Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Bát quái từ truyền thống kinh Dịch đến Cao Đài

LÊ ANH DŨNG

1. Bát quái và Bát quái đài

Bát quái là tám quẻ, mỗi quẻ là một kư hiệu (phù hiệu) gồm ba vạch (hào), chồng lên nhau, hoặc toàn vạch đứt (hào âm – –) như quẻ Khôn, hoặc toàn vạch liền (hào dương ––) như quẻ Càn, hoặc kết hợp cả vạch đứt và vạch liền (sáu quẻ Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài). Để dễ nhớ kư hiệu tám quẻ người xưa bày ra khẩu quyết: Càn tam liên; Khôn lục đoạn; Chấn ngưỡng vu; Cấn phúc uyển; Khảm trung măn; Ly trung hư; Đoài thượng khuyết; Tốn hạ đoạn, nghĩa là: Càn ba liền; Khôn sáu khúc; Chấn chén ngửa; Cấn chén úp; Khảm bụng đầy; Ly ruột rỗng; Đoài hở trên; Tốn đứt dưới.

Tám quẻ tượng trưng cho tám yếu tố trong thiên nhiên (Càn: trời; Khôn: đất; Chấn: sấm; Cấn: núi; Tốn: gió; Khảm: nước; Ly: lửa; Đoài: đầm nước), và mỗi quẻ c̣n mang thêm nhiều ư nghĩa tượng trưng riêng liên quan người, vật, v.v... Chẳng hạn: Càn: cương kiện; Khôn: nhu thuận; Chấn: động; Cấn: tĩnh; Tốn: nhập vào; Khảm: sa xuống; Ly: sáng sủa; Đoài: vui vẻ...

Ư nghĩa tượng trưng của mỗi kư hiệu (quẻ) trong bát quái có thể mở rộng phù hợp với ư nghĩa căn bản của biểu tượng. Như quẻ Càn, từ cái nghĩa là trời, cương kiện lại được mở rộng thành: vua, cha, rồng, ngựa, vàng, ngọc, v.v... V́ thế, tám quẻ mở rộng ra đến cùng cực th́ có thể bao quát các hiện tượng, trạng thái của vũ trụ vạn vật; mà vũ trụ vạn vật gom tóm lại th́ có thể quy về bát quái. Do đó, Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ phát biểu: “Bát quái có thể dùng tượng trưng cho muôn vật...” (Dịch kinh đại toàn. California: tác giả xb., 1997, Tập III. tr. 579.)

Ư nghĩa này của bát quái trong mối tương quan giữa bát quái và vũ trụ vạn vật đă lư giải v́ sao khi xây dựng Đền thánh Cao Đài (1931-1955) tại xă Long Thành Bắc, huyện Ḥa Thành, thị xă Tây Ninh ngày nay, th́ phần kiến trúc mệnh danh Bát quái đài chính là nơi tín đồ Cao Đài thờ Thượng đế theo nghĩa thờ đấng Tạo hóa đă tạo lập vũ trụ càn khôn. Ngay khi mới mở đạo Cao Đài, ngày 24-10-1926 thánh giáo của Cao Đài Tiên ông cũng giảng về mối tương quan giữa bát quái và vũ trụ như sau: “Nên Thầy khai bát quái mà tác thành càn khôn thế giái...” (Thánh ngôn hiệp tuyển. Bổn thứ nhứt. Sài G̣n: Nhà in Tam Thanh, 1928, tr. 42.)

Ở phía bắc huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có một nơi gọi là Bát quái đài hay Bát quái đàn, mà theo truyền thuyết đấy là nơi Phục Hy bắt đầu vạch ra bát quái. Nhưng Bát quái đài của Cao Đài có ư nghĩa khác hẳn.

Bát quái đài ở Đền thánh (có tám cột rồng vàng ở tám góc của bát quái) là nơi thờ đức Ngọc Hoàng Thượng đế (Cao Đài Tiên ông) và chư thần thánh, tiên phật. Bát quái đài gồm mười hai bậc (mỗi bậc cao 10cm, có tám cạnh) bằng đá mài màu vàng xây chồng lên nhau, nhỏ dần từ dưới lên trên. Bậc chót hết đặt trên nền cao hơn mặt đất 2,4 mét (bội số của 12), như vậy bậc trên cùng cách mặt đất 3,6 mét (bội số của 12).

Mười hai bậc của Bát quái đài tượng trưng cho mười hai tầng trời, gồm có cửu trùng thiên (chín tầng: tầng 1, tầng 2, Thanh thiên, Huỳnh thiên, Xích thiên, Kim thiên, Hạo nhiên thiên, Phi tưởng thiên, Tạo hóa thiên) cộng thêm ba tầng nữa: Hư vô thiên, Hội nguơn thiên, Hỗn nguơn thiên.

Theo giáo lư Cao Đài, Thượng đế là Đấng thập nhị khai thiên (lập ra mười hai tầng trời), số 12 là số riêng của Trời. Cho nên khi lạy Trời th́ 3 lạy, mỗi lần lạy gật đầu 4 cái, tương đương 12 lạy. Thánh giáo Cao Đài: “Thập nhị khai thiên là Thầy, chúa cả càn khôn thế giới (...). Số mười hai là số riêng của Thầy.” (Thánh ngôn hiệp tuyển. Bổn thứ nhứt. Sài G̣n: nhà in Tam Thanh, 1928, tr. 12.)

2. Bát quái theo truyền thống kinh Dịch

Theo truyền thuyết, Phục Hy tạo ra bát quái tiên thiên, các quẻ theo thứ tự: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Văn Vương tạo ra bát quái hậu thiên, các quẻ theo thứ tự: Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Kiền, Khảm, Cấn. Trong bài Kinh Dịch với thiền Cao Đài trên tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ, số 3 (25).1999, phần nào ư nghĩa của hai bát quái này đối với hành giả đă được tŕnh bày khái quát. (Hoặc xem Lê Anh Dũng, Giải mă truyện Tây du. Nxb Trẻ, 2000, tr. 53, 56 (bài Ngọn gió trong ḷ).

3. Bát quái dân gian

Trong dân gian, thầy bói có khi dùng loại bát quái này. Nó gồm tám quẻ xếp đặt như sau (kể theo chiều kim đồng hồ): Càn, Cấn, Khảm, Chấn, Khôn, Đoài, Ly, Tốn. Nghiên cứu kinh Dịch, John Blofeld ngờ rằng có thể do các thầy bói không nắm chắc về bát quái nên sắp đặt sai vị trí, hoặc là có một nguyên do hợp lư nào khác nhưng ta chưa hiểu rơ. (John Blofeld, I ching (the Book of Change). New York: E.P. Dutton & Co. Inc., 1965, p. 218.)

Bát quái dân gian c̣n thường dùng trong phong thủy, nhằm thay đổi hướng “tà khí”, chuyển vận xấu thành vận tốt cho người chủ những ngôi nhà chẳng may tọa lạc ở những vị thế mà thuật phong thủy cho là bất lợi. Người ta thường treo bát quái trừ tà ở truớc nhà, trước cửa, trên khung cửa, nhằm che chắn hay “hóa giải” những hướng xấu (tà khí) từ bên ngoài đi vào nhà. Chẳng hạn, chủ nhà thường treo bát quái trong các trường hợp như sau:

– cửa chính nhà ḿnh trực diện cửa chính nhà khác;

[Trường hợp này, nếu một nhà đă treo bát quái th́ nhà đối diện thường cũng phải treo bát quái để ngăn chặn “tà khí” do nhà hàng xóm tống khứ vào nhà ḿnh (!).]

– đ̣n dông (đầu hồi) mái nhà khác hoặc kèo quyết của nhà khác chỉa thẳng vào nhà ḿnh;

[Kèo quyết là hai cây kèo tại góc chịu cả hai mái chái giáp nhau. Nhiều đền, chùa, miếu... v́ thế thường tạo dáng cho nơi hai mái chái giáp nhau cong quớt lên trời, để tránh gây ảnh hưởng xấu cho nhà khác.]

– góc tường nhà người khác (h́nh chữ L) như mũi nhọn chỉa vào nhà ḿnh;

– hàng rào nhà người khác tạo h́nh những mũi tên nhọn chỉa vào nhà ḿnh;

– một con đường, một cầu thang chạy thẳng vào cửa chính nhà ḿnh;

– trước nhà ḿnh có một chướng ngại vật án ngữ (cột đèn, cột điện thoại, vách tường hậu nhà trước mặt, nghĩa địa, miệng cống, toa-lét, v.v...);

– nhà ḿnh xoay về hướng tây-nam (phong thủy cho là hướng của... quỷ!), v.v...

(Xem Albert Low, Practical feng shui for the home. Selangor Darul Ehsan: Pelanduk Publications, 1998, pp. 12, 28, 54, 106, 440, và rải rác trong sách.)

4. Bát quái Cao Đài

Bát quái đài của Đền thánh Cao Đài Tây Ninh có một đặc điểm khác hẳn các thuyết Dịch lư truyền thống. Như trên đă nói, Bát quái đài gồm mười hai bậc; ở bậc thứ mười hai cẩn tám quẻ bát quái, nhưng không theo thứ tự tiên thiên của Phục Hy (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn), mà cũng không theo thứ tự hậu thiên của Văn Vương (theo chiều kim đồng hồ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài). Bát quái Cao Đài ở Đền thánh đổi chiều xoay Bát quái hậu thiên, tám quẻ được đặt ngược chiều kim đồng hồ tức là cùng chiều với chiều quay của trái đất quanh mặt trời. Như vậy, chỉ có hai quẻ Chấn (hướng đông) và Đoài (hướng tây) giữ nguyên vị trí, sáu quẻ c̣n lại đều đổi chỗ (ở đây, h́nh minh họa Bát quái hậu thiên đă không đặt Nam trên và Bắc dưới theo truyền thống kinh Dịch Trung Hoa, để dễ đối chiếu với Bát quái Cao Đài).

Tại sao Cao Đài đổi chiều Bát quái hậu thiên như vậy? Theo sử quan Cao Đài, lịch sử văn minh, tư tưởng triết giáo của nhân loại trải qua ba thời kỳ (xem thêm Lê Anh Dũng, Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. Huế: Nxb Thuận Hóa, 1996, tr. 15-22):

- Nhất kỳ và Nhị kỳ Phổ độ là chiều văng, chiều đi ra;

- Tam kỳ Phổ độ là chiều lai, chiều đi vào.

Con đường của đạo Cao Đài (cũng gọi Đại đạo Tam kỳ Phổ độ) là con đường phản phục hay quy nguyên phản bản. Nói cách khác: Bát quái hậu thiên của Văn vương là chiều văng (nhất tán vạn, của Nhất và Nhị kỳ Phổ độ); c̣n Bát quái Cao Đài là chiều lai (vạn quy nhất) của Tam kỳ Phổ độ.

Trong kiến trúc Đền thánh Tây Ninh, Bát quái đài nằm về hướng đông. Khi đặt ngôi thờ Thượng đế (cũng là Thái cực Thánh hoàng, Đấng sáng tạo vũ trụ) ở hướng đông th́ tương ứng với cung Chấn của Bát quái đài. Chấn là sấm động, là tiếng nổ. Theo giáo lư Cao Đài, vũ trụ được tạo thành từ một tiếng nổ. Thực vậy, dường như đă có phần nào tương đồng với lư thuyết “big-bang” khi thánh giáo Cao Đài ngày 23-9 Bính Tư (06-11-1936) giảng về sự tạo lập vũ trụ như sau: “... nổ tung ra một tiếng vang lừng dữ dội phi thường, làm cho rúng động cả không gian ... Vũ trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái cực trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng, nắm trọn quyền hành, thống chưởng cả càn khôn vũ trụ ... hóa sanh muôn loài vạn vật.” (Đại thừa chơn giáo. Sài G̣n: Cao Đài Chiếu Minh xb., 1950, tr. 410.)

Ÿ

Là một tôn giáo bản địa, đạo Cao Đài quả thực đă có những nét rất riêng khi “nói khác” truyền thống cũ của triết giáo phương Đông, mà Bát quái Cao Đài là một trường hợp điển h́nh, nhưng không phải là duy nhất. Điều ấy cho thấy Cao Đài là một cái tên thoạt nghe tưởng quen, nhưng hóa ra lại rất lạ, mà hành tŕnh t́m kiếm bản sắc Cao Đài vẫn c̣n là một mảnh đất mới cho nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

(26-11-2002)

LÊ ANH DŨNG

·

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh