25.- VẠN GIÁO ĐỒNG NGUYÊN

TRÚC-LÂM THIỀN-ĐIỆN, Tuất thời 30 tháng 8 Tân Hợi (18-10-1971)

      VẠN-HẠNH THIỀN-SƯ, Bần Tăng chào mừng chư hiền đệ hiền muội lưỡng ban đàn nội.

Thi:

Chuỗi dài ư hệ cơi Nam Giao,

Thích Đạo Nho Tông những sắc màu,

Đă có trường thi Tam Giáo trước,

Nhịp đầu để nối nhịp theo sau.

      Nầy chư hiền đệ hiền muội!

Thi:

Tinh thần vạn giáo cơi Trời Đông,

Từ thuở xa xưa muốn hiệp đồng.

Trên những tinh anh về lẽ đạo,

Nhưng chưa kết hợp sự duy tâm.

      Trước hết, Bần Tăng nói qua vài nét về Phổ Thông Giáo Lư trên hai phương diện:

      Thứ nhứt - trên đường lối sinh hoạt thực tế:

      Chư hiền đệ hiền muội! Một nền tôn giáo, một chủ thuyết nào có mang đầy những tính chất sống động hợp thời đại nhân tâm đều là những tôn giáo, những chủ thuyết nằm trọn vẹn trong ḷng sự sống của nhân sinh.

      Thật vậy ! Đă mang tiếng là con dân trong một nước có một nền văn hóa huy hoàng từ ngàn xưa được cấu tạo trên một nền tảng văn minh nhân bản sớm nhất nhân loại, dĩ nhiên chư hiền đệ hiền muội và tất cả đều ư thức được đường hướng, được truyền thống cao cả của tiền nhân tiên tổ lưu lại. Phần lớn đều có một bản chất miên viễn lâu dài. Lại nữa cho tới những thời đại sau này, đời sống con người được mở mang và tiếp nhận thêm những ánh sáng tư tưởng hoàn mỹ để tô điểm cho kiếp vi nhân. Gần hơn nhất và điển h́nh nhất là phương châm hành đạo trong giáo lư Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ hay Cao-Đài Giáo.

      Đă có một tôn chỉ, một hướng tiến đến tột đỉnh của lẽ sống miên trường theo Đại-Đạo rồi, chư hiền tất nhiên đă, đang và sẽ sống, sẽ dấn thân trong một thế giới hỗn tạp này để tiến hóa bằng sự tu hành độ tha. Thế th́ nh́n ngay vào cuộc sống, chư hiền phải là những người sống với tất cả ư nghĩa mà Thượng-Đế phó giao và an bài thị hiện cho mỗi người một quyền năng, một sở hữu. Tuy khác nhau nhưng cũng đồng tánh đồng chất như nhau, làm gương mẫu cho đời trông vào, từ những tiểu tiết của sự ăn uống, xê dịch, sống c̣n trong đời vật chất tầm thường, mặc dầu những phong thái ăn mặc ngôn ngữ giao tế ấy hoàn toàn là phần hữu vi vật chất, song phải được thành h́nh bởi một động lực tinh thần mà giáo lư đạo đức đă lên khung.

      Người tín hữu sở dĩ khác đời là ở chỗ đó, ở chỗ đối với bản thân ḿnh th́ trong sạch từ tư tưởng, lời nói, đến việc làm, ở tha nhân gia đ́nh hay xă hội th́ mưu được sự ḥa thuận an b́nh lợi ích cho chung.

      Ḿnh muốn siêu thoát khỏi cái đời sống ô trược này th́ cũng mong ước cho kẻ khác được như vậy bằng tấm gương chói lọi. Chẳng hạn muốn bảo thiên hạ cùng ăn chay, cùng không sát sanh hại vật, cùng đem t́nh thương vô tư chan rưới khắp nơi, trước ư muốn ấy là tự thân ḿnh đă sống trọn vẹn hy sinh hoàn toàn cho ư hướng ấy bằng bất cứ khó khăn nào.

      Vả lại Đức Thượng-Đế Ngài ban cho loài người lẽ sống th́ lẽ sống phải được thể hiện vuông tṛn linh động theo định luật đạo lư. Như thế Ngài mới vui v́ được các con cái chứng minh rơ ràng về nguồn sáng tạo, đức háo sanh vô lượng vô biên của Ngài.

      Cho nên vấn đề đem giáo lư hay thế gian gọi là văn hóa vào đời sống tầm thường chan ḥa trong mọi lănh vực thấm nhuần được cốt tủy của sự thật, của lẽ thuần lương và tốt đẹp rất là quan trọng, đứng vào bậc nhất trong quá tŕnh tiến bộ đạo đức con người.

      Những sự kiện ấy ngày xưa các phái đạo gia thường cho đó là “Bất ngôn chi giáo”, không dạy bảo thiên hạ bằng ngôn ngữ h́nh thức mà thiên hạ vẫn  nghe theo làm theo đúng đường. Các Đấng Tiên Vương ở thời cổ đại cũng hằng  thể hiện được lẽ sống linh hoạt ấy mà đem hạnh phúc thạnh trị cho muôn dân. Tinh thần ấy đến nay vẫn c̣n giá trị to tát. Chư hiền đệ hiền muội lưu ư để làm đà phát triển cơ phổ độ nhơn quần.

      Thứ hai - là phổ thông giáo lư trên h́nh thức giáo điều thuyết lư:

      Giai đoạn này là kết quả, là hậu thân của giai đoạn sống Đạo trọn vẹn ở trên.

      Thật vậy, trong xă hội đảo điên về mọi mặt này, con người ít khi b́nh thản tâm trí để kiếm tầm những lẽ mầu vi huyền bí, những an ủi tinh thần nào xa xăm. Thái độ của con người đời như vậy không phải tại họ lười biếng hay không ưa thích tự đáy ḷng, nhưng tại hoàn cảnh phủ ngăn từ mọi chiều hướng đưa tới. Nhiệm vụ của những người sống Đạo như ban năy, chư hiền đệ hiền muội là người hữu duyên đi trước, có bổn phận phải phát huy đường hướng ấy lên trên mắt thiên hạ để họ thấy mà tùy tiện cùng theo. Sự theo những giáo lư của Đại-Đạo mà chư hiền có sứ mạng cầm nắm và phát huy không có nghĩa là theo chư hiền, v́ chư hiền chỉ là một tiểu thiên địa, một con người như hàng vạn con người khác, chỉ khác là giác ngộ trước lẽ Đạo và hướng dẫn người theo sau mà thôi.

      Cũng cần phải nói thêm là trên phương diện truyền bá giáo lư phải được thuần nhứt đúng theo chơn truyền tân pháp, không được bẻ cong bởi tư tâm nào nếu không có Hội Đồng Tam Giáo chỉnh tu.

      Người cầm đuốc dẫn đường luôn luôn phải là thông hiểu rơ đường nào phải đi, đường nào phải tránh, không được lẫn lộn với nhau, cùng lúc phải giữ ǵn ngọn đuốc cho sáng tỏ măi măi để ḿnh và mọi kẻ đi mút được khoảng đường. Sự vinh quang thành công theo lư tưởng là ở đó.

Thi:

Hai đường phổ độ đến nhân sanh,

Phải được hy sinh để đạt thành;

Sống với Đạo Trời miên viễn sống,

Mọi thời mọi kẻ rạng thanh danh.

      Sau vài nét về phổ thông giáo lư, bây giờ chư hiền đệ hiền muội chịu khó nghe thêm, nhớ lại vài nét đại cương về căn bản đồng nguyên Tam Giáo.

      Sở dĩ Bần Tăng nêu lại nơi đây v́ thấy chư hiền đệ muộn cũng đề cập tới.

      Thứ nhứt - Sự manh nha lư đồng nguyên Tam Giáo:

      Này chư hiền đệ hiền muội! như chư hiền đă biết: Tư tưởng Tam Giáo đồng nguyên đă khai sinh từ những triều đại Đinh, Lê, Lư, Trần. Trước thời kỳ này, các tôn giáo như Phật Giáo, Đạo Giáo và Nho Giáo đều biệt lập với nhau về thế đứng trong xă hội lúc bấy giờ, nhưng bản chất con người Giao Chỉ vốn là hiếu ḥa nên sự thể hiện tinh thần đồng nguyên ba nhà đạo giáo ấy qua các Đấng Tiên Vương cho mở những trường thi Tam Giáo và cho những giáo lănh, những bậc tu hành mỗi phái này được tham dự vào công cuộc đại sự quốc gia. Song le, những cuộc trao đổi thi thố tài năng giữa ba nhà đạo giáo ấy khi xưa chỉ có tánh cách h́nh thức nông cạn mà thôi.

      V́ sao? V́ ba nhà chỉ được quyền phát huy tôn giáo của ḿnh mà chưa có ư thức qui mô về sự trao đổi giáo lư ḥa hiệp tinh thần, cho nên trải qua từng thời gian, phái này thạnh bởi nắm được quyền bính nơi tay th́ phái kia phải chịu thối thân vào nơi lặng lẽ để tu dưỡng hành đạo.

      Tuy nhiên, nói như vậy không phải là dân ḿnh thời ấy và dần dần những năm kế tiếp không có tư tưởng đồng nguyên Tam Giáo. Chính tư tưởng đồng nguyên Tam Giáo ấy được thể hiện đầy đủ nơi chốn dân gian qua đời sống nhàn tản tiêu dao xa lánh lợi danh để tu tâm dưỡng tánh, hay có chăng làm những việc lành để khỏi bị luân hồi kiếp nạn về sau, hay dốc chí đem tài đức của ḿnh ra để tề gia trị quốc.

      Sự đồng nguyên của ngày xưa là ở chỗ đó, không tác thành một hệ thống rơ rệt, một là có tính cách thi thố tài năng với nhau, hai là bàng bạc trong mọi tầng lớp xă hội nhân gian.

      Sang điểm thứ hai - Sự đồng nguyên Tam Giáo trong thời đại này:

      Tục ngữ có câu: “Có bột mới gột nên hồ”. Những tư tưởng dung ḥa Tam Giáo từ xưa đă là những nền tảng của bột để sang đến thời kỳ này Đức Chí-Tôn mới thị hiện để làm nên hồ, có đầy đủ một hệ thống giáo lư căn bản không sót từ xưa, chẳng những từ cổ tới kim mà c̣n từ Đông sang Tây nữa.

      Điểm phong phú dồi dào sinh lực tinh thần ở thời kỳ Hạ Nguơn này là như thế. Tam Giáo, Tứ Giáo và cả vạn giáo nữa để góp thành một tân Tôn Giáo mệnh danh là Cao-Đài Giáo hay Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Nhưng lẽ sống dồi dào trên phương diện tinh thần này không phải đơn thuần có sự sống ban cho nhơn loại rồi thôi, nhân loại tha hồ mà hưởng. Nếu thế th́ nói làm chi nữa. Từ mấy chục năm nay, v́ bên cạnh nguồn sống Đạo vô biên nhưng tín nhiệm này, trong xă hội loài người đă có một sự phá giá rất to về sự sống, về lẽ sống tinh thần đi rồi. Lập lại thêm những trạng huống ấy chi cho thêm đau ḷng ở kẻ chơn tu nhiệt thành ưa tế độ. Thôi th́ hăy trở lại con đường phải làm sao để không hổ danh với nhiệm vụ dung ḥa Tam Giáo hay vạn giáo, tức là chư hiền đệ hiền muội không phải theo lối xưa của các v́ Vua muốn thử tài các ông đạo sĩ tăng lữ  nữa, mà phải dung ḥa trên tinh thần chơn thật.

      Bần Tăng muốn bảo rằng: mỗi khi chư hiền đứng lên nói lời đạo lư về tôn giáo ḿnh giữa những bạn khác cũng nói lên giáo lư của họ, th́ chư hiền và những bạn khác không phải cách biệt nhau bởi màn tư tưởng tranh đua với nhau, mong cho lời nói của ḿnh ra được nhiều người hưởng ứng hơn các bạn khác. Như vậy sẽ không có ư nghĩa đồng nguyên nào cả, mà chỉ là cuộc tranh tài nơi thí trường cho thiên hạ xem, không hơn không kém.

      Chư hiền sứ mạng nên lưu tâm điều đó luôn để nâng đỡ các bạn ở những tôn giáo khác, để họ không có một mặc cảm không tốt đẹp nào mỗi khi đặt chân lên bục, v́ giáo lư của những giáo chủ ấy chư hiền mạnh dạn học hỏi thi hành lấy, các bậc giáo chủ khác chư  hiền dám thờ phụng lấy, th́ sá chi việc nâng đỡ tận t́nh đối với những kẻ anh em.

      Hỡi chư hiền đệ hiền muội!

Thi:

Đó là Tam Giáo được đồng nguyên,

Về với ông cha một chiếc thuyền;

Thuyền Đạo đóng bằng tư tưởng Đạo,

Cho tṛn danh nghĩa Đấng Cao Thiên.

-o-

Thiên Địa giao nhơn lẽ sống c̣n,

Lập đời Thánh Đức chẳng chi hơn;

Là tâm là tánh là công quả,

Đều thể hiện trong sự Thánh nhơn.

-o-

       Nữ nam tín hữu nhớ lời,

Quy nguyên vạn giáo Thầy Trời chủ trương.

       Giă từ đàn nội tam ban,

Điển Thiên lần trở Niết Bàn dời chơn.

Thăng...