THANH NGON HIEP TUYEN - Q. I

Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ
Toà Thánh Tây Ninh

Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển
Quyển Nhứt


Hội Thánh Giữ Bản Quyền
Năm Nhâm-Tý
1972


Mục Lục

      Lời Tựa

      NOEL 1925 - Thánh Giáo của Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế đến xưng danh hiệu lần đầu
      và chỉ tên 12 người Môn đệ trước hết

      3 Janvier 1926 - Thánh-giáo về việc thủ-cơ chấp-bút

      20 Février 1926 - Thánh-giáo dạy phải hòa nhau để chung lo danh Ðạo Thầy
      và từ đây Thầy khởi sự dạy Ðạo

      25 Fevrier 1926 - Thánh-giáo dạy cách lễ bái và thờ Thiên Nhãn

      13 Mars 1926 - Thánh-giáo dạy rằng cái gì cũng có thiệt mà cũng có dối. Thầy nói trước cho mà giữ lấy mình. Chung quanh các con Thầy thả một lũ hổ lang để cắn xé các con, song trước Thầy đã cho mặc thiết giáp v.v...

      7 Avril 1926 - Thánh-giáo xưng danh Nhiên-Ðăng Cổ-Phật Thích-Ca Mâu-Ni, Thái-Thượng Ngươn-Thỉ thị ngã, kim viết Cao-Ðài

      8 Avril 1926 - Ðức Thích Ca giáng cơ mừng mở đạo. Thánh-giáo tiếp theo để giải nghĩa Tam-Kỳ Phổ-Ðộ...

      22 et 23 Avril 1926 - Thánh-giáo dạy sắp Thiên-Phong và lập thệ

      24 Avril 1926 - Thánh-giáo dạy rằng từ trước Thầy đã lập ngũ chi đại-đạo và kỳ ba nầy Thầy không giao chánh-giáo cho tay phàm nữa

      26 Avril 1926 - Thánh-giáo phong Thánh lần đầu

      30 Mai 1926 - Thánh-giáo dạy rằng dù cho trẻ con trong bụng cũng phải độ, sao các con lại đuổi các thịện- nam, tín-nữ?. Trước Thầy giáng sanh lập Phật-giáo, nay dùng huyền diệu mà giáo Ðạo chớ không giáng sanh nữa

      31 Mai 1926 - Thánh-giáo dạy rằng Thánh tâm dầu phải chịu khổn trần, chất nó vẫn còn và khuyên độ rỗi nhơn sanh

      5 Juin 1926 - Thánh-giáo xưng danh Thích Ca Như Lai kim viết Cao-Ðài Tiên-Ông Ðại-Bồ-Tát và nhắc lại rằng trong Phật-Tông nguyên-lý đã cho hiểu trước đến buổi hôm nay (là khai Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ) khuyên chư tăng hành Ðạo và không đặng nói Phật giả vô ngôn nữa

      Mardi, 8 Juin 1926 - Thánh-giáo bằng Pháp văn vì có hai người Pháp hầu đàn

      27 juin 1926 - Thánh-giáo dạy nhạc-lễ

      5 juillet 1926 - Thánh-giáo khuyên dạy một chức-sắc tên K.

      15 juillet 1926 - Thánh-giáo dạy sắp đặt Ngọc-Ðàn

      Samedi 17 Juillet 1926 - Thánh-giáo dạy thành lập nữ-phái

      Samedi 17 Juillet 1926 - Thánh-giáo dạy truyền thọ bửu pháp và luyện Ðạo

      Jeudi 22 Juillet 1929 - Thánh-giáo dạy về sự chết và sự hằng sống. Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới nầy

      Dimanche 25 Juillet 1926- Thánh-giáo dạy phải trau dồi hạnh đức cho phù hạp với trách nhiệm.

      Vendredi 30 Juillet 1926- Thánh-giáo dạy về tà dâm giới

      Mercredi 4 Aout 1926- Thánh-giáo dạy rằng Thầy đến lập trường thi công quả.

      Samedi 7 Aout 1926- Thánh-giáo cho biết sự phàm tục là mưu kế của tà mị. Ðạo khai tà khởi.

      9 Aout 1926- Thánh-giáo dạy các môn-đệ đầu tiên phải xuống Cần-Giuộc vì tà mị muốn nhiễu hại môn-đồ. Tái cầu nhiều lần Thầy lập Tam-Trấn, phong tịch Ðạo và lập thệ v.v...

      Samedi 21 Aout 1926- Thánh-giáo dạy chư môn-đồ phái Minh-Ðường về việc tu bất thành vì Ðạo bế

      Dimanche, 22 Aout 1926- Thánh-giáo khuyên ông Ð. ăn năn sám hối và lấy công chuộc tội

      Vendredi 27 Aout 1926- Thánh-giáo dạy lập họ Thánh-tịch của chức- sắc và buộc mỗi vị phải độ cho đặng ít nữa là 12 người

      Samedi 11 Septembre 1926- Thánh-giáo dạy phải tập tánh khiêm nhượng mà độ chúng

      Vendredi, 17 Septembre 1926- Thánh-giáo dạy sắp đặt Thánh-Thất, tạo ngôi Giáo-Tông, Chưởng-Pháp, Ðầu-Sư và quả Càn-Khôn

      Samedi 18 Septembre 1926- Thánh-giáo dạy rằng: từ đây trong nước Nam duy có một Ðạo chơn-thật là Ðạo Thầy đã đến lập

      Mercredi 22 Septembre 1926- Thánh-giáo dạy phải biết tranh đấu để thắng tà mị

      Mecredi 29 Septembre 1926- Thánh-giáo dạy tập cử chỉ khác hẳn thế tình

      Vendredi,1 Octobre 1926- Thánh-giáo Pháp văn cho vị Ðạo-Hữu người Pháp

      Lundi 4 Octobre 1926- Thánh-giáo dạy rằng: nay Thầy giáng thế chọn: Nhứt Phật, Tam Tiên, Tam-thập-lục Thánh thất-thập-nhị Hiền, tam-thiên đồ-đệ

      12 Octobre 1926- Thánh-giáo dạy mặc đồ bô vải

      Dimanche 24 Octobre 1926- Thánh-giáo dạy rằng: Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy v.v... và đồ lễ cúng như Tam-Bửu thì: Rượu là khí, bông là tinh, trà là thần

      15 tháng 9 năm Bính Dần- Thánh-giáo giao cho Hồ-Quang-Châu mở Ðạo Trung-Kỳ. Tái cầu Thầy dạy chánh-trị với Ðạo chẳng buổi nào liên hiệp cùng nhau

      Mercredi 27 Octobre 1926- Thánh-giáo Pháp văn cho Ðạo-Hữu Pháp

      28 Octobre 1926- Thánh-giáo Pháp văn cho Ðạo-Hữu Pháp

      29 Octobre 1926- Thánh-giáo dạy về việc thử thất và từ đây quyền thưởng phạt giao vào tay Lý Thái Bạch. Tái cầu Ðức Lý Giáo Tông dạy về sự thưởng phạt

      Vendredi 12 Novembre 1926- Thánh-giáo dạy về Cơ Huyền-diệu của kiếp luân hồi

      Samedi 20 Novembre 1926- Thánh-giáo phân đẳng-cấp chư chức-sắc và dạy việc công cử

      Mardi 23 Novembre 1926- Thánh-giáo giải thích việc xảy ra tại Từ-Lâm-Tự

      Mercredi 24 Novembre 1926- Thánh-giáo dạy tiếp việc xảy ra tại Thánh-Thất

      Dimanche 28 Novembre 1926- Thánh-giáo Pháp-văn cho Ðạo-hữu người Pháp

      Jeudi 2 Décembre 1926- Thánh-giáo của Ðức Lý-Giáo-Tông dạy phân biệt Nam-Nữ

      Lundi 6 Décembre 1926- Thánh-giáo dạy phải ghi Ðạo và lòng chớ đem thói ám muội mơ-hồ vào đường đạo-đức sau ăn năn rất muộn

      6 Décembre 1926- Thánh-giáo về việc ông Thượng-Tương-Thanh đăng tiên

      Ðàn tại Chợ Lớn ngày 13-12-26- Thánh-giáo dạy nếu biết Ðạo thì phải trọng Ðạo...

      Mercredi 15 Dicembre 1926- Thánh-Giáo Pháp văn cho Ðạo-hữu người Pháp

      Vendredi 17 Décembre 1926- Thánh-Giáo Pháp văn cho Ðạo-hữu người Pháp

      Dimanche 19 Décembre 1926- Thánh-giáo dạy về sự chuyển kiếp của con người và của tà-quái. Nếu không tu hành thì không khỏi luân hồi

      Ðại-Ðàn Chợ Lớn ngày 20-12-26- Thánh-giáo dạy về việc lập Tân-Luật

      24-12-1926- Thánh-giáo dạy vì sao phải lập Tân-Luật

      Ðại-Ðàn Chợ Lớn ngày 27-12-26- Thánh-giáo dạy làm việc phải theo ý Trời, phạm nét vạy tà là cải Thiên luật Thần, Thánh chép biên

      Cầu kho, le 8 Janvier 1927- Thánh-giáo dạy khá đem hết trí lực thi thố chớ sụt-sè

      Chợ Lớn, le 10-1-1927- Thánh-giáo dạy phận sự muốn được hoàn toàn cần phải bền chí khổ tâm

      Tây-Ninh 16-1-27- Thánh-giáo dạy dâng và tiếp Tân-Luật

      17-1-27- Thánh-giáo dạy rằng Thầy đến lập đạo thì phải vì đạo đức mà đạt đến phẩm vị cao thượng

      Tây-Ninh 18-1-27- Thánh-giáo dạy giới-tửu

      Ðàn tại Ðình Mỹ-Lộc 18-1-27- Thánh-giáo dạy biết đạo là kẻ hữu phần không biết đạo là kẻ vô duyên

      Ðàn tại Ðình Mỹ-Lộc 18-1-27- Thánh-giáo của Thần-hoàng Mỹ-lộc dạy Ðạo cho dân chúng bổn thôn

      Ðàn tại An Hóa 22-1-27- Thánh-giáo dạy toàn nam, nữ cầu đạo và cho một bài thi chung

      26-1-27- Thánh-giáo dạy phải tu mới thoát kiếp luân-hồi

      Chợ Lớn 31-1-27- Thánh-giáo dạy rán công thêm nữa để đi cho cùng bước đường

      Thánh-Thất Cầu-Kho 1 Février 1927- Thánh-giáo dạy phải lưu tâm chấn-hưng nền Ðạo

      Tây-Ninh 1-Février-27- Thánh-giáo của Thượng-Chưởng-Pháp Tương mừng vui cho Ðạo

      Tây-Ninh 1-Février-27 -Thánh-giáo khen nhiều Chức-Sắc và phong thưởng, có Ðức Lý-Giáo-Tông ban sắc phục cho nữ-phái

      Tây-Ninh,5 Février 1927- Thánh-giáo Ðức Lý về việc Ngài khẩn-cầu cho các thành Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh, Huế, Hải Phòng,Hà Nội khỏi tội nhưng không đặng

      24-12-26 (27???) - Thánh-giáo dạy sửa mình và thương yêu nhau

      Février 1927 - Thánh-giáo đức Quan-Âm Như-Lai khuyên chung hiệp nhau mà hành đạo và dìu dắt đàn sau bước tới

      Février 1927 - Thánh-giáo thăng chức Văn-Xương cho Thần-Hoàng Long-Thành

      13 Février 1927 - Thánh-giáo nói về sở dụng thiêng-liêng và sở dụng phàm-trần của Hiệp-Thiên-Ðài

      Cầu-Kho, 19 Février 1927 -Thánh-giáo dạy: Thầy ước sao các con biết tự lập và cho đủ tư cách

      Khai Ðàn tại Phước-Long-Tự, (Chợ-Ðệm) 1 Mars 1927 - Thánh-giáo hỏi: vậy chớ trí khôn của con người mà toàn nhơn loại đều có, khi rốt cuộc thì trí khôn ấy đi đâu?

      Ðại-Ðàn Cầu-Kho - 5 Mars 1927 -Thánh-giáo dạy: nếu muốn đắc quả thì chỉ có một đều phổ-độ chúng-sanh mà thôi

      5 Avril 1927 - Thánh-giáo dạy: phải dụng chí Thánh Thầy đã un-đúc mà dìu dắt sanh linh

      12 Avril 1927 - Thánh-giáo dạy rằng kẻ vô tâm trở lòng phá Ðạo thì hình phạt sẽ chất đầy

      15 Avril 1927 (Phú-nhuận) - Thánh-giáo dạy phải tự lập, đừng đợi Thầy bồng ẵm

      20 Avril 1927 -Thánh-giáo Ðức Lý dạy sự ghét lẫn và sự vô tình nếu đem vào nền Ðạo mà gieo truyền cho nhau, thì sẽ làm cho chúng sanh càng hiềm thù nhau.

      27-4 năm Ðinh Mão (27-5-1927)- Thánh-giáo dạy rằng: Thầy lấy lẽ công bình thì phải chiếu Thiên-điều rồi con cái Thầy phải đọa trầm luân đời đời kiếp kiếp

      Séance du 29 Mai 1927 - Thánh-giáo dạy rằng: nền đạo lập nên là nhờ lòng đạo-đức và tánh khiêm cung của mỗi môn-đồ. Nếu vào Ðạo mà còn bôn- chôn tranh-lướt theo thói thường thì dầu có bao nhiêu đạo-hữu và bao nhiêu công quả cũng chẳng qua là một trường ngôn-luận của thế- gian đó thôi

      1 Juin 1927 - Thánh-giáo dạy mối đạo phải trải qua lắm nỗi gay go để gieo mối chánh truyền cho đoàn hậu tấn (có dạy đến việc ngưng cơ bút)

      Juillet 1927, Minh-Lý-Ðàn - Thánh-giáo Ðức Chí-Tôn cho hay Thầy có hội chư Tiên Phật để thương nghị về sự lập đạo tại Nam-quốc và dặn đừng nghịch lẫn nhau


      Lời Tựa

      Cuối Hạ Ngươn nầy, nhơn loại phần nhiều dụng hết trí não xu hướng vào lối văn minh vật-chất; món ăn đủ sơn trân hải vị; chỗ ở lại nguy nga đài các: y phục tiện dùng gấm nhiễu che thân, ra một tấc đường thì có ngựa xe đỡ gót. Các lạc thú hiện thời trên cõi tạm nầy làm cho con người mê mẩn; rồi đua chen nhau tranh giành phúc lộc; lăng-xăng xạo-xự trên chốn võ-đài; mạnh đặng, yếu thua khôn còn, dại mất. Phần đông bực thông minh , lại đem trí khôn làm món binh khí hại người; kẻ tước trọng lại dùng thế quyền mà đè ép dân đen ra bạc trắng. Quanh năm chỉ lo xác thân hưởng điều khoái lạc, vợ ấm con no, được ngày nào vui ngày ấy; cho kiếp chết là kiếp mất; gọi Thiên-đường, Ðịa ngục là câu chuyện hoang-đàng. Bậu bạn lỗi câu tín-nghĩa, vợ chồng quên đạo tào- khương; mảng vụ chữ kim thời mà phong dời tục đổi. Than ôi! Lượng sóng văn-minh tràn dập tới đâu thì nền luân-lý ngửa nghiêng tới đó.

      Nếu Ðạo-Trời không sớm mở lần ba, nền phong hóa mối cang- thường, sau vì đó mà hư hoại.

      Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế vì đức háo sanh, không nỡ ngồi xem nhơn-sanh sa vào nơi tội lỗi nên dụng quyền-diệu tiên-thiên giáng cơ giáo Ðạo; hơn một năm trường tô vẽ biết bao lời châu tiếng ngọc. E dụng văn từ cao xa người thường không rõ lý, rồi ra dạy cũng như không, nên Ðấng Chí-Tôn tiện dùng quốc-âm cho dễ hiểu.

      Chư Ðạo-Hữu nhập-môn sau thời kỳ ngưng cơ bút không hữu hạnh mà nghe đến lời vàng tiếng ngọc của Ðức Ðại-Từ-Bi. Nay Hội-Thánh trích lục những Thánh-Ngôn giáng cơ dạy Ðạo, in làm hai bổn để truyền bá cho mọi người thông hiểu.

      Thiết tưởng, trong Ðạo-Hữu, dầu xưa dầu mới, ai có Ðạo-tâm mà không tiếp được Thánh-Ngôn nầy lại không hết dạ hoan nghinh?

      Vậy xin chư Ðạo-Hữu, chư Thiện-Nam, Tín-Nữ, hết lòng trân-trọng, vì là lời châu ngọc của Phật-Trời. Cơn nhàn rảnh, nên lưu tâm đọc đến trước là rõ thông mối Ðạo nhiệm mầu sau để trau giồi đức hạnh của mình.

      Nhà nào có Thánh-Ngôn là nhà đó treo được ngọn đèn thiêng-liêng tỏ rạng vậy.

      Tòa-Thánh Tây-ninh
      Hai mươi mốt tháng mười năm Ðinh-Mão.

      Hội Thánh Cẩn Từ


      THÁNH-NGÔN


      NOEL 1925

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương

            Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
            Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên
            Ðạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
            Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.

      Ðêm nay, 24 Décembre phải vui mầng vì là ngày của ta xuống trần dạy Ðạo bên Thái-Tây (Europe).
      Ta rất vui lòng mà thấy đệ-tử kính mến ta như vậy.
      Nhà nầy sẽ đầy ơn Ta (Nhà của M. C...).
      Giờ ngày gần đến, đợi lịnh nơi Ta.
      Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa.

            CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
            BẢN đạo khai SANG QUÍ GIẢNG thành;
            HẬU ÐỨC TẮC CƯ Thiên Ðịa cảnh.
            HƯỜN MINH MÂN đáo thủ đài danh.
      (Mười hai chữ lớn trong ba câu trên là tên của mười hai người môn đệ trước hết là của Ðức Ngọc-Hoàng-Thượng-Ðế, còn ba chữ xiêng lớn trong câu chót là tên ba vị hầu đàn).


      3 Janvier 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Thủ cơ - Chấp bút

      Thủ cơ hay là chấp bút phải để cho thần, tâm, tịnh mới xuất Chơn-Thần ra khỏi phách, đặng đến hầu Thầy nghe dạy:

      Khi chấp thủ thì tay tuân theo Chơn-Thần nói lại mà viết ra, mường- tượng như con đặt để, con hiểu đặng vậy.

      CHƠN-THẦN là gì?

      Là nhị xác thân (périspit) là xác thân thiêng-liêng. Khi còn ở nơi xác phàm thì rất khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu.

      Cái Chơn-Thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền diệu vô cùng, bất tiêu, bất diệt. Bậc chơn tu khi còn xác phàm nơi mình, như đắc đạo, có thể xuất ra trước buổi chết mà vân du thiên ngoại. cái Chơn-Thần ấy mới đặng phép đến trước mặt thầy.

      Như chấp cơ mà mê, thì Chơn-Thần ra trọn vẹn khỏi xác. Thầy mới dạy nó viết chữ chi đó, nó đồ theo; Thầy nói tên chữ, xác nó cầm cơ viết ra ngoài, nói tên chữ trật, nó nghe đặng không chịu: Thầy buộc viết lại và rầy kẻ đọc trật ấy.

      Còn chấp bút, khi Thầy đến thì làm cho Thần con bất định một lát, cho Thần xuất ra nghe Thầy dạy, còn tay con tuân theo mà viết, ấy là một phần của con, một phần của Thầy hiệp nhứt, mới thấu đáo Càn-Khôn, tinh thông vạn vật đặng.

      Trước khi thủ cơ hay là chấp bút, thì phải thay y phục cho sạch sẽ, trang hoàng tắm gội cho tinh khiết; rồi mới đặng đến trước Bửu- Ðiện mà hành sự, chẳng nên thiếu sót mà thất lễ. Nếu chấp cơ phải để ý thanh bạch không đặng tưởng đến việc phàm. Tay chấp cơ cũng phải xông hương khử trược, tịnh tâm một lát, rồi phải để tinh thần tấn mà xuất ngoại xác đến hầu dạy việc. Phải có một chơn-linh tinh tấn mới mầu nhiệm huyền diệu; phải trường trai mới đặng linh-hồn tinh tấn; phải tập tánh chí Thánh, Tiên, Phật mới phò cơ dạy đạo cả chúng sanh. Kẻ phò cơ chấp bút cũng như Tướng-Soái của Thầy để truyền Ðạo cho thiên hạ. Các con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm thường. Còn việc truyền thần lấy điển quang, thì ai ai cũng có điển trong mình, nó tiếp điển ngoài rồi thần của nó viết ra, có khi trúng, có khi trật.

      Vậy khi nào chấp cơ phải đợi lịnh Thầy rồi sẽ thi hành.



      20 Février 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


            Bửu tòa thơ-thới nở thêm hoa,
            Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà,
            Chung hiệp ráng vun nền Ðạo-Ðức,
            Bền lòng son sắt đến cùng Ta.


            Nguồn Tiên tầm Ðạo dễ gì đâu?
            Quyền phép Càn-Khôn một túi thâu
            Thoát xác xưa tầng tu vạn kiếp,
            Ðộ hồn nay gội khắp năm châu,
            Tìm hiền lắm lúc gieo nguồn Ðạo,
            Cải dữ đòi phen cổi mạch sầu,
            Trần khổ dầu ai chơn muốn lánh,
            Ngày thành Chánh-Quả có bao lâu?

      Cái nhánh các con là nhánh chính mình Thầy làm chủ, sau các con sẽ hiểu.

      Thầy vui muốn cho các con thuận hòa cùng nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng. Phải chung lo cho danh Ðạo Thầy.
      Ðạo Thầy tức là các con, các con tức là Thầy, phải làm cho nhau đặng thế lực, đừng ganh gổ nghe! Các con giữ phận làm tùy ý Thầy muốn, ngày sau sẽ rõ thấu ý muốn của Thầy.

            Vào vòng huynh đệ khá thương nhau,
            Một đức trổi hơn một phẩm cao.
            Quyết chí Thiên-Ðường mau bước tới,
            Phải nhiều máu thịt mới đồng bào.

      Các con phải hiểu rằng: Thầy, là huyền diệu thế nào? Cách dạy, Thầy buộc tùy thông minh mỗi đứa mà dạy.
      Dầu cho Thầy phàm tục cũng phải vậy; nếu đứa dở mà dạy cao kỳ, nó biết đâu mà hiểu đặng.
      Thầy cấm không cho dị nghị việc người; nhứt là đạo-hữu của các con thì đừng phạm đến kẻo tội nghiệp; chi chi cũng phải nhớ quyết rằng có Thầy trong đó.

            Chẳng quản đồng tông mới một nhà
            Cùng nhau một Ðạo tức một cha,
            Nghĩa nhân đàng gởi thân trăm tuổi,
            Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa.

      Thầy dặn các con một điều; nhứt nhứt đều đợi lịnh thầy chẳng nên lấy tứ riêng mà phán đoán chi hết. Phận sự trách-nhậm các con, Thầy đã định trước, song giờ ngày chưa đến; phải tuân theo lời Thầy, nghe!

      Từ đây Thầy khởi sự dạy Ðạo cho.......................

      Trên Bạch-Ngọc-Kinh có đủ Nam và Nữ; các con chớ lầm tưởng là phân biệt. Có các đấng Nữ-Tiên, Nữ-Phật còn lớn quyền thế hơn Nam nhiều.

      TR...........ã thọ mạng nơi thầy, con đi đâu Thầy theo đó; Lời Ðạo-Ðức trong miệng con nói ra, ấy là lời của Thầy bố-hóa tâm trí con đặng đi truyền Ðạo; tùy cơ mà dạy kẻ; một mình con đâu đủ sức mà phục người. Chẳng luận là Nam hay Nữ, bất kỳ là nước nào, nó muốn biết Ðạo Lý con phải độ, biểu chúng nó đến nghe Thầy dạy, mới có thế nó tu-hành đặng; trước con không nên buộc chúng nó lắm.
      Thầy nói một lần từ đây nhớ lấy: dầu cho đá, sắt, cây cỏ mà nghe đến Thánh-Ngôn nơi Thầy mà con nói ra, cũng hoan nghinh, huống lựa là người,con nhớ và an lòng.

            Ðã thấy ven mây lố mặt dương
            Cùng nhau xúm xít dẫn lên đường
            Ðạo cao phó có tay cao độ
            Gần gũi sau ra vạn dặm trường.

      Thầy đã hàng ngày nói với con rằng: Muôn việc chi Thầy đã bố-hóa vào lòng con. Như con tính điều chi, tức Thầy đã định rồi. Con không cần nặng lòng lo lắng. Ðạo cốt để cho kẻ hữu duyên. Những kẻ nào đã làm môn đệ của "Tà-thần Tinh-quái" thì không thế gì làm môn đệ Thầy đặng.

            Lẽ chánh tự nhiên có lẽ tà
            Chánh Tà hai lẽ đoán sao ra;
            Sao ra Tiên Phật người trần tục,
            Trần tục muốn thành phải đến Ta

      ... Những kẻ đã hưởng hết phúc hậu từ mấy đời trước, nay lại còn phạm Thiên-Ðiêu, thì tội tình ấy thế chi giải nổi. Mấy con biết luật hình thế gian còn chưa tư vị thay, huống là Thiên-Ðiều thì tránh sao cho lọt? Dầu các con như vậy, thì Thầy cũng lấy oai linh ấy mà trừng-trị chớ không tư vị bao giờ. Phải lo sợ tội tình cho lắm; phải có sợ mới có giữ mình; phải biết sợ phải biết giữ mình, phải hiểu rõ rằng: "Thiên-Ðịa vô tư" đừng ỷ là "Ðại-Từ-Phụ" mà lờn oai nghe các con.



      23 Fevrier 1926

      Dạy trẻ con trước toan dạy mình
      Cái công giáo-hóa cũng đồng sinh
      Ðạo đời tua biết đời rằng trọng,
      Một điểm quang-minh một điểm linh
      Thi-Hứa Giáo-Tập

      Nghĩa là: sấp nhỏ của con dạy,sau cũng nên người ở đời. Ấy là Ðời. Nếu biết trọng Ðời thì gắng dạy nó nên hiền.

      Một điểm quang minh là một hồn người; là vật tối linh của Thầy trân trọng. Nếu con muốn làm lành thì gắng dạy mấy hồn ấy đặng hiền (Lời giải hai câu thi sau).



      25 Fevrier 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      TRUNG vô giữa bái lễ cho Thầy coi...

      Con làm lễ trúng,song mỗi gặt,con nhớ niệm câu chú của Thầy: "NAM-MÔ CAO-ÐÀI TIÊN-ÔNG Ð I-BỒ-TÁT MA-HA-TÁT"

            Ðại lễ là làm lễ ba lần
            Lần đầu dâng hương và hoa,
            Lần giữa dâng rượu.
            Lần chót dâng trà.

      Phải chính mình con dâng các lễ ấy.

      Khi bái lễ, hai tay con chắp lại, song phải để tay trái ấn TÝ, tay mặt ngửa ra nằm dưới, tay trái để lên trên.

      Từ đây (25-2-26) 13 tháng Giêng năm Bính-Dần, con phải may riêng một bộ áo lễ, tay rộng, cổ trịch, như áo Ðạo, nhưng phải gài chín mối, màu xanh da trời. Con nhớ mang giày gai đặng hầu Thầy, còn nhứt nhứt đều để cẳng không hết.

      Lạy là gì?
      Là tỏ ra bề ngoài, lễ kỉnh trong lòng.
      Chắp hai tay lại là tại sao?

      Tả là Nhựt, hữu là Nguyệt, vị chi Âm-Dương; Âm-Dương hiệp nhứt phát khởi Càn-Khôn, sanh sanh hóa hóa. Tức là Ðạo.

      Lạy kẻ sống thì hai lạy là tại sao?

      Là nguồn cội của nhơn-sanh lưỡng hiệp Âm-Dương mà ra. Ấy là Ðạo.

      Vong phàm bốn lạy là tại sao?
      Là vì hai lạy là của phần người, còn một lạy Thiên, một lạy Ðịa.
      Lạy Thần lạy Thánh thì ba lạy là tại sao? Là lạy đấng vào hàng thứ ba của Trời, và cũng chỉ rằng lạy Tinh-Khí-Thần hiệp nhứt. Ấy là Ðạo.

      Lạy Tiên lạy Phật thì chín lạy là tại sao?
      Là tại chín Ðấng Cửu-Thiên khai hóa.

      Còn lạy Thầy mười hai lạy là tại sao?
      Các con không biết đâu?

      Thập nhị Khai-Thiên là Thầy,Chúa cả Càn-Khôn-Thế-Giái;nắm trọn thập nhị Thời-Thần vào tay; số mười hai là số riêng của Thầy.

      ... Chưa phải hồi các con biết tại sao vẽ Thánh-Tượng "Con Mắt" mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh.

            Nhãn thị chủ tâm
            Lưỡng quang Chủ Tể.
            Quang thị Thần,
            Thần thị Thiên,
            Thiên giả, Ngã giả.

      Thần là khiếm khuyết của cơ mầu-nhiệm từ ngày Ðạo bị bế. Lập "Tam-kỳ Phổ-độ" nầy duy Thầy cho Thần hiệp Tinh-khí đặng đủ "Tam Bửu" là cơ mầu-nhiệm siêu phàm nhập Thánh.

      Các con nhớ nói vì cớ nào thờ con mắt THẦY cho chư Ðạo Hữu nghe.

      Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên Phật từ ngày bị bế Ðạo, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên-Ðình mỗi phen đánh tảng "Thần" không cho hiệp cùng "Tinh-khí".

      Thầy đến đặng hườn nguyên Chơn-Thần cho các con đặng đắc Ðạo. Các con hiểu "Thần cư tại Nhãn";. Bố trí cho chư Ðạo-Hữu con hiểu rõ. Nguồn-cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói Ðạo hằng nhớ đến danh Thầy.



      13 Mars 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Thầy cho các con biết trước đặng sau đừng trách rằng quyền hành Thầy không đủ mà kềm thúc trọn cả Môn-đệ.

      Các con đủ hiểu rằng: Phàm muôn việc chi cũng có thiệt và cũng có dối; nếu không có thiệt thì làm sao biết đặng dối; còn không có dối, làm sao phân-biệt cho có thiệt... Cười...

      Thầy nói cho các con hiểu rằng: muốn xứng đáng làm Môn-đệ Thầy là khổ hạnh lắm. Hễ càng thương bao nhiêu thì Thầy lại càng hành bấy nhiêu. Như đáng làm môn-đệ Thầy thì Bạch-Ngọc-Kinh mới chịu rước, còn ngã thì cửa Ðịa-Ngục lại mời. Thương thương ghét ghét, ai thấu đáo vậy ôi!

      Bởi vậy cho nên Thầy chẳng vì ghét mà không lời khuyến dụ; cũng chẳng vì thương mà không sai qủy dỗ dành. Thầy nói trước cho các con biết mà giữ mình; chung quanh các con, dầu xa, dầu gần, Thầy đã thả một lũ hổ-lang ở lộn với các con. Thầy hằng xúi chúng nó thừa dịp mà cắn xé các con; song trước Thầy đã cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo đức của các con.

      Vậy ráng gìn-giữ bộ thiết-giáp ấy hoài cho tới ngày các con hội hiệp cùng Thầy.

      Nghe và ráng tuân theo.



      Vĩnh-Nguyên-Tự, 7 Avril 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


                  Nhiên-Ðăng Cổ-Phật thị ngã
                  Thích-Ca Mâu-Ni, thị ngã,
                  Thái-Thượng Ngươn-Thỉ thị ngã,
                  Kim viết Cao-Ðài



      8 Avril 1926

      Thích-Ca Mậu-Ni Phật Giáng Cơ


                  Thích-Ca Mậu-Ni Phật,
                  Chuyển Phật-Ðạo
                  Chuyển Phật-Giáo,
                  Chuyển Phật-Tăng quy nguyên Ðại-Ðạo,tri hồ chư chúng sanh!

      Khánh hỉ! Khánh hỉ! Hội đắc Tam-kỳ Phổ-độ; chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đại hỉ phát đại tiếu. Ngã vô lự tam đồ chi khổ. Khả tùng giáo Ngọc Ðế Viết Cao-Ðài Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát.

      CAO-ÐÀI

      Lịch con nghe Phật Như-Lai nói chưa?
      Tam-kỳ Phổ-độ là gì?
      Là Phổ-độ lần thứ ba,
      Sao gọi là Phổ-độ? Phổ-độ nghiã là gì?
      Phổ là bày ra.
      Ðộ là gì
      Là cứu chúng sanh.
      Muốn trọn hai chữ Phổ-độ phải làm thế nào?
      Chúng sanh là gì?
      Chúng sanh là toàn cả nhơn-loại, chớ không phải lựa chọn một phần người như các con tính rối.
      Muốn trọn hai chữ Phổ-độ phải làm thế nào? Thầy hỏi? Phải bày bửu-pháp chớ không đặng dấu nữa. Các con phải luyện cho thành, nội trong tháng năm này về theo Trung đặng đi truyền Ðạo.

      Nghe và phải tuân theo.

      .... Phải mặc y phục như Trung, mà màu hồng.



      22 et 23 Avril 1926 , 11 và 12 tháng 3 năm Bính Dần.

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Ba con nghe dạy cuộc sắp Thiên-Phong:

      Các con có vui không?

      Ðạo phát trễ một ngày là một ngày hại nhơn-sanh. Thầy nôn nóng nhưng mà Thiên-cơ chẳng nghịch đặng,nên phổ-thông trắc-trở,vậy thì ba con (Trung, Cư, Tắc) cứ sắp đặt thế này:

      Trung nghe, Con dời bài vị của Lý-Bạch để dưới tượng Thầy; con dọn dẹp trong hết, để một cái ghế, kế một bên trang thờ; rồi để trên một cái ghế lớn đặng làm ngôi giáo Tông; ba cái nữa để sắp hàng theo ở dưới, đặng làm ngôi cho ba vị Ðầu-Sư. Con phải bao bốn cái ghế ấy cho tinh khiết, con đem Thiên-Phục Giáo-Tông mà để nơi ghế ở trên. Còn bộ Thượng-Thanh thì để giữa; bộ Ngọc-Thanh bên Hữu, còn ghế bên tả con phải viết một miếng giấy đề chữ "THÁI" cho lớn mà dán lên chỗ dựa.

      Ngay chỗ bàn ngự của Thầy, phải để một cái ghế, trước ngôi ba vị Ðầu-Sư, vọng một bài vị, biểu Lịch viết như vầy:

      "CỬU THIÊN CẢM ỨNG LÔI THINH PHỔ HOÁ THIÊN TÔN" lại vẽ thêm một lá buà "KIM QUANG TIÊN" để thông ngay ở giữa, ai ai ngó vào cũng đều thấy đặng.

      Bàn Thầy giáng cơ thì để trước vọng Ngũ-Lôi, khi giáng cơ rồi thì dời đi cho trống chỗ đặng nhị vị Ðầu-Sư quỳ mà thề.

      Con lại để thêm một cái bàn giữa bên cửa sổ, đằng trước ngó vô.

      Cư, nghe dặn: Con biểu Tắc tắm rửa sạch sẽ (xông hương cho nó) biểu nó lựa một bộ quần áo tây cho sạch sẽ, ăn mặc như thường đội nón...

      Cười.....

      Ðáng lẽ nó phải sấm khôi, giáp như hát bội, mà mắc nó nghèo, Thầy không biểu.

      Bắt nó đứng trên, ngó mặt ngay ngôi Giáo-Tông, lấy chín tấc vải điều đắp mặt nó lạị.

      Lịch, con viết một lá phù (Giáng-Ma-Xữ) đưa cho nó cầm.

      Các con, phải cho thanh tịnh kể từ ngày nay, diệt tận phàm tâm chớ nhơ một điểm, thì ngày ấy thề mới đặng.

      Cư, khi đem Ba bộ Thiên-Phục đến vọng trên ba cái ngai thì con phải chấp bút bằng nhang như mọi lần đặng Thầy trấn trong ba bộ Thiên- Phục và ba ngai ấy, rồi mới kêu hai vị Ðầu-Sư đến quỳ trước Bửu-Ngai của nó, đặng Thầy vẽ phù vào mình, khi hai vị Ðầu-Sư vái rồi,phải đến trước Bửu-Ðiện của Thầy mà làm lễ (mười hai lạy) và trước ngôi Giáo-Tông (chín lạy) rồi biểu Giãng xướng lên: "Phục vị" thì hai người leo lên ngồi.

      Cả hết thảy Môn-Ðệ phân làm ba ban,đều quỳ xuống biểu Tắc leo lên bàn,con chấp bút bằng nhang,đến bàn Ngũ-Lôi đặng Thầy triệu nó đến rồi mới tới trước mặt Tắc đặng Thầy trục xuất chơn-thần nó ra: nhớ biểu Hậu. Ðức xông hương tay của chúng nó, như em có giựt mình té thì đỡ.

      Rồi biểu hai vị Ðầu-Sư xuống ngai,quỳ đến trước mặt Ngũ-Lôi, hai tay chấp trên đầu quì ngay bùa (Kim-Quang-Tiên) mà thề như vầy:

      " Tôi là Lê Văn Trung tự Thiên Ân là Thượng-Trung-Nhựt và Lê Văn Lịch tự Thiên Ân là Ngọc-Lich-Nguyệt, thề Hoàng-Thiên, Hậu-Thổ,trước Bửu-Pháp Ngũ-Lôi rằng làm trọn Thiên-đạo mà dìu-dắt cả mấy em chúng tôi đều là Môn-Ðệ của Cao-Ðài Ngọc-Ðế; nhứt nhứt do lịnh Thầy phân định, chẳng dám chuyên quyền mà lập thành tả đạo; như ngày sau hữu tội thì thề có Ngũ-Lôi tru diệt".

      Ðến bàn Vi-Hộ Pháp cũng quỳ xuống,vái y vậy đều câu sau như vầy:

      " Như ngày sau phạm Thiên-Ðiều, thề có Hộ-Pháp đọa Tam-đồ bất năng thoát tục" .

      Rồi mới biểu Giảng-xướng lại nữa "Phục-Vị" thì nhị Ðầu-Sư trở lại ngồi trên ngai, chư Môn-đệ đều đến lạy mỗi người hai lạy.

      Tới phiên các Môn-đệ, từ người đến bàn Ngũ-Lôi mà thề rằng:

      " Tên gì?....... Họ gì?...... Thề rằng: Từ đây biết một Ðạo Cao- Ðài Ngọc-Ðế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn-đệ, gìn luật lệ Cao-Ðài, như sau có lòng hai thì Thiên-tru, Ðịa-lục".

      Tới trước bàn Hộ-Pháp, cũng thề như vậy, rồi mới đến lạy nhị vị Ðầu-Sư.



      24 Avril 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ chi Ðại-Ðạo là:

            Nhơn-đạo
            Thần-đạo
            Thánh-đạo
            Tiên-đạo
            Phật-đạo

      Tuỳ theo phong hoá cuả nhân loại mà gầy Chánh-Giáo, là vì khi trước Càn-vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi.

      Còn nay thì nhơn-loại đã hiệp đồng. Càn-Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn-loại nghịch lẫn nhau: nênThầy mới nhứt định quy nguyên phục nhứt. Lại nữa, trước Thầy lại giao Chánh-Giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh-Giáo mà làm ra cuộc Phàm-Giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân-loại phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A-Tỳ.

      Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh-Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải tập Chánh-thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu-dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng-Ðảo.

      Vì vậy Thầy mới lập ra có một phẩm Giáo-Tông nghiã là anh cả, ba phẩm Ðầu-Sư, nghiã là Giáo-Hữu. Chẳng đặng một ai duới thế nầy còn đặng phép nói rằng thế quyền cho Thầy mà trị phần hồn của nhơn-loại. Ai có đức hạnh lớn thì mới ngồi đặng địa vị thầy ban thưởng. Còn cả Môn-đệ ai cũng như ai, không đặng gây phe, lập đảng; những kẻ nào phạm tội thì Thầy trục xuất ra ngoài, cho khỏi đều rối loạn.



      Ðêm 25 rạng mặt 26 Avril 1926
      14 rạng mặt rằm tháng ba,năm Bính-Dần.

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


            Kim triêu dĩ đảo Thiên-Trung-Quang,
            Ám hiểu thế tình tánh đức nan;
            Chỉ đải thời lai Quang minh tụ,
            Tả ban thiểu đức, Hữu ban mang.

      Ðức, Hậu, phong vi tiên-đạo phò cơ Ðạo-Sĩ.
      Cư, phong vi Tá-Cơ Tiên-Hạt Ðạo-Sĩ.
      Tắc, phong vi Hộ-giá Tiên-đồng tá-cơ Ðạo-Sĩ.
      Trung, Lịch, đã thọ sắc, cứ tước vị mà theo lịnh sắc mạng Ta.
      Kỳ, phong vi Tiên-Sắc-Lang-Quân Nhâm-Thuyết-Ðạo-Giáo-Sư.
      Bản, phong vi Tiên-đạo Công-Thần Thuyết-Ðạo-Sư.
      Cư, tuân theo lời Thầy truyền mà thi hành.



      Trường-Sanh-Tự (Cần-Guộc)
      Dimanche 30 Mai 1926 , 19 tháng Tư năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Thầy chẳng hiểu thế nào chư Môn-đệ ám muội, dường ấy?

      "Chiêu kỳ trung độ dẫn hoài sanh" là nghiã gì? Dầu cho trẻ con trong bụng cũng phải độ; sao các con lại đuổi các thiện-nam tín-nữ?

            Hứa nhập - Khai môn.

            Chư chúng sanh nghe:

      Từ trước Ta giáng sanh lập Phật-Giáo gần sáu ngàn năm thì Phật-đạo chánh truyền gần thay đổi. TA hằng nghe chúng sanh nói Phật giả vô ngôn. Nay nhứt định lấy huyền diệu mà giáo-đạo, chớ không giáng sanh nữa, đặng chuyển Phật-Giáo lại cho hoàn toàn.

      Dường nầy, từ đây chư chúng sanh chẳng tu bị đọa A-Tỳ, thì hết lời nói rằng: " Phật-Tông vô giáo " , mà chối tội nữa.

      Ta nói cho chúng sanh biết rằng: Gặp Tam-kỳ Phổ-độ nầy mà không tu, thì không còn trông mong siêu rỗi.

      Tại đây là một nơi Ta khởi chế sự "Tế-lễ thờ phượng" lại.

      Bổn hội nghe:

      Giữa chùa gần hai trang thờ Quan-Âm Bồ-Tát va Quan-Thánh Ðế-Quân, phải lập ra một điện để Thánh-Tượng Ta ở giữa. Bên mặt Ta để tượng Quan-Âm, bên trái thì tượng Quan-Ðế: còn chư Tiên, chư Thánh, chư Phật để hàng dưới. Xưng hiệu chùa la Ngọc Hoàng Tự.



      Lundi 31 Mai 1926
      20 tháng tư năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Trung con phải lên nhà G... bây giờ mà xem-sóc sắp đặt sự thờ phượng theo bây giờ, cho tới ngày tác thành Tân-Luật.

      G. Thầy khen con đó.

      Thánh-tâm dầu phải chịu khỗn trần đi nữa, thì chất nó cũng vẫn còn. Các con khác hơn kẻ phàm là duy tại bấy nhiêu đó mà thôi. Kẻ phàm dầu ly hương thuở ấu-xuân đi nữa, lòng hằng hoài vọng. Chí Thánh dầu bị đọa trần, lòng hãy còn nhớ hoài nơi Tiên-Cảnh. Nếu chẳng vậy, ai có dám ra ưng thuận hạ thế cứu đời? Con chỉ tu mà đắc đạo. Phải ngó đến hằng ức, thiên vạn kẻ nhơn-sanh chưa đặng khỏi luân hồi, để lòng từ bi độ rỗi kẻo tội nghiệp.



      Hội Phước-Tự Cần-Giuộc
      Samedi 5 Juin 1926
      Mùng năm tháng tư Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Cư, đọc " Thánh-Ngôn ".

      Tắc, tụng " Nhơn-Quả ".

      Thích-Ca Như-Lai thị Ngã, dục cứu chúng sanh, tá danh Cao-ÐàI Ðại-Bồ-Tát. Nhữ tri hồ?

      Hữu ngả đô Thái-Ðầu Sư tại thử; nhỉ vô thức luyện Ðạo, Ngã phái Ngọc-Ðầu-Sư chi giáo thọ Bửu-pháp.

      Tam thập tứ vị Chúng-Sơn bất tri chơn lý luyện thành. Ngã vi Chủ-Khảo giáo-hoá. Khả tuân Ngả mạng.

      Nhữ đẳng tu thọ pháp, tu thọ pháp. Khâm tai.


      Thích-Ca Như-Lai
      Kim viết: Cao-Ðài Tiên-Ông Ðại Bồ-Tát


      Chư-Sơn nghe dạy:

      Vốn từ Lục-Tổ thì Phật Giáo đã bị bế lại, cho nên tu hữu công mà thành thì bất thành; Chánh Pháp bị nơi Thần-Tú làm cho ra mất Chánh Giáo, lập riêng pháp-luật buộc mối Ðạo-Thiền.

      Ta vì luật lịnh Thiên mạng đã ra, cho nên cam để vậy, làm cho Phật-Tông thất chánh có gần ba ngàn năm nay. Vì Tam-kỳ Phổ-độ, Thiên-địa hoằng khai; nơi "Tây phương Cực-lạc" và "Ngọc-Hư-Cung" mật chiếu đã truyền siêu rỗi chúng sanh. Trong Phật-Tông-Nguyên-Lý đã cho hiểu trước đến buổi hôm nay rồi; tại Tăng Ðồ không kiếm chơn lý mà hiểu.

      Lắm kẻ đã chịu khổ hạnh hành Ðạo... Ôi! Thương thay! Công có công mà thưởng chưa hề có thưởng, vì vậy mà TA rất đau lòng.

      Ta đến chẳng phải cứu mình chư Tăng mà thôi; vì trong thế hiếm bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật, phải đọa hồng trần, TA đương lo cứu vớt.

      Chư tăng, chư chúng-sanh hữu căn, hữu kiếp, đặng gặp kỳ Phổ-độ nầy là lần chót; phải rán sức tu hành, đừng mơ mộng hoài trong giả luật. Chư-Sơn đắc Ðạo cùng chăng là do nơi mình hành Ðạo. Phép hành Ðạo Phật-Giáo, dường như ra sái hết, tương tự như gần biến "Tả-Ðạo-Bàn-Môn". Kỳ truyền đã thất. Chư-Sơn chưa hề biết cái sai ấy do tại nơi nào; cứ ôm luật Thần-Tú thì đương mong mỏi về Tây- Phương mà cửa Tây-Phương vẫn cứ bị đóng, thì cơ thành chánh quả do nơi nào mà biết chắc vậy. Ta đã đến với huyền diệu nầy, thì từ đây Ta cũng cho Chư-Tăng dùng huyền diệu nầy mà học hỏi; ngày sau thì đừng đổ tội rằng vì thất học mà thất kỳ truyền, Chư-Tăng từ đây chẳng đặng nói Phật giả vô ngôn nữa.



      Mardi, 8 Juin 1926
      26 tháng tư Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      CAO-ÐÀI

      (Hai người Langsa hầu đàn)
      Ce n'est pas ainsi qúon se présente devant Dieu.

      THĂNG

      Tái cầu.

      Cao-Ðài, Le Très Haut
      .


      Ô! Race bénite! Je vais satisfaire ta curiosité. Humains, savez-vous d'où vous veniez?

      Parmi toutes les créatures existant sur ce globe terrestre, vous êtes les plus bénis; je vous élève jusqúà Moi en esprit et en sagesse. Vous avez toutes preuves pour vous reconnaitre par promotion céleste.

      Le Christ est venu parmi vous. Il versait son saint sang pour la ré- demption. Que profit avez-vous pendant presque deux mille ans de son absence? Vous préchez son Évangile sans même le comprendre. Vous dénaturez la signification de sa sainte doctorine. L'humanité souffre des vicisstuudes de tous ses apôtres. Ils n'ont pas su suivre le même chemin du calvaire de leur Maitre.

      Le trône le plus précieux du mond est celui du premier de ses disciples.

      Cette doctorine, au lieu d'apporter à l'humanité la paix et la concorde, lui apporte la dissension et la guerre.

      Voilà pourquoi je viens vous apporter moi-même la paix tant promise.

      Le Christ ne revient qúensuite.

      Au revoir.... Vous apprendre encore beaucoup de choses après de mes disciples.


      Bản dịch ra Việt Ngữ


      Mardi, 8 Juin 1926
      26 tháng tư Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      CAO-ÐÀI

      (Hai người Langsa hầu đàn)

      Không phải cách chầu Trời như thế.

      Thăng

      Tái-Cầu

      Cao-Ðài, Ðấng cao cả.

      Hỡi nầy dân-tộc có diễm phước: Thầy sẽ làm thỏa mãn tánh hiếu-kỳ của con. Là loài người, các con có biết tự đâu các con đến chăng?

      Trong vạn-vật hiện hữu trên qủa địa-cầu nầy, các con là kẻ được ban ân huệ nhiều hơn cả. Thầy đem các con đến tận Thầy, bằng cả tinh thần lẫn trí-huệ. Các con có đủ bằng chứng để tự biết mình do sự thăng phẩm-vị thiêng-liêng.

      Chuá cứu thế đã đến với các con. Người đã phải chịu đổ máu Thánh để chuộc tội cho loài người. Trong 2000 năm vắng mặt Người, các con đã làm gì hữu ích? Các con truyền-bá đạo Người, nhưng chính các con cũng không hiểu chi cả. Các con lại làm sai-lạc bản-chất tôn-chỉ của nền Thánh-giáo. Nhân-loại phải chịu đau khổ vì sự biến thể của các Thánh Tông-Ðồ.

      Chiếc ngai quý-báu nhứt trên thế gian nầy hiện là chiếc ngai của vị đệ nhứt cao-đồ của Người.

      Giáo-lý ấy đáng lẽ phải đem lại hòa bình và tương-ái cho loài người, nhưng trái lại nó gây mầm chia rẽ và chiến tranh.

      Bởi thế, nên nay chính Thầy phải đến để đem lại cho các con nền hoà bình đã từng hứa hẹn.

      Rồi đây Chúa cứu-thế sẽ trở xuống sau.

      Thầy giã từ các con. Các con sẽ còn học-hỏi nhiều việc khác nữa với mấy vị Môn-đồ của Thầy.



      27 juin 1926
      18 tháng 5 Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Nhơn, con phải khởi sự kể từ ngày nay cho tới ngày Ngọc-Ðàn Vĩnh-Nguyên-Tự tập nhạc đủ lại hết. Như nhập lễ thì đừng đánh trống Bác-Nhã, mà đánh Ngọc-Hoàng-Sấm, nghĩa là mỗi hồi mười hai tiếng, đổ xuống đủ 12 hồi, ba lần như vậy.

      Bạch-Ngọc-Chung cũng dọng ấy.
      Khi nhập lễ xướng "Khởi-Nhạc", thì phải đánh trống và đờn bảy bài cho đủ.

      Chừng hiến lễ, phải đờn Nam-Xuân ba bài, vị Lễ Sanh phải hiến lễ bảy lái, đi chữ Tâm. Tới khi thài, thì đờn "Ðảo-Ngũ-Cung", rồi con lại bắt đầu đờn lại, cho chư Môn-đệ tụng kinh.

      Lịch, Tân -Luật con lập, có Thầy giáng đủ lễ hết, vậy con truyền cho chư Môn-đệ, đặng chúng nó y theo mà hành lễ.

      Nghiã, con phải học xướng cho thuộc làu.

      Biểu Ðức cũng vậy. Ba con phải nhớ lời thầy dặn cho kỹ nghe.

      Mấy đứa con là: Nghiã, Hậu, Tràng, Cư, Tắc, Sang đều mặc đồ trắng, hầu theo thứ lớp như vầy:

      Nghiã, Ðức đứng xướng ngoài, là tại bàn thờ Hộ-Pháp, rồi Hậu, Tràng đứng cặp kế đó; kẽ ba con, sau rốt hết; Tắc giữa, Cư mặt, Sang trái.

      Còn ba bàn thờ trong thì biểu Lịch lập lại như vầy:

            Giữa Thượng-Ðàn
            Hữu Ngọc-Ðàn.
            Tả Thái-Ðàn.
      Còn Thánh-vị của chư Môn-đệ đã dĩ vãng thì tùy theo phái nó mà sắp kế theo bàn thờ Thầy.

      Kỳ, Kim hầu xướng nội, là tại bàn thờ trong, biểu chúng nó đứng như vầy:

      Kỳ bên mặt, Kim bên trái.

      Còn Bản, Giỏi, một cặp lễ sanh đầu, đi giữa với một cặp nữa, là Tỷ với Tiếp;

      Tả thì Nhơn với Tường, hữu thì Giảng với Kinh.

      Lập ngoài cho đủ ba bàn vọng đều để chư Lễ-Sanh hầu.

      Chừng nào nội xướng, thì để cho Lễ-Sanh điện lễ, cúng vật thì để sẵn ngoài ba bàn; chừng Lễ-Sanh xướng, thì đem vô cho mấy vị Chức-Sắc hiến lễ.

      Trung, con phải cậy hai vị Lão Thành Minh-Ðường hầu trong, đặng tiếp lễ Thượng-Ðàn; Ngọc-Ðàn thì Kính và Chương, còn Thái-Ðàn, ngày ấy thầy lựa.

      Cười.....

      Ba bàn ngoài, thì mỗi bàn phải có hai viên chức-sắc hiến lễ.

      Tương và Tươi tại giữa Thựơng-Ðàn.

      Muồi và Vân, bên Ngọc-Ðàn, còn Thái-Ðàn ngày ấy Thầy định.

      Cừơi...

      Bản đứng dậy , Thầy vẻ đi chữ Tâm là sao, rồi Thầy mới dạy tiếp đặng.

      (Phết trước mấy dấu ngón chơn mặt, dơ lên, phết qua một cái, đặng làm cái chấm... Ðứng hai chơn cho ngang nhau... Con phết đi, đứng thụt lại).

      Cư, con đi cho nó coi con.

      Các con coi thầy đi đây nè.

      Hiểu, lấy nước con.

      Con đi thế nào thành hai chữ Tâm lộn ngược như vậy.

      Cư đi trúng, đi lại nữa con.

      Cư giỏi con, phải vậy, như con muốn cho ra bộ lịch sự, thì khi chấm gót, con nhún bộ xuống một chút.

      Cười.....

      Giỏi, Bản... Thầy tiếp.

      Ðọc lại, Nghiã.

      Như Ngoại xướng điện "Trà" "Quỳ", chức-sắc đồng quì dưng trà lên khỏi đầu. Một cặp Lễ-Sanh đầu ở giữa hầu, đặng cầm Song-đăng bước lên. Khi xướng "Quì", thì cũng phết chơn trái, đá chơn mặt, quỳ xuống cho đều với ba cặp Lễ-Sanh kia, chừng trống nhạc đỗ thì lần lần đứng dậy cho đều, day mặt vào Bửu-Ðiện.

      ... Phải vậy con... Hễ đứng dậy rồi, xây mặt vào Chánh- Ðiện, để song-đăng và cúng vật xuống ngay ngực; chừng trống đổ lần thứ nhì, cung lên; nhạc lại khởi, thì xem nhịp mà đi bảy lái; chừng ấy Thầy dặn Nhơn nó nhịp lại cho các con đi.

      Cười...

      Con Trung, con phải giữ y như nghi tiết mà hành lễ.



      5 juillet 1926

      Cao-Ðài


      K..... Nghe Thầy dạy con.

      Người ở dưới thế nầy, muốn giàu có phải kiếm phương thế mà làm ra của. Ấy là về phần xác thịt. Còn Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho đắc đạo phải có công quả.

      Thầy đến đô rỗi các con là lập thành một trường công đức cho các con nên đạo. Vậy đắc Ðạo cùng chăng là nơi các con muốn cùng chẳng muốn. Thầy nói cho con nghe. K... ôi! Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập mà đoạt thủ địa vị mình, thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ.

      K.... con ôi! - Cửa Bạch-Ngọc-Kinh ít kẻ, chớ chốn A-Tỳ vốn nhiều người. Con liệu mà hành đạo. Thầy thương con chừng nào, ngày sau con càng ăn-năn tiếc chừng nấy.

      Thầy đã hiểu lòng con ăn năn sám hối, nên Thầy đã tha tội trước cho con rồi.

      Phận sự con rất lớn, tại Ngọc-Ðàn con sẽ thọ lịnh.



      15 juillet 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Cư, Tắc, con phải đem bốn đứa nhỏ theo, rồi kiếm thêm tám đứa nữa, chia ra mỗi hướng là ba đứa, con để:

            An......... Ðông.
            Bích.......Tây.
            Tri......... Nam
            Hoằng.....Bắc.

      Biểu chúng nó cầm mỗi đứa một cây cờ nhỏ, phải làm thế nầy: Xanh, Ðỏ, Trắng, Vàng, Ðen, mỗi hướng ba cây. Trung ương ba đứa bây cầm. Như làm cờ vải chẳng kịp, thì mua giấy màu; bề dài cờ: chín tấc tây, bề ngang ba tấc tây,cắt xéo xuống... Nghe và tuân theo.

      Khi sắp đặt rồi, Cư, con sắp bút bằng nhang cho thầy trấn. Con biểu Vân, khi trấn rồi, nó ở trong cho tới mãn lễ; nếu bước ra ngoài, về điên đi mà chớ.

      Biểu sắp nhỏ đại tịnh; Tắc nghe, con phải ngó chừng chúng nó luôn luôn.

      Biểu Lịch phát cờ cho sắp nhỏ, vì nó phải có đọc câu chú.



      Samedi 17 Juillet 1926
      8 tháng Sáu Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phươn


      Ðường-thị! Thầy giao phe nữ cho con lập thành. Chẳng phải vì đờn bà mà sớm nồi cơm, chiều trã cháo hoài.

      Phần các con truyền đạo kỳ Phổ-độ nầy cũng lắm nặng nề; bao nhiêu Nam tức bao nhiêu Nữ; Nam biết thành Tiên Phật, chớ Nữ lại không sao? Thầy đã nói Bạch-Ngọc-Kinh có cả Nam và Nữ, mà phần nhiều Nữ lấn quyền thế hơn Nam nhiều.

      Vậy con phải tuân lịnh Thầy mà lập thành Nữ phái. Nghe và tuân, Thầy hằng ở bên con, lo chung cùng con; con chớ ngại.

      H..... Thầy giao Nữ-Phái cho con rộng quyền dạy dỗ làm chủ, chờ Thầy thâu đến mà giao cho con, trách nhậm con Thầy sẻ chia bớt với.



      Ngọc-Ðàn (Cần-Giuộc)
      17 Juillet 1926
      8 tháng Sáu Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Hỉ chư Môn-đệ, chư Ái-Nữ
      Ðại-hỉ! Ðại hỉ!


      Ngọc-Ðầu-Sư khả tu truyền Pháp, thuyết Ðạo.

      Kẻ nào trai giái đặng mười ngày đổ lên, thọ bửu-pháp đặng.

      Chư Môn-đệ phải trai giái.

      Vì tại sao?

      Chẳng phải Thầy còn buộc theo cựu luật, song luật ấy rất nên quý báu, không giữ chẳng hề thành Tiên, Phật đặng.

      Thầy cắt nghiã:

      Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân: Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra, nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thế thấy đặng mà cũng có thế không thấy đặng.

      Cái xác vô hình huyền diệu thiêng-liêng ấy do nơi Tinh-Khí- Thần mà luyện thành.

      Nó nhẹ nhàng hơn không khí.

      Khi nơi xác phàm xuất ra, thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc đạo mà có Tinh-Khí, không có Thần, thì không thế nhập mà hằng sống đặng.

      Còn có Thần không có Tinh-Khí thì khó hườn đặng Nhị-xác-Thân.

      Vậy ba món ấy phải hiệp mới đặng.

      Nó vẫn là chất tức hiệp với không-khí Tiên-Thiên, mà trong khí Tiên-Thiên thì hằng có điển quang. Cái chơn-thần buộc phải tinh tấn, trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài Càn-Khôn đặng.

      Nó phải có bổn nguyên Chí-Thánh, Chí-Tiên, Chí-Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng.

      Phải có một thân phàm tinh-khiết mới xuất Chơn-Thần tinh khiết.

      Nếu như các con còn ăn mặn luyện Ðạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng.

      Như rủi bị hườn, thì đến khi đắc Ðạo, cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp diễn (bon conducteur d'électricité) thì chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bậc Nhân Tiên, thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn.

      Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện Ðạo.



      Jeudi 22 Juillet 1929
      13 Tháng Sáu Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Sự chết, thường thế gian gọi chết là hết, là vì dốt không biết Ðạo nên tưởng lầm.

      Khắp trong nhân loại trong mặt Ðịa-Cầu này, phần đông vì kính thờ Tà- quái mà Tà-quái vốn chứa sự chết thì tức nhiên chúng nó ở trong vòng sự chết là phải tiêu diệt, thì biết bao giờ biết đặng sự hằng sống là gì... Cười... Nếu Thầy không đến kịp, thì các con cũng vẫn bị trong vòng sự chết.

      Tà mị cũng như một hột luá bị hẩm mà thúi, thì thế nào mọc đặng mà sanh bông trổ trái.

      Còn bậc chơn tu tỉ như một hột giống tốt, hễ gieo xuống thì cây lên, cây lên thì trổ bông, trổ bông rồi sanh trái, mà biến biến sanh sanh càng tăng số. Vì vậy mà các con phải bỏ xác trần, mà bông trái thiêng-liêng các con sanh hoá chơn-thần; chơn-thần lại biến hằng muôn thêm số tăng lên hoài. Ấy là Ðạo. Bởi vậy một chơn-thần Thầy mà sanh hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn-loại trong Càn-Khôn Thế Giái; nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.

      Như kẻ bên Phật Giáo hay tặng Nhiên-Ðăng là Chưởng-Giáo; Nhiên- Ðăng vốn sanh ra đời Hiên-Viên-Huỳnh-Ðế.

      Người gọi Quan-Âm là Nữ-Phật-Tông, mà Quan-Âm vốn là Từ-Hàng-Ðạo- Nhân biến thân. Từ-Hàng lại sanh ra lúc Phong Thần đời nhà Thương.

      Người ta gọi Thích-Ca-Mậu-Ni là Phật-Tổ. Thích-Ca vốn sanh ra đời nhà Châu.

      Người ta gọi Lão-Tử là Tiên-Tổ-Giáo, thì Lão-Tử cũng sanh ra đời nhà Châu.

      Người gọi Jésus là Thánh-Ðạo Chưởng-Giáo, thì Jesus lại sinh nhằm đời nhà Hớn.

      Thầy hỏi vậy chớ ai sanh ra các Ðấng ấy?

      Khí-Hư-Vô sanh có một Thầy. Còn mấy Ðấng Thầy kể đó,ai sanh? Ấy là Ðạo. Các con nên biết.

      Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giái nầy; mà nếu không có Hư Vô chi khí thì không có Thầy.



      Dimanche 25 Juillet 1926
      16 Tháng Sáu Bính Dần

      Cao-Ðài


      Cười...
      T... Con coi mặc Thiên-Phục có xấu gì đâu con?

      Một ngày kia sắc phục ấy đời sẽ coi quý trọng lắm. Con ôi! Con có biết những điều ấy bao giờ.

      Cười...

      Mấy đứa Lễ Sanh cốt để sắp đặt sự nghiêm trang trong đàn cầu Thầy, chớ chẳng phải duy để đi lễ mà thôi, mỗi đại đàn phải đủ mặt; chúng nó phải ăn mặc trang-hoàng, hai đứa trước, hai đứa sau, xem sắp-đặt sự thanh tịnh. Thầy dặn các con như đàn nội chẳng nghiêm, Thầy không giáng, ba con nhớ nghe!

      Tr...,L...,K...,T... nghe:

      Bốn con đã mang nơi mình mỗi đứa một cái trách nhậm chẳng phải nhỏ. Thử nghĩ lập một nước còn dễ hơn dạy một người dữ đặng hiền, huống chi trong Tam-kỳ Phổ-độ nầy các con phải độ rỗi cả nhơn loại khắp cả năm Châu, thì trách nhậm ấy lớn lao là bực nào? Cái hạnh và cái đức của các con nó phải phù hạp với cái trách nhậm mới đặng. Các con là đèn và gương soi của nhơn-loại; phải tập cho mình xứng đáng.

      Các con có đặng hạnh phúc ấy là do học đặng mảy mún nơi Thầy, mà Thầy dạy các con chẳng nghe, Thầy sai các con chẳng tuân...

      Tu thân còn chưa xong thì thế nào mong mỏi thành Tiên Phật đặng?...



      Ngọc-Ðàn (Giồng ông-Tố)
      Vendredi 30 Juillet 1926
      21 tháng Sáu Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Tà-Dâm Giới


      Vì sao tội Tà-dâm là trọng tội?

      Phàm xác thân con người, tuy mắt phàm coi thân hình như một, chớ kỳ trung nơi bổn thân vốn một khối chất chứa vàn vàn muôn muôn sanh vật. Những sanh vật ấy câu kết nhau mà thành khối (la formation des cellules). Vật chất ấy có tánh linh. Vì chất nuôi nấng nó cũng đều là sanh vật; tỉ như rau, cỏ, cây, trái, lúa, gạo, mọi lương vật đều cũng có chất sanh.

      Nếu nó không có chất sanh thì thế nào tươi tắn và chứa sự sống, như nó khô rũ thì là nó chết. Mà các con nào ăn vật khô héo bao giờ. Còn như nhờ lửa mà nấu thì là phương pháp tẩy trược đó mà thôi, chớ sanh vật bị nấu chưa hề phải chết.

      Các vật thực vào tỳ vị, lại biến ra khí; khí mới biến ra huyết. Nó có thể hườn ra nhơn hình, mới có sanh sanh tử tử của kiếp nhơn-loại. Vì vậy một giọt máu là một khối chơn linh.

      Như các con dâm qúa độ thì là sát mạng chơn linh ấy. Khi các con thoát xác thì nó đến tận nghiệt đài mà kiện các con. Các con chẳng hề chối tội đặng.

      Vậy phải giữ gìn giới cấm ấy cho lắm.



      Mercredi 4 Aout 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Hỉ chư Môn-Ðệ chư nhu,

      Nghe dạy:

      Sự chơn thật và sự giả dối, mắt phàm các con đâu có thể phân biệt đặng; một trường thử Thánh, Tiên, Phật vì vậy mà phải lập nơi thế gian nầy; nếu buổi sanh tiền dẫu cho một kẻ phàm tục tội lỗi biết đặng cơ quan mầu nhiệm cuả Ðấng Chí-Tôn là Trời đã sắp đặt, thì cũng chẳng dám gây ra tội lỗi mà thôi, lại có thể đắc Ðạo mà gẩm ghé phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng nữa, huống lựa là các đấng ấy, phải bị đọa trần mà biết mình hằng giữ thì mầu nhiệm thử Thánh, Tiên, Phật chẳng có nghĩa lý gì hết. Vì vậy mà Thầy hằng nói cùng các con rằng: một trường thi công-quả, các con muốn đến đặng nơi cực lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi. Thầy lại khuyên nhủ các con rằng: Thầy đã đến chung cùng với các con, các con duy có tu mà đắc đạo; phải đoái lại bá thiên vạn ức nhơn-sanh còn phải trầm luân nơi khổ ải, chưa thoát khỏi luân hồi, để lòng từ bi mà độ rỗi.

      Nay tuy các con chẳng thấy đặng hành vi mầu nhiệm, mà chính mình Thầy đã đến nói, các con cũng nên tin nơi thầy mà cho rằng lời Thầy dạy là chơn thật. Nếu các con đợi đến buổi chung quy, hồn ra khởi xác mới thấy cơ mầu nhiệm đặng, thì chừng ấy đã muộn rồi.

      Vậy các con khá tuân lịnh dạy.



      Samedi 7 Aout 1926
      29 Tháng Sáu Bính Dần

      Cao-Ðài


      Mầng mấy con

      Mấy con nghe.

      Những sự phàm tục đều là mưu kế cuả Tà-Mị Yêu-Quái cốt để ngăn trở bước đường Thánh-Ðạo cuả các con. Những mưu qủi quyệt ấy do lịnh Thầy dùng để thử các con. Thầy đã nói thầy thả một lũ hổ-lang ở lộn cùng các con; nó hằng thừa dịp mà cắn xé các con, song trước Thầy đã cho con mặc một bộ thiết-giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo-đức của các con. Thầy lại khuyên các con gìn-giữ bộ thiết-giáp ấy cho tới ngày hội hiệp cùng Thầy. Ấy vậy Ðạo là vật rất hữu ích như giáp hữu ích cho thân các con; nếu các con bỏ giáp thì thân các con ra trần lỗ; còn bỏ Ðạo thì các con ở dưới phép Tà-Thần.

      ... Các con chớ ngại. Ngày nay Ðạo đã khai tức là Tà khởi. Vậy thì các con phải hết lòng, hết sức mà gìn giữ lấy thân mình; đã chẳng phải giữ mình cho các con mà thôi, lại còn gìn giữ cả Môn-đệ Thầy nữa.

      Thầy nói cho các con hiểu trước rằng: Cả Môn-đệ Thầy đã lựa chọn lọc lừa, còn lối nữa phần vì Thầy cho Yêu quái lấy danh Thầy mà cám dỗ... Cười... Ðị bao nhiêu đều mất bấy nhiêu. Các con chớ buồn vì Thiên-Cơ phải vậy. Thi nhiều đậu ít lá lẽ hằng. Các con liệu phương thức mà nâng đỡ đức-tín của Môn-đệ cao lên hàng ngày; ấy là công quả đầu hết.



      9 Aout 1926 , 1 tháng 7 năm Bính Dần (Giờ Ngọ)

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Thầy mầng các con.

      Thơ, con dắt mấy em đi Cần-Giuộc, vì Tà-Mị muốn nhiễu hại Môn Ðệ Thầy ở dưới.

      Quan-Thánh và Quan-Âm đang đợi các con xuống... Ði lập tức. Còn Trung chẳng hề gì, để nó lo việc gấp cuả gia đình nó.

      (Thơ, Hậu, Nghiã, Tràng, Cư, Tắc, Sang xuống tới Cần-Giuộc hồi 1 giờ rưỡi, vì không thấy sự chi động tĩnh cần kíp, nên trì hưỡn tới 3 giờ chiều mới cầu Thầy mà nghe dạỵ)


      *
      TÁI CẦU

      Mấy đứa nhỏ chơi hoài há?

      Thầy biểu xuống đây đặng có việc cần, mà các con trì hưỡn, thì không biết có phải nghịch với Thánh ý Thầy không há?

      (Thơ, lạy Thầy từ bi thứ tội...)

      Thơ, không phải lỗi nơi con đâu.

      Tương, con tức cấp cho đòi cả mấy em con là Môn-đệ Thầy hội cho đủ mặt.

      Thơ, con ngồi đại-tịnh, đặng tối nay nghe Thầy dạy việc.


      *


      TÁI CẦU

      Hỉ chư Môn-đệ............... Các con nghe dạy:

      Tương, con không hiểu ngày nay là thế nào?

      Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật ca thảy đều náo động cũng vì các con.

      Quỉ-Vương đến trước Bạch-Ngọc-Kinh xin hành xác và thử thách các con. Thầy chẳng chịu cho hành xác; chúng nó hiệp Tam-Thập-Lục-Ðộng toan hại các con; nên Thầy sai Quan-Thánh và Quan Âm đến gìn-giữ các con, nhưng phần đông chưa lập Minh-Thệ nên chư Thần, Thánh, Tiên, Phật không muốn nhìn nhận.

      Vì vậy thầy sai mấy đứa nhỏ xuống đặng chung hiệp cùng con, mà tức cấp lập thành, và luôn dịp phong Thiên-Ân cho Tương, Kim và Thơ... Vậy con phải kêu chúng nó hội cho đủ mặt nội đêm nay.


      *

      TÁI CẦU

      Lần thứ Tư (12 giờ khuya)

      Trong Tam-Kỳ Phổ-Ðộ và qui Tam-Giáo nầy.

      Phật thì có Quan-Âm.

      Tiên thì có Lý-Thái-Bạch.

      Thánh thì có Quan-Thánh-Ðế-Quân khai Ðạo.

      Vậy con lập cho đủ ba Trấn chứng đàn; con phải lập bàn Ngũ-Lôi, như Thầy dạy lúc trước; phải có bùa Kim-Quan-Tiên, còn con viết bùa Giáng-Ma-Xữ để bàn vọng Hộ-Pháp; rồi Cư chấp bút nhang cho Thầy triệu Ngũ-Lôi đến; rồi nó xuống đứng gần bàn Hộ-Pháp với Tắc và Sang; còn mấy đứa phò-loan đứng vòng theo đó.

      Con biểu Tương, Kim, Thơ thề y như buổi trước; chư Môn-đệ thề như buổi Thiên-Phong. Con phải nhớ dặn chúng nó tịnh tâm mới đặng, vì có cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật chứng đàn.

      Các con nghe tịch Ðạo thi:

            THANH-Ðạo tam khai thất ức niên,
            Thọ như Ðịa huyển thạnh hoà Thiên.
            Vô-hư quy phục nhơn-sanh khí,
            Tạo vạn cổ đàng chiếu Phật duyên.

      THANH là tịch các con.

      Vậy thì:

      Tương là Thượng-Tương-Thanh,

          Kim là Thượng-Kim-Thanh,
          Thơ là Thái-Thơ-Thanh.

      Phải dùng tên ấy mà thề.


      *


      TÁI CẦU

      Lần thứ năm (1 giờ rưỡi sáng)

      Tương, bốn đứa Lễ Sanh đâu con?
      Lập nghi, Thầy cho chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đến chứng đàn.


      *


      TÁI CẦU

      Lần thứ sáu (3 giờ sáng)

      Lịch, chư Môn-đệ thiếu mặt nhiều lắm con há?

      Vậy nội ngày mai, con phải lên thiết đàn tại Chợ-Lớn, nhà Trung cho cả Môn đệ Thầy lập Minh-Thệ đủ mặt hết nghe!

      Lý-Thái-Bạch giáng cơ:

            THÁI-Thượng vô ngôn hữu Ðạo thành
            B CH Vân hữu nhản kiếp nhơn-sanh,
            KIM Quang đắc kiếp tu tâm thiện,
            TINH đẫu nan tri ngã độ thành.

      Quan-Âm giáng cơ:

            QUANG Minh Nam Hải trấn thiền môn
            ÂM-cảnh năng tri độ dẫn hồn
            BỒ Ðoàn mạc hám liên huê thất,
            TÁT Thế tâm ưu khỏi đạo tông.

      Quan-Thánh giáng cơ:

            QUAN Thánh tái hiệp Hớn-Triều phong
            THÁNH đức mạc vong hám thế trần,
            ÐẾ thất nhứt tâm trung khí dõng
            THANH-Y Xích diện hảo vinh phong.



      Vĩnh-Nguyên-Tự (Cần-Giuộc)
      Samedi 21 Aout 1926
      14 tháng 7 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Lịch! Mời cả chư Môn-đệ Minh-Ðường của Thầy ra nghe dạy... Cười...

      Các con đừng tưởng quấy rằng: vì chia phái mà riêng Ðạo. Thầy ráng cắt nghiã cho các con nghe.

      Nguyên từ buổi bế Ðạo, tuy chánh pháp ra cũ mặc dầu, chớ kỳ trung thọ đắc kỳ truyền. Luật lệ tuy cũ chớ Ðạo vẫn như nhiên. Nhưng mà có một điều là Ngọc-Hư-Cung bác luật, Lôi-Âm-Tự phá cổ,nên tu nhiều mà thành ít.

      Vì vậy cho nên các con coi thử lại, từ hai ngàn năm nay, bên Á-Ðông nầy đã đặng bao nhiêu Tiên, Phật. Các con duy biết có một mình Huệ-Mạng-Kim-Tiên mà thôi.



      Dimanche, 22 Aout 1926
      15 tháng 7 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Ð.. Nghe dạy.

      Buổi Bạch-Ngọc-Kinh và Lôi-Âm-Tự lập pháp " Tam-Kỳ-Phổ-Ðộ ", Quỉ vương đã khởi phá quấy chơn Ðạo. Ðến danh ta nó còn mượn, duy ngai Ta nó chẳng dám ngồi mà thôi.

      Lại còn hiểu rõ rằng Ta đến với huyền diệu nầy mượn cơ mầu-nhiệm, hiệp Tam-Thập-Lục-Ðộng đổi gọi Tam-Thập-Lục-Thiên. Các tên chư Thần, Thánh, Tiên, Phật bị mạo nhận mà lập nên Tả Ðạo.

      Ngươi đâu hiểu rõ làm ra lẽ Trời Phật vốn con buôn. Tội tình ấy lớn là thể nào?...

      Ngươi hiểu chăng?...

      Tam đồ tội khổ, bất năng thoát tục là tội ngươi. Phải ăn năn sám hối, sau ta sẽ trọng dụng, độ rỗi nhơn-sanh, lấy công chuộc tội.

      Nghe à!



      Vendredi 27 Aout 1926
      22 tháng 7 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Chư Môn-đệ nghe dạy:
      Trong ba Phái có Tam Thập Lục Thánh; tuy nay chưa đủ số ấy, nhưng đã đặng tám chín người rồi. Vậy phải chiếu y Bạch-Ngọc-Kinh, chư Thánh lập họ cho mình, tỷ như Lịch, Trung, Minh là chủ trưởng chưởng quản đầu hết các phái thì là quyền hành thay mặt Thầy dạy dỗ các con, thì chẳng nói chi. Còn Tang, Kinh, Kỳ ba đứa phải lập họ là:

            Trang-Thanh
            Kỳ-Thanh
            Kinh-Thanh

      Hễ bao nhiêu Môn-đệ độ rỗi của mỗi đứa thì là họ hàng của mỗi đứa - hiểu à.

      Chừng ấy về đến Bạch-Ngọc-Kinh thì gia tộc mỗi đứa đều phân biệt; nếu chẳng độ rỗi thì về với hai tay không.

      Còn chư Môn-đệ đã lập Minh-Thệ rồi ngày sau tuỳ âm chất mỗi đứa mà thăng hay là tội lỗi mà giáng; song buộc mỗi đứa phải độ ít nữa là mười hai người.

      Hàng phẩm nhơn-tước đạo đức của các con nó trùng với hàng phẩm Thiên-Tước của các con.

      Ngôi thứ Thầy đã sắp sẵn, các con rán đoạt thủ địa vị mình. Trước qua, sau tới, liệu mà tu hành.

      Thầy khuyên các con một đều là: Ðừng tưởng lầm Tước Phẩm Thiên-Ðạo Thầy đem cho ai cũng đặng. Cửa Bạch-Ngọc-Kinh chẳng phải ai vô cũng đặng. Mỗi đứa con đều có tên trong Thiên-Thơ cả, chức phận cũng đã tiền định, chớ chẳng phải tước hàm trần-thế dâng cho kẻ lễ nhiều.

      Nếu Thầy làm đặng vậy, Ðạo phổ thông rất lẹ; ngặt gia tài mỗi đứa đều có phần. Thầy không phép lấy cho kẻ khác; trừ ra đứa nào chê bỏ mới đặng tuỳ ý Thầy định đọat mà thôi.

      Trang - Thầy khen con.
      Kinh - Thầy khen con.
      Bản - Thầy thương yêu con.
      Giỏi - Thầy sắp đặt ngôi thứ cho con.
      Tương - Thầy trông cậy nơi con.
      Tạ - Thầy giao khổ bịnh nhơn-sanh cho con.
      Học - Con khá nghe lời dạy dỗ cuả mấy anh con mà hành bổn phận.
      Hương - Con phải rán hết sức con. Thầy vừa giúp con.
      Trước - Con đừng mơ hồ hoài vậy nghe.
      Nghiã - Thầy sẽ trọng dụng con.
      Ðức - Thầy sẽ giao Trung kỳ cho con mở Ðạo.
      Tràng, từ đây con phai nhớ hoài hình phạt con đã chịu rồi đó nghe. Các con phải giữ hạnh mà truyền Ðạo ra cho chóng; con thế nào, Thầy cũng thế ấy. Khi thị các con, tức là khi thị Thầy, mà khi Thầy thì chưa phải dễ. Các con nói Ðạo cho mỗi kẻ.

      Nghe không tuỳ ý.

      Thầy nói cho các con nghe: nếu kẻ nào biết hiểu Thánh-Ngôn của Thầy nơi miệng các con mà tỉnh ngộ, thì số hằng sống nó vốn còn, còn chẳng thì thôi, để chúng nó theo Tà-Quái.

      Ðạo là quý, của quý chẳng bán nài; các con đừng thối chí. Thầy ban ơn cho phái Phụ-nữ.

      Các con cũng vậy, rán lo phận sự.

      Thầy ban ơn cho mỗi đứa.



      Samedi 11 Septembre 1926
      5 tháng 8 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Hỉ chư Môn-đệ, hỉ chư nhu.

      Các con nghe.

      Các con coi bậc Chí-Tôn như Thầy mà hạ mình độ rỗi nhơn sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên-Ông và Bồ-Tát, hai phẩm chót của Tiên, Phật. Ðáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao tối trọng; còn Thầy thì khiêm nhường là thế nào? Vì vậy mà nhiều kẻ Môn-đệ cho Thầy là nhỏ. Cười...

      Hạnh khiêm-nhường là hạnh của mỗi đứa con, phải noi theo gương Thầy mới độ rỗi thiên hạ đặng. Các con phải khiêm nhường sao cho bằng Thầy. Thầy lại nói, buổi lập Thánh-Ðạo, Thầy đến độ rỗi kẻ có tội lỗi. Nếu đời không tội lỗi đâu đến nhọc công Thầy.

      Ấy vậy các con rán độ kẻ tội lỗi, là công lớn làm cho Thầy vui lòng hơn hết.

      Lựu và Hiếu tập một lũ "Nữ-Ðồng-Nhi" chừng ba mươi sáu đứa đặng mỗi khi đại-lễ nó tụng kinh cho Thầy, bên Nam cũng vậy. Cư, Tắc, Sang, Phú mấy con cũng phải dạy ba mươi sáu đứa "Nam-Ðồng-Nhi" nữa. Cư, Thầy đã nói với con phải tập nhạc lại, nhớ không con?

      Rán lo nghe... Phú cũng vậy nữa.



      Vendredi, 17 Septembre 1926
      12 tháng 8 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Kiệt - Con phải giúp Thơ trong việc lập Thánh-Thất. Thầy giao cho con phải săn sóc mướn thợ làm bảy cái ngai, một cái trọng hơn cho Giáo-Tông, ba cái cho ba vị Chưởng-Pháp; ba cái cho ba vị Ðầu-Sư; Nhứt là cái ngai của Giáo-Tông phải làm cho kỹ-lưỡng chạm trổ tứ-linh, nhưng chỗ hai tay dựa phải chạm hai con rồng; còn cuả Chưởng-Pháp chạm hai con phụng; của Ðầu-Sư chạm hai con Lân... Nghe à!...

      Bính - Thầy giao cho con lo một trái Càn-Khôn; con hiểu nghĩa gì không?... Cười... Một trái như trái đất tròn quay,hiểu không? Bề kinh tâm ba thước ba tấc, nghe con, lớn quá mà phải vậy mới đặng, vì là cơ màu nhiệm Tạo-Hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời; cung Bắc-Ðẩu và Tinh-Tú vẽ lên Càn-Khôn ấy. Thầy kể Tam-Thập-Lục-Thiên, Tứ-Ðại-Bộ- Châu ở không-không trên không khí, tức là không phải Tinh-Tú, còn lại Thất-thập-nhị-Ðịa và Tam-Thiên thế giái thì đều là Tinh-Tú. Tính lại ba ngàn bảy mươi hai ngôi sao, con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con dở sách thiên-văn Tây ra coi mà bắt chước. Tại ngôi Bắc-Ðẩu con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc-Ðẩu cho rõ ràng. Trên vì sao Bắc-Ðẩu vẽ con mắt Thầy, con hiểu chăng? Ðáng lẽ trái ấy phải bằng chai, đúc trong một ngọn đèn cho nó thường sáng; ấy là lời cầu nguyện rất qúy báu cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế-Giái đó; nhưng mà làm chẳng kịp, thì tùy con tiện làm thế nào cho kịp đại-hội - Nghe à!

      Còn chư Phật, chư Tiên, Thánh, Thần đã lên cốt thì để dài theo dưới, hiểu không con?



      Samedi 18 Septembre 1926
      13 tháng 8 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Thầy có việc nói cùng chư Môn-đệ. Thầy mời chư nhu xuất ngoại, một giây phút Thầy sẽ kêu vào.

      Các con, Thầy đã lập thành Thánh-Thất; nơi ấy là nhà chung của các con; biết à.

      Thầy lại quy Tam-Giáo lập thành Tân-Luật, trong rằm tháng mười có đại-hội cả Tam-Giáo nơi Thánh-Thất. Các con hay à!

      Sự tế tự sửa theo "Tam-Kỳ Phổ-Ðộ" cũng nơi ấy mà xuất hiện ra; rõ à!

      Thầy nhập ba chi lại làm một là chủ ý quy tụ các con trong Ðạo Thầy lại một nhà, Thầy làm cha Chưởng-quản, hiểu à!

      Từ đây trong nước Nam duy có một Ðạo chơn-thật là Ðạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là "Quốc-Ðạo", hiểu à!

      Thầy phải bụộc các con hiệp chúng trí mà lo vào đó, nghe à!

      Từ đây các con sẽ cực nhọc hơn, vì Thầy phân phát phận sự cho mỗi đứa, vì chẳng vậy các con sanh nạnh nhau, tựa hồ chia phe, phân phái là điều đại tội trước mắt Thầy vậy, nghe à!

      Các con phải ngưng mọi việc mà chung lo trong đại-hội.



      Mercredi 22 Septembre 1926
      15 tháng 8 năm Bính Dần

      Thầy


      Các con,


      Trung - Con biết rằng Thầy thương yêu nhơn-loại là dường nào chưa? Những điều ngăn trở đều do nơi tiền-khiên của cả chúng sanh. Ðã vào trọn một thân mình nơi ô trược thì Thầy đây cũng khó mà rửa với một gáo nước mà đặng trong sạch. Nhơn loại đã thâm nhiễm vào tình luyến ái tà mị trên mười ngàn năm, thì thế nào cổi Thánh-Ðức trong một lúc chẳng tới một năm cho trọn lành đặng.

      Rất đỗi là Thầy là bậc Chí-Tôn đây mà còn bị chúng nó mưu lén cho qua Thánh Ý Thầy thay, một đàng trì, một đàng kéo, thảm thay! Các con chịu ở giữa.

      Thầy dạy các con một điều là biết tranh đấu cùng Thầy, hễ nó tấn thì mình chống, cân sức cho bằng hay là trổi hơn mới đắc thắng. Các con chịu nổi thì Ðạo thành, các con ngã thì Ðạo suy. Liệu lấy.

      Cầm cả quyền hành vô lượng nơi tay, Thầy ngó một cái cũng đủ tiêu diệt nó đặng, nhưng mà phép công bình thiêng-liêng chẳng phải nên vậy; ấy cũng là cơ mầu-nhiệm cho các con có thể lập thành công quả.

      Trunh, Lịch, hai con phải hội chư Thánh mà xin khai Ðạo. Phải làm đơn mà dâng cho Thầy xem xét sửa trước nghe.



      Mecredi 29 Septembre 1926
      23 tháng 8 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Thầy dạy chư Môn-đệ một lần cho mà hiểu và nhớ hàng ngày.

      Nhiều đứa truyền Ðạo mà trong lònh kính sợ kẻ thọ giáo. Thầy hỏi: phải nghịch chơn lý chăng?

      Phải các con há!

      Kẻ dốt mà dạy người dốt thì cả hai dầu nói tới tận thế cũng còn dốt.

      Lại thấy kẻ dốt ấy khích-bác trở lại chịu thiệt rằng: "Ðạo mình là lầm lạc". Người truyền Ðạo dường ấy có sai chánh lý chăng?

      Phải - các con há!

      Chẳng khác nào người ngồi nhà thấy kẻ mắc mưa ướt mình, nhảy ra che cho ướt, lại khen rằng mát thì muội lắm đó.

      Vậy Thầy lại thấy một môn-đồ, khi đến nói với Ðạo với kẻ nào, thì thẹn thùng ái ngại; phải nghịch chánh lý chăng?

      Phải, thiếu tư cách đã đành. Mình vì chữ thiện mà dạy người thì giá trị mình đã cao thượng rồi, mà còn thẹn nỗi gì?

      Chẳng khác nào một đứa bé bị chưởi, sợ nhục lại rán chưởi lại cho bằng; té ra bị nhục hơn nín đặng nghe luôn nữa.

      Thầy lại thấy nhiều đứa chưa hiểu thấu huyền diệu là gì, bị người chê rồi còn biếm-nhẽ nữa. Phải nghịch chánh-lý chăng?

      Trong phần đông các con nhiều kẻ ấy.

      Thầy khuyên các con nhớ hoài rằng: Thầy cuả các con là ông Thầy Trời; nên biết một ổng mà thôi, thì đủ, nghe à.

      Ngôi vị Bạch-Ngọc-Kinh chẳng ưa chứa kẻ hung-hăng mà lạ một điều là kẻ hung-hăng đạo-đức thường phá cửa lún đặng vào, địa-vị phần nhiều đoạt bởi kẻ ấy.

      Các con hiền mà dữ, các con yếu mà mạnh, các con nhỏ nhoi mà là quyền thế, các con nhịn nhục mà các con hành phạt; cử chỉ các con khá tập sao cho nghịch với cử chỉ thế tình, thì gần ngôi Tiên, Phật đó.



      Vendredi,1 Octobre 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      DIEU TOUT-PUISSANT

      G........

      Vos deux époux trouvent bizarre que je vienne en cette facon. Savez- vous que le monde est à ce jour tellement méchant que l'ère de destruction approche. L'humanité s'entretue. Bien mal servie par la science, elle provoque la dissenssion et la guerre. La saint doctorine du Christianisme ne sert qúà envenimer l'ambition des forts contre les faibles, et arme les premiers les derniers.

      Il faut une nouvelle doctrine capable de maintenir l'humanité dans l'amour des créatures.

      Seule la nation annamite conserve religieusement le culte millénaire des morts; quoique cette nation ne connaisse depuis sa création que la servitude, elle reste telle que je le désire...


      Bản dịch ra Việt Ngữ


      Vendredi,1 Octobre 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Ðấng Thượng-Ðế Toàn Năng

      G...

      Có lẽ vợ chồng con lấy làm kỳ lạ mà thấy Thầy đến như thế nầy. Các con có biết chăng hiện nay vì thế-gian rất hung bạo nên thời kỳ tận-diệt đã hầu kề. Nhơn-loại tàn sát lẫn nhau, bởi không biết dùng khoa học vào việc phải, nên nó mới biến thành chia rẽ và chiến tranh.

      Thánh-Ðạo của Chúa Cứu-thế (vì sự hiểu lầm) làm tăng-gia dục-vọng của kẻ mạnh đối với người yếu và giúp giáo cho bọn trên hiếp dưới.

      Phải có một giáo-lý mới-mẻ đủ khả năng kềm-chế nhơn-loại trong sự thương xót chúng sanh.

      Chỉ có xứ Việt-Nam còn duy trì được sự tôn sùng Tổ-Phụ theo tục lệ cổ-truyền, mặc dầu xứ ấy chỉ biết chịu ở dưới quyền lệ thuộc từ ngày được tạo lập tới giờ. Ý Thầy muốn nó được giữ nguyên thể như vậy mãi...



      Lundi 4 Octobre 1926
      27 tháng 8 năm Bính Dần

      Thầy


      Chúng Nam nghe:

      Thầy Khổng Tử trước có tam thiên đồ đệ truyền lại còn thất thập nhị Hiền.

      Thầy Lão-Tử trước đặng một trò là Ngươn-Thỉ.

      Thầy Gie-Giu trước đặng 12 người, chừng bị bắt, còn lại một Pierre mà thôi.

      Thầy Thích-Già đặng bốn người, ba người bỏ Thầy còn lại một. Còn nay Thầy giáng thế thì chọn đến:

      Nhứt Phật

      Tam Tiên

      Tam thập lục Thánh

      Thất thập nhị Hiền

      Tam thiên Ðồ Ðệ.

      Các con coi đó mà hiểu rằng: các con có sự mà thiên hạ từ tạo thiên đến chừ chưa hề có chăng?

      Nơi Bạch-Ngọc-Kinh hơn sáu chục năm trước chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thấy đại nộ Thầy, nên ra tình nguyện hạ thế cứu đời.

      Thầy coi bọn ấy lại còn làm tội lỗi hơn kẻ phàm xa lắm. Vậy vì cớ chi các con biết chăng? Các con có cả ba chánh Ðạo là Tam-Giáo các con biết tôn trọng; ngày nay lại thêm chánh Ðạo nữa, các con biết ít nước nào đặng vậy?

      Bị hàng phẩm nhơn-tước phải phù-hạp với hàng phẩm Thiên-Tước, đáng lẽ Thầy cũng nên cho các con phải chịu số phận bần hàn, mà không nỡ, nên ngày nay mới có kẻ như vậy.

      Thầy nói cho các con biết:

      Dầu một vị Ðại-La-Thiên-Ðế xuống phàm mà không tu, cũng khó trở lại địa vị đặng.

      Các con nghe à.



      12 Octobre 1926

      Thầy
      Các con


      Vì tại sao Thầy muốn cho các con mặc đồ bô vải chăng?

      Vì bô vải là tấm gương đạo-đức; các con đã rõ Ðạo thì phải biết đức cần kiệm là đức hạnh đầu trong lúc các con còn ở thế-gian nầy. Như sự lãng phí se-sua ở đời nầy Thầy cũng cho là một việc tổn đức vậy.



      Phước-Linh-Tự
      Dimanche 24 Octobre 1926
      15 tháng 9 năm Bính Dần

      Thích-Ca Mâu-Ni-Phật Tá-Danh
      Cao-Ðài Tiên-Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo-Ðạo Nam-Phương


      Vì Tân-Luật chưa ra nên Thầy phải giải.

      Ðã có Thánh-Tượng Thầy, thì là cốt Ngọc-Hoàng còn để lại chẳng có nghiã chi hết. Thầy nói cho các con rõ: Vì cớ nào trước từ Nhứt-Tổ chí Lục-Tổ thì thờ Thầy ngồi trước, vì trước là lớn phải vậy.

      Khai Thiên-Ðịa vốn Thầy, sanh Tiên, Phật cũng Thầy; Thầy đã nói một chơn-thần mà biến Càn-Khôn Thế-Giái và cả nhơn-loại. Thầy là chư Phật, Chư-Phật là Thầy.

      Các con là Chư-Phật, Chư-Phật là các con.

      Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có các chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

      Thầy khai Bát-Quái mà tác thành Càn-Khôn Thế-Giái nên mới gọi Pháp; Pháp có mới sanh ra Càn-Khôn vạn vật rồi mới có người, nên gọi là Tăng.

      Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Ðạo mà phục-hồi các con hiệp một cùng Thầy.

      Thầy lập Phật-Giáo vừa khi khai Thiên, lập Ðịa, nên Phật-Giáo là trước, kế Tiên-Giáo, rồi mới tới Nho-Giáo. Nay là hạ ngươn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu.

      Tỉ như lập Tam-Giáo quy nhứt thì:

          Nho là trước
          Lão là giữa,
          Thích là chót.

      Nên Thầy phải ngồi sau chư Phật , Tiên, Thánh, Thần mà đưa chúng nó lại vô-vi chi khí, chính là Niết-Bàn đó vậy. Còn cỗ lễ cúng thì:

          Rượu là KHÍ
          Bông là TINH
          Trà là THẦN.



      15 tháng 9 năm Bính Dần
      (Khai đàn tại nhà Mr Hồ-Quang-Châu, Phan-Thị-Lân)

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Hỉ chư Môn-đệ, hỉ chư nhu.

      Châu nghe dạy:

          Từ đây nòi giống chẳng chia ba,
          Thầy hiệp các con lại một nhà.
          Nam,Bắc cùng rồi ra Ngoại-Quốc,
          Chủ quyền chơn-Ðạo một mình Ta

      Thầy sẽ giao trách nhậm trọng hệ cho con truyền Ðạo Trung-Kỳ, rán tập tành đạo hạnh.

      Thơ, con phải khai rộng Thánh-Thất cho chúng sanh cầu Ðạo, đừng phân sang hèn, ai ai đều cũng con Thầy. Con khá khuyên chư nhu đến Thánh-Thất cầu Ðạo nghe!


      TÁI CẦU


      Thầy, các con.

      Ðạo-Quang, con cứ khai đàn cho chúng nó, và chỉ cách thờ Thầy theo Tân-luật, cần chi chúng nó phải cầu Ðạo, vốn là Môn-đệ Thầy rồi.

      Cười...

      Chẳng hiểu đến chừng nào các con mới biết rõ Thầy là ai?

      Thảm thay!... Thương thay?

      Trung, mặc kệ nó, chúng nghi cho các con lo Quốc-sự, Thầy vì các con xin lắm, mới ép lòng chịu vậy; chớ Chánh trị với Ðạo chẳng buổi nào liên hịệp cùng nhau; Thầy nói ít, các con hiểu nhiều.



      Mercredi 27 Octobre 1926
      17 tháng 9 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      L'humanité souffre de toutes sortes de vicissitudes. J'ai envoyé Allan Kardec; j'ai envoyé Flammarion comme j'ai envoyé Elie et Saint-Jean-Baptiste, précurseurs de l'avènement de Jésus- Christ; l'un persécuté, et l'autre tué. Et par qui? Par l'humanité. Mon fils est aussi tué par vous; vous ne le vénérez qúen Esprit et non en Sainteté.

      Je voulais causer avec vous en une seule fois au temps de Moise sur le Mont-Sinai, vous ne pouviez me comprendre. La promesse que j'ai faite à vos ancêtres pour votre rédemption, la venue du Christ est prédite; vous ne voulez pas en tenir compte. Il faut que je me serve moi-même maintenant d'un moyen plus spirituel pour vous convaincre. Vous ne pourrez pas nier devant le Grand-Jugement-Général que je ne sauve pas l'humanité par tous moyens plausibles. Quelque indulgent que je sois, je ne pourrai effacer tous vos péchés depuis votre création. Le monde est dès maintenant dans les ténèbres. La vertu de Dieu est détruite; la haine universelle s'envenime; la guerre mondiale est inévitable.

      La race francaise et la race annamite sont mes deux bénites.

      Je voudrais que vous soyez unis pour toujours. La nouvelle doctrine que j'enseigne a pour but de vous mettre dans une communauté d'intérêt et de vie. Soyez donc unis par ma volonté et préchez au monde la paix et la concorde.

      En voilà assez pour vous ce soir.


      Bản dịch ra Việt Ngữ


      Mercredi 27 Octobre 1926
      17 tháng 9 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Nhơn-loại hiện chịu đau khổ bởi nhiều cuộc tai biến.

      Thầy đã sai Allan-Kardec, Flammarion cũng như Elie và Thánh Jean-Baptiste là những bực tiền Thánh báo tin ngày giáng-sing chấn động của Chuá Cứu-thế Jésus, nhưng chúng nó đứa thì bị hành hạ, đứa khác bị giết chết bởi ai? Cũng bởi loài người. Chính con của Thầy cũng bị các con giết mất. Các con chỉ biết tôn sùng Người bằng tinh-thần chớ không bằng thánh-chất. Thầy đã muốn nói với các con chỉ một lần mà thôi, hồi thời kỳ thánh Moise trên ngọn núi Sinai, nhưng các con không hiểu được ý Thầy. Lời hứa của Thầy với tổ tiên các con về việc xin chuộc tội cho các con và ngày giáng sinh của Chúa Cứu-thế là việc đã có lời sấm tiên tri rồi mà các con không chịu quan tâm đến. Nay Thầy phải tự tìm lấy một phương pháp huyền diệu hơn để thâu phục các con. Các con sẽ không còn chối cãi nữa được trước tòa phán xét chung rằng Thầy không cứu vớt nhơn-loại bằng những phương-pháp công hiệu. Dầu Thầy có khoan dung cách mấy đi nữa Thầy cũng không thể bôi xóa được những tội lỗi của các con đã làm từ lúc tạo thành nhơn-loại. Từ nay thế-giới phải chịu trong vòng hắc ám. Tinh-thần đạo-đức đã tiêu mất, sự thù hận tràn ngập khắp hoàn cầu..............

      Dân-tộc Pháp-Việt là hai dân-tộc được nhiều huê-phúc nhất. Thầy muốn sao cả hai được hòa hiệp nhau mãi mãi. Giáo-lý của Thầy có mục-đích dạy dỗ các con hòa hợp nhau trong sự sống chung cộng đồng quyền-lợi và sinh hoạt.

      Vậy các con hãy chung hiệp nhau mãi mãi theo ý muốn của Thầy và hãy truyền-bá khắp hoàn-cầu thuyết hòa bình tương-thân tương-ái.

      Thôi có bấy nhiêu đó cho các con đêm nay.



      28 Octobre 1926
      18 tháng 9 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      DIEU TOUT-PUISSANT qui vient sous le nom de CAO-ÐAI pour dire la VÉRITÉ en Annam.

      M. et V...

      Venez après d'ici,

      Croyez-vous qúil est impossible à DIEU de faire ce qúil veut faire?

      M... - Tu es désigné par moi pour accomplir une tâche ingrate mais humanitaire. Tu relèves par tes nobles sentiments la décadence d'une race millénaire qui a sa civilisation.

      Tu te sacrifies pour lui donner une vraie morale. Voilà une toute faite pour ton oeuvre. Lis toutes mes saintes paroles; cette doctrine sera universelle. Si l'humanité la pratique, ce sera la paix promise pour toutes les races. Tu feras connaitre à la France que l'Annam est digne d'elle.

      Tu as assez pour ce soir.


      Bản dịch ra Việt Ngữ


      28 Octobre 1926
      18 tháng 9 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      M... và V...

      Các con hãy lại gần đây.

      Các con tưởng rằng ông Trời không thể làm cái gì mà ông muốn sao?

      M... Thầy chỉ định các con lãnh một vai trò bạc-bẽo mà nhân-đạo. Con vì tâm-tình cao-thượng mà cứu vãn sự sụp đổ của một dân-tộc đã hấp thụ một nền văn minh tối-cổ.

      Con tự hy-sinh để đem lại cho dân tộc ấy một nền đạo-lý chơn-chánh, đó là công-nghiệp dành sẵn cho con. Hãy đọc các Thánh-Ngôn của Thầy. Giáo-lý của Thầy sẽ là đại-đồng. Nếu nhơn-loại biết tu-hành thì đó sẽ là nền hoà-bình hứa hẹn chung cho tất cả các dân-tộc. Con sẽ tỏ cho nước Pháp biết: Nước Việt-Nam là nước xứng đáng đối với Pháp.

      Thôi có bấy nhiêu cho con hôm nay.



      Ðại Ðàn (Chợ Lớn)
      29 Octobre 1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Hỉ chư môn-đệ, chư nhu, chư ái-nữ.

      Các con nghe. Thầy buộc phải nói rõ cho các con đừng lầm mà trách Thầy. Cha hiền chẳng biết hành hạ con cái bao giờ. Thầy đã đến mà dìu dắt từng đứa, thì lẽ nào lại đành lòng xua đuổi. Thầy thấy các con bị phép thử thất ba trấn lập thành, thì đã hiểu nhiền đứa bị hành. Thầy ngậm đau nuốt thảm ngồi nhìn. Thầy chẳng để thử thất, ba trấn trách Thầy vì yêu mến quá lẽ mà làm mất hết công bình, nhứt là Lý-Thái-Bạch kêu nài hơn hết.

      Dầu Quan-Âm và Quan-Thánh xin cũng chẳng đặng. Nhứt là buổi thử thất ấy, lại nhằm vào ngày khai Thánh-Thất, thì các con đủ hiểu là hại dường nào, song phải dằn lòng chịu vậy. Các con ngã thì tại nơi Thầy. Nếu Thầy biết các con nhẹ tính, thì thế nào cũng chẳng chịu. Lại để lời tiên tri mà dặn trước, nào dè Thánh-Ngôn các con không đọc, lời Thầy nói như không, mới ra tội lỗi các con phạm thượng thế ấy.

      Vậy từ đây, quyền thưởng phạt đã giao vào tay Lý-Thái-Bạch. Các con liệu mình mà cầu rỗi nơi Người.

      Thầy dạy dỗ các con không nghe, đợi có hình phạt thì các con chịu lấy.

      (Ð... Q... thượng sớ) Cười...

      Ð... Q... cả Môn-đệ Thầy duy có biết một chớ không biết hai; kẻ nào cưu tâm chia phe, phân phái là đứa thù nghịch cũa Thầy. Con hiểu à!

      Con biết rằng Thầy hằng dặn cả Môn-đệ, nhứt nhứt sự chi cũng phải đợi lịnh Thầy. Thầy có cho phép con cầu Ðạo và mọi phép bí tích chi chi cho mẹ T... chăng? Vì xảo trá ấy mà làm cho T. phải mất đức tin nhiều lắm, con hiểu à!

      Cái kho bạc ấy nó giục lòng con lắm há?

      T...! Con phải định tánh mà xét nét lấy. Thầy chẳng cần nói.
      Trung, Trang, Tương, ba con phải nhớ những đều Thầy phú-thác... Thầy đã dặn, hiểu à?


      Tái Cầu


      Lý-Thái-Bạch
      Hỉ chư đạo-hữu - Thiên phong bình thân.

      Từ đây Thầy đã giao quyền thưởng phạt về nơi tay Bần đạo; vậy các Ðạo-Hữu khá hết lòng lo lắng, vun đắp nền Ðạo cho vững vàng, hiệp ý với Thiên-Cơ mà bước lần lên địa vị cao thượng; chớ sụt sè ôm thói mơ hồ, thì đã uổng công trình cực nhọc từ bấy lâu nay, lại thêm chẳng đặng theo Thánh ý của Thầy là bậc Chí-Tôn đã hết lòng vì sanh chúng.

      Mở một mối Ðạo chẳng phải là sự thường tình, mà sanh nhằm đời gặp một mối Ðạo cũng chẳng phải là dễ. Muốn lập thành, tất phải có đều nghiêm chánh thưởng phạt. Có thưởng mới dục lòng kẻ có công. Có phạt mới răn đặng lòng tà vạy.

      Thưởng phạt tuy chẳng phải hữu hình, nhưng là một sự mừng vui, chưa có bực cao thượng ở thế nào bằng, và một sự buồn bã nào sánh đặng. Dầu có ăn năn hối hận mấy kiếp ngày giờ đã qua rồi. Ngôi cực-lạc vẫn có người choán hết.

      Phần nhiều các đạo hữu dày công mà xây đắp nền Ðạo, nhưng sự ham muốn còn bôn chôn theo tình thế.

      Công đã nhiều mà bước tới nữa dường như ngán bước, gặp sự gay go đã mỏn lòng. Than thay! Tiếc thay!

      Ðặng bậc Chí-Tôn cầm quyền thế-giái, dìu dắt rửa lỗi mà chẳng bương chải cho kịp thì, để đua nhau nghĩ tính về miếng đỉnh chung; nếu Thầy chẳng Ðại-Từ Ðại-Bi thì công qủa đã chảy theo dòng nước.

      Từ đây Bần Ðạo phải để ý dìu dắt bước đường cho các Ðạo-Hữu, phải gắng công hơn nữa cho hợp với cơ Trời.

      Ai hữu phước thì địa vị được cao thêm, ai vô phần thì bị đọa Tam-Pháp. Phước phần cũng khó lựa người, rủi rủi, may may, đừng trách nơi Bần Ðạo.

      Bần-Ðạo xin chào các Ðạo-Hữu. Bần-Ðạo kiếu.



      Ôn Môn
      Vendredi 12 Novembre 1926
      8 tháng 10 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      K.....

      Nếu các con hiểu rõ huyền diệu của kiếp luân hồi con người, chẳng phải như thói thường định liệu, thì con không buồn và cũng không trách Thầy. Nơi Bạch-Ngọc-Kinh cả thảy đều là con cái cuả Thầy, tức là anh em của nhau.

      Cái phẩm vị của các con phải buộc tái sanh nhiều kiếp mới đến địa vị tối thượng mình là nơi Niết-Bàn. Một lời nói với nhau, cũng đủ cả hai xuống Thế mà khuyên giúp lẫn nhau. Con chẳng nên gọi oan nghiệt. Còn Ðạo mới khai lập tuy xuất hiện chưa đầy một năm chớ chư Tiên, chư Phật đã lập cùng cả năm châu.

      Chẳng khác nào trước khi Nhơn-Ðạo chưa mở, thì đã có Châu-Công truyền trước.

      Thánh-Ðạo Jésus chưa ra đời, thì đã có Moise, Elie, Gérimie, Saint-Jean-Baptiste.

      Ðạo Tiên Ngươn-Thỉ chưa ra đời, thì đã có Hồng-Quân-Lão-Tổ, Lão-Tử, Thông-Thiên Giáo-Chủ truyền đạo.

      Phật Thích-Ca chưa ra đời, thì đã có Nhiên-Ðăng-Cổ-Phật và Brahma truyền Ðạo.

      Thầy chưa giáng cơ lập Ðạo tại nước Nam, chớ chư Thần; Thánh, Tiên, Phật dùng huyền diệu này mà truyền đạo cùng chư Vạn-Quốc.



      Từ-Lâm-Tự
      Samedi 20 Novembre 1926
      16 tháng 10 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      GIÁO-TÔNG nghĩa là anh cả của các con, có quyền thay mặt Thầy mà dìu dắt các con trong đường Ðạo và đường Ðời. Nó có quyền về phần xác chớ không có quyền về phần hồn. Nó đặng phép thông công cùng Tam-thập-lục-Thiên và Thất-thập-nhị-Ðịa-Giái đặng cầu rỗi cho các con, nghe à! Chư Môn-đệ tuân mạng!

      CHƯỞNG-PHÁP cuả ba phái là Ðạo, Nho, Thích. Pháp luật Tam-Giáo tuy phân biệt nhau, song trước mặt Thầy vốn coi như một. Chúng nó có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành, hoặc là nơi Giáo-Tông truyền xuống, hay là nơi Ðầu-Sư dâng lên. Như hai đàng chẳng thuận thì chúng nó phải dâng lên cho Hộ-Pháp đến "Hiêp-Thiên-Ðài" cầu Thầy giáng xuống mà sửa lại, hay là tuỳ ý mà lập luật lại. Vậy chúng nó có quyền xem xét kinh-điển trước khi phổ thông. Như thoảng có "kinh luật" chi làm hại phong hoá thì chúng nó phải trừ bỏ, chẳng cho xuất bản. Buộc cả Tín-đồ phải vùa sức mà hành sự trước mặt luật đời. Thầy khuyên các con rán xúm nhau vùa giúp chúng nó. Mỗi Chưởng-Pháp có ấn riêng. Ba ấn phải có trên mỗi luật, mới đặng thi hành. Chư Môn-đệ tuân mạng

      ÐẦU-SƯ có quyền cai trị phần Ðạo và phần Ðời của chư Môn-đệ. Nó đặng quyền lập luật, song phải dâng lên cho Giáo-Tông phê chuẩn. Luật lệ ấy phải xem xét một cách nghiêm nhặt, coi phải có ích cho nhơn sanh chăng. Giáo-Tông buộc phải giao cho Chưởng-Pháp xét nét trước khi phê chuẩn.

      Chúng nó phải tuân mạng lịnh Giáo-Tông, làm y như luật lệ Giáo-Tông truyền dạy. Như thoảng luật lệ nào nghịch với sự sanh hoạt cuả nhơn-sanh, thì chúng nó đặng phép nài nỉ hủy bỏ.

      Thầy khuyên các con phải thương yêu và giúp đỡ chúng nó. Thầy lại dặn các con như có đều chi cần yếu thì khá nài nỉ xin nơi nó.

      Ba chi tuy khác nhau chớ quyền luật như nhau, như luật lệ nào Giáo-Tông đã truyền dạy, mà cả ba đều ký tên không tuân mạng, thì luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo-Tông, Giáo-Tông truyền lịnh Chưởng-Pháp xét nét lại. Chúng nó có ba cái ấn riêng nhau, mỗi tờ giấy chi chi phải có ấn mới thi hành - nghe à! Chư Môn-đệ tuân mạng!

      PHỐI-SƯ mỗi phái là 12 người, cộng là 36 người; trong 36 vị ấy có 3 vị Chánh-Phối-Sư. Ba vị ấy đặng thế quyền cho Ðầu-Sư mà hành sự; song chẳng quyền cầu phá luật lệ, nghe à!... Chư Môn-đệ tuân mạng.

      GIÁO-SƯ có 72 người, trong mỗi phái 24 người. Giáo-Sư là người để dạy dỗ chư Môn-đệ trong đường Ðạo và đường Ðời. Buộc chúng nó lo lắng cho các con như anh ruột lo cho em, chúng nó cầm sổ bộ của cả Tín-đồ. Chúng nó phải chăm nom về sự tang hôn cuả mỗi đứa.

      Như tại Châu-thành lớn, thì mỗi đứa đặng quyền cai quản cúng tế Thầy như thể Ðầu-Sư và Phối-Sư. Chúng nó đặng quyền dâng sớ cầu nài về luật lệ làm hại nhơn-sanh, hay là cầu xin chế giảm luật lệ ấy. Chúng nó phải thân cân với mỗi Môn-đệ như anh em một nhà cần lo giúp đỡ. - Nghe à!... Chư Môn-đệ tuân mạng!

      Giáo-Hữu là người để phổ thông chơn Ðạo của Thầy. Chúng nó đặng quyền xin chế giảm luật lệ Ðạo. Ba ngàn Giáo-Hữu chia ra đều, mỗi phái là 1.000; chẳng nên tăng thêm hay là giảm bớt. Chúng nó đặng phép hành lễ khi làm chủ các chuà trong mấy tỉnh nhỏ.

      LỄ-SANH là người có hạnh, lựa chọn trong chư Môn-đệ mà hành lễ. Chúng nó đặng quyền đi khai đàn cho mỗi tín-đồ. Thầy dặn các con hiểu rõ rằng Lễ sanh là người Thầy yêu mến, chẳng nên hiếp đáp chúng nó. Như vào đặng hàng lễ sanh, mới mong bước qua hàng chức sắc. Kỳ dư Thầy phong thưởng riêng, mới đi khỏi ngã ấy mà thôi... nghe à!... Chư Môn-đệ tuân mạng!

          Ðầu-Sư muốn lên Chưởng-Pháp thì nhờ ba vị công cử nhau. Phối-Sư muốn lên Ðầu-Sư thì nhờ 36 vị kia công cử.
          Giáo-Sư muốn lên Phối-Sư thì nhờ 72 vị kia xúm nhau công cử.
          Giáo-Hữu muốn lên Giáo-Sư thì nhờ 3.000 vị kia xúm nhau công cử.
          Lễ-Sanh muốn lên Giáo-Hữu thì nhờ cả Lễ-Sanh xúm nhau công cử
          Môn-đệ muốn lên Lễ-Sanh thì nhờ cả Môn-đệ xúm nhau công cử.

          Kỳ dư Thầy giáng cơ phong cho người nào thì mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.

      Còn Giáo-Tông thì hai phẩm Chưởng-Pháp và Ðầu-Sư tranh đặng, song phải chịu cho toàn Môn-đệ công cử mới đặng, kỳ dư Thầy giáng cơ, ban thưởng mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi

      Chư Môn-đệ tuân mạng!
      Thầy ban ơn cho các con.



      Từ-Lâm-Tự
      Mardi 23 Novembre 1926
      19 tháng 10 năm Bính Dần

      THẦY Các con


      Các con chớ nên phiền hà; chuyện Thánh-Thất xảy ra, ấy cũng một bước trắc trở trong đường Ðạo của Thầy. Thầy còn phải đau lòng thay, nhưng cũng là nơi Thiên cơ vậy; Thầy hằng biết công của các con, nhưng Thầy phải cực lòng chiều ý cuả mỗi đứa mà xây đắp nền Ðạo, vì vậy mà nhiều sự xảy ra đều do nơi tâm trí của nhiều đứa. Thầy hằng dùng tâm trí cuả các con mà bố mọi điều thiết yếu trong Ðạo-đức. Sự xảy ra nơi Thánh Thất, tuy là nơi mối Ðạo chậm trễ, nhưng cũng do nơi lòng tà vạy cuả nhiều đứa mà ra, vì tâm trung chánh đáng thì là làm cốt cho Tiên-Thánh; còn tâm chí vạy tà là chỗ củ a Tà-Quái xung nhập. Chi chi cứ tưởng có Thầy giúp mà lập xong nền Ðạo cho các con là đủ. Thầy cũng có phép răn trị kẻ vạy tà; các con duy có trông cậy nơi Thầy, bước đường cứ thủng thẳng đi tới; đừng gắp qúa, mà cũng chớ thối lui, thì một ngày kia sẽ đặng toại kỳ sở nguyện.

      Thầy ban ơn cho các con. Thầy thăng.



      Mercredi 24 Novembre 1926
      20 tháng 10 năm Bính Dần

      THẦY Các con


      Các con, Thầy nghĩ lại việc hôm nọ tại Thánh-Thất biến ra một trường Tà-Quái mà Thầy bắt đau lòng đó các con.

      Các con thiết nghĩ ra lẽ nào?

      Ðó là bước Ðạo, đó là Thiên-cơ, các con hiểu sao được, nhưng Thầy buồn vì có nhiều đứa xàm biện về việc ấy, Thầy cũng muốn phạt chúng nó một cách nặng nề, nhưng Thầy nghĩ lại mà thương đó chút. Môn- đệ của Thầy nhiều đứa muốn bỏ đạo-y, ném dép cỏ, lột khăn tu mà mong hồi tục thế. Bởi bước Ðạo gập ghình khó tới nên mới ra cớ đỗi. Bởi còn vướng bụi trần, ham mồi phú quý, mê chữ vinh sang mà ngán đạo; các con hiểu: Thầy buồn, nhưng ấy là máy Trời đã định, chạy sao cho khỏi. Thầy biết bao lần vì các con mà chịu nhọc nhằn.

      Từ khai Thiên lập Ðịa, Thầy cũng vì yêu mến các con mà trải bao nhiêu điều khổ hạnh, mấy lần lao-lý, mấy lúc vang mày, nuôi nấng các con, hầu lập nền Ðạo; cũng tưởng cho các con lấy đó làm đuốc soi mình đặng cải tà quy chánh.

      Mấy lần vun đắp nền Ðạo, Thầy đều cũng bị các con mà hư giềng Ðạo cả.

      Thầy buồn đó các con.
      Thầy ban ơn cho các con - Thầy thăng.


      Tái Cầu


      Các con nghe Thầy: Sự biến xảy ra đến nay đã thành một trường ngôn luận, có khi cũng náo nhiệt đến nền Ðạo; kẻ gọi tà, người nói chánh, nơi Thiên-Thơ đã có dấu ràng ràng, các con có đi tranh luận cũng nhọc công vô ích, kẻ hữu phần, người vô phước, tin tin, không không cũng chẳng sửa cơ Trời đặng. Ðường càng dài, bước càng nhọc, thì nền Ðạo càng cao, công trình càng rỡ.

      Ôi! Thầy đã nhọc nhằn vì bầy con dại, muốn ra tay tế độ, vớt trọn cả chúng sanh thoát vòng khổ ải; nhưng chúng nó đã nhiễm-luyến đã đầy mùi trần thế, tâm chí chẳng vững bền, thấy khó đã ngả lòng, mới đạp chông, toan trở bước. Thầy cũng phải đau lòng mà nắm máy huyền-vi để cơ trời xây đổi; các con liệu lấy.



      Dimanche 28 Novembre 1926
      24 tháng 10 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      DIEU TOUT-PUISSANT qui vient sous le nom de
      CAO-ÐÀI pour dire la Vérité en Annam

      L.....

      Une séance spécial n'est donné que rarement aux gens pour un voeu de quelque importance que ce soit; mais à toi dont je connais les sentiments d'humanité et l'esprit charitable, à toi je donne entière satisfaction.

      En dehors de tes volontés religieuses, tu as l'intention de t'informer de cette nouvelle doctrine qui t'a été travestie par quelques-uns de tes compatriotes sous une forme quelque peu malicieuse. Sur cette terre dont le peuple est si doux et paisible, je viens comme le Christ était venu parmi vous pour combattre l'héresie et évangéliser le monde. Quelle que soit la race dont vous faites partie, enfants de la Terre, vous avez tous un même père,c'est Dieu qui préside à vos destinées. Pourquoi vous séparez vous à cause de divergences d'opinion religieuses, alors que tous, vous êtes appelés à souffrir et faire votre Purgatoire en ce monde?

      Tu as dejà mis pied dans ce chemin qui conduit tout humain, vers l'heureux séjour qúest le Nirvâna.

      Tâche de continuer cette voie pour arriver à ton but.

      De bons Esprit guideront tes pas. Tous tes voeux seront exauces. C'est assez pour toi.

      Au revoir.


      Bản dịch ra Việt Ngữ


      Dimanche 28 Novembre 1926
      24 tháng 10 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Ðấng Chủ-Tể Toàn Năng giáng thế tá danh Cao-Ðài truyền chơn-lý tại Việt-Nam.

      L...,

      Một đàn cơ riêng biệt ít khi được thiết lập cho ai, mặc dầu lời thỉnh nguyện có quan-hệ cách mấy đi nữa cũng không đặng. Nhưng đối với con, Thầy được hiểu lòng nhơn-đức, tánh từ-thiện của con, nên Thầy cho con được thỏa nguyện.

      Ngoài ý-chí đạo-đức của con, con còn có ý tìm hiểu giáo-lý mới mẻ nầy, giáo-lý mà một vài đồng bào của con đã giải thích xuyên tạc dưới một hình-thức tinh ranh.

      Nơi xứ nầy dân tình rất thuần-hậu và ôn-hòa nên Thầy đến cũng như Chúa Cứu Thế đã đến với chúng con để bài trừ tà thuyết và truyền bá chơn Ðạo trên toàn cầu.

      Người sống trên thế-gian nầy, dầu thuộc giống dân nào, cũng chỉ có một cha chung mà thôi, ấy là Trời đang chế ngự số-mạng của các con. Tại sao các con lại chia rẽ nhau vì sự bất-đồng đạo-lý, mà chính tất cả các con đều phải chung chịu đau khổ để rửa tội của các con ở cõi thế gian nầy.

      Con để chơn vào con đường đưa đến cảnh an nhàn hưởng những chuổi ngày hạnh phúc nơi cõi Niết-Bàn. Con rán tiếp tục đi trên con đường vạch sẵn ấy để theo đuổi đến mức cuối cùng.

      Nhiều Ðấng anh-linh sẽ dìu bước cho con. Các lời cầu nguyện của con sẽ được chuẩn nhận.

      Bấy nhiêu đây đủ rồị- Từ giã con!



      Thánh-Thất Tây-Ninh
      Jeudi 2 Décembre 1926
      28 tháng 10 năm Bính Dần

      Thái-Bạch


      Thầy sai Bần-Ðạo đến sắp đặt trang nghiêm trong Thánh-Thất.
      Bần-Ðạo phân phép từ ngày nay hễ nhập Thánh-Thất thì phải giữ phép:

      Nam Nữ bất thân
      Nam ở Ðông hiên - Nữ ở Tây hiên.
      Hai bên không lân cận nhau, Nam theo Nam, Nữ theo nữ.
      Cấm cười cợt trửng giỡn nhau.
      Trừ ra vợ chồng hay là chị em ruột, anh em ruột đặng chuyện vãn nhau nơi tịnh đàn. Còn kỳ dư như hai đàng muốn chuyện vãn nhau, phải có hai người chứng, một bên Nam, một bên Nữ.

      Phòng-trù dầu phải chung lộn nhau buổi nấu nướng, khi dọn ăn chẳng đặng lộn xộn cùng nhau... Nghe à...

      Thơ, Thanh, hiền-hữu phải viết luật cấm nầy dán nơi Thánh-Thất... Nghe à!..



      Lundi 6 Décembre 1926
      2 tháng 11 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Hỉ chư Môn-đệ, chư Ái-Nữ, chư Nhu, chư Tín-Nữ.

      Chư Nhu nghe:

      Ta vì lòng đại-từ đại-bi vẫn lấy đức háo sanh mà dựng nên mối Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ; tôn chỉ để vớt những kẻ hữu phần vào nơi địa-vị cao thượng, để tránh khỏi số mạng luân hồi và nâng những kẻ tánh đức bước vào cõi nhàn, cao hơn phẩm hèn khó ở nơi trần thế nầy.

      Than ôi! Ðều vui sướng lao trần chẳng ai buộc mà nhiều kẻ tìm tới, mối đạo-đức trau thân là phương châm thoát tục, mà lắm kẻ trốn lánh, bài bác mối Ðạo Trời, khua môi, uốn lưỡi, mà tưởng cho mình hơn đặng các phẩm nhơn sanh, chớ chẳng dè là một hình phạt rất nặng nề đã chực chúng nó nơi chốn A-Tỳ. Ai đặng phước thêm cao trọng, ai vô phần thì trí não vẫn mơ-hồ; nét hạnh đời càng mê muội, biết biết, không không, luật Trời đã định, phần công quả trả cho rồi thì cảnh u nhàn là nơi rước khách tục trong lúc chung-qui đó.

      Sanh nhằm đời có một Ðạo chánh chẳng phải dễ, mà bước lên con đường chông gai, lần vào non thẳm kiếm ngọc lại càng khó; khó để nơi lòng chớ đem thói ám muội mơ-hồ vào đường Ðạo-Ðức, sau ăn-năn rất muộn.



      6 Décembre 1926
      2 tháng 11 năm Bính Dần

      THẦY Các Con


      Các con nghe:

      Ngày nay đã mất hết một người Môn-đệ của Thầy, lại là một đạo- hữu của các con đã cùng các con nghiêng vai gánh vác một trách nhậm trong Ðại-Ðạo Tam-kỳ.

      Tương mảng phần cũng nơi số mạng tiền định, nó có phước là vì đặng về Thầy trong mấy ngày rốt của kiếp trần ai của nó. Sự thác cũng có khi vui và cũng có lúc buồn. Người thế nếu biết sống nghiã là biết dụng mình cho có ích vào xã hội, biết dưỡng tánh tu thân, thì sự thác chẳng qua là sự mong mỏi của kẻ hành-trình đã xong trách nhậm trở về phục-sự đặng lãnh phần thưởng xứng đáng mà thôi.

      Tương tuy chưa đặng như mấy kẻ ấy, song lòng đạo đức đã ra vun đắp mối đạo Trời, thì địa- vị cũng khi khác thế thường đặng. Ðiểm chơn-thần của nó còn phải đến hầu trước Tòa Tam-Giáo mà đợi lịnh phát lạc tùy theo công quả tội tình của nó tự bấy nay; ấy là Thánh-Ý của Thầy đã lập luật riêng cho mỗi đứa trong các con đó. Chư Môn-đệ cũng nên hiểu biết.

      Còn việc an táng nó các con cũng nên lưu ý chung với nhau mà lo bề nhơn đạo cuả các con cho an toàn.

      Trang, con nói với Trung, Thơ, Tương, Hòa và các Thiên-Phong đều có mặt mà đưa nó lên đường, là chỗ nó an giấc ngàn năm, cũng để tiếng đặng một người đạo hạnh vậy. Trừ ra đứa nào phải vắng mặt bận việc thì chế đặng. Còn về sự làm rỡ ràng trong Ðạo-hữu, các con nên liệu tính cho kịp. Sự cầu kinh, thì do nơi đám tang mẹ Hậu, đều khác hơn một thí.



      Ðàn tại Chợ Lớn ngày 13-12-26

      THẦY Các Con


      Vốn Thầy tạo lập nền Chánh-Giáo cho dân Nam-Việt chẳng phải là việc nhỏ đâu. Các con vì biết Ðạo là quý thì phải ân cần trân-trọng; đợi đến ngày thành tựu các con mới thấy rõ Thiên-cơ, thì chừng ấy các con muốn lập công bằng buổi nầy sao đặng, vì mỗi việc khó-khăn, trắc trở là lúc sơ khai. Vậy Thầy khuyên các con rán thành tâm hành Ðạo, mà Ðạo không phải giữ bằng lỗ miệng không đâu.

      Thầy thấy nhiều đứa trong các con có ý theo Ðạo đặng toan kế làm nhiều việc chẳng lành? Thầy vì thương nhơn-loại, muốn cứu hết nên thường thâu nhập nhiều đứa vô tâm, cũng muốn cho chúng nó ăn-năn chừa lỗi, ngõ hầu hưởng phước, mà chúng nó không biết tự hối thì làm sao mong rỗi đặng. Ðến buổi chung-qui mới thấy Thiên-đàng, Ðịa-ngục thì đã muộn rồi. Các con phải xét mình cho lắm nghe.



      Mercredi 15 Dicembre 1926
      11 tháng 11 năm Bính Dần

      Thái-Bạch

      Hỉ chư Ðạo-hữu Chư-Nhu , Chư Tín-Nữ
      Chỉnh đàn cho nghiêm đặng Thầy ngự.
      Qúon dise à ces Francais, qúici est une maison de prières qúil ne faut pas qúil la considérent comme une curiosité.

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      M....., Debout et lis.
      Toute chose vient à son heure.
      Tu as vu et su ce que la plupart de tes compatriotes cherchent à voir et à savoir. Ce n'est qúà la suite de la conclusion des recherches spirites que j'enseigne cette nouvelle doctrine.

      N'ai-je pas prédit que le spiritisme est une religion d'avenir? Tu as naturellement l'intention de créer en ce pays, une relation morale des deux races francaise et annamite appelées à vivre ensemble par ma volonté dans une communauté de vie et d'intérets. Tu seras satisfait par une vie d'un homme de bien. Tes voeux seront exaucés. Tu seras plus tard un de mes fervents disciples pour précher au monde la paix et la concorde.

      L'équipe francaise sera bientôt créée.

      Tu sera force de revenir en France en 1928, pour soutenir cette doctrine au Congrès Universel. Tu seras grand et puissant pas volonté.

      Au revoir. c'est assez pour toi.


      Bản dịch ra Việt Ngữ
      Mercredi 15 Dicembre 1926
      11 tháng 11 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      M... Hãy đứng dậy và đọc.

      Mọi việc đều đúng giờ đã định.

      Con đã thấy và hiểu những điều mà phần đông đồng bào của con đang tìm hiểu.

      Chỉ sau nhiều cuộc khảo cứu và sưu-tầm về Thần-linh học mà Thầy đem truyền nền đạo-lý mới mẻ nầy.

      Thầy há chẳng có lời tiên-tri rằng Thần-linh-học là một nền Ðạo tương lai sao?

      Hẳn nhiên con đã thành tâm thật ý muốn gây tại xứ nầy tình liên-lạc tinh-thần giữa hai dân tộc Pháp-Việt mà Thầy chí quyết cho họ được chung sống trong cộng đồng quyền lợi và sinh hoạt.

      Con sẽ đắc kỳ sở nguyện của một người làm phải. Lời khẩn nguyện của con sẽ được chấp thuận. Sau nầy con sẽ là một trong các môn-đồ trung thành của Thầy để đi truyền-bá hòa-bình và tương-ái trên khắp hoàn cầu.

      Ban truyền giáo Pháp sẽ được thành lập gần đây.

      Con cần phải về Pháp trong năm 1928 để binh vực giáo lý của Thầy tại Hội-Nghị Ðại-Ðồng Tôn-Giáo.

      Con sẽ trọng đại và đủ quyền năng do Thiên-Ý.

      Bấy nhiêu cho con rõ. Thầy từ giã.



      Vendredi 17 Décembre 1926
      13 tháng 11 năm Bính Dần

      Thái-Bạch

      M.D... est prié d'attendre la venu du Divin-Maitre

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      DIEU TOUT-PUISSANT qui vent sous le nom de
      CAO-ÐAI pour enseigner la Vérité en Annam.

      D....., Debout et lis.

      Je tiens à te dire que rien ne se crée et n'existe sur se globe sans ma volonté. De pauvres esprits prétendent qúils sont dans le secret de Dieu. Or, je ne donne à nul humain ici-basd'en faire la révélation. Pour venir à moi, il faut des prière. Je ne néglige pas à me manifester quand ces prières sont sincères. Il suffit, pour vous convaincre que je suis bien Jéhovah des Hébreux, Le Dieu des Armées des Israélites, le Dieu inconnu des Juifs et le vrai Père de Jésus-Christ, de me prier par le prête-nom CAO-ÐAI pour que vos voeux soient exaucés. Tu viens à moi avec un sentiment sincère pour bien faire aux peuples soumis qui te sont confiés. Je te prie alors de propager cette doctrine à tous tes protégés. C'est la seule qui maintient l'humanité dans l'amour des créature et vous apporte une paix durable.


      Bản dịch ra Việt Ngữ
      Vendredi 17 Décembre 1926
      13 tháng 11 năm Bính Dần

      Ðức Thái-Bạch

      M.D... Hãy chờ Ðức Chí-Tôn đến.

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      D. hãy đứng dậy và đọc.

      Thầy cho con hiểu rằng nếu không có ý muốn của Thầy, thì trên qủa địa-cầu nầy chẳng có vật chi sanh tồn tất cả.

      Lại có lắm kẻ đáng thương hại lại tự-phụ rằng họ hiểu thấu cả lẽ mầu-nhiệm của Ðấng Tạo-Hóa. Nhưng Thầy không bao giờ cho một kẻ nào dưới cõi trần nầy tiết lậu Thiên-cơ cả. Muốn đến Thầy thì phải cầu nguyện. Thầy không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu nguyện chơn-thành. Như thế đủ chứng tỏ cho các con tin rằng Thầy là Ðức Jéhovah của dân Hébreux vị chủ tể của quân-lực dân Israel, vị Thánh vô danh của dân Do-Thái, Ðức Ðại-Từ-phụ của chúa Jésus Cứu Thế. Con chỉ cần cầu-nguyện Thầy với danh hiệu Cao-Ðài thì sẽ có sự cảm-ứng-chấp-thuận.

      Con đến đây với tấm lòng thành thật để làm việc phải cho giống dân biết phục-thiện hiện đang giao phó cho con. Vậy Thầy nhờ con truyền bá giáo-lý nầy cho dân tộc đặt dưới quyền bảo hộ của con.

      Chỉ có cách đó mới có thể kềm giữ nhơn-loại trong tình yêu sanh-chúng và đem lại cho con một cuộc đời hòa bình bền bỉ.



      Dimanche 19 Décembre 1926
      15 tháng 11 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Các con nghe:
      Một sự các con chưa hề biết đến, đặng hiểu Ðạo quí trọng là dường nào, lo tu tâm dưỡng tánh.

      Các con đã sanh ra tại thế nầy, ở tại thế nầy, chịu khổ não tại thế nầy, rồi chết cũng tại thế nầy. Thầy hỏi: Các con chết rồi các con ra thể nào?

      Các con đi đâu?

      Chẳng một đứa hiểu đặng cơ màu nhiệm ấy. Thầy dạy: Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong nơi vật -chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến thú-cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn, muôn muôn lần, mới đến Ðịa-vị nhơn-phẩm. Nhơn phẩm trên thế nầy lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Ðứng bậc Ðế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Ðịa-cầu 67. Trong Ðịa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quý trọng cuả mỗi địa-cầu càng tăng thêm hoài, cho tới Ðệ-nhứt-cầu, Tam-Thiên-Thế-Giái; qua khỏi Tam-Thiên-Thế-Giái mới đến Tứ-Ðại-Bộ-Châu, qua Tứ-Ðại-Bộ-Châu mới vào đặng Tam-Thập-Lục-Thiên; vào -Tam-Thập-Lục-Thiên rồi phải chuyển kiếp tu-hành nữa, mới đặng lên đến Bạch-Ngọc-Kinh, là nơi Ðạo Phật gọi là Niết-Bàn đó vậy.

      Các con coi đó thì đủ hiểu các phẩm trật các con nó nhiều là dường nào; song ấy là phẩm trật Thiên-Vị.

      Còn phẩm trật Quỉ-vị cũng như thế ấy; nó cũng noi chước Thiên- Cung mà lập thành Quỉ-vị, cũng đủ các ngôi, các phẩm đặng đầy đọa các con, hành hài các con, xử trị cá con. Cái quyền hành lớn lao ấy , do Thầy ban cho nó nên đặng quyền cám dỗ các con, xúi biểu các con, giành giựt các con, mà làm tay chân bộ hạ trong vòng tôi tớ nó.

      Thầy đã thường nói: hai đầu cân không song bằng thì tiếng cân chưa đúng lý. Luật công bình Thiêng-Liêng buộc phải vậy. Thầy lắm phen phải bị mất, bị giựt con cái của Thầy vì chúng nó.

      Thầy đã chỉ rõ hai nẽo tà chánh, sang hèn rồi, vậy Thầy cũng chỉ phương hướng cho các con đi khỏi lầm lạc. Các con hiểu rằng: trong Tam-Thiên-Thế-Giái còn có Quỉ mị chuyển kiếp ở lộn cùng các con thay, huống lựa là "Thất-Thập-Nhị-Ðịa" nầy, sao không có cho đặng?

      Hại thay! Lũ quỉ là phần nhiều; nó bày bố ra mỗi nơi một giả cuộc, mà dỗ dành các con.

      Vì vậy, Thầy đã nói tiên tri rằng:

      Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con, lại hàng ngày xúi biểu chúng nó cắn xé các con, song Thầy cho các con mặc một bộ thiết giáp, chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo-đức của các con.

      Ấy vậy Ðạo-Ðức các con là phương pháp khử trừ quỉ mị lại cũng là phương pháp dìu dắt các con trở lại cùng Thầy. Các con không đạo, thì là tôi tớ quỉ mị. Thầy đã nói Ðạo-Ðức cũng như một cái thang vô ngằn, bắc cho các con leo đến phẩm vị tối cao, tối trọng là ngang bực cùng Thầy, hay là Thầy còn hạ mình cho các con cao hơn nữa.

      Vậy Thầy lại dặn các con: nếu kẻ không tu, làm đủ phận người, công-bình, chánh-trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân hồi lại nữa thì biết chừng nào đặng hội-hiệp cùng Thầy? Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế- Giái, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng; mà... hại thay!... mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc, thấy đặng kẻ ấy.

      Vậy Thầy dặn: Ðạo là nơi các con nên quý trọng đó vậy.


      * * *


      Thầy các con


      Các con phần nhiều biết tiếng Langsa.

      Thầy dùng nói cho các con hiểu Ðạo-Lý.

      Qúest-ce que la noblesse, la richesse, la gloire?

      La noblesse est l'ensemble de titres plus ou moins enivrants décernés aux hommes par les hommes.

      Quelle est la valeur de ces titres?
      N'est-ce pas suivant la valeur de ceux qui les donnent?
      Donnés pas un humain,ils ne sont que trop humains.
      Ce qui vient d'un homme n'a rien de résistant. C'est sujet à détérioration. Ils sont détruits dès qúon enlève la vie de celui qui les détient. Cherchez la Noblesse céleste, c'est la seule éternelle.

      La richesse est l'ensemble de toute préciosité qúon ramasse en ce monde.

      Que comprend-elle?
      L'or, l'argent, la pourpre, la soierie etc...
      L'or, l'argent ne sont que simples métaux.
      La pourpre n'est que couleur.
      La soierie n'est que matière animale.
      Prenez-vous toutes ces choses en vraies richesses?
      Elles ne sont qúinsignifiantes d'après leur provenance.
      Cherchez, vous autres, la Richesse en la Vertu de Dieu, c'est la seule que vous aurez éternellement; nul ne pourra vous la dérober.

      La gloire est souvent contre la vertu. Elle est éphémère. Elle provient souvent de la fourberie. La Gloire de Dieu est la seule qui résiste à toutes épreuves.

      (Trung bạch: Mấy con phải làm sao mà tìm đặng la Noblesse, la Richesse et la Gloire de Dieủ)
      Thầy trả lời: "Tu".


      Bản dịch ra Việt Ngữ


      Thầy các con.


      Các con phần nhiều biết tiếng Langsa,

      Thầy dùng nói cho dễ hiểu đạo-lý.

      - Phẩm-tước là gì? Của cải danh-vọng là gì?

      Phẩm tước là sự tổng-hợp các chức tước đã bày ra để quyến rũ người hoặc ít hoặc nhiều. Những chức-tước ấy do người đời tạo ra phong-thưởng kẻ khác.

      - Giá-trị của các chức-tước ấy ra sao?

      - Giá-trị những chức tước ấy tuỳ theo mà tạo nó ra.

      - Việc chi do người đều phàm cả nó không bền, thường thường bị hư hỏng và tiêu tan ngay sau khi người đã được nó tặng bị cướp mất sự sống. Các con hãy tìm tước phẩm nơi cõi thiêng-liêng, tước phẩm ấy mới là vĩnh viễn. Còn tài-sản là tổng-quát các vật quý-giá của con người để thu nhặt trên thế-gian nầy.

      - Của cải ấy gồm những gì?

      - Vàng bạc chỉ là loại kim-khí tầm thường.

      - Hồng là một chất màu.

      - Còn lục là chất do loài vật cấu thành ra. Các con xem của ấy là quý giá thật-sự sao?

      - Xét từ nơi sản xuất các vật ấy, đều không đáng kể. Các con nên tìm sự giàu đức-tính của Trời. Chỉ có cách đó, mới gọi là vĩnh-cửu. Của quý ấy không ai ăn cướp đặng cả.

      - Danh vọng thường hay chống lại với đức hạnh. Nó rất ngắn ngủi và thường thành tựu nhờ sự gian trá.

      - Danh-quyền nơi Trời là bền chắc nhứt. Và danh-quyền ấy mới chịu đựng nổi bao sự thử thách. (Trung bạch: Mấy con phải làm sao mà tìm đặng phẩm-tước của cải và danh-vọng của Trời).

      Thầy trả lời " Tu ".



      Ðại-Ðàn Chợ Lớn ngày 20-12-26

      THẦY Các Con


      Chư Môn-đệ nghe!

      Thầy đã muốn cho hoàn toàn phải cần có luật, mà hễ có luật thì cần phải do theo đó mà hành Ðạo, mới khỏi điều sơ thất đặng. Nhiều đứa nhờ công-quả chút ít mà đặng Thầy trọng dụng, là có ý để chúng nó đặng vui lòng mà bước tới, dè đâu đã chẳng trông sợ nơi lịnh Thầy, lại lấy ý riêng mà làm cho có lời kích bác trong Ðạo. Thầy hỏi có đáng tội chăng? Nếu Thầy chẳng lấy đức từ bi mà dìu-dắt các con, thì chư Thần, Thánh đã phạt mấy đứa cách nặng nề hơn nữa! Các con khá liệu mà hành Ðạo!

      Chư nhu nghe! Ðạo Trời dìu bước nhơn sanh, đường Thánh dẫn người phàm-tục; sanh nhằm lối may mắn, đặng gặp một Ðạo chánh, nếu chẳng lo dưỡng tánh trau mình, để bước vào con đường cực-lạc, thoát đọa Tam Ðồ, một mai cánh rũ bông tàn, rốt cuộc lại ăn năn vô ích.

      Ta vì thương xót sanh-linh, mở Ðạo Tam-Kỳ để độ người hữu phước, nếu chẳng mau chân, ngày giờ hầu cận, chư Tiên Phật hội Tam-Giáo xin bế lại, thì dầu ta có muốn cứu vớt thêm cũng chẳng qua số Thiên-cơ đặng.



      24-12-1926

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Thầy mừng các con.

      Các con ôi! Nếu nói rằng Thầy đã cực nhọc từ ngày khai Ðạo đến chừ, Ðạo đặng phổ thông mau chóng dường nầy, thì đáng lẽ Thầy mừng cho các con lắm mới phải.... Sao Thầy lại buồn??? Các con ơi! các con đã chịu lắm khổ não nơi biển trần nầy... Từ mười ngàn năm rồi, đã ở dưới quyền tà quái áp chế. Vì vậy mà Thầy phải phế hết Bạch-Ngọc-Kinh, Huỳnh-Kim-Khuyết, giáng trần độ rỗi các con, chớ chi Thầy đến mà làm cho giảm sự khổ não cuả các con chẳng đặng nữa thì thôi, lẽ nào còn lập Tân-Luật ràng buộc các con thêm nữa.... Vì cớ mà Thầy buồn.... Thầy tỏ thật, cái luật lệ, Thầy khiến các con hiệp chúng trí mà lập thành đây, nó có ảnh hưởng về đạo-đức Tiên-Phong Phật-Sắc cuả các con, nên Thầy buộc mình cam chịu vậy; chẳng luật lệ thì trái phép, mà trái phép thì làm thế nào vào Bạch-Ngọc-Kinh cho đặng...

      Vậy các con rán làm phận sự cho hoàn toàn, rồi có Thái-Bạch giáng-cơ sửa luật.



      Ðại-Ðàn Chợ Lớn ngày 27-12-26

      THẦY Các Con


      Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào nhà là chủ ý cầu một việc lợi riêng chi cho gia quyến vậy thôi, chớ chẳng hiểu là một nguồn trong sạch để rửa các lỗi phàm tục cuả các con. Nhiều đứa lại còn mờ-hồ, đã thờ Thầy mà còn chưa chắc ý rằng thờ đặng chi, và mở Ðạo có ích gì?

      Than ôi! Ðã bước chân vào đường Ðạo hạnh mà chẳng để công tìm kiếm, học hỏi cho rõ ngọn nguồn, thì làm phận sự Môn-đệ như thế có ích chi cho nền Thánh đâu? Ðạo Trời khai ba lượt, người tục lỗi muôn phần, sanh đứng vào vòng thế cuộc, chưa biết mình đã lãnh một vai tuồng, đặng chờ lúc kết quả hồn quy Thiên ngoại, lánh khỏi xác phàm trở về nơi khởi-hành mà phục các điều đã thi hành giữa sân khấu là chốn trần ai khốn đốn này; phận chưa xong phận, thân chẳng nên thân, thân phận lo tính chưa rồi, còn mong mơi chi dụng mình vào đường đạo-đức để cho có ích chung nữa đặng. Lương tâm của các con là một khiếu thiêng-liêng của Thầy ban để sửa trị riêng các con trong đường tội lỗi và ban thưởng trong việc nhơn đức; làm một việc phải tức là do nơi ý Trời, phạm một nét vạy tà là cải nơi Thiên-Luật ; phải quấy Thần Thánh chỉnh chép biên, thưởng phạt duy đợi ngày chung cuộc! Khá biết lấy!



      Cầu kho, le 8 Janvier 1927

      THẦY, Các Con


      Thầy vui thấy nhơn-sanh biết hối ngộ, chẳng quản dặm dài, đến hội hiệp nhau mà để bước vào đường Ðạo-Ðức.

      Các con phải biết hễ là người thì phải biết Ðạo ; không biết Ðạo không phải là người. Cái chánh cái tà rồi đây sẽ phân biệt nhau. Nếu các con còn để một vài điểm mơ-hồ trong dạ thì làm sao chóng đến nơi, đến chốn đặng?

      Các con phải đồng tâm hiệp lực nhau, bỏ hết các đều tệ theo thường tình, thì mới để thành Ðạo. Vậy Thầy khuyên các con đứa nào có trí lực bao nhiêu khá đem ra mà thi thố, chớ đừng sụt-sè theo thói nữ nhi, vậy cũng uổng cái điểm linh quang cuả Thầy ban cho các con lắm.

      Các con hiểu à!



      Chợ Lớn, le 10-1-1927

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Chư Môn-đệ và chư nhu nghe:

      Chim về cội, nước tách nguồn, từ xưa kiếp con người giữ thế, chẳng qua là khách đi đường, phận sự muốn cho hoàn toàn, cần phải có bền chí và khổ tâm; có bền chí mới đặng đạt phẩm vị thanh cao; có khổ tâm mới rõ tuồng đời ấm lạnh; lăng-xăng xạo-xự, mùi chung đỉnh, vẻ cân đai, rốt cuộc chẳng khác chi một giấc huỳnh lương mộng; mỗi bậc phẩm đều đặng một vai tuồng cuả Ðấng cầm quyền thế-giái ban cho; dầu thanh cao, dầu hèn hạ cũng phải gắng làm cho rồi trách nhậm, hầu buổi chung cuộc, hồn lià cõi trần, đặng đến nơi khởi hành mà phục hồi công cán; ai giữ trọn bậc phẩm thì đặng toà nghiệt-cảnh tương công chiếc tội, để vào địa vị cao hơn chốn Ðịa cầu 68 nầy; ai chẳng vẹn trách nhậm nhơn sanh, phải bị đọa vào nơi u-minh-địa, để trả cho xong tội tình căn quả cho đến lúc trở về nẻo chánh đường ngay mà phục hồi ngôi cũ; bằng chẳng biết sửa mình thì luật Thiên-điều chồng-chập, khổ A-Tỳ phải vướng muôn muôn đời đời mà đền tội ác. Bậc nhơn-sanh vì đó mà phải chịu thiên niên chìm đắm vào số luân hồi; vay trả, trả vay, căn quả chẳng bao giờ tiêu đặng. Các bậc Thần Thánh nếu chẳng biết mối Ðạo là phương châm tìm nguồn trong rửa bợn tục, thì biển khổ trần nầy cũng khó mong thoát đặng.

      Trời Nam may đặng một yến sáng của Ðấng Ðại-Từ-Bi dẫn khách trần bước lần ra con đường hắc ám, để tránh khỏi bến mê; dụng nâu sồng thế cân đai, mượn khổ tâm thay chung đỉnh, lấy hạnh đức làm nấc thang bước lên tột lừng trời, vẹt ngút mây xanh, trông vào cảnh thiên-nhiên, biết rõ cơ màu nhiệm mà làm khách u-nhàn thanh nhã, núi thẫm rừng xanh. Phủi hết muôn sự ở cõi trần vô vị nầy, ấy là một sự khó thi hành của khách phàm tục; mấy ai nong-nã tìm đến cảnh Thiêng-liêng mà nhiều kẻ lại tìm vào vực thẳm.

      Ðạo Trời qua bến tục, đường Thánh dẫn khách trần; nếu chẳng biết thế thời, giọt nước nhành dương hết chờ khi rưới khổ đặng.



      Tây-Ninh 16-1-27
      13 tháng 12 năm Bính Dần

      Thái-Bạch


      Lão khen chư Ðạo-Hữu... Ðại hỉ... Ðại hỉ...

      Thượng-Tương-Thanh, coi Lão hành sự mà bắt chước.
      Mời Chưởng-Pháp Phái Nho.
      Thơ, chư Hiền-Hữu bình thân.
      Ðứng dậy phân hai bang.

      Chưởng-Pháp, Ðầu-Sư tọa vị. Phối-Sư tam Phái tới trước. Thái-Thơ-Thanh phải ôm bộ chú giải các luật, Tân-Luật của các Hiền-Hữu đến dâng cho ba vị Ðầu-Sư, ba vị Ðầu-Sư đồng đứng dậy bái và tiếp luật một lượt, thế nào sáu bàn tay đều có trong sáu bộ luật, ngay giữa, dạy cả ba tiếp dưng lên; Chưởng-Pháp cũng phải bái mà tiếp một lượt, đội dưng lên đại-điện, day vô đưa lên chí trán. Nghe dạy: Lão giao luật nầy cho nhị vị Chưởng-Pháp xem xét lại nữa, trong một tháng phải rồi mà giao lại cho Hộ-Pháp cầu Lão sửa Luật. Phải làm một phòng thanh tịnh mà giả làm Hiệp-Thiên-Ðài, Thập-Nhị-Thời-Quân phải có mặt, Thượng-Sanh, Thượng-Phẩm phải có mặt.

      Phải tái cầu nghe dạy:
      Nhị vị Chưởng-Pháp đem Luật dể ngay tượng Lão một đêm nay.
      Dương phải đội Hiệp-Chưởng như Luật, đắp khậu như Luật.
      Nương phải sắm Thiên-Phục như Thơ vậy nghe.
      Ðem Luật để lên rồi xuống tọa vị, lên điện để xuống.
      Chư Thiên-Phong đồng lạy Thầy.


      TÁI CẦU


      Thái-Bạch

      Thiên-Ðiều mầu-nhiệm của Ðạo còn thiếu sót lắm.

      Cười...

      Những điều ấy chư Hiền-Hữu biết đâu mà lập cho đặng.

      Hại thay! Nếu chẳng có cơ mầu-nhiệm bí mật ấy thì chẳng thành Luật, nếu chẳng thành Luật, thế nào thành Ðạo?

      Cười...

      Lão tâu cùng Ðại-Từ, Ðại-Bi, xin thêm vào luật những điều bí mật yếu trọng ấy; vậy chư Hiền-Hữu cũng phải cầu khẩn với Lão, nội hạ tuần tháng nầy thì khởi nguyện; dặn các Thánh-Thất, các Ðạo-Hữu phải để lòng thành khẩn: hiệp sức làm một với Lão mà nài xin Thánh Luật; nghe à.

      Hễ Ðạo trọng thì tức nhiên chư Hiền-Hữu trọng, vậy thì chư Hiền-Hữu biết mình trọng mà lo sửa vẹn người đời. Từ đây Lão hằng gìn giữ chư Hiền-Hữu hơn nữa; nếu Lão ép lòng cầm quyền thưởng phạt phân minh, là có ý muốn giá trị của chư Hiền-Hữu thêm cao trọng nữa; vậy Lão xin đừng để dạ phiền hà nghe.



      17-1-27
      14 tháng 12 năm Bính Dần

      Thầy các con


      Thượng-Trung-Nhựt, con là anh phải dạy lại các em một lần nầy là chót; Thầy vẫn đã thường nói rằng: Thầy đến lập cho các con một nền Chơn-Ðạo, tức là mỗi sự chi dối trá là chẳng phải của Thầy. Thầy đến là chủ ý dạy cả nhơn-sanh đặng hòa bình, chớ chẳng phải đến dục thêm nghịch lẫn nhau. Thầy lại thường nói rằng sự sang trọng vinh hiển của các con chẳng phải nơi thế-giái nầy. Thầy lại đến lập trong nước các con một nền Chánh Ðạo đủ tư cách độ rỗi chúng sanh. Các con và cả dân tộc các con vì nơi Ðạo mà đặng đoạt đến phẩm vị cao thượng; cái phẩm vị ấy do nơi đâu mà có? Là bởi đạo-đức của các con, đạo-đức thắng hung bạo là thường tình, các con hằng thấy sự đời thường vậy. Thầy là Ðấng Chí-Tôn, cầm quyền thưởng phạt, há lại không quyền hành mà làm mọi việc một mình Thầy đặng sao, lại phải sở cậy tay phàm, chẳng qua là Ðạo-Ðức thiếu kém các con đó, nó làm cho các con bị phạt. Từ đây phải tin tưởng một Thầy và nghe lời Thầy dặn: giữ Ðạo-Ðức cho bền, còn ngoại trừ sự chi nghịch với Chơn-Ðạo thì là mưu chước tà quái.

      Thầy ban ơn cho các con.



      Tây-ninh 18-1-27
      15 tháng 12 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Các con, chư chúng sanh; bình thân chư Thiên-Phong, còn các chúng sanh ngồi... Các con nghe:

      Vì sao mà phải giới tửu?

      Thầy đã dạy rằng: Thân thể con người là một khối chơn linh cấu kết lại; những chơn linh ấy đều là hằng sống; phải hiểu rằng: ngũ tạng lục phủ cũng là khối sanh vật mà thành ra, nhưng mà phận sự chúng nó làm, hiểu biết hay là không hiểu biết, đều do nơi lịnh Thầy mà phán dạy.

      Trước Thầy nói vì cớ nào rượu làm hại cho thân thể con người về phần xác.

      Hình chất con người vẫn là thú, phải ăn uống mới nuôi sự sống, như rượu uống vào tỳ vị nó chạy vào ngũ tạng lục phủ đủ hết, thì trái tim con người chẳng khác nào như cái máy chánh để trữ sự sống, cũng phải bị nó thâm nhập vào làm cho sự lao động quá chừng đỗi thiên nhiên đã định, thôi thúc huyết mạch phải vận động một cách vô chừng mà làm cho sanh khí nơi phổi chẳng đủ ngày giờ nhuận huyết tinh sạch cho được. Trược huyết ấy thối lại cùng trong thân thể, để vật chất ô-trược vào trong sanh vật. Mỗi khối ấy ăn nhằm phải bịnh, một ngày thêm một chút, hết cường tráng, cốt chỉ lần lần phải chết thì thân thể các con phải chết theo. Nhiều kẻ bị chết nửa thân, vì rượu nên ra đến nỗi - Thầy dạy về hại của phần hồn các con, là khí chất (le sperme évaropé) nó bao bọc thân thể các con như khuôn bọc vậy, nơi trung tim của nó là óc, nơi cửa xuất nhập của nó là mỏ ác, gọi tiếng chữ là Vi-Hộ; nơi ấy Hộ-Pháp hằng đứng mà gìn -giữ chơn linh các con khi luyện thành Ðạo đặng hiệp một với Khí, rồi Khí mới thấu đến Chơn-Thần hiệp một mà siêu phàm nhập Thánh, thì óc là nguồn cội của Khí mà óc cũng bị huyết mạch vận động vô chừng làm cho đến nỗi táng loạn đi thì chơn thần thế nào đặng an tịnh mà điều khiển; thân thể phải ra ngây dại, trở lại chất thú hình; mất phẩm nhơn-loại rồi, còn mong chi đặng phẩm Thần, Thánh, Tiên, Phật. Lại nữa, buổi loạn thần ấy để cửa trống cho tà mị xung đột vào, giục các con làm việc tội tình mà phải phận luân hồi muôn kiếp. Vậy Thầy cấm các con uống rượu, nghe à!

      Thầy ban ơn cho các con. Thầy thăng.



      Ðàn tại Ðình Mỹ-Lộc 18-1-27
      15 tháng 12 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Hỉ chư môn đệ, Hỉ các đẳng chúng sanh nam, nữ.

      Tịnh , Tịnh


      Chúng-sanh chưa rõ nền Ðạo là quí trọng dường nào. Ðạo cũng do nơi phàm mà phát ra, và tiếp lấy cái thiêng-liêng của Thầy hiệp đồng, mới sanh sanh, hóa hóa, thấu đáo Càn-Khôn. Người mà biết Ðạo, ấy kẻ hữu phần, còn người chưa thấu đáo nền Ðạo, ấy là kẻ vô duyên.

      Hiểu há! Thầy cho phép cầu Ðạo, góp sớ.

      Thầy từ-bi toàn thâu chư chúng sanh đặng Thầy cho phép Thần-Hoàng-Bổn-Cảnh giáng cơ mà dạy dân trong phần trách nhậm của nó.

      Thăng.


      Thần-Hoàng-Bổn-Cảnh.


      Chào chư Thiên-Phong.

      Chào cả thảy các đạo-hữu và các đẳng chúng nam nữ trong thôn lân.

          Thần-ẩn tứ hải thủ châu danh
          Hoàng-hữu ấn-phong tải độ thành
          Mỹ thới dân khương bình thái-trị
          Lộc cao hà nễ thọ thời sanh.
          Mỹ có công thành khẩn vái
          Lộc lừa tại thế phước tùng lai
          Nhơn dân, lê thứ đồng bình-trị
          An nhủ an cư thấu Ðạo tài.

      Từ thuở ta vâng chiếu chỉ đến trấn nhậm nơi đây, Ta một tấm lòng cho lê thứ đặng an cư lạc nghiệp, thạnh vượng mùa màng; mỗi mỗi đều hằng lo lắng cho chúng sanh nơi phần trách nhậm. Nay có lịnh Ngọc-Hoàng chiếu chỉ cho phép Ta giáng cơ mầu-nhiệm mà tỏ nền Ðạo là quí trọng cho lê thứ hiểu. Lê thứ đâu rõ thấu việc trời đã định hơn mấy chục ngàn năm nay. Lê thứ nghe: Kỳ hạ-ngươn hầu mãn, nhơn vật vì tai nạn mà phải tiêu tan, mười phần còn lại có một mà thôi. Than ôi! Buồn thôi! Nghĩ vì Thiên-cơ đã định vậy thế nào mà cải cho đặng, duy có mở tấm lòng từ thiện ăn năn sám hối, lo việc tu hành; đồng với nhau cả quốc dân mà quỳ lụỵ khẩn cầu coi Trời đoái tưởng đến chăng? Bởi thế nên Ngọc-Ðế va chư Phật, chư Tiên, chư Thánh mới lập hội Tam-Kỳ Phổ-Ðộ đặng có cứu vớt chúng sanh, đương linh đinh nơi biển khổ. Nếu gặp thuyền Bát nhả mà không xuống, không theo thì chắc thế nào cũng chơi vơi nơi mé biển.

      Còn phần viên chức sắc cúng tế, bảo lên qùy trước đại-diện cho Ta tỏ lòng thi ân cho chúng nó.

      Vui thay! Mừng thay! Cả nhân dân đều biết Ðạo, duy còn một chút ít mà thôi. Từ đây ta hết dạ hết lòng mà lo-lắng, săn sóc chăm nom hơn khi trước nữa. Ta tỏ cho chức sắc hiểu, tại sao mà ta lo hết bổn phận. Ấy là từ đây Ngọc-Ðế truyền lịnh cho ta phải theo phò chư Cao đạo-hữu, nên Ta lo lắng bội phần, hơn khi trước; mỗi khi có việc chi tai biến hay có những bịnh truyền nhiễm, thì đến đây ta sẽ dạy cho mà lánh những đều tai hại. Còn việc tế lễ cúng, ta muốn dùng đồ chay hay là cây trái, chớ sát sanh. Ta cũng tỏ cho chư chức-sắc hiểu rằng: Tế tự là tại sao? Phàm có lòng tin mới cúng chớ, cúng là lấy có lễ đó, gọi là kỉnh trọng; chớ Thần Thánh nào ăn của ai. Bởi thế nên ai dùng vật thực mà cúng tốt hơn dùng trái cây. Ai có lòng thì tế lễ chi chi ta cũng chẳng trách đặng, vì cựu lệ bày đến ngày nay -Nay ta muốn theo Thánh-ý của Ngọc-Ðế. Vậy chức sắc liệu làm sao?... Trả lời thử? Cười.

      Thôi ta chào chư Thiên-Phong và các Ðạo-Hữu, các đẳng chúng sanh nơi bổn thôn. Ta lui.



      Ðàn tại An Hóa 22-1-27
      19 tháng 12 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Hỉ chư Môn Ðệ, hỉ các đẳng nhơn-sanh.

      Xứ nầy mới tiếp Thầy lần đầu nên có nhiều đứa còn để lòng nghi hoặc.

      Các con cùng Thầy vì lòng bác ái, chẳng nài khó nhọc đến truyền Chánh-Ðạo; mặc tình những đứa vô lương, các con cứ một đường đi tới; sự phải sự quấy sau nầy chúng nó sẽ rõ. Vậy Thầy sẽ vui lòng cùng các con mà toàn thâu Nam Nữ.

      Tương, con phải nói những điều cần yếu cho chúng nó nghe. Thầy cho một bài thi chung:

          Thế đại Càn-Khôn cộng nhứt thiên,
          Nhơn như sa mạc tại thâm uyên.
          Hạnh phùng bình thủy thân an tại
          Nhược ngộ phong ba phận đảo huyền.
          Kỷ tải phàm trần cam nghiệt chướng
          Nhứt thời đạo hạnh thoát oan khiên,
          Thùy tri Nam địa sanh phong nhựt
          Ðại-Ðạo hoằng khai thế cuộc tuyên.

      Cho phái Nữ vô Thầy dậy. Chư Ái-Nữ. Thầy vi Tam-Kỳ Phổ-Ðộ chẳng phân cao thấp, sang hèn, Thầy chỉ khuyên một đều là Ðạo hạnh các con phải giữ hàng ngày cho nhầm phương pháp nhơn-đạo, tức là Tứ-Ðức đó vậy, các con hiểu à.

      Nền nhơn luân của con nhà Nam-Việt chẳng lầm, mà tại các con hay nhiễm thường tình mà hư hoại, nên chi Thầy phải nhắc lại cho các con đừng lầm nữa, nghe các con!

      Nam phái vào. Các con nghe cho rõ, thường ngày các con trông thấy những điều trái tai gai mắt, các con có biết vì tại sao chăng?

      Như kẻ làm quan ỷ quyền ức hiếp dân lành, đứa ngu nghịch cha phản bạn, làm rối luân thường, các con có biết vì tại sao chăng?... Tại vô Ðạo...

      Thầy ban ơn cho các con. Thăng.



      26-1-27
      23 tháng 12 năm Bính Dần

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Hỉ chư môn đệ, chư chúng sanh; chư chúng sanh nghe:

          Thuyền khơi đợi gió lướt giòng ngân,
          Dẫn khách Nam qua khỏi bến Trần
          Nhum áo nâu sồng về Cực-lạc
          Trau gương trí-huệ phủi đai-cân.
          Cơ Trời đến buổi đời thay đổi,
          Ðạo Thánh nhầm khi khách gi nhuần.
          Khổ hạnh dầu ai thìn một kiếp;
          Rừng tòng thoát tục sớm đưa chân.

      Ðạo Trời khai ba lượt, khách tục lỗi muôn phần, khách trần ai vẫn lấy sựvui vẻ vô vị chốn sông mê nầy mà quên trọn các đều đạo đức của các Ðấng Thánh trước Hiền xưa. Chung đỉnh mãng tranh giành, lợi danh thườngchác buộc, kiếp phù sanh không mấy lát, đời giả dối chẳng là bao. Sanh đứng làm người, trót đã mang vào mình một vai tuồng đặc biệt, đã chẳng lo bước hành trình cho xong, mà đắp bồi nợ mảnh hình hài, ngọn rau tấc đất, lại chác lắm điều phiền não ưu sầu, lấy Thánh-Ðức gọi là chơi, mượn hành tàng vô nghĩa mà làm cho vừa lòng ái m bất lương. Cái xuân kia chẳng đợi người mà bước đời càng gay trở; lần qua thỏ lặng ác tà, bóng thiều quang nhặt-thúc; con đường hy vọng chẳng biết đâu là tt cùng mà bước đời xem đà mòn mỏi; sự thác vô tình sẽ đến mà vẽ cuc sanh ly, pha màu tử biệt, làm cho sự vui vẻ giàu sang, danh vọng, đều thành ra một giấc huỳnh lương, rồi đây vĩnh biệt ngàn năm, tội tình muôn kiếp. Ðài nghiệt cảnh là nơi rọi sáng các việc lỗi lầm, bước luân-hồi sẽ dẫn vào nơi u khổ cùng sầu mà đọa đày đời đời kiếp kiếp. Ấy là buổi chung qui của khách trần đó. Nguồn Tiên, Ðạo, Thánh, dìu bước nhơn sanh, tránh tội lỗi, lìa nẻo vạy, bước đường ngay, mà lần vào nơi Cực-lạc an nhàn, rừng tòng suối lặng, đng thẳm non xanh, để mình vào bực thanh cao, thoát khỏi chốn luân-hồi ràng buộc; ai mau bước đặng nhờ thân, ai luyến trần cam chịu khổ. Ðạo Trời mầu-nhiệm, khá biết xét mình sau khỏi đều tự hối.

      Chúng-sanh khá biết cho!



      Chợ Lớn 31-1-27

      Thầy các con


      Ngày qua thấm thoát, nhặt thúc bóng quang-âm xuân mãn kế xuân về, nước non màu vẫn cũng như xưa, mà tâm hạnh nhơn tình biết bao thay đổ. Một xuân qua tức là Ðạo một lần bước chóng; ngày nầy năm ngoái vẫn ra sao, mà đến ngày nay màn Chánh-Giáo đã dìm-dà, xủ khuất bóng trần, gương trí-huệ rạng ngần soi khách tục. Thầy mầng cho các con đã chịu lao tâm, tiêu tứ mà vun đắp nền Ðạo, làm cho mối tương thân tương ái càng khăng-khít vững bền; rán công thêm nữa mà đi cho cùng bước đường của các con đã chịu lắm nhọc nhằn, vạch lối chông gai, dìu nhơn hậu-tấn. Môn-đệ nơi đây mảng buộc ràng nhơn-sự mà hiệp chẳng đủ nghe Thánh ý. Vì vậy mà Lý-Thái-Bạch định cho làm Ðại-lễ nơi Thánh-Thất Cầu-Kho, cho các Môn-đệ đó có thể hầu Ðàn đủ mặt. T... Con cũng nên tới chứng Ðàn và chung cùng với mấy em; chư Môn-đệ cũng vậy.



      Thánh-Thất Cầu-Kho 1 Février 1927


      Thầy lấy làm không bằng lòng cho mấy đứa vắng mặt hôm nay. Ngày giờ thôi thúc mà các con còn dụ dự giữa chừng - Nền Ðạo cao thâm là mấy, chí phàm không thấu lý sâu; nếu các con chẳng ra khỏi vòng trần tục, thì các con chẳng là luống công theo Thầy kể đã đầy năm. Kiếp trần ai lắm nỗi Vày vò, các con ở nhầm thời đại nầy gặp đặng lắm cuc tân toan, nên mới để ý vào đường Ðạo-Ðức. Nếu chẳng vậy thì các con cũng đã như ai, đem thân vùi dập trong chốn lợi quyền, tranh tranh cạnh cạnh biết ngày nào rồi?

      Ấy vậy các con phải lưu tâm mà chấn hưng mối Ðạo; ấy là kế bảo tồn quốc túy, lại là phương thoát tục. Cơ Trời Thầy không lẽ tỏ ra đây, song các con nên biết xét mình là đứng vào địa vị tối cao hơn muôn loại, nên các con phải có trí độ phi phàm thì mới có đủ tư cách làm người. Các con nên biết Thầy sanh ra mỗi chủng tc đều có đặc biệt một phần linh diệu riêng, mà cũng vì nhơn loại không chịu khó tìm tòi cho ra lẽ thiên nhiên, cứ thấy những điều cận lợi mà quên hẳn lương tâm; chẳng hay thương mà hay chém giết lẫn nhau; sanh phương tiện thông đồng không muốn, lại tìm kế sát hại lẫn nhau.

      Nếu các con vì Ðạo Thầy là Ðạo gìn công-lý mà biết mấy sự đó tránh đi, và rủ nhau hiệp làm mối Ðại-Ðồng, thì chẳng những thuận lòng Trời, mà nhơn-loại đặng gi nhuần ân-huệ. Các con hiểu à!



      Tây-Ninh 1-Février-27
      01 tháng 01 năm Ðinh-Mão

      Thượng-Chưởng-Pháp Tương


      Hỉ chư Ðạo-Hữu, chư Ðạo-Muội.

      Mừng... Mừng... Mừng... Vui... Vui... Vui...

      Ðại phước cho cả nhơn sanh, đại hạnh cho địa cầu số 68 nầy; em còn phải công quả phổ-độ mới đặng vào Tam-Thập-Lục-Thiên , nhờ Ðại-Từ-Phụ cứu độ em; khuyên nhủ cùng chư huynh, khá coi Thiên vị mình là trọng vì là của báu vô giá; cơn sụt-sè đường Ðạo, xin nhớ lấy danh em, cự chống cùng tà ma quỷ bị cám dỗ.

      Tương đây, công cán chẳng chi mà còn đặng địa vị nầy, huống lựa là mấy anh độ rỗi toàn cả Cửu-Nhị-Nguyên-Nhơn, thì phẩm cựu sẽ đặng trổi thêm thế nào. Xét lấy đủ vui lòng mà hành Ðạo.


      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Các con... Mừng các con.

      Trung, Cư, Tắc; mấy con nhớ đêm nay năm rồi thế nào, còn nay ra thể nào chăng?

      Trịnh-thị Ái-Nữ, Hiếu, hai con đã thấy Thầy giữ lời hứa thế nào chăng?

      Thầy lập Ðạo năm rồi ngày nầy, thì môn-đệ cuả Thầy chỉ có 12 đứa, mà bốn đứa đã vào nơi tay Chúa-Quỉ, chỉ còn lại tám. Trong tám đứa còn lại thì còn một đôi đứa biếng nhác mà không hành Ðạo, Thầy hỏi nếu chẳng phải quyền hành Thầy, dầu cho một vị Phật Tiệt lớn giáng thế Ði nữa, cũng chưa có phương chi mà độ hơn bốn muôn sanh linh, nhờ tay có 6 đứa môn-đệ trong một năm cho đặng bao giờ.

      Thầy vui mừng, Thầy khen tặng hết cả bốn muôn Môn-đệ của Thầy. Thơ con đã ngoan Ðạo, mà sự ngoan Ðạo cuả con đó còn độ lắm kẻ. Thầy khen con.

      Bính Thầy thưởng công con, cho lên chức Phối-Sư, Thầy cám cảnh lòng yêu mến con, Thầy cảm ơn lòng Ðạo-Ðức con. Sanh linh nhờ công con mà thoát qua khổ hải

      Bản, Thầy thăng chức Giáo-Sư. Trò, Thầy cho lên chức Giáo-Hữu, nhiều đứa khác nữa, ngày mùng 9 Thầy biểu đòi về cho Thái-Bạch phong thưởng.

      Thầy ban ơn trọn cả các con, dầu không có mặt tại đây cũng vậy. Thầy giở cơ lên, các con đều chun ngang qua cho thầy ban phép lành; Thầy cầu cho các con đặng ngoan Ðạo như Thơ vậy, sửa mình cho nên chí Thánh, vì Ðạo năm nay sẽ rõ thấu hoàn-cầu. Môn-đệ tăng thêm hằng hà sa số, phận sự các con lại càng nặng nề hơn nữa, nhưng các con nhớ biết thương Thầy, mà hễ thương Thầy thì ắt thương Ðạo, mà biết thương Ðạo thì thương hết chúng-sanh. Các con biết Thầy là trọng thì biết trọng Ðạo, mà hễ trọng Ðạo thì cũng phải trọng cả chúng sanh.

      Trong tháng giêng nầy, Thái-Bạch sẽ hội Nữ-Phái đặng lập cho hoàn toàn, Thầy trông công các con lắm đó.

      Thầy ban ơn cho các con một lần nữa.

      Thầy thăng.



      Thái-Bạch

      Hội Thánh nghe Lão ban sắc phục cho Nữ-phái; nghe và từ đây xem sắc tốt ấy mà hành lễ theo đẳng cấp.

      Nữ-Phái phải tùng Ðầu-Sư Nữ-Phái, song tùng quyền của Giáo-Tông và Chưởng-Pháp. Ðầu-Sư Nữ-Phái cũng phải chịu công cử theo luật Hội-Thánh ban hành, theo luật lệ Hội-Thánh ban xử đường đời và đường Ðạo,Ðầu-Sư Nữ-Phái mặc một Ðạo-phục y như Ðạo-phục Ðầu-Sư Nam-Phái, phải đi một ni-kim-cô như các vãi chùa, toàn hàng trắng chín vải, áo có thêu bông sen. Cái Kim-cô có choàng từ đầu tới gót. Ði bảo Phương-Thiên, trên chót Phương-Thiên ngang đầu tóc, có Thiên-Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh-Khí, đi giày vô-ưu màu trắng, trên chót có đề chữ Hương, nghe à.

      Phối-Sư cũng mặc in như vậy, song không có mão Phương-Thiên, áo ba vải, nhưng trước ngực có Thiên-Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh-Khí, nghe à.

      Giáo-Sư mặc áo ba giải, đi Kim-Cô bằng hàng trắng, không giày.

      Giáo-Hữu mặc Ðạo-Phục như Giáo-Sư, đầu không đi mão, giắt một bông sen, trên bông sen có Thiên-Nhãn Thầy.

      Lễ-Sanh Nữ-Phái mặc như Giáo-Hữu, nhưng choàng ngang trên đầu một đoạn vải mỏng cột ra sau ót, thả một mí dài, một mí vắn; ngay đầu tóc có dắt một bông sen.

      Thầy vì thấy nhiều người vắng mặt nên phải đợi đủ mới phong chức. Lâm-Hương-Thanh, Hiền-Muội phải viết thơ mời đủ mặt ngày rằm nầy. Thầy đến phong chức, lập thành Nữ-Phái, nghe à.



      Tây-Ninh,5 Février 1927

      Thái-Bạch


      Hỉ chư Ðạo-Hữu, chư Ðạo-Muội, chư Chúng-Sanh, hảo hội hiệp.

      Thảm cho nhơn-loại, khổ cho nhơn-loại!

      Ðời quá dữ, tội tình ấy, hình phạt kia, cũng đáng đó chút. Lão đã vì thương yêu nhơn-sanh, hội mười ngày nơi Bạch-Ngọc-Kinh cãi cho qua nạn nhơn loại, nhưng luật Thiên-Ðiều chẳng dễ chi sửa đặng. Nạn tiêu diệt hầu gần, hết chém giết lẫn nhau tới buổi bịnh chướng sát hại. Lão thấy hình phạt phải châu mày, nhưng ôm lòng rán chịu, lạy lục cầu khẩn; chư Ðạo-Hữu đâu rõ thấu, ngơ ngơ ngáo ngáo như kẻ không hồn, thấy càng thảm thiết. Lão tưởng chẳng cần nói chi một nước nhỏ nhoi, đã đặng danh Thánh-Ðịa là nước Nam nầy, mà Lão xin không đặng tội cho thành Sài-gòn, Chợ-lớn, Gia-định, Huế, Hải-phòng, Hà-ni thay, thảm! thảm! thảm!...



      24-12-26 (27???)

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Thầy lấy làm vui mà trông thấy các con hội hiệp nhau đêm nay mà tỏ lòng thành kính. Thầy để lời ban khen hạnh đức của phần nhiều trong chư Môn-Ðệ và chư ái nữ. Sự hội hiệp của các con chẳng phải vì nơi đạo-đức mà thôi, lại cũng vì mối tương thân tương ái nữa. Ngày nầy năm trước các con vẫn còn mơ màng trong giấc mng trần, đường co duỗi vẫn đã lấy kín chút bợn trần, mà màng thế tục cũng chưa trông khỏa vén; lần lựa cúc xủ xương tan, mai gầy sen nở, ngày tháng qua chẳng là bao mà thế thái nhân tình biết bao thay đổi: Kìa đai-cân nhum nước màu thiền, nọ danh lợi xủ lằn trí-huệ. Thầy cũng hoan tâm nắm máy huyền vi, mong rằng các con sẽ tậnlực, tận tâm đắp vững nền Ðạo đặng hoàn toàn mà dìu sanh chúng thoát khỏi tội tình; cùng nhau đỡ nâng đem lên con đường cực lạc, vẹt ngút mây xanh, trông vào lối thanh bạch thiêng-liêng là chỗ từ xưa các Chí-Thánh đã tổn lắm công phu mà chưa mong để mình đến được.

      Thầy cũng để lời rằng: phần nhiều trong các con chưa để hết tâm tánh giúp ích vào đường Chánh-Giáo, Thầy vì thương căn qủa của các con mà lấy đức từ-bi đặng Thiên-Phong cho các con là cố ý để các con hành Ðạo cho hoàn toàn, dễ bề tương công chiếc tội tiền khiên, hầu nâng mình vào nơi cựu-vị; song nhiều đưá vẫn còn thế tục đeo-đai, bước trần chưa trở nẻo, còn chất chứa gánh trần ai, ngổn ngang lằn gió bụi, chẳng hiểu rằng: sự khổ hạnh trau mình là nấc thang để bước khỏi chốn luân hồi, ràng buộc. Nếu Thầy chẳng vì thương tâm, thì các Tiên, Phật đã ghi lỗi rất trọng hệ cuả các con mà chẳng khứng cho lập công chiếc tội.

      Phải thường hỏi lấy mình khi đem mình vào lạy Thầy buổi tối, coi phận sự ngày ấy đã xong chưa mà lương tâm có đều chi cắn rứt chăng? Nếu phận còn nét chưa rồi, lương tâm chưa đặng yên tịnh, thì phải biết cải quá, rán sức chuc lấy lỗi đã làm, thì các con có lo chi chẳng bì bực Chí-Thánh. Thầy mong rằng mỗi đứa đều lưu ý đến sự sửa mình ấy, thì lấy làm may mắn cho nền Ðạo; rồi các con sẽ đặng thong dong mà treo gương cho kẻ khác. Các con thương mến nhau, dìu dắt nhau, chia vui sớt nhọc nhau, ấy là các con hiến cho Thầy một sự vui vẻ đó.



      Février 1927

      Thường Cư Nam-Hải Quan-Âm Như-Lai


      Hỉ chư Ðạo-Hữu, chư Ðạo-Muội, chư chúng sanh.

      Thiên-Phong bình thân... Chư Ðạo Muội nghe.

      Thiếp lấy làm hân hạnh được trông thấy sự hành Ðạo của chư Ðạo-Muội; từ đây khá chung hiệp nhau mà lo dìu-dắt đàng sau bước tới; nhiều Ðạo Muội chẳng để trọn lòng về nền Ðạo, phải rán công thêm nữa, đặng làm cho đáng nét yêu dấu của Ðấng Chí-Tôn, và cho nở mày khách quần-thoa. Ngày giờ nhặt thúc, nếu diên trì thì bước đường sau khó theo dấu. Thiếp để lời mừng chư Ðạo-Muội, khá chịu nhọc mà làm cho trách nhậm hoàn toàn; ấy là điều thiếp trông mong nơi các Ðạo-Muội vậy.



      Thái-Bạch

      Chư Hiền-Hữu chỉnh tề đợi kiến giá Chí-Tôn

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Con nghe: nơi nào Thầy ngự thì nơi đó là Thánh-Ðịa, Thầy đã ban sắc cho Thần-Hoàng Long-Thành, thăng lên chức Văn-Xương, vào trấn nhậm làng Hiệp-Ninh, dạy dỗ dân về Ðạo, Thầy ban trọn quyền thưởng phạt đặng răn làng ấy cho đến ngày biết ăn năn cải quá... Vậy thì làng Long-Thành, các con khá an lòng.

      Còn tòa Thánh thì Thầy muốn cho có nhơn lực hiệp cùng Thiên-Ý, ấy là hạnh của Thầy: các con nên xem gương mà bắt chước.

      Từ Thầy đến lập Ðạo cho các con đến giờ, Thầy chưa hề một mình chuyên quyền bao giờ: các con lựa chọn nơi nào mà Hội-Thánh vừa lòng thì đẹp lòng Thầy. Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa-Thánh, chi chi cũng tại Tây-Ninh đây mà thôi, các con đã hiểu Thánh-Ý Thầy, phải cần kiệm mỗi sự chi vì phương tiện mà thôi.



      13 Février 1927
      21-1 Ðinh-Mão

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Các con. Cả chư Môn-Ðệ khá tuân-mạng.

      Hiệp-Thiên-Ðài là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng-liêng mối Ðạo. Hễ Ðạo còn thì Hiệp-Thiên-Ðài vẫn còn.

      Thầy đã nói ngũ chi Ðại Ðạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao Chánh-Giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh-Giáo mà lập ra phàm giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao Chánh-Giáo cho tay phàm nữa.

      Lại nữa Hiệp-Thiên-Ðài là nơi của Giáo-Tông đến thông công cùng Tam-Thâp-Lục-Thiên, Tam-Thiên-Thế-Giái, Lục-thập-bát Ðịa-cầu, Thập-điện-diêm-cung mà cầu siêu cho cả nhơn-loại. Thầy đã nói sở-dụng thiêng-liêng; Thầy cũng nên nói sở-dụng phàm trần cuả nó nữa.

      Hiệp-Thiên-Ðài dưới quyền Hộ-Pháp Chưởng-quản, tả có Thượng-Sanh, hữu có Thượng-Phẩm. Thầy lại chọn Thập-Nhị Thời-Quân chia ra làm ba:

      1 - Phần của Hộ-Pháp chưởng quyền về Pháp-thì

          Hậu là Bảo-Pháp
          Ðức là Hiến-Pháp
          Nghĩa là Khai-Pháp
          Tràng là Tiếp Pháp

      Lo bảo hộ luật Ðời và luật Ðạo; chẳng ai qua Luật mà Hiệp-Thiên-Ðài chẳng biết.

      2 - Thượng-Phẩm thì quyền về phần Ðạo, dưới quyền:

          Chương là Bảo-Ðạo
          Tươi là Hiến-Ðạo
          Ðãi là khai Ðạo
          Trọng là Tiếp-Ðạo

      Lo về phần Ðạo nơi Tịnh-Thất; mấy Thánh-Thất, đều xem sóc chư Môn-đệ thầy, binh vực chẳng cho ai phạm luật đến khổ khắc cho đặng.

      3 - Thượng-Sanh thì lo về phần Ðời;

          Bảo-Thế thì Phước
          Hiến-Thế: Mạnh
          Khai-Thế:Thâu
          Tiếp thế: Vĩnh

      Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành Ðạo.

      Thầy cho các con biết rằng: hệ trọng quyền thì ắt có trọng phạt.

      Thầy ban ơn cho các con

      ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

      Bảo là giữ gìn, Hiến là dâng, Khai là mở, bày ra, Tiếp là rước.



      Cầu-Kho, 19 Février 1927

      Thầy các con


      Thầy vì lẽ công mà phong chức-sắc cho mỗi đứa là cũng do Toà Tam-Giáo xin, chớ xem lại trong hàng Môn-đệ đã thọ tước cũng chưa đặng mấy đứa cho xứng đáng. Vậy các con đứa nào được thưởng phong cũng chẳng nên vi mừng mà quên phận sự; còn mấy đứa chưa đặng phong thưởng cũng không nên vi buồn mà thất đạo tâm. Các con hiểu à?

      Thầy ước sao cho các con biết tự lập thì Thầy mới vui lòng, chớ các con nhập môn cho đông, lãnh Thiên-Phong cho nhiều mà không đủ tư cách, thì các con phải tự hỏi mình coi có bổ ích vào đâu chăng? Hiểu à?



      Khai Ðàn tại Phước-Long-Tự, (Chợ-Ðệm) 1 Mars 1927

      Thầy các con


      Cái tình cảm hóa cuả con người là tình thường ứng hiệp Trời-Ðất, cho nên khi tâm tịnh thường cảm hoài, hằng tìm nơi u huyền mà nghĩ nghị trong trí khôn; ấy là kẻ có sẵn tinh ý thiên nhiên tạo hoá; còn có một hạng người cũng có tánh thiêng liêng ấy, nhưng lại không để trí khôn vào lối cao thượng mà cứ quen thói hung hăng, nghĩ những việc bạo tàn làm những điều tội lỗi; ấy là những kẻ nghịch Thiên, không biết luân hồi là chi cả. Chúng nó lại tưởng rằng kiếp người là kiếp sống chỉ có giây giờ rồi tiêu mất, nên tìm những chước sâu kế đc cho đặng của nhiều, no lòng sướng dạ, trối kệ luân hồi.

      Thầy hỏi: Vậy chớ cái trí khôn của con người biết thương ghét, vui buồn mà toàn nhơn-loại đều có, khi rốt cuc thì trí khôn ấy đi đâu? Không lẽ cái trí khôn ngoan dường ấy mà cũng mất đi đặng sao các con? Thầy hỏi như vậy để cho các con mỗi đứa về suy nghĩ mà trả lời cho mình.

      Hễ trả lời phù hạp thì dễ biết Ðạo, còn ngu xuẩn thì cũng hườn ngu xuẩn...

      Thầy dạy Nữ-Phái biết trọng Tam Tùng, Tứ Ðức, Nam-Phái - Tam-Cang Ngũ-Thường-Hễ nhơn-đạo thành thì phù hạp Thiên-đạo, nghe à.



      Ðại-Ðàn Cầu-Kho - 5 Mars 1927

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Trong các con có nhiều đứa lầm tưởng hễ vào Ðạo thì phải phế hết nhơn sự; nên chúng nó ngày đêm mơ tưởng một đều rất thấp thỏi là vào một chỗ u-nhàn mà ẩn-thân luyện Ðạo. Thầy nói cho các con biết: nếu công quả chưa đủ, nhơn sự chưa xong, thì không thể nào các con luyện thành đặng đâu mà mong. Vậy muốn đắc quả thì chỉ có một điều phổ-độ chúng-sanh mà thôi. Như không làm đặng thế nầy, thì tìm cách khác mà làm âm-chất, thì cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng có thể đạt địa vị tối cao. Các con phải hiểu Thánh-Ý Thầy mà trau dồi chí lớn. Dầu đi lối nào cũng phải cần cái đèn thiêng-liêng chiếu rõ mới đặng vững bước. Làm vua, làm thầy, làm công nghệ, làm đạo-sĩ cũng cần phải có chí lớn mới mong thành tựu đặng. Các nghề dưới thế không có nghề nào là vô dụng mà vô dụng là tại người không chuyên vậy.

      Chư Ái-Nữ ôi! Các con thường để mắt dòm lên thấy kẻ cao sang thì các con cho rằng các con vô phước; còn nhìn xuống thấy đồng chủng thấp hèn thì các con lại đem lòng khi bạc. Ấy là một điều Vô Ðạo. Thầy khuyên các con phải mở rng trí ra mà thương nhơn loại, thì mới hạp ý Thầy. Các con phải giữ gìn đức hạnh, đối với kẻ trên bằng chữ khiêm hòa, đối với kẻ dưới bằng chữ khoan dung. Nghe các con!

      Nam-phái... Chư Môn-đệ mới! Các con nghe.

      Bấy lâu vì lẽ công bình Thiên-Ðạo nên các con chịu lắm điều đau đớn mà cũng vì không biết tu luyện cái chí cao thượng của Thầy ban cho , cứ một lối thấp hèn quanh quẩn chẳng cho trí não ra khỏi vòng mờ tối, cho nên bước đường hóa nên trở ngại mà lâu tấn b. Vậy từ đây các con đã nhâp-môn thì phải để ý vào đường Chánh-Giáo mà cùng nhau bước tới cho khỏi lối chông gai. Các con đừng vì tư lợi mà làm mất nhơn cách thì rất uổng cái điểm linh quang của Thầy để vào xác thân của các con lắm. Các con nghe à.



      5 Avril 1927

      Thầy các con


      Trung, con vì có nhiều trách nhậm cần yếu nên Thầy đã có sai T... thế mặt đặng phổ-độ và tự dạy các môn-đệ nơi mấy tỉnh trên. - Con đã tới một lối đàng trở gay, vì nỗi ấy mà công quả sau nầy mới vẹn toàn đặng. Thầy đã cho phép con và các môn-đệ có trách nhậm xứng đáng đặng tự liệu chung lo mà làm cho hoàn toàn nền Ðạo của Thầy đã vun đắp bấy nay. Có phần lo lắng của các con mới có thể lập nên công quả xứng đáng. Vậy dầu việc chi cũng khá bền lòng đinh sắt, thì con đường trở gai cách mấy cũng tới chốn được. Thầy đã lấy từ bi mà dìu dắt từ bước đường hôm nay các con đặng lấy chí thành của Thầy đã hun đúc mà dìu dắt lại sanh linh; lớn nhỏ phải cần tương thân tương ái nhau, kỉnh yêu chỉ dẫn nhau, đem tấc lòng thanh bạch để làm mảnh gương soi sáng bước đường hậu tấn. Ðường đi cũng còn dài, bước Ðạo còn nhiều nỗi trắc trở; nếu chẳng để dạ nương nhờ lấy nhau, một mai các con phải xa vắng lời Thầy truyền nhủ, thì các con phải trở ra thế nào nữa?

      Mấy chuyện con tính đều được - Tâm chí con lay đng ưu tư tất là Thần Thánh dẫn đường để chỉ cho con ra khỏi lối mịt mờ, nhưng đặng cùng không, nên hay hư, đều tại nơi tất thành của mỗi đứa nữa, cứ đường ngay để bước thì dầu thế nào các con cũng dìu nhau mà xong bổn phận đặng. Nếu cứ than khó dừng bước, thì dầu sự dễ cũng không trông thành tựu. Mạng trời đã định, nhưng có sức của các con mới đặng kết quả hoàn toàn.

      Thầy để lời cho các con biết rằng: Phần nhiều các Giáo-Hữu không xét biết trách nhậm của mình, con phải nhắc cho chúng nó hiểu. Mỗi Giáo-Hữu ít nữa phải thông ci rễ nền Ðạo; chúng nó năng tìm biết Thánh-Ngôn của Thầy đã dạy và thay phiên nhau mà nói Ðạo cho Thiện-Nam, Tín-Nữ hiểu. Nhiều Giáo-Hữu không biết nét chi về việc Ðạo; chư Tín-đồ không trông học hỏi đến đặng, thì chức sắc còn có bổ ích chi. Con phải nhắc cho chúng nó và Hội Thánh phải hội một tháng một kỳ mà chỉ dẩn cho nhau về việc thuyết Ðạo trong mỗi Ðàn, nghe! Thầy ban ơn cho các con.



      12 Avril 1927

      Thầy các con


      Các con, Thầy cũng đã thấy rõ lòng của các con khắn khít về nền Ðạo là dường nào. Trong các con, nhiều đứa muốn chư Thần, Thánh hành phạt những tánh bất lương của bọn vô Ðạo kia đặng làm cho đường Ðạo vững bền, nền Ðạo mau thành tựu. Nhưng Thiên cơ há vị phàm phu tục tánh mà để cho các con toại kỳ sở nguyện sao. Các con khá thương hại cho lũ vô tâm ấy mà chẳng nên cưu hờn. Thầy vì lấy từ-bi mà dìu-dắt các con, nên tạm sửa chút máy huyền vi, là để cho các con lấy chí thành của Thầy un-đúc bấy lâu, mà đối đãi với kẻ nghịch cho đến ngày mãn công quả.

      Ðường Ðạo vững bền, chớ nên bạo tính mà cũng chẳng nên giải đãi bần dùng; gắng công trì chí, liệu chừng với nhau mà vẹt cho sạch mấy lối chông gai, để cho dễ bước đường sau tấn b. Thiên thơ đã có đủ các máy hành tàng, nhưng Thầy vì thương các con mà phải sửa nét tân khổ ra đường lo liệu. Các con đặng tự do mà hành biến cho xong việc, kẻ lo lắng bao nhiêu, thì đường về chung hiệp cùng Thầy bước đặng bấy nhiêu, kẻ vô tâm trở lòng phá nền Ðạo bao nhiêu, thì hình phạt sẽ chất đầy bấy nhiêu.

      Tòa Tam-Giáo đã xin ngưng phổ-độ nơi đây nhiều lần, song vì Thầy thấy lòng chí đức của các con mà chẳng nỡ. Lý-Bạch và Quan-Thánh cũng xin hành phạt lũ vô Ðạo, Thầy chẳng khứng là vì muốn để cho các con chịu dày thêm chút ít hạnh khổ đó.

      ... Trong các con mỗi đứa đều lưu tâm tưởng cho nền Ðạo sẽ đặng vững bền đồ s, là biết vì Thầy đó. Xưa các Thánh làm cho nên mối Ðạo biết bao là công trình ngày tháng!

      Ðạo của Thầy gieo có mấy lâu, mà tình hình thế sự thể nào? Bao nhiêu cũng đủ cho các con vui lòng mà bước tới.



      15 Avril 1927 (Phú-nhuận)

      Thầy các con


      Máy Thiên-cơ các con chưa rõ; các con cứ tưởng lầm rằng Thầy không kềm chế kẻ vô lương đặng. Các con hằng muốn thấy kẻ ấy bị hành phạt nhãn tiền, thì mới vừa lòng các con. Nhưng Thánh-Ý Thầy không phải vậy đâu. Thầy đã nói cho các con hay trước rằng: nếu các con không tự lập ở cõi thế nầy, là cái đời tạm của các con, thì Thầy cũng không bồng ẵm các con mà đỡ lên cho đặng. Ấy vậy cái vấn đề tự lập là vấn đề các con phải lo đó. Thầy vì công lý mà khai Ðạo cho các con cũng là một phúc hạnh lớn cho các con. Nếu Thầy còn đưa tay bồng ẵm thì các con chẳng còn để ý chịu nhọc vì Ðạo, Thầy lại có nói rằng: Ngày nào các con còn trông thấy một đều bất bình ở đời nầy, thì Ðạo chưa thành vậy.

      Mối Ðạo Thầy đưa cho các con phăn đầu hết, thì các con phải biết trách nhậm các con lớn lao cao thượng là chừng nào - Nếu các con không biết nghĩa vụ của Ðạo, thì sao cho xứng đáng. Vậy thầy khuyên các con cứ thìn lòng thìn nết, cho có trật tự trong Ðạo, thì tức nhiên muôn điều khó nhọc cũng tan như giá.

      Các con vì Ðạo là việc công-lý mà công lý đánh đổ cường quyền, thì Ðạo mới phải Ðạo. Các con hiểu à!



      20 Avril 1927

      Lý-Bạch


      Trung-Hiền-Hữu, Lão để lời cho hiền-hữu biết rằng trong Môn-đệ của Ðức-Từ-Bi phần nhiều đã chẳng giữ lời Thầy mà xử cho tròn phần nhơn-đạo giao tiếp cùng nhau cho có nét yêu dấu, tạc thù trong niềm Ðạo-Hữu, lại có dạ ghét lẫn, tương phân. Lão hằng để ý về việc ấy, ước sao cho hiền-hữu chăm nom phân rành cho các Ðạo-Hữu đồng biết về việc sẽ xảy ra nơi đó trong lúc sau nầy. Ðức Từ-Bi hằng dạy chư Ðạo-Hữu biết tương thân, tương ái, chia vui sớt nhọc cho nhau, mà hành sự cho rạng vẻ mối Ðạo quý trọng. Chưa đặng bao lâu mà lời dạy bảo chẳng còn chút nét kính tuân, thế thì sau nầy có ngày phải khuất hết dấu Thánh-truyền, thì cách giao tiếp của chư Ðạo-Hữu phải ra sao nữa? Lão muốn cho Hiền-Hữu phải chịu nhọc mà phân rành về việc ấy cho chư đạo-hữu. Lão để ý nghe.

      Sự ghét lẫn và sự vô tình nếu đem vào nền Ðạo mà gieo truyền cho nhau, thay vì làm cho sanh linh thương mến dìu-dắt nhau lại làm cho chúng sanh càng hềm thù nhau, rồi rốt cuc lại thì một trường náo-nhiệt phải làm cho tánh mạng của chúng nó vì đó mà phải bỏ liều; đem giọt máu vô tâm nhum cả tinh thần bị đày vào biển khổ đời đời kiếp kiếp đó. Ðức-Từ-Bi hằng nói Ðạo lập thành là do nơi tâm chí của các Ðạo-Hữu, nhứt là các Chức sắc Thiên phong. Phàm một việc chi muốn thuận lòng trong Ðạo, cần phải hiệp các Thánh luận bàn, đoạn sẽ thi hành thì bước Ðạo tự nhiên vững vàng. Nếu có điều trắc trở, đó là phần trách nhậm của chư hiền-hữu đã chịu lời cùng Ðức-Từ-Bi mà dẫn bước cho cả môn-đệ Thầy. Chư hiền-hữu đã đặng phép tự biến tự liệu mà hành Ðạo, thế thì hiệp vầy chung lo, thảo thuận cùng nhau còn chi hơn nữa đặng?

      Chư Hiền-Hữu khá để lòng về việc nhơn đạo, chớ bỏ qua mà phụ Thánh-Ý của Ðức-Từ-Bi nghe!



      27-4 năm Ðinh Mão (27-5-1927)

      Thầy các con


      Hội Thánh là vầy, các con há? Ảo não! Thảm thay! Thầy tưởng khi chẳng lẽ phải cần nói ra; đợi cho Thánh-chất các con tăng thêm đặng chút nào, lại càng thấy đặng khổ não của Thầy vì các con mà đeo đuổi từ ngày khởi lập nhơn-loại đến chừ, chẳng dè phàm-chất các con nó mạnh mẽ thế nào đè khuất trọn vẹn chút mảy múng Thánh-chất Thầy để vào lòng các con; nên nay Thầy buộc mình phải nói rõ.

      Các con ôi! Thầy hỏi vậy chớ mỗi phen độ rỗi cho đặng các con, các con có biết Thầy chịu khổ não dường nào chăng?

      Quyền hành Chí-Tôn của Thầy, các con nếu hiểu thấu thì các con sẽ thấy nó là một hình phạt rất nặng nề, chẳng khác nào như gông với trống.

      Thầy lập nhơn loại là dòng giống các con, chỉ tưởng rằng ban đặng phẩm Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi cõi thế-giái Càn-Khôn, đặng làm cho rõ Thánh chất mạnh mẽ hơn phàm chất; nào dè còn lại đặng chẳng đủ một phần triệu đấng, thì thế nào Thầy không đau lòng cho đặng? Thầy chưa hề biết hành phạt các con bao giờ. Từ khai thiên, Thầy đã sanh ra các con, sự yêu mến của một ông cha nhân từ thế quá lẽ, làm cho đến đỗi con cái khinh khí, phản nghịch lại, cũng như Kim-Quan-Sứ là A-Tu-La, Thánh-Giáo gọi là Lucifer phản nghịch, náo đng Thiên Cung. Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật còn phàn nàn trách cứ Thầy thay! Các con ôi! Ðã gọi là đấng cầm cân, lẽ công bình thiêng-liêng đâu mà Thầy đặng phép tư-vị. Thầy lấy lẽ công bình thì tức phải chiếu theo Thiên-điều, mà chiếu theo Thiên-điều thì là con cái Thầy, tức là các con phải đọa trầm luân đời đời kiếp kiếp. Các con phải ngồi nơi địa vị Thầy, thì các con thế nào?

      Mỗi phen Thầy đau thảm khóc lóc các con, phải lén hạ trần, quyết bỏ ngôi Chí-Tôn xuống lập Ðạo, lại bị các con bạc đãi, biếm nhẽ, xua đuổi, bắt buộc đến đỗi phải chịu cho các con giết chết. Ôi! Thảm thay! Thảm thay! Các mối Ðạo Thầy đã liều thân lập thành đều vào tay chúa Quỷ hết; nó mê hoặc các con. Nhiều bậc Thiên Tiên còn đọa ; huống lựa là các chơn-thần khác của Thầy đương nắn đúc thế nào thoát khỏi. Thầy đã chẳng trách phạt Kim-Quang-Sứ lẽ nào lại trách phạt các con. Song hình phạt của Thiên-điều dầu chính mình Thầy cũng khó tránh. Các con tự lập hình phạt cho các con, cũng như Thiên-điều mà Thần, Thánh, Tiên, Phật lập thành đó vậy. Thầy đã cho kẻ thù Thầy đặng hưởng ân-điều của Thầy; lẽ nào truất bỏ phần của các con, song tại các con từ chối, đáng thương mà cũng đáng ghét.

      Mỗi phen Thầy đến lập Ðạo thì là phải cam đoan và lãnh các con, chẳng khác nào kẻ nghèo lãnh nợ. Các con làm tội lỡi bao nhiêu, oan nghiệt bấy nhiêu, Thầy đều lãnh hết. Các con đã đặng thong dong rỗi, rảnh chẳng lo tu đức mà sửa mình, lại còn cả gan trước mặt Thần, Thánh, Tiên, Phật, gây thêm tội lỗi nữa, thiệt là đáng giận.

      Thầy chẳng biết bây giờ đây Thầy phải bỏ Ðạo liều đọa với các con, hay là đợi cho Ðạo bỏ Thầy đó các con?

      Cắt rut ai lại không đau; nếu Thầy không cầu khẩn Thái-Bạch đình hình phạt cho tới ngày lập thành Tòa-Thánh, các con lấy công mà chuc tội, thì trong các con chẳng đặng còn lại một phần mười, các con nên lấy lời răn Thầy đây làm vị thuốc khử tội cuả các con; phải sợ mạng lịnh Thái-Bạch.

      Thầy nhắc các con lại một phen nữa.

      Thầy ban ơn cho các con.

      Thầy thăng.



      Séance du 29 Mai 1927

      Lý-Bạch


      Hỉ chư Ðạo-Hữu, chư Ðạo-Muội.

      Bình thân.

      Nền Ðạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn-đệ của Ðức Từ-Bi. Nếu đạp vào nẻo Ðạo mà còn bôn chôn tranh lướt theo thói thường tình thì dầu có bao nhiêu Ðạo-Hữu, bao nhiêu công quả đi nữa, mối Ðạo chẳng qua là một trường ngôn-luận của thế-gian đó thôi, chớ công quả đạo-đức mong chi thấy sự kết quả xứng đáng đặng? Phần nhiều Ðạo-Hữu vì tính tình phàm-tục mà làm cho gay trở bước Ðạo, lại e chẳng khỏi sanh ra một trường náo nhiệt trong Ðạo về buổi sau nầy. Ðức Từ-Bi đã lấy lòng quảng đại mà gieo giọt nhành dương để rửa lỗi phàm gian, hầu đem mình giá trắng gương trong vào nơi Cực-Lạc; đã chẳng biết tự cải lại bợn thêm tánh tối tục mà để cho cả muôn người phải chịu khổ tâm; hành Ðạo như vậy có giúp đặng ai chăng? Chư Ðạo-Hữu mựa chớ luận bàn, để phải quấy Lão cũng ra tay sửa trị được vậy; miễn làm xong phận sự là đủ, còn nét vạy tà của ai, để mặc ai. Lão cũng hết lòng chiều theo tánh Từ-Bi của Ðức Thượng-Ðế; bằng chẳng, thì Lão xuống tay bôi xóa hết trường công quả Ðại-Ðạo, thì chúng sanh hết trông mong, mà kẻ chác tội lỗi cũng khó bề lấy sức phàm phu để gây nên rối rấm nữa. Ðen trắng hai màu, chánh tà đôi nẻo, mạnh sức trì chí thì nhờ, yếu tâm lơi bước thì chịu; Ma Ma Phật Phật hai chốn riêng phần, thưởng phạt rồi đây cũng tới.



      1 Juin 1927

      Thầy các con


      T...! Từ nền Ðạo khai sáng đặng gieo truyền mối Chánh-Giáo đến nay, thì phần nhiều Môn-đệ đã có trọn tấc thành mà dìu dắt sanh linh và đắp vun mối Ðạo Trời; ấy là những đứa Thầy đã tin cậy đặng gia công dọn lối chông gai để mở trống nẻo thiêng-liêng, dẫn lần dân sanh khỏi sông mê bến khổ, tất là cõi trần vô vị nầy.

      Ðạo đã lập thành, gót trần của phần nhiều Môn-đệ hầu rửa sạch bợn, nhưng các con phải chịu lắm nỗi gay go mà gieo mối chánh truyền cho đoàn hậu tấn. Gương sáng đã giồi nên, mà con thuyền Bát-Nhã phải tùy máy Thiên-Cơ, lắm phen lắc lở, đắm chìm biết bao khách. Ấy là những Môn-đệ vô phần, đã chẳng giữ nét thanh cao lại mượn thói vạy tà để làm cho bợn nhơ mối Ðạo quý báu của Thầy đã lấy đức háo-sanh mà khai hóa. Con đã để dạ ưu tư về mối Ðạo, đã lắm lần trêu cay ngậm đắng mà nhum nét nâu sồng; mong trau rạng mảnh gương để soi chung bước đàng sau mà lần đến cảnh tự tại thung dung, tránh bớt muôn điều phiền não. Ấy là Môn-đệ yêu dấu, khá gìn mực ấy mà đi cho cùng nẻo quanh co. Cân công quả sẽ vì phần phước mà định buổi chung qui cho mỗi đứa. Còn cuối kỳ tháng sáu đây thì Thầy phải ngưng hết cơ bút truyền Ðạo. Các con sẽ lấy hết chí thành đã un đúc bấy lâu mà lần hồi lập cho hoàn toàn mối Ðạo. Nầy là mấy lời đinh ninh sau rốt khá lưu tâm. Ai vạy tà nấy có phần riêng, cứ giữ nẻo thẳng đường ngay bước đến thang thiêng liêng, chờ ngày hội hiệp cùng Thầy. Ấy là điều quý báu đó.

      Thầy ban ơn cho các con.



      Juillet 1927, Minh-Lý-Ðàn

      Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
      Giáo Ðạo Nam Phương


      Ta chào các con. Ta cho phép lên hết. Ta chào chung các con. Cười... Ta mừng cho con đó, Trung. Thầy có hội chư Tiên-Phật lại mà thương nghị về sự lập Ðạo tại Ðại-Nam-Việt quốc. Các con khá nghe lời Thầy dặn, chớ khá nghịch lẫn nhau; phải đồng một lòng một dạ mà lo chấn hưng đạo-đức. Tuy bây giờ phân chia nhiều nhánh, nhiều chi, chớ ngày sau cũng có một mà thôi. Các con dầu bên nào cũng thương nhau như con một nhà, chớ khá ganh gổ chê bai nhau. Thầy xin lập Tiểu-Ðàn nầy là Thầy biết con đến đó Trung, con khá nhớ những lời Thầy đã dạy; con phải nên trợ giúp Minh-Lý cho nên việc, nghe há! Có nhiều Ðạo cũng như cái nhà phải có nhờ nào là cột cái, nào là cột con, đòn tay, kèo, rui. Rui là nhỏ, mỏng mảnh hơn hết, mà cũng phải nhờ nó; tuy là kể cho nhiều tên, chớ cất rồi thì có một chủ ở mà thôi. Con Trung, nên về rán tập các Ðạo-Hữu của con cho có lễ phép. Ðạo thành là nhờ lễ. Bên Minh-Lý đây là Séminaire, là chỗ các Thầy tu, ngày sau độ về phần linh hồn đó con. Thôi Thầy về, chút nữa có Thái-Ất giáng.- Thăng.


      Trở lại "Lời Tựa"