KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA

QUYỂN THỨ TƯ

13.- PHẨM TR̀

Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập - Hán dịch

Tỳ kheo Thích Trí Tịnh - Việt dịch

      Lúc bấy giờ, ngài Dược-Vương đại Bồ-Tát và ngài Đại-Nhạo-Thuyết Bồ-Tát Ma-ha-tát cùng chung với quyến-thuộc hai muôn vị Bồ-Tát đều ở trước Phật nói lời thệ rằng: "Cúi mong đức Thế-Tôn chớ lo, sau khi Phật diệt độ chúng con sẽ phụng tŕ đọc tụng nói kinh điển này, đời ác sau, chúng sanh căn lành càng ít, nhiều kẻ tăng-thượng mạn tham lợi dưỡng cúng-dường, thêm lớn căn chẳng lành, xa ĺa đạo giải thoát, dầu khó có thể giáo hóa, chúng con sẽ khởi sức nhẫn lớn đọc tụng kinh này, thọ-tŕ giải nói biên chép, dùng các món cúng dường cho đến chẳng tiếc thân mạng"

      Lúc đó, trong chúng có năm trăm vị A-la-hán đă được thọ kư đồng bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Chúng con cũng tự thệ nguyện ở nơi cơi khác rộng nói kinh này".

      Lại có bậc học và vô học tám ngh́n người đă được thọ kư đồng từ chỗ ngồi đứng dậy, chấp tay hướng về phía Phật nói lời thệ rằng: "Thế-Tôn! Chúng con cũng sẽ ở cơi khác rộng nói kinh này. V́ sao? -V́ người trong nước Ta-bà nhiều điều tệ ác, ôm ḷng tăng-thượng-mạn, công đức cạn mỏng, giận hờn, tà vạy tâm không chơn thật".

      Khi đó, d́ của Phật là Đại-Ái-Đạo Tỳ-kheo-ni cùng chung với bậc "học" và "vô học" Tỳ-kheo-ni sáu ngh́n người đồng từ chỗ ngồi đứng dậy chấp tay chiêm ngưỡng dung nhan của Phật mắt chẳng tạm rời.

      Bấy giờ, Thế-Tôn bảo Kiều-Đàm-Di: "Cớ chi có sắc buồn mà nh́n Như-Lai, tâm ngươi toan không cho rằng ta chẳng nói đến tên ngươi, để thọ kư thành vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác ư?

      Kiều-Đàm-Di! Ta trước tổng nói tất cả Thanh-văn đều đă được thọ-kư , nay ngươi muốn biết thọ kư đó, đời tương lai sau ngươi sẽ ở trong pháp hội của sáu muôn tám ngh́n ức đức Phật làm vị đại Pháp-Sư và sáu ngh́n vị "học" "vô-học" Tỳ-kheo-ni đều làm Pháp-sư. Ngươi lần lần đủ đạo hạnh Bồ-Tát như thế sẽ được thành Phật hiệu là Nhứt-Thiết Chúng-Sanh Hỷ-Kiến Như-Lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-Thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Điều-ngự trượng-phu, Thiên-Nhân-Sư, Phật Thế-Tôn.

      Kiều-Đàm-Di! Đức Nhứt-Thiết Chúng-Sanh Hỷ-Kiến Phật đó và sáu ngh́n Bồ-Tát tuần tự thọ kư được đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.

      Bấy giờ, mẹ của La-Hầu-La là bà Gia-Du-Đà-La Tỳ-kheo-ni nghĩ rằng: "Thế-Tôn ở nơi trong hội thọ kư riêng chẳng nói đến tên tôi".

      Phật bảo bà Gia-Du-Đà-La: "Ngươi ở đời sau trong pháp hội của trăm ngh́n muôn ức đức Phật, tu hạnh Bồ-Tát, làm vị đại Pháp-sư, lần lần đầy đủ Phật đạo ở trong cơi Thiện-Quốc sẽ được thành Phật hiệu là Cụ-Túc Thiên-Vạn Quang-Tướng Như-Lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Điều-ngự trượng-phu, Thiên-Nhân-Sư, Phật Thế-Tôn. Phật sống lâu vô lượng vô số kiếp.

      Lúc đó bà Đại-Ái-Đạo Tỳ-kheo-ni và bà Gia-Du-Đà-La Tỳ-kheo-ni cùng cả quyến thuộc đều rất vui mừng được việc chưa từng có, liền ở trước Phật mà nói kệ rằng:

Đấng Thế-Tôn Đạo-Sư

Làm an ổn trời người

Chúng con nghe thọ kư

Ḷng an vui đầy đủ.

      Các vị Tỳ-kheo-ni nói kệ đó rồi, bạch Phật rằng: "Chúng con cũng có thể ở cơi nước phương khác rộng tuyên nói kinh này".

      Bấy giờ, đức Thế-Tôn nh́n tám mươi muôn ức na-do-tha vị đại Bồ-Tát, các vị Bồ-Tát đó đều là bậc bất-thối-chuyển, chuyển-pháp-luân bất-thối được các pháp tổng-tŕ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phật một ḷng chấp tay mà nghĩ rằng: "Nếu đức Thế-Tôn dạy bảo chúng ta nói kinh này, thời chúng ta sẽ như là Phật dạy rộng tuyên nói pháp này".

      Các vị đó lại nghĩ: "Nay đức Phật yên lặng chẳng thấy dạy bảo, chúng ta phải làm thế nào?"

      Lúc đó, các vị Bồ-Tát kính thuận ư của Phật, và muốn tự thỏa măn bổn nguyện, bèn ở trước Phật nói lớn tiếng mà phát lời thệ rằng: "Thế-Tôn, sau khi Như-Lai diệt độ, chúng con đi giáp ṿng qua lại khắp mười phương thế giới hay khiến chúng sanh biên chép kinh này, thọ tŕ, đọc tụng, giải nói nghĩa lư, nghĩ nhớ chơn chánh, đúng như pháp mà tu hành, như thế đều là sức oai thần của Phật. Cúi mong đức Thế-Tôn ở phương khác xa giữ ǵn cho".

      Tức thời các vị Bồ-Tát đều đồng tiếng mà nói kệ rằng:

Cúi mong Phật chớ lo

Sau khi Phật diệt độ

Trong đời ác ghê sợ

Chúng con sẽ rộng nói.

Có những người vô trí

Lời ác mắng rủa thảy

Và dao gậy đánh đập

Chúng con đều phải nhẫn.

Tỳ-kheo trong đời ác

Trí tà ḷng dua vạy

Chưa được nói đă được

Ḷng ngă mạn dẫy đầy,

Hoặc người mặc áo nạp

Lặng lẽ ở chỗ vắng

Tự nói tu chơn đạo

Khinh rẻ trong nhân gian

V́ ham ưa danh lợi

Nói pháp cho bạch-y

Được người đời cung kính

Như lục thông La-hán

Người đó ôm ḷng ác

Thường nghĩ việc thế-tục

Giả danh “A-luyện-nhă”

Ưa nói lỗi chúng con

Mà nói như thế này

Các bọn Tỳ-kheo này

V́ ḷng tham lợi dưỡng

Nói luận nghĩa ngoại đạo

Tự làm kinh điển đó

Dối lầm người trong đời

V́ muốn cầu danh tiếng

Mà giải nói kinh đó

Thường ở trong đại chúng

V́ muốn phá chúng con

Đến Quốc-vương, quan lớn

Bà-la-môn, cư-sĩ

Và chúng Tỳ-kheo khác

Chê bai nói xấu con

Đó là người tà kiến

Nói luận nghĩa ngoại đạo

Chúng con v́ kính Phật

Đều nhẫn các ác đó

Bị người đó khinh rằng

Các ngươi đều là Phật

Lời khinh mạn dường ấy

Đều sẽ nhẫn thọï đó.

Trong đời ác kiếp trược

Nhiều các sự sợ sệt

Quỷ dữ nhập thân kia

Mắng rủa hủy nhục con

Chúng con kính tin Phật

Sẽ mặc giáp nhẫn nhục

V́ để nói kinh này

Nên nhẫn các việc khó,

Con chẳng mến thân mạng

Chỉ tiếc đạo vô thượng.

Chúng con ở đời sau

Hộ tŕ lời Phật dặn

Thế-Tôn tự nên biết

Tỳ-kheo đời ác trược

Chẳng biết Phật phương tiện

Tùy cơ nghi nói pháp

Chau mày nói lời ác

Luôn luôn bị xua đuổi

Xa rời nơi chùa tháp

Các điều ác như thế

Nhớ lời Phật dặn bảo

Đều sẽ nhẫn việc đó

Các thành ấp xóm làng

Kia có người cầu pháp

Con đều đến chỗ đó

Nói pháp của Phật dặn.

Con là sứ của Phật

Ở trong chúng không sợ

Con sẽ khéo nói pháp

Xin Phật an ḷng ở

Con ở trước Thế-Tôn

Mười phương Phật đến nhóm

Phát lời thệ như thế

Phật tự rơ ḷng con.

____________

KINH DIỆU-PHÁP LIÊN-HOA

HẾT QUYỂN THỨ TƯ

      Ôm châu đi làm thuê mướn, được chút ít cho là đủ. Nơi cao nguyên đào giếng, chí cầu suối sâu. Tháp báu vọt lên giáo hóa tṛn khắp. Nhân cùng quả đồng nói. Pháp mầu ư khẩn cầu.

      NAM-MÔ PHÁP-HOA HỘI-THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT. (3 lần)

      Năm trăm đệ tử thọ kư chứng quả Phật. Tháp Phật Đa-Bảo vọt ra trước, Ngài Nhạo-Thuyết hỏi căn nguyên. V́ pháp cầu thầy hiền, nghe diễn kinh Diệu-Liên.

      NAM-MÔ QUÁ-KHỨ ĐA-BẢO PHẬT. (3 lần)

____________

THÍCH NGHĨA

      (1) 1.- Tỳ-kheo ; 2.- Tỳ-kheo ni ; 3.- Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.

      (2) Lănh hội pháp mầu, ḷng vui mừng, thân khoan khoái gọi là "pháp-hỷ-thực".

      Trụ trong thiền định, tâm an, thân khoẻ gọi là "Thiền-duyệt-thực".

      (3)  1.- Pháp-vô-ngại (có trí nói pháp suốt thông)

            2.- Từ-vô-ngại (lời tiếng đầy đủ không trệ)

            3.- Nghĩa-vô-ngại (nghĩa ư thấu đáo)

            4.- Nhạo-thuyết-vô-ngại (thường ưa thích nói pháp).

      (4)  1.- Nội hữu sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát

            2.- Nội vô sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát

            3.- Tịnh bội xả thân tác chứng giải thoát

            4.- Hư không xứ giải thoát

            5.- Thức vô biên xứ giải thoát

            6.- Vô sở hữu xứ giải thoát

            7.- Phi hữu tưởng phi vô tưởng giải thoát

            8.- Diệt thọ tưởng giải thoát.

      (5) Tham, sân, si.

      (6) Sau khi Phật diệt độ, thời kỳ đầu giáo pháp cùng người tu,chứng quả v.v., cũng như khi Phật c̣n tại thế thời gọi là "thời kỳ chánh pháp". Lần lần người tu và chứng quả không được như trước thời gọi là "thời kỳ tượng pháp" (tương tự).

      (7) Được ít mà lầm tự cho là được nhiều, chứng bậc thấp mà lầm cho là chứng bậc cao.

      (8) Sư-tử làm chúa loài muông thú, ở trong hàng thú tự tại vô úy. Ṭa sư-tử chính là lấy nghĩa tự-tại vô-úy đó.

      (9) Biên chép và thọ tŕ.

      (10) Một đại-kiếp có 4 kỳ trung-kiếp:

Trung-kiếp thành.

Trung-kiếp trụ

Trung-kiếp hoại

Trung-kiếp không

      - Thành là kết cấu hiện thành thế giới. Trụ là thời kỳ toàn vẹn thế giới hữu t́nh đều đầy đủ như hiện nay đây vậy. Hoại là hư ră, thế giới hư ră do 3 nguyên nhân: A- Lửa; B- Nước; C- Gió. Trong đây kiếp thiêu chính là thời kỳ lửa cháy tan thế giới. Tan hết là KHÔNG.

      (11) Tiếng Phạn, nghĩa là giũ sạch bụi nhơ (đầu tẩu) có 12 hạnh:

Mặc phấn tảo y.

Chỉ ba y không được dư

Thường khất thực

Ngày một bửa ăn chánh

Ngày một lần ngồi ăn.

Ăn có tiết lượng

Ở chỗ vắng vẻ

Ngồi trong g̣ mả

Ngồi dưới bóng cây

Ngồi chỗ trống

Tùy hạp ngồi

Ngồi luôn không nằm.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh