14.- TU HÀNH

CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LƯ,

Tuất thời Rằm tháng 4 Tân  Hợi (9-5-71)

      VẠN-HẠNH THIỀN-SƯ, Bần Tăng chào chư  hướng đạo Thiên-ân, chào  chư đạo hữu đàn tiền.

Thi:

Thiền y một mảnh một ḷng trong,

Nguồn cũ bao phen nước lớn ṛng;

Sanh tử c̣n mơ đời bảo hợp,

Ngă nhân chưa tỏ đạo huyền thông.

Ví dầu được có đừng mơ có,

Th́ lúc ĺa không cũng ngộ không;

Oi ả lạnh lùng thời mạt hạ,

Nương cơ nhắn nhủ kẻ tâm đồng.

      Chư đạo hữu nam nữ!  hôm nay là ngày tối trọng của toàn thể tín đồ Phật giáo trên hoàn cầu, và không chỉ tín đồ Phật Giáo mà thôi, mà cho đến cả tín đồ Đại-Đạo nữa, đang thành khẩn dâng lên Đức Từ-bi Giáo-Chủ Như-Lai tấm ḷng thành kỉnh hiến dâng trong ngày Phật-Đản.

      Theo tinh thần hoài tưởng ngày trọng đại này, chư đạo hữu và toàn thể thiện tín trên thế giới hẳn đă tạo nơi ḷng một quan điểm, một lập trường noi gương nào đó của Đấng đă khai sinh ra nền giáo lư làm thay đổi cả cuộc diện tôn giáo và tinh thần của một dân tộc vốn dĩ hiếu đạo và gây cho nhân loại một  nguồn tinh thần cao cả. Thế là ngày lịch sử tôn giáo vậy.

      Bây giờ con người phải làm thế nào để được đúng với ư nghĩa chân thực của ngày lịch sử đó ?

      Dĩ nhiên chư đạo hữu sẽ trả lời rất dễ dàng cho câu hỏi này. Đồng quan điểm với tất cả mọi người, Bần Tăng xin tŕnh bày nơi đây một ư niệm rất thông thường, do chữ tu hành. Tuy là rất thông thường, nhưng chính nhờ nó mới tạo cho con người trong những yếu tố cao cả hơn trên bước đường tu thân tiến hóa.

      Thế th́ chư đạo hữu đang sống trong một xă hội nhân sinh tương đối và chịu luật chi phối của đầy dẫy những nhân sự tầm thường, nên Bần Tăng cũng do đó để nói lên lời tầm thường ngơ hầu trở nên phi thường, vượt lên cái xă hội tầm thường của nhân sinh thế sự.

      Ngày xưa cho tới ngày nay, trên xă hội loài người, nhứt là xă hội Việt Nam, người ta thường dùng hai tiếng "tu hành" để làm kim chỉ Nam cho cuộc sống. Dù là cuộc sống của bực ly gia cắt ái, dù là cuộc sống của kẻ ra cúi vào ḷn, dù là cuộc sống của kẻ mua gánh bán bưng, và hơn nữa, ở cửa thiền, mỗi khi đối diện với kẻ trần tục, th́ người ta bảo là: tôi là kẻ tu hành, rồi họ định nghĩa luôn rằng ăn chay niệm Phật, không sát sanh, không uống rượu, không không và không...

      Ở với quan lại sĩ phu, mỗi khi muốn lấy ḷng dân, muốn chiếm hữu một hữu thể vật chất nào, họ cũng tỏ rằng ḿnh là những bực trị dân có đức độ, biết tu hành, ban bố ân sủng cho dân chúng đặng nhờ. Và đến cả những tay bán buôn tráo đấu, nhiều mưu chước lường gạt tha nhân để cầu lấy cái lợi vật chất về ḿnh, mỗi khi gặp việc cần để thâu hút món ăn, họ cũng chẳng ngại đem hai tiếng tu hành để che đậy thói hư tật xấu của ḿnh.

      Nói quanh nói quẩn cũng hai chữ "Tu hành". Nó đă trở thành một từ ngữ phổ thông trong các giới, giới nào xài cũng được, th́ tự nó không c̣n ư nghĩa đích thực của nó nữa, tức là nó đă biến thiên, nó được định nghĩa đủ thứ, cho đến cả những thành phần băng hoại nhân phẩm, đổ vỡ giá trị con người, cũng nhờ nó mà chở che. Song dù thế nào chăng nữa, là người tu chánh đạo, cũng nên đem nó trở lại ư nghĩa căn bản thực sự của nó hầu dùng nó cho đúng nơi.

      Tu là sửa, ấy chỉ là phần tiêu cực, mà c̣n phải bồi bổ mới là phần tích cực, nghĩa là sửa đổi đi những điểm xấu xa tội lỗi để không c̣n một bợn nhơ, một mặc cảm nào về tội lỗi và c̣n phải bồi đức, đúng lời Phật dạy: "Chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành".

      Phần tu là bồi bổ, chỉ cho người một cái hướng, cái chỗ đi, nhưng chưa biết phải làm ǵ và đi tới đâu, tức phải nhờ vào sở học. Nhưng học ǵ đây? trong khi ḿnh là một người tu, một người phế đời hành đạo, một người hướng thiện.

      Học Đạo, nếu chỉ một tiếng thôi, cũng chưa đủ. Nó c̣n phải hiểu thêm nhiều nữa, v́ lâu nay, từ đâu tới đây, từ bao giờ tới bây giờ, chỗ nào cũng có người học Đạo. Bao giờ cũng có người học Đạo nhưng thế giới vẫn chưa được ổn định, con người vẫn chưa nắm vững được giềng mối của Đạo là thế nào, nên mới chịu những chia ly về chữ Đạo, làm phân hóa con người ra từng mảnh. Bởi lời nói ra là tương đối nên phải bị chi phối đủ mọi mặt, không trách sao con người phải sa vào t́nh trạng hỗn loạn như ngày nay.

      Bần Tăng muốn chỉ cho chư đạo hữu một lối học Đạo, không phải là thứ đạo ngoài cái Đạo. Nói như vậy chẳng phải chư đạo hữu xưa nay đă lầm lẫn về môn học Đạo đâu. Chư đạo hữu đă gặp Minh-sư. Hiện hữu Minh-Sư là Đức Cha Trời Thượng Đế, bạn hữu là những người đồng hành trên Đại-Đạo.

      Trên Đại-Đạo ấy, chư đạo hữu đă, đang học những ǵ, và cái học đó để giúp yếu tố cho sự tu đức, sự bồi bổ vậy.

      Sự bồi bổ về Đạo này cũng gọi là hành, mà từ ngữ tu hành được gói ghém trong đó.

      Thường thường phần đông những nhà tu hành theo Đại Đạo hiểu chữ tu hành được chia ra hai giai đoạn, cũng không phải giai đoạn nữa, được chia ra hai phần là đúng hơn. Một phần tu đức, tu thân, sửa chữa thân ḿnh cho đẹp, cho thiện mỹ, cho trong sáng, khỏi những vô minh, hằng đem năng lực và sự hiểu biết về lẽ tu, lẽ Đạo để làm cho người khác nên, làm cho người khác được yên vui cũng như ḿnh, để đồng nhau dẫn dắt về nơi tuyệt đỉnh của sự tu, là sự đắc Đạo.

      Nói một cách khác, là tự độ và độ tha đó. Cũng như Đức Phật đă dạy "Tự giác, giác tha", để rồi "giác tha viên măn".

      Quan trọng hơn hết, là trong thời kỳ Hạ-Nguơn này, Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ chủ trương, không những chỉ có tu thân độc thiện mà thôi, mà phải song hành độ tha nữa.  Điều đó chư đạo hữu tất cả hiểu rơ lắm rồi.

      Như vậy, không có lư do nào để khước từ nhiệm vụ hành đạo hữu vi để trở về chốn thâm sơn cùng cốc mà an dưỡng thân trần, sớm tối tụng kinh niệm kệ mà ngắm nh́n thế sự dẫy đầy những đau khổ, những hoạn nạn, những nghèo đói, những dốt nát, những vô minh, những đủ thứ của kiếp con người xa Đạo, xa nguyên bản của con người.

      Đức Phật ngày xưa cũng thế, dù nh́n đời bằng đôi mắt xót thương, v́ đời là biển khổ, nhưng không v́ biển khổ mà con người giác ngộ lại hóa ra ích kỷ, lẩn tránh nhiệm vụ để giải thoát một ḿnh, c̣n bao nhiêu nhân sinh th́ phó mặc cho sóng trần trôi dạt, nhận ch́m, không buồn biết đến.

      So sánh như trên để nhận thấy rằng tu hành tự độ, độ tha, không phải là giai đoạn cách biệt, mà nó phải song hành với nhau.

      Không cần phải đi xa vào thế giới ảo tưởng nào hơn nh́n lại xă hội loài người hiện đang trước mặt, những sụp đổ nền tảng tinh thần, những rạn nứt t́nh đệ huynh tứ hải, những hủy hoại nền phong hóa cao đẹp của từng xă hội dân tộc, không phải do luồng gió độc bởi phong vân bất trắc hay phong vũ bất kỳ, cũng không phải do bàn tay sắt thép hữu h́nh nào đè ép phá vỡ xô ngă được nó, mà tất cả đều do ḷng người, do con người không c̣n nhận một hiện thể của chơn thường diệu hữu nào cả. Con người đă phản kháng chính con người mà tự con người không hay không biết. Chỉ bằng đôi mắt phàm gian tự măn về trí khôn, về quyền lực, để mong tiến bộ tột đỉnh cho nền văn minh nhơn loại hóa ra một sự nhầm lẫn to tát của con người. Cái có đó, cái mà con người chấp nhận là một hiện hữu bất di bất dịch ấy, lại là cái hữu thể hẹn ngày sụp đổ bởi thời gian, không ǵn giữ, không biết đến cái sâu thẳm và nguyên thỉ là cái chơn không mà diệu hữu. Cái đó được mệnh danh là "Đạo", là tâm linh, là linh quang, Tiểu Thiên Địa vậy.

      Biết được những sụp đổ tinh thần, những sụp đổ vật thể không phải do ai, do đâu, chính do cái ḷng trần hay dịch biến nó tạo nên mà thôi. Cũng như xưa kia, thời Đức Lục Tổ Huệ-Năng, những vị tăng đồ đang ngồi thưởng cảnh trước sân thiền, nh́n lá phướn phất phơ trước gió, người th́ cho là tại như thế này, người th́ cho là như thế nọ lá phướn nó mới bay. Sự thật th́ lá phướn không có bay có động, bổn thể của nó là như như, chẳng lay chẳng động. Có động chăng là do cái nh́n của con người...

Thi:

Tánh động cảnh trần cũng động theo,

Người tu chơn chánh hăy xem vèo;

Chẳng lo chấp trước b́nh thinh sắc,

Mà để thần linh phải hiểm nghèo.

Hựu:

Nghèo tiền nghèo bạc chẳng hề đâu,

Đạo đức ǵn trau được đủ giàu;

Diệu hữu trường tồn trong một lẽ,

Chơn thường không chuyển bởi ba đào.

Hựu:

Đào nguyên khó đặng ở nơi nao,

Hỡi khách trần gian bước ngỏ nào;

Đây lộ tŕnh đang khơi đạo mạch,

Quay về chẳng nệ những gian lao.

Hựu:

Lao khổ tu đi một kiếp này,

Tu là sửa đổi dở ra hay;

Tu là bồi bổ nền âm chất,

Tu rạng thanh danh mối đạo Thầy.

Hựu:

Thầy hiện nhân gian ở chúng sinh,

Khuyên cho nhơn loại cuộc đăng tŕnh;

Hành tṛn sứ mạng trang hiền sĩ,

Hành đức tha nhân được thái b́nh.

Hựu:

B́nh tâm thấy rơ lẽ mầu vi,

Vi hiển cùng soi đạt trí tri;

Chẳng chạy đầu non và cuối bể

Cũng nh́n đầy đủ Đạo Tam-Kỳ.

Hựu:

Kỳ chót là kỳ tuyển lựa đây,

Hỡi ai c̣n bận cơi trần ai;

Mau chơn kẻo trễ trường công quả,

Điểm Đạo cho người chẳng lệch sai.

      Chư đạo hữu nam nữ! với những lời tất yếu trên, Bần Tăng mong mỏi tâm Đạo của mỗi người trên bước đường tu kỷ độ tha luôn luôn tiến triển, không phải ngừng nghỉ để bị bánh xe thời gian lăn cán và được đúng với Đạo Trời hành vận luôn luôn như “quân tử tự cường bất tức”. Bất tức là không nghỉ, nếu  nghỉ là chểnh mảng, là đi sái với Đạo Trời rồi vậy.

       Mấy lời đạo lư hôm nay,

Mong chư đạo hữu đem tài chiếu tri;

       Dù cho gặp buổi loạn ly,

Mỗi người mỗi ngả cứ y tu hành.

       Chẳng tu xa lánh nhơn sanh,

Chẳng tu độc thiện để hành độc thân;

       Vi nhân cùng với chúng nhân,

Xử sao cho vẹn mỗi phần th́ thôi...

      Bần Tăng ban ơn lành toàn tất chư đạo hữu đàn trung lớn nhỏ nữ nam, hẹn ngày tái ngộ. Bần Tăng xin chào chung, giă từ, thăng...