Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

09.- ĐỜI LÀ CƠI TẠM VÔ THƯỜNG

MINH-LƯ THÁNH-HỘI, Tuất thời, 21 tháng 8 Tân-Hợi (9-10-1971)

____________

      VẠN-HẠNH THIỀN-SƯ, Bần Tăng chào mừng chư đạo hữu lưỡng phái.

Thi:

Đạo đời hai gánh liệu sao xong,

Cho đáng vi nhân giống Lạc Hồng,

Đào tạo mầm non cùng tiếp nối,

Vẹn tṛn sẽ trở lại Non Bồng.

      Hôm nay Bần Tăng hoan hỉ được tái ngộ cùng chư đạo hữu. Vậy xin mời chư đạo hữu cùng tọa thiền để lắng nghe Bần Tăng có một vài đạo sự cần thiết.

      Chư đạo hữu ơi!

Thi:

Kiếp người gẫm lại có bao lâu,

Mới thấy tóc xanh kế bạc đầu;

Năm bảy mươi năm hay ít nữa,

Có ai lột vỏ sống hoài đâu.

Hựu thi:

Đâu là nẻo giả với đường chân,

Lẩn quẩn loanh quanh chốn cơi trần;

Lặn hụp biển mê thân tứ đại,

Xét ra ai cũng khổ muôn phần.

Hựu thi:

Khổ v́ sự nghiệp chửa nên công,

Con cái dại khờ gẫm quá đông;

Nếu lỡ nay mai ḿnh chết sớm,

Ai lo bảo dưỡng chúng cho xong.

Hựu thi:

Khổ v́ chung đỉnh chửa thành danh,

Ḷn cúi bao phen luống nhọc nhằn;

Kẻ ghét th́ nhiều thương lại ít,

Lấy chi bảo đảm kiếp tồn sinh.

Hựu thi:

Khổ v́ nhen nhúm chửa bao nhiêu,

Nhà phố ruộng nương chẳng được nhiều;

Trong buổi chiến tranh hoang phế măi,

Nhà hoang vườn trống cảnh tiêu điều.

Hựu thi:

Khổ bởi công danh măi cúi ḷn,

Đỉnh chung bả lợi hưởng chưa ngon;

Non sông dân tộc c̣n điêu đứng,

Nước đục thả câu măi mót ḅn.

Hựu thi:

Khổ v́ lo bận việc đâu đâu,

Nh́n lại bản thân đă bạc đầu;

Má hóp lưng c̣m chân yếu đuối,

Giảm ăn mất ngủ luống âu sầu.

Hựu thi:

Và muôn cái khổ vẫn đeo đai,

Muốn trút cho xong để rảnh tay;

Ngặt nỗi tuổi đầu thêm chất ngất,

Già nua con bịnh cứ đeo hoài.

      Chư đạo hữu! đă nói thế gian là cơi tạm, là chốn vô thường th́ không có một lănh vực nào có thể gọi rằng bất di bất dịch. Cái cảnh thành bại hưng vong đắc thất vui buồn sướng khổ luôn luôn đi song song với nhau. Chính những hiện trạng ấy bao trùm con người trong ṿng tứ khổ, quanh năm suốt tháng măi lo cho ḿnh mà cũng chưa xong, c̣n có th́ giờ đâu để lo cho tha nhân, cho nhân loại và cho Đạo.

      Thế nên đời thường ví: “Hồng trần là biển cả, con người như kẻ đắm thuyền”. Nếu kẻ đắm thuyền biết khôn ngoan, bỏ tất cả những hành lư cụ túc để vớ lấy một cái phao hoặc một tấm ván để may ra thoát khỏi ṿng ch́m đắm. C̣n con người trong biển khổ cũng thế. Nếu khôn ngoan biết vớ lấy cái Đạo để t́m phương cứu cánh, t́m sự sống trong sự chết, th́ mới mong sống măi, chớ đừng tối tăm dại dột đi t́m sự chết trong kiếp sống th́ chẳng khác nào như chết chưa chôn.

      Thử hỏi kẻ đắm thuyền, nếu có rủ bỏ hành lư may ra nhẹ ḿnh c̣n sống sót, kiếp sống có thể tạo lại bao nhiêu hành lư khác cũng được, chớ v́ bận bịu bám víu vào những kiện hành lư ấy là thêm một trọng lượng nhận ch́m càng mau kẻ đắm thuyền.

      Con người trong bể trần cũng vậy. T́m được sự sống trong cơi chết th́ sự sống ấy mới vĩnh cửu trường tồn. Ngược lại cứ ôm chầm bám lấy sự sống giả tạm của mảnh thân tứ đại này, dẫu có lâu lắm trăm năm là cùng. Đến chừng đó dù thiên kim vạn ngọc tích trữ muôn kho cũng không làm sao giữ đặng cái ngày mảnh  thân này bị hoại.

      Sở dĩ Bần Tăng nói dài ḍng như vậy để chư đạo hữu ư thức rằng con người sanh ra trong cơi tạm này, sớm muộn ǵ cũng phải hoại. Nhưng không phải khi xác thân này hoại mà dứt đâu. C̣n lại bản linh chơn tánh hay chơn như bổn thể hay điểm tiểu linh quang hay linh hồn cũng thế. Chính cái đó không chết. Cái đó thọ nhận tất cả di sản duyên nghiệp của nhiều kiếp trong quá khứ để mang theo qua cơi khác.

      Ư thức được như vậy mới xem sự bệnh hoạn chết sống của phần nhục thể của kiếp hiện tại không làm ḿnh ngạc nhiên. Có ư thức được như vậy mới hoan hỉ sẵn sàng chấp nhận những ǵ xảy đến cho đời ḿnh. Trong những sự xảy đến đó có cả tốt lẫn xấu, vui lẫn buồn, thành lẫn bại, v.v...

      Sự tốt xấu vui buồn thành bại đó không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải ai đem ban bố hoặc gán cho ḿnh, mà chính cái kết tinh hoặc kết quả của việc làm gieo nhân trong những kiếp quá khứ và kiếp hiện tại.

      Thế nên, đời thường nói: “Dương gian âm cảnh đồng nhứt lư”. Thử hỏi cái nhứt lư ấy là ǵ? Nhứt lư ấy là NHÂN và QUẢ. Có mấy ai đem gieo hột giống cây dưa mà lên cây cà, cây ớt, hoặc khế, ổi bao giờ.

      Như vậy, Bần Tăng muốn lưu ư chư đạo hữu phải ư thức được như đạo hữu Minh-Thiện (1) về lẽ sống và lẽ chết. Đừng quá bận tâm v́ lẽ ấy. Nếu cần săn sóc dinh dưỡng cái xác thân này th́ nên theo lối thông thường của Đông Tây Y học cộng với khoa thần học huyền bí mà giới đạo học đă hiểu, đă hành và đang hành. Đừng quá hoảng hốt trước sự ra đi rồi làm rối loạn tâm thần. Điều cần thiết là hỏi vậy ḿnh đă làm được những ǵ để lại cho đời, cho hậu thế những sự nghiệp đạo đức, thử hỏi ḿnh có sẵn sàng kiên tâm tŕ chí với mọi thử thách của nghiệp thân và của ngoại cảnh đưa đến để làm được những ǵ đáng kể cho sự nghiệp đạo đức cùng chăng.

      Đó là phần thứ nhất. Phần thứ nhứt là phần cá nhân ḿnh, của chúng bạn đồng tu đồng hành với ḿnh đồng thế hệ. C̣n phần thứ hai là sự nghiệp đạo đức cho thế hệ ngày mai.

      Như trên đă nói: Con người không ai có thể lột vỏ sống đời trong ngàn năm muôn tuổi. Đă biết như vậy tức là đă sẵn sàng chấp nhận cái chết sẽ đến với ḿnh. Nhưng cũng đừng hoan hỉ câu chấp rằng “Nhân sinh bách tuế định chi kỳ”, nghĩa là tuy đời người là kiếp trăm năm, nhưng lần tay tính lại đă có mấy người nên trăm tuổi.

      Sự tu thân hành đạo cũng phải ư thức rộng lớn lâu dài, chớ không nên hạn hẹp cho riêng phần ḿnh rồi phải mang tiếng độc thiện kỳ thân.

      Một khi ḿnh đă chấp nhận rằng sự cần thiết cho đời người là phải tu thân hành Đạo. Có tu thân hành Đạo mới mong cải tiến con người đến chí thiện chí mỹ vào hàng Thánh-thiện Thánh-nhân.

      Cơi đời thiên hạ có được an lạc thái b́nh là phải có đa số phần tử con người chí thiện chí nhân.

      Người lập vườn, muốn cho huê viên ḿnh được sặc sỡ cả rừng hoa cúc, hoa huệ, lẽ tất nhiên phải gieo cho thật nhiều giống hoa cúc hoa huệ mới mong đạt được sở nguyện. Nếu trong thế gian này, đa số (chưa nói rằng hầu hết) con người là những phần tử xấu, hỏi vậy có đời nào chứng kiến được một gia đ́nh tốt, một quốc gia tốt, một xă hội nhân loại tốt.

      Người đời thường ao ước đến bao giờ hưởng được cảnh thái ḥa an lạc như cha lành, con thảo, vợ hiền, tôi ngay, nhà không đóng cửa, tài sản vẫn c̣n  nguyên, ngoài đường của rơi không người lượm lấy. Nếu ước suông như vậy chẳng khác nào người chủ vườn muốn được một huê viên toàn là hoa huệ, hoa  cúc, nhưng chính ḿnh chỉ ước suông mà không lo t́m hột cúc, hột huệ đem gieo.

      Cũng nên lập lại rằng: Muốn cho quốc gia thạnh trị, nhân dân cộng hưởng an lạc thái ḥa, th́ phải tạo điều kiện Thánh-thiện trong ḷng mọi người. Nếu cấp lănh đạo một quốc gia tự  đảm nhận lấy trách nhiệm xem ḿnh như ông cha trong một nước, biết lo chăm sóc đến no ấm, học hành, sức khỏe, hạnh phúc của nhân dân như chính con cháu của ḿnh trong gia đ́nh. Nếu người cha trong một đơn vị gia đ́nh biết lo bổn phận làm chồng làm cha cho phải đạo, nếu người vợ trong gia đ́nh biết lo hoàn thành bổn phận tề gia nội trợ giúp chồng nuôi con, nếu trong anh em chị em cùng gia đ́nh được thuận ḥa hiếu thảo, nếu giữa con người và con người cùng quí mến thương yêu tôn trọng danh dự tài sản cho nhau, cảnh thái b́nh an lạc tự nhiên đă có sẵn rồi, không cần phải đi t́m kiếm vận động từ Đông sang Tây, từ Nam sang Bắc.

      Mỗi người có được ư thức như vậy, không phải tự dưng mà có. Một quốc gia muốn được vậy, người cầm đầu phải làm gương trước nhứt. Một gia đ́nh muốn được vậy, người cha là chủ gia đ́nh phải làm gương trước nhứt.

      Chủ một quốc gia, hay chủ một gia đ́nh cũng thế, muốn cho nhân dân hưởng ứng, muốn cho con cháu noi theo ư chí của ḿnh, th́ chủ nhân ông ấy phải tạo điều kiện cho thiên hạ làm theo.

      Nêu một thí dụ: hễ vua xem dân như con cháu, th́ dân kính vua như cha như ông. Mối t́nh thương yêu kính nể tương quan đồng điệu lẫn nhau sẽ tạo nên cảnh tương thân tương trợ, sẽ tạo nên cảnh an lạc thái ḥa.

      Trong lănh vực Đạo giáo cũng thế. Người lănh đạo tinh thần nên làm gương trước để nhân sinh tín hữu nh́n đó làm theo.

      Trước đây HƯNG-ĐẠO ĐẠI-VƯƠNG đă có nêu lên vấn đề lập ngôi vườn đạo đức, thật là chí lư thay! Bần Tăng hôm nay cũng muốn phụ họa để xác nhận phần chí lư đó.

      Chư đạo hữu đừng nên bao giờ có ư nghĩ rằng ḿnh tu đây chỉ là tu cho ḿnh, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, và làm đến chừng nào th́ hay chừng ấy, c̣n con cái trong gia đ́nh để phó mặc cho đứa nào có duyên th́ giác ngộ mà làm theo. Nếu ḿnh ép nó sợ e bán đồ nhi phế rồi mang tội.

      Không nên nghĩ như vậy. Điểm thứ nhứt nói rằng có duyên. Thử hỏi: Duyên là ǵ? Có phải là nhân duyên, là lư do khởi thỉ, v́ chúng nó đă có nhân duyên trong quá khứ nên hiện tại mới đầu thai trong gia đ́nh ḿnh. Như vậy, t́nh nghĩa vợ chồng, cha con, anh chị em hiện diện trong một gia đ́nh đều có nhân duyên với nhau.

      C̣n điểm thứ hai rằng sợ e bán đồ nhi phế. Thử hỏi có phải chỉ đám hậu sanh mới có thể bán đồ nhi phế c̣n thế hệ người lớn không bán đồ nhi phế hay sao? Nếu rằng đúng th́ tại sao có những vị đă tu thân hành Đạo gần suốt một đời người, nhưng lại bỏ dở v́ lư do đỉnh chung phú quí công hầu hoặc v́ lư do một cảnh ngộ nào đó va chạm giữa t́nh đồng đạo rồi mất đức tin luôn. Rất đỗi trước kia trường chay gần măn kiếp nay chẳng c̣n một bữa rau tương...

      Để giúp  chư đạo hữu giải quyết hai điểm trên:

      Trước nhứt là nhân duyên: chúng nó đă có nhân duyên nên mới sinh trưởng làm con cái của ḿnh. Ḿnh đă thương yêu chúng, đă lo hoạn dưỡng chăm sóc được nên vai nên vóc, cho ăn no mặc ấm, cho học hành chữ nghĩa tinh khôn, nhưng đó chỉ mới được phân nửa bổn phận, v́ chúng nó chỉ được chăm sóc về thể xác, về lư trí, nhưng về tinh thần về lương tri, về linh hồn c̣n đói khát. Muốn làm tṛn sứ mạng của một người cha, phải tạo điều kiện dắt d́u cho chúng nó hiểu được Đạo như ḿnh đă hiểu. Khi chúng nó hiểu Đạo, hành Đạo, có hai cái lợi về mặt âm chất và tinh thần.

      Về mặt âm chất, cha mẹ đă tu, đă lập công bồi đức, dựng gầy âm chất, đám con cái cùng tu cùng lập công bồi đức dựng gầy âm chất, sẽ giúp cho sự tiến hóa tăng trưởng mau lẹ đến ngày đạt Đạo.

      Ví như về mặt vật chất, nếu cha mẹ gia công hôm sớm tảo tần t́m kiếm bạc tiền, trong lúc đó con cái trong nhà ăn chơi tiêu xài phung phí, hỏi đến bao giờ sự nghiệp vật chất mới được phú túc đủ đầy?

      Về mặt âm chất cũng tương tự như thế. Một khi chúng nó biết Đạo, tu thân hành Đạo, sẽ hỗ tương cha mẹ phấn chấn tinh thần làm thay đổi cuộc diện nếp sống trong gia đ́nh càng thêm đầm ấm vui vẻ.

      Ngược lại, nếu cha mẹ lo cần cù tiện  tặn, chắc mót tu công bồi đức, trong lúc con cái lại sa đọa ăn chơi, chúng trở về khảo đảo làm cha mẹ bực bội tâm thần, làm sao yên ḷng tu dưỡng.

      Điểm thứ hai về mặt tinh thần: như bác sĩ Tây Y công nhận vi trùng bệnh truyền nhiễm hay lây, nhưng có mấy ai nh́n thấy sự lây của những tâm hồn băng hoại hư hỏng sa đọa. Chẳng những thế, sự lây càng gấp trăm ngàn lần mạnh dạn và mau lẹ.

      Thử kiểm điểm lại phong tục tập quán, nào luân lư cổ truyền của dân tộc này trước thời tiền chiến như thế nào, và đến ngày nay những nề nếp ấy đă bị phá sản một cách gia tốc kinh khủng, nếu không nói là truyền nhiễm th́ là nói cách nào đây! V́ nó không có vi trùng nên dùng kiến chiếu đại của bác sĩ Tây Y không nh́n ra nó.

      Nhưng than ôi! tuy không nh́n h́nh tướng nó nhưng nó đă đục khoét làm băng hoại, nó rúc rỉa hao ṃn biết bao những tâm hồn trong trắng. Nó tàn phá làm sụp đổ một truyền thống được mệnh danh là bốn ngàn năm Văn Hiến.

      Nếu mỗi đơn vị gia đ́nh cha mẹ có Đạo hăy tạo cho con cái ḿnh một nề nếp đạo đức, chúng nó sẽ có được một nếp sống thanh cao khả ái. Mặt tinh thần ấy sẽ gây ảnh hưởng (lây) cho những gia đ́nh kế cận. Nếu có nhiều và thật nhiều gia đ́nh được như thế, th́ ảnh hưởng (lây) càng lan rộng khắp chốn mọi nơi.

      Để giải quyết điểm thứ hai là bán đồ nhi phế, lời tục thường ví: “Gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng”. Một khi đă tạo điều kiện cho chúng nó thành một tập thể rồi, chúng nó sẽ quây quần sinh hoạt ràng buộc lẫn nhau trong một tập thể, ví như cây trong rừng mọc chen chúc thật đông, dầu bao cơn mưa dông gió băo, cây vẫn nương nhau mà đứng. Chúng nó sẽ v́ sự tôn trọng nội quy sinh hoạt tập thể ràng buộc lẫn nhau không thể bị sa ngă v́ cuồng phong băo táp của thế sự sa đọa.

      Ngược lại, khi nào ḿnh tự ư tách rời khỏi sinh hoạt tập thể, không có ǵ ràng buộc nên không thắng được sự mệt nhọc uể oải biếng lười rồi đưa đến bán đồ nhi phế. Có phải vậy hay không hỡi chư đạo hữu?

      Chỉ trừ ra những hàng đại nguyên-căn thánh-triết mới tự ḿnh tập cho ḿnh đứng vững trước mọi cuồng phong băo táp của thế sự, c̣n ngoài ra hầu hết từ hàng nguyên-nhân trở xuống hóa-nhân đều phải cần đến sự sống tập thể để ràng buộc nương níu lẫn nhau hầu đi đến nơi đến chốn.

Thi:

Cùng nhau kết hợp để tu hành,

Nương níu dắt d́u lớp tuổi xanh;

Dầu Đạo dầu đời nguyên tắc ấy,

Mới mong đắc quả với công thành.

Bài:

       Cơm có canh tu hành có bạn,

       Dắt d́u nhau trên đoạn đường trần;

              Gióng chuông tỉnh thức hồn dân,

Qua cơn mê muội t́m lần về nguyên.

       Dầu Tiên Phật Thánh Hiền cũng thế,

       Trước vầy đoàn tập thể chen chưn;

              Kẻ này ngă, người kia nưng,

Như cây lớp lớp trong rừng nương nhau.

       Nên ư thức tạo đào lớp trẻ,

       Măng muốn cho khỏi rẻ ngoài hàng;

              Phải tua cặm những bắt giàn,

Cho dây theo đó dịu dàng ḅ lên.

              Đó là hậu tấn sẽ nên...!

        Chư đạo hữu! v́ ḷng thương nhau, Bần Tăng đă dành mọi thiện cảm đem những tâm tư cùng kinh nghiệm của ḿnh để giúp chư đạo hữu trong muôn một. V́ đường Đạo rộng dài nhưng trí người có hạn, cố gắng tinh tiến thêm lên.

Phật Tiên trước cũng người phàm,

Tịnh nên Tiên Phật, mê làm chúng sanh.

Thi:

Đêm đă khuya rồi đạo hữu ơi !

V́ thương nên để bấy nhiêu lời;

Rán tu tỉnh ngộ nên Tiên Phật,

Tṛn vẹn gặp nhau chốn cơi Trời.

      Bần Tăng tạm dừng bút nơi đây, xin hẹn ngày tái ngộ, tạm giă từ, chư đạo hữu giữ tinh thần đạo mạch và quí mến...

Chú thích:

Đạo-Trưởng MINH-THIỆN lúc sanh thời là Định-Pháp Tổng-Lư của Minh-Lư Thánh-Hội (Tam Tông Miếu), sau khi quy liễu đắc quả vị BÁT-NHĂ THIỀN-SƯ vẫn thường giáng cơ dạy Đạo.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh