Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

ĐẠI GIÁC KIM TIÊN THIÊN HUYỀN TÂM

LUẬN VỀ ĂN CHAY – VIỆC ĐỘ SIÊU

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, ngày 5-7-1978

        Thi rằng:

Lời vàng giá ngọc ít vần thi,

Rỉ rót vào tai đă mấy kỳ,

Phù trầm vạn nẻo đường minh chánh,

Phấn sĩ anh hào, biện nữ nhi.

       Lăo: THIÊN-HUYỀN-TÂM. Hôm nay là ngày lành, Lăo xin tái giáng đôi lời minh thuyết. Qua các giai đoạn luân lư thông thường như cũng đă tạm xong các đề mục. Nay lăo bắt đầu biện luận về vấn đề Ăn Chay để mỗi lư luận khỏi thắc mắc và những dụng ư sai lầm.

       Cũng như có nhiều trường hợp tại sao mấy người tu họ phải ăn chay trường? Tại sao các người có Đạo Cao-Đài hoặc Phật-Đạo họ cần ăn kỳ? Ăn chay như vậy để có lợi ích ǵ? Bằng các câu chất vấn:

       1) Quí vị ăn chay để làm ǵ? Ăn chay để chờ đến ngày lâm chung có Phật rước? Nếu vậy những người không ăn chay th́ đi xuống địa ngục hết chăng? Và ăn chay có chắc chắn lên Thiên-Đàng không?

       2) Hoặc rằng các người ăn chay chắc để cho gầy ốm, nhẹ ḿnh dễ bay, chờ mọc cánh bay lên trời phải không? Và có chắc như vậy hay không? Hay ăn chay để rồi vẫn xuống địa ngục?

       3) Ăn chay có thể là cốt để kiêng sát sinh phải không? Nếu vậy, ta cứ đi mua ăn th́ ta đâu có chịu tội sát sinh. Ăn chay có phải là bị Kinh sách lừa bịp, tức là dại mà nghe lời không?

       4) Mấy người ăn chay có phải là họ muốn cầu phúc không? Nếu người ăn chay được phúc đức, th́ tất cả những kẻ không ăn chay họ lại mắc họa hết chăng? Như vậy lư chay không đúng, bởi v́ những người tham gian hung bạo không ăn chay họ vẫn giàu sang kia mà.

       5) Ăn chay có thể các người đó cốt để hăm xác cho tiều tụy, dễ sanh bịnh hoạn mau chết để họ thành Phật? Nhưng không biết chắc thành Phật hay lại cũng hóa ma ở địa ngục?

       6) Ăn chay có thể dùng để cho Trời Phật nhờ cậy, hoặc để cho các vị Giáo-Chủ quá cố cậy nhờ vào sự ăn chay ấy để cầu cho họ được có lợi ích?

       Tôi xin đáp rằng: sẽ có nhiều quan niệm rất sai lầm.

       1.) Trả lời cho câu hỏi thứ nhứt rằng: sự ăn chay trường dầu ngày lâm chung chưa được Phật rước ngay là tại v́ những người ấy không có tu pháp, không có ngồi thiền, nhưng trên đỉnh đầu họ vẫn có chiếu ánh hào quang v́ nhờ ăn chay và tụng Kinh niệm Phật. Nếu lúc dứt hơi mà được các vị tăng ni, hoặc đồng nam, đồng nữ đến cầu Kinh tiếp dẫn, hoặc cầu siêu độ th́ các linh hồn này sẽ được trực văng Thiên-Thai. Nhưng khi được sinh cư nơi phước địa th́ các linh hồn này c̣n phải tu luyện trót ngàn năm mới trở thành một vị Phật, là bởi v́ những ngày c̣n sanh tiền, các vị này chưa tạo đặng kim-thân là v́ tu không có pháp. Không có pháp tức là không tạo đặng kim-thân, không có kim-thân th́ chưa đặng thành Phật thật sự.

       Tại sao ở thế gian người ta tu đúng chơn truyền th́ chỉ có một đời người ta được thành vị Phật? Mà trong khi các linh hồn được ở nơi Bồng-Lai phước địa c̣n phải tu hành đến cả ngàn năm thay v́ trong khi họ đă thảnh thơi, sung sướng. Nơi đây vốn là chỗ không cạnh tranh, không phiền năo, mà người ta chỉ có an hưởng các tự tại ấy để tu. Bởi v́ sự tu luyện ở cơi Phật tuy dầu tự tại, nhưng v́ không c̣n cái thể thân vật-chất, mất cái thể thân vật-chất tức là người ta mất cái Tam-bửu và cái Ngũ-hành, mất luôn cái Thất-t́nh và Lục-dục. Bởi cái Thất-t́nh nếu không biết xử dụng th́ nó sẽ hại cho linh hồn ngày lâm chung phải sa xuống bảy cửa địa-ngục. Nếu ta biết dùng th́ nó sẽ đưa ta lên tới bảy cơi Thiên-Đàng. C̣n cái Lục-dục nếu ta không biết dùng th́ sau nó sẽ hóa ra các đường luân hồi lục đạo. Biết dùng th́ nó tức là Lục-thông đạo, tức là sáu nẻo quang minh giúp cho ta đắc thành Tiên Phật. Lúc ta bị mất nó th́ ta rất khó thể luyện tu. Cũng như cái Tam-bửu và Ngũ-hành bị mất th́ cũng ví như qua biển không có chiếc thuyền. Tuy dầu các linh hồn ấy vẫn chưa hẳn là vị Phật nhưng các sự thung dung nhàn lạc vẫn được y như Phật. Nếu ngày tiền sinh mà không biết ăn chay th́ các tinh thần ấy vẫn bị ảnh hưởng chất huyết nhục, ô trược, nặng nề của hậu thiên, th́ trong khi hồn rời khỏi xác phải chịu nặng nề, v́ bẩm chất hậu-thiên ấy mà các linh hồn này phải sa xuống địa ngục.

       2.) Câu thứ hai đáp rằng: nếu người ta chỉ dùng sự ăn chay để gầy nhẹ ḿnh bay lên trời dễ hoặc trong khi bay lên trời mà người ta được thấy th́ ắt là tất cả trên thế gian nầy sẽ không có người nào c̣n chịu ăn mặn, và sẽ có sự tranh nhau để ăn chay, rồi cũng sẽ có gây ra mạnh c̣n, yếu mất. V́ sự vô vi ấy quá thậm thâm, khiến không ai chứng minh thực tại được, thế mà các người chơn tu mới được thư thả thành công. Dầu gầy khô hay mập mạp vẫn phi thăng đến cơi Thiên-Đàng cũng rất tự nhiên. Họ đâu có ngại ǵ cái thể xác mập hoặc gầy.

       3.) Câu thứ ba đáp rằng: sự ăn chay để kiêng cữ sát sanh có một lư đúng nhưng chưa hẳn. Một lư chánh là để khử trược lưu thanh. Người ta cần dụng chất thảo mộc để làm vật thực nuôi dưỡng thể thân, ấy là cần làm cho thể xác và linh hồn nhờ nơi bẩm chất Tiên-thiên ấy mà được thanh nhẹ. V́ thực chất thanh vị thuộc Tiên-thiên “phù giả chi thanh”, chất huyết nhục của thú cầm thuộc Hậu-thiên “trầm ư chi trược”. Ăn chay th́ tu luyện mới thâu nạp đặng Xá-lợi-tử kim-đơn.

       Nếu như người đă thực hiện được việc ăn chay trường th́ cũng nên dụng phép ngồi thiền mà luyện đơn nấu thuốc, hớp khí Tiên-thiên mà dưỡng nuôi thân thể cho đặng tráng kiện, lấy nước Ma-ha nuốt vào mà diệt hết kiếp tử sinh. Thường chuyển pháp luân cho âm dương ḥa hiệp mà kết thành xá-lợi th́ mới có được chín phẩm ṭa sen. Thoảng như người đă áp dụng đặng việc trường trai, tuyệt dục mà tu không có pháp th́ e ngại rằng một ngày tương lai nếu gặp một trở lực nào đó, hoặc có bịnh hoạn v́ những sự nghiên cứu của người đời rằng các thực chất thanh đạm ấy sẽ không đủ dinh dưỡng thể thân. Sự cám dỗ thực tế ấy sẽ làm cho yếu mềm tinh thần Đạo rồi sẽ dang dở công tŕnh th́ uổng bấy công phu từ thuở! Chi bằng ta tự hỏi nơi ḷng: nếu quyết định tu thân th́ phải tầm cho ra chơn-lư, bước tận thang cao, th́ ta sẽ thấy rơ sự thành công sáng tỏ ấy mà không bao giờ bỏ dở công tŕnh. Ngày ngày hưởng thú vui say với mùi Đạo pháp mà an ḷng để chờ ngày công viên quả măn mà thoát tục tầm Tiên.

       4.) Câu thứ bốn đáp rằng: nếu ăn chay để cầu phước, hoặc lư tưởng muốn ăn chay để cầu phước th́ điều đó cũng đúng với một lư chánh, bởi v́ nếu người ấy nguyện ăn chay để cầu xin điều chi của người cần, hoặc cầu xin thoát khỏi cơn bịnh ngặt đến phải nguy hiểm, hoặc cầu xin thoát khỏi các tai họa tù tội hoặc bị bắt bớ, hoặc bị kẻ dữ toan ám hại, hoặc làm ăn gặp thất bát nghèo khổ… Trong khi người ấy tĩnh tâm biết nhớ tới việc làm lành, biết nghĩ tới ḷng bác ái của Trời Phật mà nguyện xin ăn chay để cầu phước th́ chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Không phải sự ăn chay của người ấy đem sự thắng lợi chi cho Trời Phật, mà sự ăn chay ấy để chứng tỏ rằng người đă cải thiện tập tánh lành và tỏ ḷng tín ngưỡng Trời Phật mà biết đến cầu cạnh. Việc ăn chay là một việc rất lành và rất khó khăn đối với loài người trên cơi vật-chất, th́ đối với Trời Phật xem như rất có giá trị hơn. Ăn chay là một điều đại phúc đối với luật Đạo cũng như đời, v́ một ngày ăn chay là một ngày không sát vật, cũng có thể giảm được các việc làm ác, cũng có thể giảm khẩu và giảm thiệt, không hành động hung dữ.

       Mười ngày ăn chay sẽ tập được chút tánh lành v́ bớt được chất huyết nhục của loài vật nên làm êm dịu tâm địa được ít nhiều. Một tháng ăn chay sẽ thấy có phúc đức v́ nhờ có Thánh Thần pḥ hộ cho người nên các tai họa rủi ro được lánh khỏi. Một năm ăn chay th́ sẽ có nhiều âm chất v́ đă giảm được rất nhiều việc ác th́ phúc lành sẽ đưa tới tự nhiên. Được mười năm ăn chay th́ từ trên đỉnh đầu người sẽ phát xuất ánh hào quang chiếu ra ngoài, th́ sẽ có Thánh Thần luôn luôn hỗ trợ theo đạo hào quang ấy mà che chở hết các tai họa, tà quỉ không dám xâm phạm quấy nhiễu, tinh thần phát huệ, trí hóa thông minh, sắc tướng cũng phát đạt v́ nhờ nơi phúc đức ấy. Nếu trọn đời ăn chay th́ ba đời hưởng phước lộc. Nếu không ăn chay th́ chuyện họa phúc sẽ tùy thuộc vào đức tính của mỗi cá nhân.

       5.) Câu thứ năm đáp rằng: nếu nghĩ rằng các người ăn chay trường là cốt để hăm xác cho mau chết để thành Phật th́ vốn là một quan niệm rất sai lầm cũng như trẻ nhỏ đời xưa có tục sợ ông già ba bị, chín quai có 12 con mắt. Nếu luật tu hành dạy ăn chay để hăm xác th́ sẽ có câu trả lời rằng: Ấy là một tṛ đùa! Luận về Thiên-Đạo và Phật-Đạo th́ việc ăn chay tức là con đường thoát tục. Con đường ấy tuy dầu không mấy xa nhưng phải gắng công trên mọi khổ hạnh. Người ta cần ăn chay để khử trược, lưu thanh để tránh Nhân Quả. V́ những khi điểm anh hồn sắp rời xa thể xác th́ giữa cơn thao thao tuyệt khí lúc ấy phải cần cho đầy đủ một khối tinh quang, th́ khối tinh quang ấy mới có đủ khả năng mà thăng lên cơi Thượng-giới. Khối hào quang tinh anh ấy gồm tất cả luồng điển thanh, cũng như nhờ ăn chay và tu luyện mà lọc lừa hết các chất trược bẩn do hậu thiên cấu tạo. Gồm cho đầy đủ năng lực của Tiên-Thiên, qui Tam-Bửu lại cho đầy, hiệp Ngũ-Hành cho đủ, vận chuyển pháp luân để cho âm dương kết hợp mà tạo đặng Kim-thân. Phép tu luyện kia cũng nhờ cộng chung sự trường trai ấy mà khối tinh anh sáng tỏ như trăng chiếu lên đỉnh đầu, phối hiệp với luồng điển thanh hư th́ điểm anh hồn ấy mới có đủ khả năng mà vượt lên khỏi 7 từng lớp ác đạo, để phi thăng lên đến cơi Thượng-Giới hư vô.

       Đây Lăo xin giải rơ 12 cơi Thiên-Đường:

       - Kể từ mặt địa đạo này gọi là thế giới Ngũ Hành Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 2 gọi là Bát Quái Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 3 gọi là Tứ Tượng Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 4 gọi là Lưỡng Nghi Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 5 gọi là Thái Cực Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 6 gọi là Trung Thiên Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 7 gọi là Thất Tuyệt Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 8 gọi là Bát Tú Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 9 gọi là Cửu Đồ Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 10 gọi là Nam Thiệm Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 11 gọi là Bộ Châu Tinh.

       - Lên tới cơi thứ 12 gọi là Đại La Tinh. Cơi nầy mới là cơi Thiên-Đàng thật sự, là nơi Linh-Tiêu-Điện Bạch-Ngọc Cung chính là nơi của Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế ngự mà quản cai hết ba ngàn thế giái, tức là một nước Thiên-Đàng thật sự dành cho Trời, Phật và Thánh, Tiên an tại đời đời. Các linh hồn chơn tu sẽ được đào sanh nơi đó mà hưởng cuộc thanh nhàn, vô phiền, vô năo, bất diệt, bất sanh… và nước nầy sẽ không có mười điều dữ và ba điều ác như ở cơi thế gian.

       Khi điểm linh quang vừa xuất khỏi xác trần th́ đă sẵn có các vị Thiên-Thần cầm phướn dẫn đàng, noi theo ngọn phướn ấy mà bay thẳng lên. Nếu thoảng như linh hồn không được luyện tu, chẳng có Kim-thân, dầu cho có công ăn chay, nhưng cũng chỉ là c̣n phải tạm ở một cơi thanh nhàn nơi cơi giái trung để cần lo tu luyện thêm, khi nào chứng đặng Kim-thân rồi th́ mới lên cơi Thiên-Đàng đặng. Là bởi v́ các linh hồn không có Kim-thân sẽ không thoát qua giới tính thứ 5 tức là ṿng Thái-Cực, v́ cơi Thái-Cực nầy toàn là một thế giới lửa. Chất lửa trời sức nóng vô cùng cực, dầu cho sắc thép cũng tiêu tan! Chỉ có Kim-thân mới là chịu đựng nổi để vượt qua ṿng lửa ấy. Nhưng khi qua khỏi ṿng Thái-Cực rồi, th́ đến cơi thứ 10 sẽ không cần dùng đến Kim-thân nữa, v́ Kim-thân ấy chỉ cần dùng cho trong khi bay qua ṿng Thái-Cực mà thôi. Đến cơi thứ 10 nầy th́ ta lại bỏ Kim-thân rồi mới đặng nhẹ nhàng để tiến lên cơi thứ 11. Cũng như từ cơi giái trung mà ta cần tu diệt hết 7 cái Thất-T́nh th́ linh hồn ta đă lên được tới cơi thứ 7, là v́ mỗi cái của Thất-T́nh sẽ làm cho ta phải nặng mà tuột xuống. Trong khi từ cơi Thiên-Đàng, một Nguyên-nhân xuống thế th́ khi ấy mỗi cơi phải thêm một món cho có đủ sức nặng mới được xuống. Đến lúc trở lên ta phải bỏ mỗi thứ mới đủ nhẹ để thăng lên. Trong khi tu hành ta phải hủy bỏ hết các thứ nầy. Lên Thiên-Đàng chỉ c̣n lại có cái Kim-thân, Thượng-trí và cái Hạ-trí. Th́ ba món nầy đến cơi thứ 10 ta phải bỏ thêm cái Kim-thân. Lên tới cơi thứ 11 ta phải bỏ thêm cái Hạ-trí. Lúc bấy giờ ta chỉ c̣n lại duy nhứt có một cái Thượng-trí. Từ khi bỏ đặng cái Kim-thân th́ ta càng cảm thấy đặng nhẹ nhàng, phơi phới mà bay lên cơi thứ 11. Khi ta đến cơi thứ 11 ta bỏ được một cái Hạ-trí nữa th́ tinh thần hoạt bát, trí tuệ thông minh, thần thông quảng đại mà tiến thẳng đến cơi Đại-La tức là cơi thứ 12 là cơi Thiên-Đàng thật sự, th́ bỗng tự nhiên khi ấy h́nh dáng đặng tốt tươi, sắc tướng nghiêm trang, dụng phép mầu mà hóa thành Thiên Kim Phục Thân, khi ấy mới hoàn toàn có một Thánh-thể thật sự, trên đỉnh đầu chiếu tỏa ánh hào quang, ấy mới gọi là chơn tướng, sẽ được ngự trên ṭa sen mà đồng chung có sự sống đời đời cũng như sự sống của Trời. Ta bèn đến điện Linh-Tiêu mà ra mắt Thầy, ấy là một ngày mà ta vinh hạnh bái yết Đức Thượng-Đế và Tây Vương Mẫu nơi Linh-Tiêu Điện Bạch-Ngọc Thiên-Cung.

       Nếu luận chung về các tôn giáo hoặc một cá nhân nào tuy vẫn c̣n xử thế nhưng đă có được ăn chay dầu nhiều hay ít, giữ Đạo được tṛn th́ đến ngày lâm chung mà có được sự tiếp dẫn vong hồn trong khi hấp hối, hoặc cầu siêu độ đúng phép th́ các chơn vong ấy cũng sẽ được nhờ ân phúc mà đặng đưa về một cơi thanh nhàn không địa ngục. Thường ngày cũng có các vị Phật, Thánh, Tiên đến giảng Đạo thuyết Kinh mà độ các vong hồn ấy. Nhưng các vong hồn nầy chỉ được ở đây đợi ngày phán xét xong rồi th́ cũng phải hồi dương mà trả vay tiền nghiệp. Thoảng như có Đạo mà giữ Đạo không tṛn, 10 điều vi phạm, chay lạt không có th́ ngày lâm chung khó nỗi cứu vớt, hoặc tiền sinh nhiều tội phạm quá đáng th́ cũng không thể giải cứu!

VỀ VIỆC ĐỘ SIÊU:

       Nhắc lại việc độ siêu, tuy dầu luật Phật Thiên-điều có đặt sẵn, nhưng sự làm phép xác, hoặc tiếp dẫn lúc hấp hối, hoặc rửa tội, tẩy oan, nếu có đặng siêu hay không cũng do nơi phúc đức của các tăng, sư. Chớ không phải mỗi khi phép xác, rửa tội hoặc tiếp dẫn ấy mà đều có kết quả. Bởi v́ nếu một vị sư đứng ra làm phép xác, hoặc rửa tội, tẩy oan, hoặc chứng đàn để siêu độ mà vị ấy là người đủ phúc đức hoặc chơn tu, th́ sự hỗ trợ đó rất có kết quả tốt, các chơn vong ấy nương nhờ phúc đức của tăng, sư mà được siêu tội tiền sinh và được tiến lên cơi thanh nhàn mà hưởng phước. Nếu như những tăng, sư ấy không có chơn-đức th́ vong kia sẽ không được hưởng nhờ, cũng như siêu độ cho có lệ mà không xét đến sự thành công. V́ là tăng hoặc sư kia vẫn c̣n nhiều tội phạm, tự ḿnh không trong sạch th́ độ chúng bất thành. Hoặc cũng có khi tín chủ không thành tâm, chỉ mời tăng sư đến độ siêu cho có lễ, rồi lại bày tṛ yến tiệc, rượu thịt, chả nem, từ chủ lẫn sư a tùng nhậu nhẹt, tụng niệm là cốt để ḥ hát cho qua buổi, qua ngày th́ sự độ siêu sẽ không hữu ích. Hoặc có nhiều tiền bạc đem mướn tụng Kinh mà không thiện tâm cầu đảo, cứ nghĩ rằng ta đă bỏ tiền th́ có người tụng cầu, ta không thiết ǵ phải nhọc ḷng cầu đảo, th́ cũng chẳng có lợi ích chi. V́ phép độ siêu phải từ chủ lẫn sư, hoặc các vị đạo tâm, hoặc đồng nam, đồng nữ hiệp lực tín chủ th́ siêu đàn ấy mới thấy đặng thành công.

       6.) Sau chót là đáp lời câu thứ sáu: đề mục nầy nếu Lăo chẳng phiền giải đáp th́ quí vị cũng đă hiểu thừa rằng sự ăn chay không đem lợi ích cho Trời, cho Phật, mà ta chỉ dụng sự hữu ích cho chính ta. C̣n như những các ngày lễ vía của các vị Thánh, Phật, đăng Tiên, tức là các ngày của các vị ấy quá văng, hoặc sóc vọng, tứ quí và tam nguơn… th́ các ngày ấy đều gọi là ngày lành ghi dấu để thành lập làm những ngày chay kỳ thông lệ cho trong đồng đạo dụng làm ngày chay chính thức cho khỏi bị sai sót hoặc bị thiếu. Chớ không phải các ngày ấy là cần ăn chay để cốt ư khẩn cầu cho các vị quá cố ấy có lợi ích, hoặc cho các vị ấy được siêu thăng, v́ các bực ấy đều đă có ngôi vị ở cơi Thiên-Đàng th́ trong môn đồ chẳng thiết tha chi mà lo việc độ siêu cho các vị ấy. Nhưng chỉ có điều cần lo chay lạt các ngày ấy là cốt để ghi ơn các vị ấy thuở tiền sinh có công lao dẫn dắt để cho người người ngày nay được hiểu biết đường lối mà tu thân, cũng như đền đáp thạnh t́nh sự soi sáng ấy mà sự chay lạt kia lại là đem phúc hậu lại cho chính ḿnh, và các vị ấy cũng đoái hoài đến ḷng cảm mến mà ban bố hạnh hữu cho.

    Thi rằng:

Văn đà trút cạn mái trời Tây,

Giải lư thông qua rơ kíp chầy,

Vẹt nẻo áng mây đường u ám,

Rọi đuốc quang minh ngọc chẳng tầy.

Thi:

Mấy lời vàng đá tỏ ngày nay,

Minh thuyết Chơn-Kinh đă mấy ngày,

Khan giọng v́ đời nghiêm chánh lư,

Kẻ trọng người khinh cũng một Thầy.

Hựu:

Một Thầy mà Đạo khác nhau xa,

Tự ư người tu hăy chọn nhà,

Hữu duyên tầm nẻo đường minh chánh,

Thiếu phúc lâng khăng trẻ lại già.

Hựu:

Trẻ già sống thác tợ đường đi,

Lặn lội mê man thấy đặng ǵ?

Mệt lo rồi lại hoài công giữ,

Nhắm mắt buông tay rơ lại th́.

Hựu:

Rơ th́ vật-chất thảy hườn không,

Cơ cuộc kỳ nay đến đại đồng,

Đời tàn thấm ngẫm càng thêm xót,

Cuộc thế vần xây quả vị nồng.

Hựu:

Vị nồng chưa nếm hăy c̣n tươi,

Vui đẹp ngày thâu rơ máy Trời,

Cay đắng ai dầu chưa nhấp cạn,

Vị ngọt hương nồng măi đua bơi.

Hựu:

Đua bơi chưa thỏa bóng lại chiều,

Gối mỏi, lưng dùn thấy hẩm hiu,

Bịnh lăo qua rồi Thần-Tử rước,

Thất phách tam hồn giấc thỉu thiu.

Hựu:

Thỉu thiu giấc điệp bả vinh hoàn,

Mấy cuộc phong đồ ngẫm chứa chan,

Bạc tiền t́nh ái d́u thân khổ,

Một kiếp phù sinh giấc mộng vàng.

Hựu:

Mộng vàng thiêm thiếp tĩnh rồi say,

T́nh ái, quan liêu, cảnh lầu đài,

Cao lương mỹ vị màu hoa áo,

Hương rượu men t́nh khổ ai hay.

Hựu:

Ai hay đời khổ buổi khốn nàn,

Măn cuộc tuần hoàn những bi hoan,

Dâu bễ ai tường trong gió bụi,

Nối bước quày chân hiệp một đàng.

         Thăng…

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh