Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

10.- VÀO ĐẠO KHÔNG PHẢI CHỈ ĐỘC THIỆN KỲ THÂN

Nam Thành Thánh Thất, Tuất thời, Rằm tháng 2 Kỷ Dậu (1-4-1969)

____________

THI:

Quân tử an dân mới gọi là,

Người tu quốc chánh chẳng xông pha;

Giáo dân vi thiện” làm căn bản,

Nguồn gốc gây nên cảnh thái ḥa.

      HIỆP-THIÊN ĐẠI-ĐẾ QUAN-THÁNH ĐẾ-QUÂN, nhân danh Tam Trấn Oai Nghiêm Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Bần Đạo chào chư hiền đệ hiền muội tam ban.

      Giờ nay, Bần Đạo giáng đàn trước để chứng lễ và chúc mừng Đại Hội thành công trong t́nh tương thân ḥa ái, gây niềm phấn khởi trong niên tŕnh hành đạo, sau có đôi điều chỉ dạy chư hiền đệ hiền muội trong nhiệm vụ thế Thiên hành hóa, phổ độ nhơn sanh hồi tâm hướng thiện, để xây dựng cảnh đất Thuấn trời Nghiêu, thiên hạ thái ḥa, muôn dân cộng lạc trong t́nh háo sanh của Thượng Đế. Bần Đạo miễn lễ, toàn thể đàn trung an tọa.

      Chư hiền đệ hiền muội! Xuyên qua những tiến triển hoạt động trong hai ngày Đại Hội vừa qua, những phát biểu cảm tưởng, những ư kiến được nêu lên trong hội trường, đă nói lên rất nhiều đến ḷng ưu tư của Đại Hội với tiền đồ Đại Đạo.

      Bần Đạo vừa dùng hai tiếng thành công nơi đây, không có nghĩa là chư hiền đă thành công trong việc quy nguyên thống nhứt ở mặt h́nh thức xă giao, mà Bần Đạo muốn nói chư hiền đệ hiền muội đă thành công trong t́nh huynh đệ đạo đồng, thành công trong sự chân thành muốn xây dựng ngôi nhà thương yêu của Đại Đạo, thành công trong sự phơi bày tất cả những tâm tư chân thành, những khúc chiết vui buồn trong đời hành đạo. Đó là dấu hiệu tốt giữa người đạo và người đạo với nhau.

      Đă hơn hai lần, Tam Trấn Oai Nghiêm đă nói: mỗi phần tử cá nhân của người tín hữu cũng như mỗi tổ chức hành đạo trong các chi phái Đạo Cao Đài là mỗi hột cát rất tốt, những hột xi măng rất tốt. Nhưng đến ngày nay chưa kết thành một bă hồ tốt đẹp đúng mức cho việc xây cất ngôi nhà Đại-Đạo duy nhứt, là bởi chưa có một bàn tay người thợ lành nghề biết chế nước dung ḥa đúng phân độ tỷ lệ giữa các vật liệu ấy. Nghĩ cũng thương thay!

      Trong thời gian ba mươi năm trường, có biết bao nhiêu những người thợ, nhưng chưa lành nghề đă nóng ḷng v́ Đạo, đă pha trộn nhiều lần, nhưng các vật liệu ấy vẫn chưa thành một bă hồ tốt đẹp đúng mức.

      Từ việc người thợ hồ lành nghề đến việc người đầu bếp lành nghề cũng tương tự trong trường hợp đó. Dầu người đi chợ đem một giỏ vật liệu thực phẩm đắt giá, nhưng người đầu bếp chưa lành nghề cũng không làm sao hấp dẫn được hàng thực khách, mặc dầu người đầu bếp ấy đă cố hết sức ḿnh.

      Thử t́m lại nguyên nhân sự không thành công của người thợ hồ và người đầu bếp. Nếu đă đặt vấn đề, là đă thấy được cách giải đáp. Tại không ai chịu khó phóng tầm khách quan nh́n cách tổng quát mà chỉ nh́n ở khía cạnh cùng tột, như vậy cũng không đáng trách nào.

      Chư hiền đệ muội thử nghĩ mà xem: mỗi một người thợ, bất cứ ở ngành nào, không phải họ thành công từ trong bụng mẹ, hoặc ngay từ khi bước chân vào đời. Họ thành công nhờ đức khiêm nhượng, biết phục thiện để học hỏi những người bạn thợ khác. Họ thành công trong việc làm, họ thành công trong sự dám can đảm nh́n nhận và biết sửa chữa để cải tiến sau lần thất bại. Họ thành công trong sự ham học hỏi, biết hy sinh, dẹp tự ái, nhốt tự cao, không chủ quan.

      Biết rằng những người thợ đồng nghiệp khác cũng chưa lành nghề, nhưng nhờ sự hỗ tương trao đổi kinh nghiệm giữa sự thành công và thất bại để bổ sung cho nhau, đương nhiên sẽ lần hồi hết thất bại, đi đến sự thành công hoàn toàn.

      “Khổng-Tử Thiên sanh chơn kỳ trí” nhưng c̣n phải học một tṛ bé Hạng Thác để biết ở khía cạnh công phu. Xem gương ấy, biết đâu tṛ Hạng Thác chỉ hơn Khổng Phu Tử có một vấn đề ấy mà đă kém hơn Trọng Ni muôn vàn khía cạnh khác.

      Bần Đạo mong rằng những điều vừa đan cử trên đây cũng là những món quà chân t́nh của Tam Trấn Oai Nghiêm để kỷ niệm chư hiền đệ muội trong kỳ Đại Hội này.

      Ngày nay Bần Đạo đă vượt qua khỏi số kiếp của người tướng, dùng vơ lực để tế thế an bang, trở lại phục vụ Thượng-Đế trong việc giáo dục quần sanh buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ này. Tuy nhiên, cũng muốn nhắc lại một vài điểm nhỏ của thời oanh liệt chí khí hiên ngang. Một người tướng lănh đạo hùng binh, một v́ đế vương cai trị một san hà, một bậc giáo chủ lănh đạo tinh thần một tôn giáo, giữa công và tội vẫn ngang nhau. Hậu thế lịch sử chỉ ghi cái thành công, cái thất bại hoặc danh nghĩa tốt đẹp hay xấu xa của ba giới lănh đạo ấy, là chỉ ghi phần đại cương ở mặt h́nh thức, ở việc làm mắt thấy tai nghe, chớ lịch sử làm sao ghi được tâm trạng ưu tư hoặc cách xử sự của ba giới ấy. Nhưng đó là điểm rất quan trọng.

      Trong khi điều hành phận sự, những người ấy hoặc là tâm tư tan nát, khổ sở v́ muôn người hạ thuộc chưa toại hưởng mục đích của ḿnh đă vạch, hoặc họ v́ một tư ư tư lợi tư danh, chỉ để lộ bên ngoài những lớp sơn khéo léo, chải chuốt nghi trang mỹ thuật, khác nhau là ở chỗ ấy.

      Cho đến ngày nay, những hàng sĩ khí c̣n đâu tá! những bậc sĩ phu ở phương nào?

      Nh́n đám sanh linh dân đen thấp cổ bé miệng trông ngóng những ân huệ tận hàng lănh đạo của ḿnh ban bố trong tuyệt vọng, nghĩ mà thương! Nghĩ mà thương cho đời nhân sanh trong buổi loạn ly này! Tội nghiệp thay cho tập thể dốt nát không đường hướng, không mục đích, mà tự chẳng biết ḿnh, lại luyện đá vá trời, ném hoa lấp biển, được ngày nào hay ngày nấy!

      Chư hiền đệ hiền muội! luận về phần con người, mỗi hiền đệ muội là một công dân của đất nước, tất nhiên mỗi người phải có trách vụ thương yêu đất nước dân tộc của ḿnh. Ngoài bổn phận công dân thường nhựt, chư hiền đệ muội lại có một vai tṛ khác nữa là người tu thân hành thiện, hay nói cao hơn nữa là hàng “giáo dân vi thiện”.

      Giáo dân vi thiện là làm ǵ? Có phải mong cho họ tu hành đắc đạo để thành Phật Tiên Thánh Thần hầu về toại hưởng thú non Bồng nước Nhược, Bồng Lai Tiên Cảnh chăng?

      Hỏi tất phải trả lời rằng: đúng. Nhưng chỉ đúng có một phân nửa phần sau mà thôi.

      Bần Đạo muốn nhắc lại câu kinh mà Đức Thái-Thượng Đạo-Tổ đă khảo sát chư hiền đệ vừa qua. Đó là: “Khai nhơn tâm tất bổn, ư đốc thân chi hiếu; thọ quốc mạch tất tiên, ư chí chúa chi trung”. Đóng ngoặc đơn chữ (chúa), gạch phía trên là chữ "Quốc". Hiểu được lư nghĩa sâu sắc của câu kinh ấy và thực dụng nó vào trong đời hành đạo của mỗi người tín hữu là đă bắt đầu đúng ở phần đầu câu trả lời bên trên.

      Như vậy th́ người vào Đạo tu thân không có nghĩa là trốn lánh việc đời, mà phải ḥa ḿnh trong việc đời để trước hoàn thiện hóa bản thân ḿnh, rồi hoàn thiện hóa những người khác. Làm thế nào trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài, hoàn thiện hóa hầu hết dân tộc của chư hiền đệ muội. Đó mới hoàn toàn thành công trong đời tu thân hành đạo.

      Nếu trong một quốc gia, từ cấp lănh đạo đến cùng dân đều hoàn thiện, có bổn phận trên xem dưới như con cháu tay chơn, dưới xem trên như cha anh mắt mũi, th́ lo ǵ nước nhà không thạnh trị, thiên hạ chẳng thái ḥa. Đó là tôn chỉ, mục đích chánh của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ở phần nhân sanh thế Đạo.

      Chư hiền đệ muội đừng bao giờ có ư nghĩ nầy: vào Đạo để độc thiện kỳ thân, đóng cửa tự luyện phép mầu để chấp cánh bay bổng cung Tiên, hoặc vào hang sâu rừng thẳm tịnh luyện nội ngoại công phu để làm tướng Trời dẹp loạn.

      Nếu trong khi đó, quốc gia mất chủ quyền, non nước suy vi, cửa nhà tan nát, xóm làng tan hoang, dân tộc nô lệ, th́ sự tu ấy không có ư nghĩa ǵ hết.

      Thượng-Đế khai Đạo chỗ nào nhơn sanh khổ sở, tăm tối điêu linh, để kéo dân tộc ấy được ra nơi quang minh xán lạn, đồng quyền hạn, ngang nhau với các giống dân khác.

      T́nh Thượng-Đế đối với chúng sinh như t́nh cha mẹ đối với đàn con. Nếu có đem chia bánh trái, tiền tài, sản nghiệp th́ cũng lấy lẽ công bằng, nhưng khác hơn một điểm là cha mẹ luôn luôn nâng đỡ đứa con bị trong đàng bức hiếp. Bần Đạo mong rằng tất cả mỗi người tín hữu Cao Đài đều phải quan niệm chữ tu như vậy.

      Bần Đạo cũng nhắc trở lại câu “tự đóng cửa hoặc vào hang sâu rừng thẳm để mọc cánh, hoán vơ hô phong, trừ tà dẹp loạn như những việc ở truyện Tây Du, Phong Thần”. Nếu thế hệ này mà c̣n có quan niệm ấy, chư hiền đệ sẽ bị cô lập với Chánh Pháp Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.

      Dẹp loạn không có nghĩa là giết loạn cho nhiều, mà họ không hiểu tại sao bị giết. Không hoán cải tư tưởng ư thức hiểu biết của họ th́ dù có giết hết ngày này, tháng sau, năm tới và nhiều năm tới nữa cũng không hết loạn. Chỉ có một điều là đem kiến thức đạo lư hoán cải ḷng người, tự nơi họ không làm lỗi th́ cần ǵ phải dẹp loạn với phương tiện tàn sát. Nếu mỗi một tín hữu làm sao độ được 12 bạn khác hiểu Đạo, hành Đạo th́ Bần Đạo tin rằng một thời gian không lâu, Thánh đường mọc lên như nấm, khám đường dẹp bỏ lần lần để làm kho dự trữ phẩm vật cứu tế xă hội hoặc làm học đường, hoặc làm cô nhi dưỡng lăo viện. Cười... cười... Thôi luận về Đạo đời với chư hiền bao nhiêu đó cũng đủ để học rồi, thăng...

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh