Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

LỜI NÓI ĐẦU

Ở  Á-Đông trong khoảng thời gian từ năm 658 dến năm 551 trước Tây lịch ba vị Thánh nhơn đă lần lượt xuất hiện đóng vai Giáo-Chủ ba mối Đạo là : Thích-giáo, Đạo-giáo và Nho-giáo.

           Vào năm 658 trước Tây lịch, Đức Thích-Ca lâm phàm tại xứ Népal hay Népaul thuộc Bắc Ấn-Độ. Mối Đạo của Ngài chủ trương giải khổ nhân loại.

Vào năm 604 trước Tây lịch, tại Tỉnh Hồ Nam thuộc miền Hoa-Nam nước Tàu, Đức Lăo-Tử hạ phàm mở ra mối Đạo chủ trương thoát tục siêu phàm theo con đường "Tu Thân Xử Thế ", nhưng rất lănh đạm với cuộc đời và thích sống ẩn dật không cần tiếng tăm với đời.

Sau cùng vào năm 551 trước Tây lịch, tại làng Khúc-Phụ, huyện Xương-B́nh, Tỉnh Sơn-Đông nước Tàu, Đức Khổng-Tử ra đời làm sống lại mối Đạo thời cổ Trung-Hoa mệnh danh là Nho-giáo. Nho-giáo chủ trương nhập thế và trái lại, đặt nhẹ vấn đề xuất thế, nh́n đời với con mắt lạc quan chớ không phải với con mắt bi quan, tôn trọng sự sống v́ đó là sự thị hiện đức háo sanh của Trời và t́m sự an lạc trong sự làm tṛn phận sự con người tại thế.

Xem như thế th́ chúng ta thấy rằng ba giáo nói trên khác nhau về h́nh-nhi-thượng cũng như về h́nh-nhi-hạ.

Sự khác biệt ấy chẳng qua là hậu quả của khí hậu và phong tục, tập quán của mỗi địa phương, nơi mà ba giáo đă chào đời.

Ngay khi Tam Vị Thánh-Nhân c̣n tại tiền và cả ngàn năm sau khi các Ngài đă khuất bóng, ba Tôn giáo nói trên đều được coi là ba con đường riêng biệt, và các môn đồ của Khổng Giáo chủ trương nhập thế một cách thực tế đă không ngần ngại đả kích các môn đồ Phật, Lăo, mà họ cho là hạng người yếm thế, ảo tưởng, có hại cho nhân quần xă hội (xem quyển Săi Văi của cụ Nguyễn Cư Trinh).

Măi đến thời Tam Quốc và từ đó trở đi, bắt đầu mới có các triết thuyết đă mạnh bạo nêu lên thuyết Tam-Giáo Đồng-Nguyên, hầu làm hạ xuống, nếu không nói là mất hẳn phong trào bài xích “Lăo, Phật” chi đồ của các Nho gia.

Đến thế kỷ thứ 15 có Đạo-gia Ngô-Chi-Hạc (Hou-Tché-Ho), người Tàu, đề xướng lên Đạo Tam-Thanh chuyên thờ ba vị Giáo-Chủ Tam-Giáo là : Đức Thích-Ca, Đức Lăo-Tử và Đức Khổng-Tử.

Ở nước ta, dưới triều Nhà Lư (1010-1225) và dưới Triều Nhà Trần (1225-1400) tư tưởng Tam-Giáo Đồng Nguyên đă được phổ cập khắp trong nước. Ngay tại Triều-đ́nh các Vua Nhà Lư cũng như ba Vua đầu Nhà Trần đều trọng vọng đại diện ba giáo. Họ dược Nhà Vua ban cho chức Quan (Phật quan, Lăo-quan) và được Vua coi như vị Quốc-sư  nơi chốn triều-đ́nh.

Tuy là t́nh trạng giữa ba giáo không căng thẳng như trước, nhưng không có Đạo-sĩ, Triết gia nào dám đề xướng lên sự tổng hợp các nguyên tắc căn bản của ba giáo.

Phải đợi gần năm thế kỷ sau nữa mới có sự tổng hợp ấy (năm 1926).

Th́ đây, vào năm 1926, Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế tá danh là Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát giáo đạo nam phương đă dùng Thần cơ, diệu bút lập nên một tôn giáo mới mệnh danh là ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ với hai tiêu-ngữ: “Tam giáo qui nguyên  -  Ngũ chi phục nhứt”.

Có người hỏi: Tại Á Đông nầy, trên hai ngàn năm nay đă có Ba Giáo là Nho, Thích, Lăo khuyến dân qui thiện. Ngày hôm nay Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ ra đời lại cũng chủ trương hướng dân qui thiện. Phải chăng đó là một việc thừa?

Xin thưa: Sự thật không phải thế! Hướng dân qui thiện không phải là mục đích duy nhứt của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Ngoài nó ra c̣n nhiều mục tiêu nữa rất cần thiết cho nhân loại ngày mai nói chung và cho dân tộc Việt Nam nói riêng.

Đối với dân tộc Việt, trên mảnh đất chữ  S  nầy, nó là sự hồi sanh của tư tưởng Tam Giáo Đồng Nguyên dưới hai triều Lư Trần. Nó lại c̣n đi xa hơn nữa bằng cách tổng hợp các nguyên tắc căn bản của ba Tôn Giáo nói trên về H́nh Nhi Thượng cũng như H́nh Nhi Hạ để lập thành một hệ thống chặt chẽ hợp lư đi từ giai đoạn "Nhập Thế" đến giai đoạn "Xuất Thế"của một cá nhân một cách liên tục và tuần tự nhi tiến. Dân Việt ngày nay có được một Tôn Giáo hoàn toàn Việt, phát xuất tại đất Việt, để nhờ đó không tủi hổ với người trong trong buổi "Ḥa tấu Tinh Thần" sắp tới trên hoàn cầu.

Đối với trào lưu Đại Đồng Tôn Giáo tương lai, nó sẽ là một trong số các thành phần cấu tạo có trách nhiệm phổ cập tư tưởng trong vùng Nam Á nầy.

Thật là một cuộc cách mạng vĩ đại về phương diện tinh thần mà chỉ có Trời mới dám làm và làm được.

Lẽ dễ hiểu là Tam Giáo tại Á Đông cũng như muôn ngàn Tôn Giáo khác trên hoàn cầu, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đă bắt nguồn từ ở nơi Ngài.

Chính Ngài đă cho thị hiện "Nhứt Bổn Tán Vạn Thù" th́ ngày nay, ngày giờ đến, Ngài sẽ hạ lịnh "Vạn Thù Qui Nhứt Bổn", nghĩa là, về phương diện tinh thần Vạn Giáo sẽ nh́n nhận đều cùng một gốc mà sinh ra và sẽ chấm dứt sự chống đối và thù nghịch giữa nhau để cùng tạo ḥa b́nh cho thế giới.

Cũng cần nêu lên điểm nầy : Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là sự tổng hợp các nguyên tắc căn bản của Nho - Thích - Đạo. Câu ấy không có nghĩa là : Nền Tân Tôn Giáo chỉ là sự vay mượn suông các nguyên tắc căn bản của Tam Giáo, trái lại, ngoài phần tổng hợp nói trên, nó có phần hoàn toàn mới của nó.

Mọi sự nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ cho thấy đặc điểm ấy của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Soạn giả cẩn khải,

Huệ-Lương

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh