Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

10.- LẼ SỐNG VÀ LẼ CHẾT

MINH LƯ THÁNH HỘI

Tuất thời, mùng 1 tháng 11 Tân-Hợi (18-12-1971)

      VẠN-HẠNH THIỀN-SƯ, Bần Tăng chào mừng chư Thiên-ân hướng Đạo, mừng chư đạo hữu lưỡng phái.

Thi:

Người đời úy tử với tham sanh,

Mà chẳng sớm lo phục tánh lành;

Úy tử nên t́m phương bất tử,

Tham sanh mới kiếm vị trường sanh.

Măi lo hồn sống trong thân tử,

Quên thấy tử hồn ở thể sanh;

Tiên Phật phàm nhân c̣n khác biệt,

Bởi đời chưa thấu tử và sanh.

      Bần Tăng may duyên tái ngộ chư đạo hữu hôm nay. Cũng như tự lúc nào, thương nhau không phải chỉ để lời chào hỏi xă giao hoặc thăm nom sức khỏe, hoặc khen ngợi để chư đạo hữu hài ḷng, mà việc chính là việc giúp đỡ cho nhau những ǵ cần biết trên phương diện tu học, như thế mới thật là thương. Vậy Bần Tăng xin mời chư đạo hữu đồng tọa thiền.

      Chư đạo hữu đàn trung vấn đề Bần Tăng sắp đàm đạo là vấn đề “Lẽ sống và lẽ chết”.

      Chư đạo hữu! thế gian, đă là con người đang mang phần nhục thể, ai ai cũng thiết tha với sự sống và sợ sệt sự chết. Giới hạn kiếp sống của thế nhân trung b́nh là một trăm năm nhưng thử hỏi trong khoảng thời gian ba vạn sáu ngàn ngày có mấy ai trọn hưởng?

      Đă biết thế, nghĩa là không ai tránh khỏi luật sanh tử trong ư nghĩa sanh trưởng thu tàng. Nhưng ai ai cũng sợ lẽ tử, ham chuộng lẽ sanh.

      Thử hỏi, dầu có hoảng hốt kinh sợ cách mấy đi nữa, nhưng có ai thoát khỏi cái định luật ấy đâu? Tuy ước định rằng đời người một kiếp trăm năm chỉ có một lần, nhưng có mấy ai hiểu được và suy nghĩ đến việc sống chết lai văng với con người không biết bao nhiêu lần trong một kiếp sống. Nhân thế chỉ biết rằng con người chỉ có một lần chết là lần dứt hơi thở, ngũ tạng, lục phủ, tứ chi ngừng hoạt động, nhưng nào có mấy ai để ư đến mỗi ngày hoặc mỗi đêm con người đều bị chết ít nhất là một lần. Cái chết trước tiên, như đă nói phần trên, là cái chết dài hạn. Cái chết trong giấc ngủ là cái chết trung hạn. C̣n biết bao nhiêu cái chết khác từng giờ từng phút từng giây của các tế  bào trong cơ thể của con người. Sự sanh tử, tử sanh luôn luôn đến rồi đi, đi rồi lại đến, sanh rồi diệt, diệt lại nhường cho sự sanh khác nữa. Đó chỉ nói ở phần nhục thể con người mà thôi.

      Đă là con người mang phần nhục thể, là một trong những hằng hà sa số sinh vật, việc ấy đâu có chi rằng quan trọng mà phải lo âu sợ hăi, lo tính việc trăm năm. Điều tối quan trọng là sự sanh tử về mặt tinh thần hoặc tâm linh, hoặc linh hồn hay chơn-như bản-thể cũng theá. Sự sanh tử của phần này mới là quan hệ cho kiếp nhân sinh khi chơn linh ẩn tàng vào phần chủ thể.

      Thử hỏi con người sanh ở trần gian để làm chi? Không phải chỉ sanh ra một thời gian nào đó để rồi lại tử như các loài sinh vật khác.

      Nếu nói rằng như tiếng "như" nơi đây, dầu cho như các loài sinh vật khác cũng phải cần đến sự tiến hóa từ thấp lên cao, nhưng nhiệm vụ và sứ mạng của con người, ngoài cái như đó, lại c̣n có phần quan trọng khác nữa, v́ Tạo-Hóa đă ban cho con người một Thiên-tánh, đó là tâm linh, khôn hơn muôn vật. V́ con người được biết đâu là phải và trái,  đâu là thiện và ác, đâu là tội và phước, đâu là liêm sỉ và không liêm sỉ. Con người dầu cho có hung ác bạo tàn đến cách mấy đi nữa, nhưng có lúc lương tri cũng hiện đến với họ, tự họ nhận biết việc đă làm đó là phải hay trái, thiện hay ác, tội hay phước, nhưng v́ ḷng tham dục quá nặng nề khiến họ không thể cải ác tùng thiện mà thôi.

      Sứ mạng của con người mà Bần Tăng vừa nêu lên trên, đó là sứ mạng tự ḿnh làm cho ḿnh tiến hóa bằng cách tu học, tu hành, khêu tỏ ngọn đèn thiên-lương và giữ măi ánh sáng thiên-lương ấy măi măi trong nội tâm. Kế đến là sứ mạng đem Đạo độ đời, cảnh tỉnh giác ngộ người đời hiểu biết để cùng khêu tỏ ngọn đèn thiên-lương ấy mà danh từ Đạo học gọi là tâm-đăng.

      Nếu mỗi người hằng giữ cho ngọn đèn tâm-đăng hằng sáng tỏ măi măi, th́ ngôi Tiên vị Phật đă sẵn dành một bên cho họ. Ngọn tâm-đăng ấy trường tồn vĩnh cửu trong hiện kiếp cũng như các kiếp bất sanh bất diệt. Đó mới gọi rằng sống trong thể chết. C̣n trái lại, nếu con người không biết sứ mạng vi nhân, tưởng rằng một kiếp sống hiện tại chạy đôn chạy đáo, làm đủ mọi cách để gầy dựng sự nghiệp trăm năm cho ḿnh, cho con cháu trong hậu thế. Trong sự gầy dựng sự nghiệp vật chất đó, đă vùi lấp chơn-linh thiên-tánh trong mê muội, tham dục, phú quí, đỉnh chung, danh lợi, t́nh tiền, làm ngọn đèn tâm-đăng bị che lấp trong muôn thuở. Đó là con người đă và đang chết trong xác thể c̣n sống.

      Tuy nhiên, có lúc lương tri hoặc nói đúng hơn là tánh tham lam hoặc ḷng ích kỷ cũng nhắc nhở họ rằng rồi đây trăm năm cũng bỏ xác, c̣n linh hồn, nhưng nhớ đến Thập Điện Diêm-Vương ngán quá, bèn đem dưng lễ vật trong số tiền kiếm được bằng phương tiện bất lương đó để dâng Trời cúng Phật (lo lót) cho linh hồn được siêu thoát sau khi ĺa khỏi xác.

      Xuyên qua những điều đang cử đó, chư đạo hữu đă hiểu người đời hằng lo sợ chết, măi lo gầy dựng sự nghiệp cho linh hồn ở kiếp lai sanh, mà quên hẳn rằng linh hồn đang chết (bị che lấp) trong thân sống.

      Như vậy, để chư đạo hữu thấy rằng không thể đem tài sản sự nghiệp vật chất làm cho linh hồn được tiến hóa nếu không lo tu học để cải tạo tư tưởng lần hồi trên đà tiến hóa.

      Nói như vậy, Bần Tăng vừa thấy trong nội tâm một số đạo hữu nơi đây vừa phân vân hoang mang rằng: "Ủa như vậy bấy lâu nay ḿnh đă góp phần vật chất sự nghiệp và nghiệp đạo đức vô bổ hay sao ?"

      Khoan đă chư đạo hữu, đừng vội nghĩ như vậy không nên. Những của cải, tiền tài, vật chất đem sử dụng vào lănh vực xă hội, từ thiện, đạo đức rất có ích lắm chư đạo hữu. Đó là của cải đem gởi nhà băng trên Thượng-giới, trộm không cắp, cướp không giựt được, hỏa hoạn bom rơi không thiêu hủy được. Đă vậy mà một vốn đến trăm ngàn lần lăi suất. Nhưng nó "của cải vật chất" có ích ở các lănh vực sau đây:

      1) Là có cơ hội may duyên để trả bớt lần những món nợ tiền khiên ḿnh đă thiếu (tiền nghiệp).

      2) Là dùng vật chất để tạo điều âm chất, đừng để cho kiếp lai sanh (luân hồi tái thế).

      3) Là nếu của ấy giúp cho người tu hành trong cơn khốn khổ về vật chất, cái âm đức ấy đă khiến kẻ thụ hưởng cảm động hằng hộ niệm cho sở thí chủ được tăng trưởng phước đức, trừ bớt nghiệp xấu tiền khiên.

      4) Nếu của cải giúp cho người chưa biết tu hành, nhưng biết chừng đâu đó là cơ duyên được trả nợ tiền kiếp như ở phần số một.

      5) Là nếu của cải ấy sử dụng đúng với tinh thần tương thân tương ái tương trợ v́ phát tâm hành thiện, th́ sẽ là tài sản sự nghiệp để dành cho kiếp lai sanh, nếu c̣n đầu thai tái thế sẽ được hưởng cảnh phú quí vinh hoa hoặc nhiều hoặc ít do hiện kiếp để dành trong hành thiện.

      Chư đạo hữu để ư phần số 5 sẽ thấy rằng: nh́n hiện kiếp của một người nào đó, sẽ hiểu được quá khứ kiếp hoặc vị lai kiếp của họ.

      Nhưng rất tiếc thay! có người hiện kiếp đương hưởng phú quí vinh  hoa, tưởng rằng do tài năng của ḿnh tạo ra hoặc của phụ ấm để lại, mà không hiểu cái nhân của nó. Thế nên người đời thường mỉa mai rằng: “Tại sao những kẻ tham tàn độc ác vẫn giàu có phây phây, c̣n người chí công tu niệm hành Đạo suốt đời lại bị nạn nọ tai kia, khó nghèo theo đuổi. Như thế, tu cũng vậy, không tu cũng vậy”.

      Chư đạo hữu ư thức được điều chót này nên lấy đó làm phương tiện để an-ủi, vỗ-về, nhắc-nhở, khuyến-khích hoặc giúp đỡ những người bạn Đạo trong cảnh ấy, đang trả quả, để ngăn chặn sự sa sút đức tin, phế Đạo rồi bỏ lỡ cơ hội được trả bớt nghiệp tiền khiên quá nặng.

      Xuyên qua những phần ấy, chư đạo hữu hăy cố gắng khắc phục mọi khó khăn trong hiện kiếp, làm sao nuôi dưỡng sự sống (thiên-lương) (tâm-đăng) trong thể chết, chớ đừng để tinh thần, chơn như bổn tánh bị chết trong thân xác c̣n đang sống.

Thi:

Sanh tử hai đường có lạ chi,

Người nào rồi cũng phải qua đi,

Phải lo sự sống trong thân chết,

Đừng để chết khi hiện sống này.

BÀI

       Tiên Phật trước cũng người thế tục,

       Nhờ biết lo tu đức, tu công;

              Gian lao chẳng lúc sờn ḷng,

Khó nghèo Đạo hạnh măi không xa ḿnh.

       Sống như kẻ thường t́nh bên ngoại,

       Nhưng bên trong măi măi trau giồi;

              Tâm đăng mỗi lúc sáng ngời,

Nặng phần đạo đức, nhẹ phần lợi danh.

       Ḷng quyết chí tu hành sớm tối,

       Lỡ mảy mai lầm lỗi điều chi;

              Ăn năn cải hối tức th́,

Cho ḷng an định lương tri lố bày.

       Nên học tập hằng ngày trau sửa,

       Tu với hành hằng bữa không lơi;

              Chung qui bỏ lốt người đời,

Chơn linh về chốn cơi Trời Phật Tiên.

       Đạo khó chỗ nhẫn kiên bền bỉ,

       Đạo khó nơi hữu thỉ hữu chung;

              Vui th́ hăng hái gia công,

Buồn th́ phế phận giữa ḍng buông trôi.

       Chưa làm chủ sáu ngôi lục dục,

       Chưa điều hành lănh vực thất t́nh;

              Buồn vui giận ghét quanh ḿnh,

Mặc cho sai khiến mặc t́nh kéo lôi.

       Khó là khó vô hồi vô tận,

       Chủ Nhân Ông bị dẫn dắt đi;

              Bên này kéo, bên kia tŕ,

Làm cho rối loạn lương tri chủ quyền.

       Đạo cao thấp thành Tiên thành Phật,

       Do tâm ḿnh c̣n mất tử sanh;

              Đừng rằng đă có duyên lành,

Nguyên căn tá thế rồi sanh kiêu kỳ.

       Dầu Tiên Phật từ bi bác ái,

       Từ trên trời sanh lại thế gian;

              Nếu không tu tập mọi đàng,

Trau giồi linh tánh huy hoàng vị ngôi.

       Th́ vẫn bị luân hồi chuyển kiếp,

       Tùy căn duyên quả nghiệp ít nhiều;

              Thế nên người thế đừng kiêu,

Rán tu, rán sửa sớm chiều luôn luôn.

       Dù trước việc vui buồn đắc thất,

       Dầu khen chê chớ phật ư tà,

              Rồi ḿnh tách bước đi xa,

Đó là mắc kế quỉ ma dẫn đường.

              Hỡi ai giữ măi thiên lương!

      Chư đạo hữu! v́ từ hơn một năm qua, có nhiều chư đạo hữu muốn được Bần Tăng gọi riêng ḿnh để dạy Đạo nhưng chưa được măn nguyện. Sở dĩ như thế, v́ trong suốt thời gian viết Kinh, nào đâu có đủ th́ giờ để thỏa măn. Tuy nhiên, mỗi lần có chút th́ giờ nào tạm gọi rằng dư, Bần Tăng cũng không bỏ qua cơ hội đem những kinh nghiệm tu học của ḿnh để hàn huyên đàm đạo một vấn đề nào đó để chư đạo hữu xem qua hầu suy nghiệm.

      Tuy nhiên, mỗi một vấn đề, tuy tŕnh bày tổng quát nhưng đă giải đáp gián tiếp từng lănh vực, từng hoàn cảnh riêng mỗi chư đạo hữu đă được gói ghém trong vấn đề ấy.

      Đă hết giờ, Bần Tăng hẹn c̣n tái ngộ cùng chư đạo hữu. Bần Tăng cảm ơn chư đạo hữu đă kiên chí đợi chờ, và dành nhiều thiện cảm đối với Bần Tăng. Xin chào chung chư đạo hữu. Bần Tăng lui điển trở về thượng giới...

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh