (Taoism, Daoism).

- Không viết hoa từ tố đạo khi dùng từ đạo giáo theo nghĩa các tôn giáo (religions).

4. Khi dùng thuật ngữ đạogiáo để nói về đạo Lăo cũng cần phân biệt:

a. Viết hoa Đạo học 道 學 tức là nói tới phần huyền học (mysticism), cũng là phần triết học h́nh nhi thượng (philosophical Taoism, Taoist esoteric teachings) với các tên tuổi như Lăo Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Dương Tử...

b. Không viết hoa đạo gia 道 家 , tức là nói tới người tu theo Đạo học (có thể dịch đạo gia là Taoist philosopher, đây là cách dịch của H. Welch).

c. Viết hoa Đạo giáo 道 教 , tức là nói tới tôn giáo đạo Lăo (Taoist regilion), đồng nghĩa với Lăo giáo. Người tu theo Đạo giáo gọi là đạo sĩ (Taoist priest, đây là cách dịch của H. Welch).

5. Khi nói Tam giáo 三 教 theo nghĩa xác định cụ thể là ba tôn giáo gồm đạo Phật, đạo Nho, đạo Tiên th́ chỉ cần viết hoa từ tố Tam v́ đây là một từ duy nhất (có hai từ tố).

Nhưng khi nói vạn giáo 萬 教 th́ không cần viết hoa, v́ ư nghĩa chưa xác định (vạn giáo = tất cả các tôn giáo).

Khi liệt kê Tam giáo th́ cần nhất quán: Khổng, Thích, Lăo; hay Nho, Phật, Đạo; hay Nho, Phật, Tiên. Không nên kết hợp lộn xộn: Nho, Thích, Đạo; hay Khổng, Phật, Tiên...

6. Trong Cao Đài, khi nói Tam giáo đạo 三 教 道 th́ chỉ viết hoa từ tố Tam, v́ đây là một từ duy nhất (có ba từ tố).

Theo Cao Đài, Tam giáo đạo có nghĩa rộng, bao quát hơn Tam giáo:

a. Tam giáo là Thích giáo 釋 教 , Khổng giáo 孔 教 , Lăo giáo 老 教 .

b. Tam giáo đạo gồm Thánh đạo 聖 道, Tiên đạo 仙 道, Phật đạo 佛 道.

- Phật đạo gồm có cả Thích Ca giáo (Thích giáo, Phật giáo), Bà La Môn giáo (Ấn giáo)...

- Thánh đạo 教 道 gồm có cả Khổng giáo (Nho giáo), Ki Tô giáo (Thiên chúa giáo), Hồi giáo...

(Khái niệm về Phật đạo, Tiên đạo, Thánh đạo trong Tam giáo đạo đă được đức Lê Đại tiên – theo chỉ định của Tam giáo ṭa, thay mặt các Chơn tiên Tiền bối Đại đạo – dạy trong Lịch tŕnh hành đạo ban cho Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao Đài giáo Việt Nam, vào hai ngày 03 và 12 tháng 6-1966 [15 và 24 tháng 4 Bính Ngọ], Tuất thời, tại thánh tịnh Ngọc Minh Đài.)

        Do đó, khi người Cao Đài nói Phật đạo th́ hoặc có nghĩa:

        (a) đạo Phật, Phật giáo, Thích Ca giáo; hoặc có nghĩa:

        (b) một nhánh của Tam giáo đạo.

Lê Anh Dũng

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

Chú thích về font Arial Unicode MS

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh