Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

22.- PHẬT PHÁP, THẾ GIAN PHÁP

TRÚC-LÂM THIỀN-ĐIỆN, Tuất thời 17 tháng 7 Tân-Hợi (6-9-1971)

Thi:

Di chúc ngàn năm để lại rồi,

LẠc hồng diêm Việt chúng dân ôi!

Thiên nhân tác hợp càn khôn định,

Tôn chỉ Cao-Đài chỉ thế thôi.

      DI-LẠC THIÊN-TÔN! Thiên-Tôn đại hỉ chư hiền đồ nam nữ đẳng đẳng đàn trung.

      Hỡi chư hiền đồ nam nữ! thời đại mà nhơn loại đă quên mất đi cái chơn-như bản-thể, cái bản tánh Như-Lai mầu nhiệm vô cùng, khiến trần gian phải đảo điên v́ khói lửa của thị dục tương tranh. Do đó mà Đức Thượng-Đế, mà Thiên-Tôn, mà các hàng Thần Thánh Tiên Phật đồng hạ điển xuống chốn trần trược mong độ dẫn chúng sanh thoát hồi nạn ách bằng phương thuốc linh đơn qua giáo lư, nhưng t́nh trạng con người vẫn chưa được ổn định hoàn toàn. Ấy không phải tại Thần Thánh không dùng chiếc đũa thần an định nhơn sinh, v́ đó không phải là một hành động công b́nh của Tạo-Hóa trọn lành, mà tại những sứ mạng chưa thực hiện đúng mức vai tuồng hay đúng đường lối của Tam Kỳ Phổ-Độ mà thôi.

      Thật sự, câu “Phật pháp bất ly thế-gian pháp” là một câu có giá trị muôn đời.

      Vậy Phật Pháp là chi ? Và Thế Gian Pháp là chi ?

      Chư hiền đệ ôi ! Nếu nói là pháp, dù thế gian hay Phật pháp đều phải vướng mắc trong ṿng luân chuyển biến thiên, bởi chữ pháp, nếu phát xuất từ đạo vô thượng mà thị hiện xuống thế gian th́ trở thành cái pháp tùy thời tùy lúc để giúp cho các pháp của thế gian đi đúng chiều hướng của nó trong định luật thiên nhiên.

      Tại sao pháp phải biến đổi không ngừng? - V́ nó viết lên bởi chữ THỦY là nước và chữ KHỨ là đi. Ḍng nước cứ măi măi trôi đi từ thời gian này đến thời gian khác, từ nơi này đến nơi kia, nên đời thường nói: ḍng thế sự, ḍng thiên điển, ḍng định mệnh. Tất những h́nh thái ấy không hẳn cố định một nơi, đến cả cái pháp của Phật thể hiện bên ngoài là giới luật, là điều qui, nào Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế, và Bát Chánh Đạo v..v...cũng tùy thời gian và tùy địa phương mà ứng nghiệm.

      C̣n Thế Gian Pháp là chi ? Là những  sự nghiệp giả tạm của cơi đời nhiều ư tưởng tham dục, những ư tưởng tham dục ảo hóa ngự trị trong tâm hồn nhơn loại nếu nó không được gần gũi với Phật Pháp, hay nếu Phật Pháp ly Thế Gian Pháp th́ nhơn loại muôn đời vẫn phải luân hồi trong sáu nẻo trầm kha khổ lụy và không thiết đến sự quay về với căn rễ của con người, của điểm linh quang sáng suốt nơi Thượng-Đế phát ban.

      Chư hiền đồ thấy chăng? Danh hiệu của Thiên-Tôn từ lâu th́ gọi là Di-Lặc, và ư nghĩa trong nó có khác ngoài cái tên để gọi một vị Phật, rồi ngày nay ở ven trời này nhiều người lại gọi là Di Lạc, nếu phân tích nội dung nghĩa lư th́ có khác ngoài hai tiếng gọi tên một vị Phật đó cho chư hiền đồ thấy vạn pháp đều biến đổi không ngừng như ḍng nước, như ḍng đời như ḍng thiên điển. Nhưng vấn đề phải nói tới và thực hiện tới là vấn đề bất ly. Bất ly để kềm vững vạn pháp của thế gian diễn tiến đúng theo lịch tŕnh tiến hóa theo địa vị con người, chớ không phải pháp của Phật dan díu theo pháp của thế gian để che đậy, để làm vật trang sức cho ḷng phàm tánh tục, cho nhơn dục pháp trần của thế gian xoay chuyển.

      Để chư hiền đồ thấy rơ hơn, cũng nên nh́n nhận một vài điểm thường gặp trong đời sống: sự nghiệp bán buôn, mưu cầu lợi lộc để cho thân được ấm no, đó là một pháp thế gian; cái ư thức dục vọng cũng là một pháp của thế gian. Vậy nếu cứ để cho một chiều thế gian pháp diễn tiến đơn độc th́ đi đến kết quả cùng đích là sa đọa thối hóa.

      Nếu biết tiếp nhận Phật Pháp không ngày giờ ly cách là sự nghiệp vật chất này được lập nên bởi chánh nghiệp, chánh ngôn để vừa lo cho ḿnh, vừa phụng sự cho người đời theo giáo lư. Ư thức tham cầu này nếu biết dùng vào Phật Pháp, là muốn cho ḿnh trở nên Thánh thiện để lo tu hành, muốn cho đời được an lạc để dùng t́nh thương, dùng từ ái ban bố cho đời, muốn cho đời nên, người nên và Đạo nên th́ đường tiến hóa sắp kề gần, nẻo luân hồi đọa lạc đă rời xa. Tất cả đều nhờ ở Phật Pháp bất ly thế gian pháp là vậy. Một khi hai mặt thế gian và Phật được dung ḥa th́ đó cũng tượng trưng cho một lẽ trung nhứt trong đạo Trời vậy.

Thi:

Trung nhứt không thiên tả hữu đường,

Không riêng biệt giữa kỷ và nhơn;

Không phân Trời Phật xa người tục,

Để đạt nhiệm mầu của lư chơn.

Bài:

       Chơn lư vốn như như bất diệt,

       Trùm thời gian khôn xiết bao la;

              Giúp cho muôn nước muôn nhà,

Nên cơ nghiệp cả dung ḥa vạn năng.

       Cơi trần thế khó khăn nhiều nỗi,

       Nên suy lường tầm lối tiến thân;

              Phật ma hai nẻo khôn phân,

Luyện giồi trí huệ tinh thần hiểu thông.

       Khi bủa khắp th́ đồng khắp cả,

       Khi qui căn th́ dạ qui căn;

              Luôn luôn giữ một đạo hằng,

Bàng môn tả đạo tránh lằn lụy thân.

       Lẽ trung nhứt là thần nhơn loại,

       Nào từ-bi, bác-ái, công-b́nh;

              Ghét thương chẳng bị nghiêng chinh,

Bởi tuồng ảo hóa phù b́nh diễn phô.

            Ham chi cái cuộc thù đồ....!

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh