THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

(Phần 2)

Giáo Sư Thượng Thành Thanh

(Tiếp theo và hết:)

        THIÊN CHÚA GIÁO: Trong thư tịch do các nhà huyền học công giáo để lại, các Ngài đă chủ trương:

        1. Thượng Đế là Bản Thể muôn loài, cái Bản Thể viên măn đó chỉ có thể hay biết bằng Tâm (tâm hư), nghĩa là một thứ Tâm đă trút bỏ được mọi bóng h́nh của vạn hữu, mọi ảo ảnh của vạn tượng bên ngoài," một tâm hồn đă trút bỏ được cái phàm ngă, cái tiểu ngă của ḿnh".

        Thánh Paul, đă từng nói trong một tập sách huyền học của Đức rất nổi tiếng vào khoảng thế kỷ 13, 14 nhưng không biết tác giả là ai:

        "Khi cái hoàn toàn đến th́ cái bất toàn sẽ rút lui" "Cái hoàn toàn" là cái "diệu hữu" bao quát và tóm thâu vạn hữu vào trong Bản Thể của NÓ. NÓ vốn bất biến, bất thiên, nhưng lại biến thiên mọi sự.

        C̣n "cái bất toàn" là tất cả cái ǵ phát xuất hay bắt nguồn từ "cái hoàn toàn", là "cái ǵ phân thể", là cái ǵ h́nh dung, tư nghị được.  C̣n "cái ǵ hoàn toàn viên măn" th́ không thể nào h́nh dung, tư nghị được.  Chính v́ vậy, mà ta không đặt tên được cho "cái hoàn toàn" v́ nó vốn không tên.

        Thánh John of the Cross chủ trương Thượng Đế là Bản Thể của mọi người cũng như của mọi loài.  Cho nên Thượng Đế hiện diện bằng Bản Thể ḿnh trong ḷng mọi người, dẫu đó là kẻ tội lỗi nhất.

        2. Thuyết phóng phát: Từ Bản Thể hoàn hăo ấy, muôn loài đă được phóng phát ra như ánh sáng từ mặt trời, ánh nến từ ngọn nến... Thánh Thomas d'Aquin đă viết:

        "Bởi v́ tất cả các sự hoàn hăo của vạn vật từ Thượng Đế mà xuống măi, mà Thượng Đế là tuyệt đỉnh của hoàn hăo, cho nên con người cũng phải bắt đầu từ tạo vật thấp nhất, để đi lên từng cấp, và như vậy để tiến tới sự hiểu biết Thượng Đế.

        Và v́ ở nơi Thượng Đế – ở nơi tuyệt đỉnh muôn loài ấy – ta thấy một sự đồng nhất hoàn toàn, và vạn hữu càng trở nên đồng nhất th́ càng trở nên mạnh mẽ hơn, chúng ta suy ra rằng vạn hữu càng rời xa Thượng Đế, căn nguyên của vạn loài, th́ càng trở nên khác biệt nhau."

        3.      Thượng Đế là cốt lơi, là tâm điểm muôn loài:

        Các nhà huyền học Công Giáo lại tiến lên một bước nữa là chủ trương "Thượng Đế nội tại", Thượng Đế hiện diện trong ḷng vạn hữu.

            Những lời trong Thánh Kinh Công Giáo như:

"Thần Chúa ở trong anh em"

"Đấng Christ trong ta"

"Chúa Trời ở trong ta và ban cho ta Thần Ngài"

        Như vậy, Thượng Đế chính là cốt lơi con người, là Chân Tâm con người và con người có đi sâu vào đáy ḷng, mới t́m thấy Ngài, cho nên Thánh Paul đă từng nói "Tôi sống không phải là tôi sống mà là Chúa sống trong tôi".  Thánh Paul c̣n nói: "Ai sống kết hợp với Chúa, sẽ có một Thần như Chúa" (41)

        Những điều vừa nêu là một ít chỉ dấu của thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể trong tâm hồn của một số Thánh Hiền Thiên Chúa Giáo nếu chưa phải là toàn khối của nền tôn giáo nầy.

        HỒI GIÁO: Trong Hồi Giáo có môn phái Bạch Y (Sufism) chủ trương thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể.  Trong quyển Histoire du Caodásme của Gabriel Gobron đă toát lược tư tưởng môn phái này như sau:

        Theo ông Ben Aliona vị giáo chủ của môn phái nầy (từ trần năm 1934) th́:

        Thượng Đế là duy nhất.  Vũ trụ nầy là những bức màn che thế giới vô cùng.
        Vũ trụ nầy được phóng phát ra từ Thượng Đế.  Chỉ những tâm hồn đặc biệt mới hiểu điều sâu nhiệm (bathen) ẩn áo nầy (Sirr), chứ không phải thế giới nầy được tạo dựng nên, như người tầm thường đă tưởng.  Và như vậy, Thượng Đế đă ở trong ta (Ai biết ḿnh, sẽ biết Chúa, ai chịu t́m hiểu ḿnh, sẽ tiến gần Chúa.  Phải được giác ngộ như mọi danh nhân Hồi Giáo đă chủ xướng.

        Phái Sufism cho rằng: Dẫu bao nhiêu tiên tri cũng chỉ là một người.  Họ đều là những tàn lửa do một ngọn lửa.

        Gobron nhận định thêm: Khi tiến tới một tŕnh độ tâm linh cao siêu, các bậc đạo cao đức cả vượt lên trên những người thường và coi nhau như là những người bạn của Thiên Chúa.  Họ thành khẩn kết bạn với nhau.

        Môn phái nầy muốn mọi người thương yêu nhau thật sự như sách Zohar của Do Thái hay sách Ennéades của Plotinus đă dạy.

        Abu - Yazid, một vị Thánh Hồi Giáo, nói: tôi đă gặp Chúa toàn năng trong giấc mộng, và hỏi Ngài: Đường nào về với Chúa?  Ngài đă trả lời tôi: Hăy trút bỏ ngă chấp và hăy vươn lên. (42)

        BÀ-LA-MÔN GIÁO: Có thể nói ngay được rằng: Thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể là một học thuyết then chốt, làm căn bản cho các thánh thư Ấn Độ như Veda, Upanishads, Bhagavad Gita...

        Câu hỏi triết học mà các nhà thấu thị Ấn Độ luôn luôn đặt ra cho các đệ tử cũng như cho các độc giả thánh thư là: Vũ trụ nầy do đâu mà có, đă được cấu tạo nên bằng chất liệu ǵ?  Con người đă sinh xuất từ đâu, đă do đâu sống c̣n, đă chịu đựng sự chỉ huy của ai, v.v... Và câu trả lời mặc dù dưới nhiều h́nh thức như: trực ngôn, ẩn dụ hay huyền thoại, nhưng cuối cùng đều có chung một kết luận là:

        Vũ trụ này cùng vạn hữu đều do một nguyên lư, một Bản Thể duy nhất sinh hóa ra.

            Bản Thể duy nhất ấy có rất nhiều danh hiệu như: Brahman, Atman, Brahmanaspati, Visvakasman (Tạo hóa - The All Maker), Purusha (Chân nhân), Prajapati (Chúa Tể Càn Khôn) v.v...

        Nếu nhân cách hóa Bản Thể vũ trụ ấy và gọi đó là Đấng Tối Cao, th́ Đấng Tối Cao nầy đă sinh hóa ra vũ trụ bằng chính thân thể ḿnh ..., đă hy sinh thân xác ḿnh, đă phân hóa xác thân ḿnh để tạo thành vũ trụ vạn hữu, chứ không phải là đă tạo dựng nên vũ trụ bằng một chất liệu nào ngoài ḿnh ...

        Như vậy mối dây liên lạc giữa Thượng Đế và vũ trụ là mối dây liên lạc cơ hữu (relation organique). Ví dụ Ngài là con nhện, th́ vạn hữu là tơ nhả ra từ ḷng nhện, Ngài là lửa th́ vạn hữu là những tia lửa từ lửa phóng ra. Vạn hữu với Ngài như nước với muối.  Khi muối đă ḥa tan trong nước th́ đâu có nước, đấy sẽ có muối.

        Từ học thuyết trên sinh ra hai ḍng tư tưởng:

        a)      Nhà thấu thị có thể coi Brahman là vũ trụ,

"Là lửa, Ngài sưởi ấm,

Ngài là vừng Thái Dương,

Ngài là mưa móc đượm nhuần,

Ngài là đất, là vật chất, là Thần,

Ngài là Hữu, Ngài là Vô, Ngài là Hằng Cửu

Ngài là vừng dương trong thinh không,

            Ngài ở trong người, trong không gian, trong định luật thiên nhiên.  Ngài ở trên Trời ... Ngài là Đấng toàn thiện, tối cao, bất tử ... Ngài nhập vào vạn hữu ..., y như lửa nằm trong mồi lửa ... "

            b) Nhà thấu thị cũng có thể coi Brahman, Atman là Bản Thể, là cốt lơi, là trục cốt vạn hữu.  T́m ra được cốt lơi ấy, trục cốt ấy, là hiểu được Brahman, hiểu được vạn hữu, hiểu đuợc chính ḿnh và thấy được sợi dây nhất quán, thấy được cái thực tại tế vi, chủ tể, hàm tàng trong vạn hữu.  Và khi thấy được là đạt tới chân tri, t́m thấy được Thượng Đế chính trong ḷng ḿnh, là điều kiện thiết yếu để trở nên Thần, Tiên, Phật, Thánh. (43)

IV.  CÁC TRIẾT GIA ĐÔNG TÂY VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

            A- ĐÔNG PHƯƠNG: Nếu theo định nghĩa một cách đại quan và tổng hợp cả ư nghĩa triết học như ở Âu Tây đă hiểu và ư nghĩa đạo học ở Đông Phương đă nhận định của giáo sư Nguyễn Đăng Thục:  "Sống cần phải có một hệ thống ư thức về sự vật giữa người và người trong nhân quần xă hội, giữa cái ta bất biến và cái ta biến đổi.  T́m thực hiện cái hệ thống ư thức ấy về TRỜI - ĐẤT - NGƯỜI, t́m thực hiện cái "nhất dĩ quán chi" ấy tức là triết học" (44) th́ nơi chân trời Đông Phương sau ba vĩ nhân như Đức Thánh Khổng, Đức Phật Thích-Ca, Đức Lăo Tử, c̣n có biết bao nhiêu nhà hiền triết cũng đă chủ trương thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể như Đạo Phật th́ có Mă Minh đă viết Đại Thừa Khởi Tín Luận, Long Thọ viết Trung Luận và Thập Nhị Môn Luận, Vô Trước viết Đại Thừa Trang Nghiêm Luận, v.v. tất cả đă đem giáo pháp Đại Thừa hoằng hóa chúng sanh, hướng dẫn con người quay vào nội tâm để t́m cái Đại Ngă đại đồng tức Chân Như Phật Tánh, căn cốt thường hằng bất biến của vạn vật và con người.

            Đạo Lăo th́ có Trang Tử đă viết Nam Hoa Kinh là bộ Kinh tinh thông, kỳ diệu, nhất là hai thiên Tiêu Diêu Du và Tề Vật Luận.  Tiêu Diêu Du nhằm đưa đời sống tinh thần con người đến chỗ tự do, khinh khoát hợp với tánh tự nhiên.  Tề Vật Luận bao trùm ư nghĩa "vật ngă b́nh đẳng "ta cũng là vạn vật, vạn vật cũng là ta.  Ta và vật đồng một Thể và lấy chữ Ḥa giải tỏa mọi mâu thuẫn trên đời.

            Quan niệm vũ trụ, theo Trang Tử th́ có một cái chân lư tuyệt đối, vô hạn, toàn măn tức là cái “sống chung” của Trời Đất. Cái “sống chung” ấy là Đạo. Bất cứ vật nào trong Trời Đất đều có cái Đạo ấy ở trong gọi là Tánh. Tánh ấy cùng với Đạo là một Thể. Vậy phận sự của mỗi vật là trở về với cái chân thể nó. Đó là “phản kỳ chân” hay “phục kỳ bổn”.

            Đạo Nho, sau Khổng Tử 179 năm th́ có Mạnh Tử,  đă để lại cho đời bộ sách "Mạnh Tử" gồm 7 quyển, 14 chương.  Then chốt triết lư nhân sinh của ông là "Tận kỳ Tâm, tri kỳ Tánh tắc tri Thiên hỹ" và ông đă tuyên bố "Vạn vật giai bị ư ngă, phản thân nhi thành lạc mạc đại yên = Muôn vật đều đầy đủ trong ta, trở vào nơi tâm mà thực hiện một cách chí thành th́ không ǵ vui thú hơn."

            Đến thời Tây Hán th́ có Dương Hùng tức Dương Tử Vân đă viết sách Thái Huyền, theo danh nho Tư Mă Quang đời Tống th́ sách Thái Huyền đă họp đạo Thiên, Địa, Nhân làm một, lớn th́ bọc cả vũ trụ, nhỏ th́ vào đến cái lông cái tóc, so với Kinh Dịch th́ Kinh Dịch là Trời mà sách Thái Huyền là cái thang, sao muốn lên Trời lại bỏ cái thang? (45)

            Đến thời nhà Tống, th́ trăm hoa đua nở trong Nho học, nhiều hiền nhân Thánh triết ra đời như:

            Thiệu Khang Tiết đă theo cái học tượng số mà suy ra cái học tu dưỡng. Ông cho là người cùng sinh hóa như Trời đất, chỉ khác một lâu một chóng mà thôi. Song trong sự biến hóa của vũ trụ có một phần làm chủ động là Thiên lư, ở người là Tính, Tính và Thiên lư cùng đồng một Thể và rất thiêng liêng sáng suốt, khiến người ta nhờ đó mà biết thiện ác.  Thánh hiền sở dĩ nói Tính thiện cũng bởi lẽ ấy. Hiểu rơ cái bí truyền của Hà Đồ và tiên thiên tượng số, ông đă sáng tác nhiều sách, đặc sắc nhất là tác phẩm Hoàng Cực Kinh Thế, nói về tượng số của Trời Đất, sự biến hóa của Lư Thái Cực cùng đạo của Thánh Hiền. (46)

            Chu Đôn Di tức Chu Liêm Khê đă viết Thái Cực Đồ Thuyết và Thông Thư (47).  Theo ông th́ Thái Cực là nguyên thủy của vạn hữu nhưng phải có khởi điểm, ấy là Vô Cực rồi mới có sự sinh sinh hóa hóa.  Đó là cái uyên nguyên của phần H́nh Nhi Thượng Học của Khổng Giáo.  Nhưng Khổng Giáo chú trọng ở sự thiết thực, e nói đến Vô Cực th́ siêu việt quá như Lăo giáo không thích hợp với đạo Trung, ách yếu của Khổng giáo.  Hậu nho có nhiều người không thấy rơ chỗ ấy nên đă đối đầu với Lăo giáo, lấy "hữu" mà bác "vô" chứ không hiểu rằng "hữu" với "vô" đều một Thể và vũ trụ vạn vật, bất cứ vật nào cũng có một phần Thái Cực.  Để trở về với Đạo, hiệp với Trời với ngôi Thái Cực, ông tuyên bố: "Thánh nhân chi Đạo, nhân nghĩa trung chánh nhi dĩ hỹ = Cái đạo của Thánh nhân chỉ có nhân nghĩa và trung chánh". 

            Trương Kỳ Quân cũng đă có lời nhận xét tương tợ sau khi đọc Dịch: "Dịch giả hà dă, Trung Chánh nhi dĩ hỹ, sử thiên hạ nhi bất trung qui chi vu trung, sử thiên hạ nhi bất chánh qui chi vu chánh.  Trung Chánh lập nhi vạn vật biến thông = Dịch là ǵ? Là Trung Chánh mà thôi vậy! Khiến cho việc trong thiên hạ không "Trung" trở về "Trung", khiến cho việc trong thiên hạ không "Chánh" trở về chổ "Chánh".  "Trung Chánh" mà lập được th́ vạn vật đều biến thông vậy" (48)

            Trương Tái tức Trương Hoành Cừ th́ có sách Chính Mông, Dịch Thuyết và hai bài Đông Minh và Tây Minh.  Theo ông Trời và Đạo, Tính và Tâm, là phần linh diệu của vũ trụ, cùng đồng một Thể cả, dẫu có chia ra trăm đường ngh́n lối, chung qui vẫn là Thái Hư.  Thái Hư có cái Thần hóa, biến ra âm dương, rồi sinh ra Trời Đất và vạn vật.  Về Tính, ông phân chia "Thiên Địa Chi Tính" và "khí chất Chi Tính" cho nên ông chủ trương bỏ cái Tính của khí chất mà phục lại cái Tính của Trời Đất tức là Bản Thể vậy. (49)

            Tŕnh Hạo tức Tŕnh Minh Đạo (1032 - 1085) cũng là một danh nho lỗi lạc dưới thời nhà Tống, nối được cái học của Chu Liên Khê, tính t́nh ung dung và có cái thú vui về Đạo.  Ông thấy rơ cái tôn chỉ Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể của Nho giáo, lấy nhân làm  gốc, lấy ThànhKính mà giữ cái Tâm.  Nhân th́ tự nhiên có cái minh giác để đối phó với mọi sự, không sai lầm được.  Thành th́ biết được Tính và Thiên Đạo, mà Kính th́ giữ được lúc nào cũng chuyên nhất.  Ông lại sở đắc cái học của Mạnh Tử ở thuyết Tính Thiện và vụ lấy hành vi cho hợp Thiên Đạo. (50)

            Tŕnh Di tức Tŕnh Y Xuyên (1033 - 1107) đă để lại cho đời những tác phẩm có giá trị như Dịch truyện, Xuân Thu truyện, Mạnh Tử giải.  Chủ yếu học thuyết của ông là luận về Tính.  Theo ông th́ "Trời phú cho gọi là Mệnh, bẩm lấy ở ta gọi là Tính, thấy ở các sự vật gọi là Lư.  , Tính, Mệnh, ba điều ấy không khác nhau.  Cùng Lư th́ tận Tính, tận Tính thi tri Thiên Mệnh.  Thiên Mệnh cũng như Thiên Đạo.  Lấy cái dụng mà nói th́ gọi là Mệnh.  Mệnh là nói về Tạo Hóa vậy"  Ông nói tiếp:  Luận Tính mà không luận Khí th́ không đủ, luận Khí mà không luận Tính th́ không sáng"  cho nên tâm người ta sở dĩ không định là v́ ḷng dục làm loạn, mất cái Khí.  Bởi vậy học giả cần phải dưỡng Khí.  Dưỡng Khí cốt ở quả dục, có quả dục th́ mới hóa được như cái tâm của Thánh nhân, yên lặng, sáng suốt như mặt gương sáng, như mặt nước lặng trong hồ vậy. (51)

            Chu Hy tức Chu Hối Am chuyên chú về mặt Công truyền hơn Tâm truyền, nhưng học thuyết của ông rất tinh vi, khuôn phép, khảo sát rất kỹ lưỡng và đă để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Dịch Học Khải Mông, Dịch Bản Nghĩa, Tứ Thư Tập Chú, Thái Cực Đồ Giải, Thông Thư Giải, Chính Mông Giải.  Riêng phần tư tưởng của ông th́ có những sách như Cận-Tư-Lục, Văn Tập, Ngữ Lục Gia Lễ, v.v... Chủ luận của ông là Lư và Khí.  Lư thuộc phần H́nh-Nhi-Thượng.  Khí thuộc phần H́nh-Nhi-Hạ.  Lư th́ vô h́nh mà khí th́ có h́nh, nhưng cái nọ lẫn cái kia, chứ không bao giờ có cái nọ mà không có cái kia và Thái Cực chỉ là cái Lư của Trời Đất và vạn vật.  Nói ở Trời Đất th́ trong Trời Đất có cái Thái Cực, nói ở vạn vật th́  mỗi vật có một Thái Cực.  Bàn về chữ Nhân, ông nói "Ở Trời Đất có bốn đức là:  Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh mà đức "Nguyên" đứng đầu; ở người th́ có: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, mà "Nhân" th́ bao bọc hết cả.  Nhân là nguồn của mọi đều thiện, gốc của trăm nết" (52)

            Lục Cửu Uyên tức Lục Tượng Sơn (1139 - 1192), một con người thông minh dĩnh ngộ tuyệt vời, năm 13 tuổi khi đọc sách đê'n chữ "vũ trụ" thấy giải thích "Tứ phương thượng hạ viết vũ, văng cổ lai kim viết trụ = Bốn phương trên dưới là vũ, xưa qua nay lại là trụ" hốt nhiên tỉnh ngộ, nói rằng: "Nguyên lai là vô cùng.  Người với Trời Đất và vạn vật đều ở trong khoảng vô cùng vậy."  Nói rồi cầm bút viết: "Vũ trụ nội sự năi kỹ phận nội sự, kỷ phận nội sự năi vũ trụ nội sự = Việc trong vũ trụ là việc trong chức phận ḿnh, việc trong chức phận ḿnh là việc trong vũ trụ" và điểm đặc sắc nhất trong học thuyết của ông là:

            Đạo đầy lấp cả vũ trụ và Lư ấy cũng đầy khắp vũ trụ, không ai trốn khỏi được.  Thuận theo Lư ấy th́ lành, trái Lư ấy th́ dữ.  Ông cho rằng trong vũ trụ có cái Lư ấy th́ ở trong tâm cũng có Lư ấy cho nên đă nói "Vũ trụ tiện thị ngô tâm, ngô tâm tức thị vũ trụ = Vũ trụ là tâm của ta, tâm của ta tức là vũ trụ."  Cái Lư ấy ở trong vũ trụ đối với cái tâm là một, th́ cái tâm của bậc Thánh nhân ở trong thời gian và không gian, đâu đâu cũng là một cả (53).

            Vương Thủ Nhân tức Vương Dương Minh (1472-1528), một ngôi sao rực sáng trong nền Nho học dưới thời nhà Minh, học vấn uyên thông, văn vơ toàn tài, đă từng là danh tướng đánh Đông dẹp Bắc, nhưng có lúc bị đày ra trạm Long Trường và nơi đây ông đă ngộ được cái Đạo của Thánh nhân đủ cả trong "Tính" con người. Ông đă thấy rơ Đạo rồi chuyên tâm làm cho Đạo sáng rơ và dạy người ta nhập Đạo. Ông đề xướng hai thuyết:

            - Một là "tri hành hợp nhất".  Tri là Bản Thể của tâm, ư là sự phát động của tâm.  Tâm với ư là một th́ "tri" với "hành" cũng là một.  Ông nói: "Tri giả hành chi thủy, hành giả tri chi thành.  Thánh học chỉ nhất cá công phu, tri hành bất khả phân tác lưỡng sự = Tri là cái khởi thủy của hành, hành là sự thành tựu của tri.  Cái học của Thánh nhân chỉ có một công phu, tri hành không thể chia ra làm hai được" (Ngữ Lục I)

            - Hai là thuyết "Trí lương tri": "Cái Bản Thể của tâm là Thiên Lư, cái chiêu minh linh giác của Thiên Lư gọi là lương tri = Tâm chi Bản Thể tức Thiên Lư giả, Thiên Lư chi chiêu minh linh giác sở vị lương tri" (Ngữ Lục III).  Như vậy lương tri là Lư là Đạo tự nó rất sáng suốt, rất linh diệu, lưu hành khắp vũ trụ mà không bao giờ biến đổi.  La Niệm-Am, một cao đồ của Vương Dương Minh giải rơ cái nghĩa của lương tri là cái Thể tự tại, cái Trung.  Cái Thể ấy, cái Trung ấy vẫn có sẵn, nhưng công phu người ta là cốt ở chữ Trí, có Trí tới cái lương tri để noi theo mà sung mà dưỡng mà đạt th́ mới có ḥa, đó là điều cốt yếu trong thuyết "trí lương tri".

            Thủy chung Vương Dương Minh theo thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể và lấy cái nghĩa "Nhất Dĩ Quán Chi" của Đức Thánh Khổng làm căn bản cho học thuyết của ông.  Công nghiệp, ngôn hạnh và học thuyết của ông sau này được các môn đệ chép thành sách gọi là Vương Văn Thành Công Toàn Thư gồm tất cả 38 quyển.  Thật là một kỳ nhân dị sĩ hiếm có trong thiên hạ vậy (54).

            Việt Nam ta th́ có vua Trần Thái Tông là bậc anh hùng tài kiêm văn vơ sau khi truyền ngôi cho con, một hôm đi dạo xem hai chùa Quỳnh Lâm và Hoa Yên, gặp một danh sĩ nhà Tống là Đức Thành, đi thuyền biển đến, vua mời vào nói chuyện, Đức Thành hỏi:

            - Các vị Đế Vương ngộ Đạo làm được nhân duyên ǵ = Đế Vương ngộ Đạo tác hà nhân duyên?

            Nhà Vua đáp:

            - Tôi với ông như hai cây cùng có một ngọn lửa, Đạo Lư chỉ có một mà thôi, phóng ra th́ khắp cả Trời Đất vô cùng, ở đâu cũng có, thu về th́ đầu ngọn lông cũng đầy đủ hết.  Người ta ở tại thân ḿnh đều có hạt châu sáng, mùa xuân th́ hoa nở vậy = Ngă dữ nhĩ như lưỡng mộc đồng hỏa, kỳ Đạo nhất nhi dĩ hỹ, phóng chi tắc kiền khôn vô cùng, thu chi đắc hào đoan khả tận.  Nhân giai hữu minh châu tại thân, xuân chi tắc khai hoa nhĩ.

            Đắc Thành phục nhà Vua đă ngộ Đạo (55)

            Nhà Vua đă viết bộ kinh Khóa Hư, ghi lại kinh nghiệm cái Tâm Hư vô cùng quư giá, không những cho thiền học mà cả cho tư tưởng và nghệ thuật trong và ngoài nước.  Nó vừa là sách triết học căn bản, vừa là Thánh Thư tôn giáo.  Trong kinh Khóa Hư có câu như sau,  đă toát lên chủ thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể:

            "Vị minh nhân vọng phân tam giáo, liễu đắc đề đồng ngộ nhất tâm = người chưa sáng tỏ, lầm phân biệt có ba giáo lư khác nhau, hiểu thấu đến cùng th́ cùng giác ngộ một tâm."  Cái nhất tâm ấy là Thiên Địa chi tâm, ở kinh Dịch là ư thức vũ trụ (conscience cosmique), ở Thiền gọi là "Hư", vô chấp hay vô sở trụ (56).

            Sử gia Ngô Sĩ Liên đă nhận định Vua Trần Thái Tông là ông Vua hiền triết và theo giáo sư Nguyễn Đăng-Thục th́ "Vua Trần Thái Tông không phải là một triết gia ngày nay theo lối lư thuyết trừu tượng, không chút thực tế mà c̣n là một nhà hiền triết uyên thâm, một nhà Đạo học điển h́nh Đông Phương." (57)

            Đầu thế kỷ XX, miền Trung Việt Nam đă xuất hiện một kỳ tài vừa là nhà cách mạng chân chính, vừa là Đạo gia, vừa là triết gia.  Đó là chí sĩ Trần Cao Vân, đă đưa ra thuyết Trung Thiên Dịch và Trung Thiên Đạo "nhằm xây dựng con người trên căn bản tâm linh để t́m đến Đạo.  Đó chính là Thượng Đế, là Bản Thể Chân Như tự hữu nhi hằng hữu và chính là ngôi Thái Cực toàn thiện, toàn năng, sáng tạo càn khôn vũ trụ, hóa sanh muôn loài vạn vật, cầm giữ luật Thiên điều, điều hành cơ Tạo hóa" (Trung Thiên Dịch và Trung Thiên Đạo, trang 209-210, nguyên tác Hành Sơn Lương Vĩnh Thuật, tục biên và bổ túc Trần Công Định) và sau đây là mấy lời nhận xét của ông Bửu Cầm, cựu giáo sư thực thụ viện đại học Sài G̣n: "Nay Ông Trần Công Định, một nhà nho học lăo thành đă nghiên cứu Trung Thiên Dịch và Trung Thiên Đạo suốt mười mấy năm, đem học thuyết của chí sĩ kiêm triết gia Trần Cao Vân in ra truyền bá rộng răi, chúng ta có thể xem đó là một "thông điệp ḥa b́nh" gởi cho toàn thể nhân loại, trong lúc ngọn lửa hận thù đang ngùn ngụt bốc lên khắp nơi trên hành tinh khốn khổ nầy" (58).

            B. TÂY PHƯƠNG: Tiếp theo chúng ta đưa tầm quan sát qua một số triết gia Tây Phương sau đây:

            Pythagore (phỏng 570 - 480 trước công nguyên): Ông đă tin thuyết luân hồi trong tôn giáo Orpheé.  Theo thuyết nầy th́ bản tính của linh hồn là bản tính linh thiêng bất khả tử.  Nhưng muốn am tường bản tính linh thiêng của linh hồn và sức mạnh của nó người ta không những phải nh́n nó thể hiện trong mỗi sự vật hay cá nhân riêng rẽ mà c̣n nh́n nó thể hiện khắp nơi trong vũ trụ, v́ vũ trụ cũng có một linh hồn chung, ở đây linh hồn lại thể hiện trong một ánh sáng huy hoàng như ḥa lẫn với trật tự và nhịp điệu của muôn vật trong vũ trụ.

            Quan niệm luân hồi trên, bắt buộc ḍng tu của Pythagore đi vào con đường khắc khổ.  Đời sống Đạo đức thiết yếu là liều thuốc thanh tẩy, nhờ đó linh hồn thoát ly ṿng luân hồi, để hưởng thụ được hạnh phúc trường cửu là phần thưởng dành riêng cho bản tính linh thiêng của nó.

            Qua một số tia sáng vừa nêu chứng tỏ tư tưởng của Pythagore và ḍng tu của ông đă thể hiện thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể. (59)

            Héraclite (phỏng 544 - 484 trước công nguyên): Héraclite có một lối hành văn vừa trào lộng vừa uy nghi như những lời tiên tri hay sấm ngôn.  Ông nói như một người ư thức được tính cách phi thường vô tiền khoáng hậu của một thứ tư tưởng có khả năng làm sáng tỏ mọi vật và sau đây là câu nói thời danh nhất của ông:

            "Đặc điểm của minh triết là đừng có nghe ta mà hăy nghe sấm ngôn (Logos) của ta và hăy chủ trương vạn vật đồng nhất thể"

            Có thể nói triết lư của Héraclite đă kết tinh nơi câu nầy v́ trong đó gồm hai yếu tố: một là "Logos" hai là vạn vật đồng nhất thể.  Vậy "Logos" là ǵ?

            Theo Héraclite th́ "Logos" là bao dung thể, bản chất của "Logos" là hiện diện khắp nơi, ấy chính là sự dung ḥa mọi đối nghịch.

            Theo Jaspers th́ "Logos" là Lư Tính, là Chân Lư, là Định Luật của vũ trụ.

            Theo Axelos: với Héraclite, "Logos" chính là yếu tố cấu tạo, soi sáng và thể hiện thành trật tự và diễn tiến của vũ trụ. "Logos" bám rễ sâu trong miền sâu tiềm ẩn của Thiên nhiên và tâm hồn..., hiện diện trong tất cả mọi thành phần nhỏ bé của vũ trụ.  Và cũng theo Axelos: "Logos" h́nh như được Héraclite đồng hóa với Thần Zeus hay Thiên Chúa.

            Qua nhận định của Jaspers và Axelos th́ "Logos" chính là Bản Thể, căn cơ sinh xuất vạn vật mà Héraclite đă khám phá bằng trực giác.

            Phải chăng v́ sự khám phá ra chân lư nầy mà Nietzche đă nghĩ rằng: "Một khi trần gian nầy c̣n cần tới chân lư th́ sẽ măi măi cần đến Héraclite" (60)

            Parménide (phỏng năm 540 - 470 trước công nguyên): theo Parménide th́ bản thể của vũ trụ vạn vật là một hữu thể không sinh, không diệt, ông ví NÓ như một h́nh cầu cố định, có trung tâm ở mọi chỗ mà không thấy chu vi đâu cả và giữa những ṿng tṛn (có tính chất vũ trụ) có vị thần điều khiển sự diễn tiến của vạn vật, v́ Ngài là nguyên lư cho mọi sinh trưởng và mọi ḥa lẫn có khả năng đẩy giống cái vào bàn tay ấm áp của giống đực và giống đực vào bàn tay của giống cái.

            Nietzsche đă gọi Parménide là "loại tiên tri dạy chân lư, nhưng chân lư ấy là chân lư của giá lạnh" nhưng dù sao tư tưởng của Parménide cũng đă biểu lộ ít nhiều thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể.(61)

            Platon (phỏng 427 - 347 trước công nguyên): Platon tin rằng cần phải có một linh hồn trong vũ trụ để bảo tŕ cho mọi sự vật điều ḥa một cách hợp lư và để giải thích được sự chuyển dịch ngoại tại.  Vậy Lư Tính điều khiển và chi phối vũ trụ nằm trong Linh Hồn Vũ Trụ.  Linh Hồn con người cũng giống như Linh Hồn vũ trụ, nhưng con người phải có đức công chính th́ mới trở thành linh thiêng bất tử (62).

            Trường phái khắc kỷ (Stoicisme): đă khai nguyên từ thế kỷ thứ III trước công nguyên và đă được lănh đạo bởi các nhân vật trọng yếu như Zénon de Cittium (336-264 trước công nguyên), kế vị ông là Cléanthe d'Assos (331-232 trước công nguyên), sau cùng là Chrysippe de Soles (280-206 trước công nguyên).

            Trường phái này chủ trương Lư Tính Đại Đồng sản xuất ra muôn vật.  Đó là Thần sáng tạo, nhưng đồng thời cũng là thực tại bản chất của vũ trụ, v́ Lư Tính không những là nguồn suối phát sinh mọi sự mà c̣n là Bản Thể hiện diện trong mọi sự và bằng NÓ, mọi sự được cấu tạo.  Chính v́ thế mà các nhà khắc kỷ mới gọi vũ trụ là chính Bản Thể của Thần minh.  Điều chúng ta gọi là thiên nhiên, tức là toàn bộ ḥa hợp vạn vật gọi là vũ trụ được chi phối bởi nguyên tắc thông minh.  Do đó, Thần minh và thiên nhiên tuy là hai danh xưng, nhưng lại chỉ thị cùng một thực tại chung cho vạn vật.

            Từ đó, trường phái này chủ trương "hăy sống ḥa nhịp với thiên nhiên".  Đó là công thức thời danh do Zénon, người lănh đạo đầu tiên của trường phái nầy đă phát biểu (63).

            Plotin (khoảng 203-270 sau công nguyên): Plotin tỏ ra tin tưởng mạnh mẽ rằng nguyên lư tối hậu của vạn vật phải thiết yếu là một sự đơn nhất hoàn hăo.  Cái ǵ tuyệt đối hoàn bị th́ tự nó thân trương ra ngoài, sản sinh ra những ǵ khác nó, tương tợ như nó, tuy rằng những cái đó khiếm khuyết, không khác ǵ những ngọn lửa chiếu sáng được từ một ḷ lửa nóng bỏng.  Đó là ư nghĩa của điều thường được các triết sử gia gọi là "sự diễn xuất = émanation" trong triết học Plotin.  Plotin đă giải thích sự liên hệ giữa ba thực tại được ông gọi là ba Hóa Thân (Hypostases), đó là đơn nhất (Un), tinh thần (Noùs) và linh hồn (âmes) bằng lư thuyết đặc sắc của ông: "diễn xuất = émanation hay effulguration".  Bên dưới ba Hóa Thân, c̣n có vũ trụ vật chất và con người.  Tuy xa vời nguồn suối thần linh của vạn vật là Đơn Nhất, nhưng con người vẫn mang vết tích thần linh là Đơn Nhất.  Do đó, theo Plotin, hễ đă có diễn xuất tất phải có Hồi Phục (Conversion, 'remontée, envolée). Điều nầy gợi ta liên tưởng đến lư thuyết của Lăo Tử: một là: Đạo đi ra "nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" hai là: Đạo đi về "phản giả Đạo chi động" hay "cưỡng nhi chi danh viết Đạo, Đạo viết đại, đại viết viễn, viễn viết phản, phản viết tự nhiên".  Như vậy, theo Plotin, cứu cánh tối hậu của minh triết là ḥa đồng với Đơn Nhất. (64)

            Thánh Augustin (354-430): Theo Thánh Augustin th́ Thiên Chúa tiềm ẩn mọi nơi, nhưng lại xuất hiện khắp chốn, không một ai biết được Ngài là ǵ, không một ai được phép biết Ngài, chúng ta chỉ biết được Ngài nhờ ở sự khải thị của Ngài.  Nhưng tri thức của ta so sánh với trí của Ngài là vô tri, ngu dốt; v́ vậy, muốn tri thức hay quan niệm Thiên Chúa phải đi đến im lặng.  Rồi Augustin hô hào con người đừng hướng ngoại mà hướng nội, v́ chỉ có con đường nội tâm mới là con đường ngắn tắt nhất dẫn đến Thiên Chúa được:

            "Nhà ngươi đừng có hướng ra ngoại tại, hăy trở về với chính ḿnh v́ chính trong thâm cung của con người mới có chân lư cư ngụ, để một khi bắt gặp được bản tính bấp bênh của nhà ngươi rồi th́ hăy cố siêu việt lên trên chính ḿnh” (65).

            Thánh Thomas d'Aquin (phỏng 1224-1274): Theo Thánh Thomas d'Aquin th́ con người là một tạo vật thông minh và ư thức nên con người phải đi theo cùng một chủ đích như vạn vật là hướng vọng về Đệ Nhất Nguyên Nhân và cứu cánh tối hậu của con người là cái thiện đáng ước vọng nhất.

            Quả vậy, đă được Thiên Chúa tạo dựng và tạo dựng để phục vụ Ngài, vạn vật chỉ có thể và thiết yếu phải hướng vọng về Ngài.  Hơn nữa đă được Thiên Chúa ban bố cho một h́nh thức bản thể và trong h́nh thức bản thể ấy một khuynh hướng tự nhiên để hướng vọng về Thiên Chúa, nên bất cứ tạo vật nào cũng không thể không bị hấp dẫn bởi cái thiện tối cao ấy được.

            Thánh Thomas d'Aquin nói tiếp "cứu cánh bao giờ cũng tương ứng với Nguyên Lư" mà Nguyên Lư đây là Thiên Chúa là Bản Thể của Đạo chẳng những nơi người mà cả vũ trụ vạn vật, cho nên Thánh Thomas D'Aquin c̣n nói: "Các khuynh hướng tự nhiên để hướng vọng về Thiên Chúa phải tùy theo tŕnh độ mà phát triển." (66)

            Như vậy, nơi chân trời Tây phương cũng có một số triết gia có cùng chung quan điểm Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể với các nhà hiền triết Đông phương.

V. KHOA HỌC VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

            Trước khi vật lư học hiện đại ra đời th́ có vật lư học Newton.  Vật lư Newton là vật lư ba chiều.  Newton cho rằng không gian là tuyệt đối, thời gian là tuyệt đối và vận chuyển từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.  Trong không gian và thời gian tuyệt đối đó có những phân tử vật chất chuyển vận.  Vật chất được coi như những khối nhỏ (mass points) rắn chắc, bền vững, không thể phá tán. 

            Ngày nay người ta đă t́m ra được thuyết tương đối và vật lư nguyên tử, hai sự kiện nầy đă phá tan nhăn quan của Newton, không c̣n không gian và thời gian tuyệt đối nữa, không c̣n có những hạt nguyên tử riêng rẽ nữa.  Người có công xây dựng vật lư học mới là Albert Einstein (1879-1955).  Einstein đưa ra thuyết tương đối (Theory of Relativity) và đóng góp vào thuyết lượng tử (Quantum Theory).  Năm 1905 Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp (Special theory of Relativity) hợp nhất khoa cơ học (Mechanics) và khoa điện động lực học (Electrodynamics).  Ông cũng c̣n gắn liền thời gian với không gian, coi thời gian là chiều kích thứ tư của vũ trụ.  Einstein cho rằng vạn sự tùy theo sự đo lường của mỗi người trở nên khác nhau.  Einstein c̣n cho rằng vật chất là năng lực theo phương tŕnh E = mc2

            Năm 1915 Ông đưa ra thuyết tương đối rộng (general theory of relativity) và chủ trương sức hấp dẫn có thể làm cong không gian và thời gian tuyệt đối của Newton nữa.

            Hai bác học tiền phong khác có công xây dựng khoa vật lư lượng tử là Werner Heisenberg với học thuyết Matrix Mechanics mà ông phát minh ra năm 1925 và Erwin Schrodinger với học thuyết Wave mechanics của ông.  Rồi người ta t́m ra được quang tuyến X, t́m ra được các chất phóng xạ (radioactive substance) và thấy nguyên tử có thể biến h́nh và vật chất có thể thay h́nh đổi dạng...  Như vậy vật lư lượng tử đă phá tan nhăn quan của Newton, và không c̣n có những vật cứng cố định nữa ï  Đi vào ḷng vũ trụ, ḷng vật chất, nay chỉ c̣n thấy những ba động, sự vật tương liên tương ứng lẫn nhau mà thôi.  Thuyết lượng tử cho ta thấy bản chất vũ trụ là một, và không c̣n  có những nguyên tử cố định, những viên gạch căn bản xây nên vũ trụ.  Xưa người ta tưởng nguyên tử là nhỏ nhất, nhưng không phải vậy, nguyên tử c̣n có proton, positron, electron, v.v..  Năm 1935, người ta tưởng nguyên tử chỉ có 6 tiểu nguyên tử, nhưng đến năm 1955 người ta t́m ra được 15 tiểu nguyên tử, nay th́ đă t́m ra được 200.

            Như vậy trong vật lư hiện đại, vũ trụ này được coi là cái ǵ linh động, là cái ǵ toàn khối, toàn bích và người quan sát không tách ḿnh ra ngoài nó được.  Từ nay không c̣n không gian, thời gian riêng rẽ, không c̣n sự vật riêng rẽ, không làm ǵ có những nguyên tử vững chắc cố định mà nay chỉ c̣n những ba động có thể xảy ra.  Thế cho nên gần đây nhà bác học Roger Godel, trong quyển Expérience Libératrice cũng đă viết "La vision de l'homme de science parvenue à la position extrême de sa recherche se résout en un monde étrange; c'est un pur système d'énergie d'où s'est retireé - perdue évaporeé - la motion commune de substance = Nhăn quan của nhà khoa học đến  chỗ nghiên cứu  cùng tột, lại nhận thấy một thế giới lạ lùng: chỉ c̣n là một hệ thống năng lực, trong đó cái quan niệm thông thường về vật chất đă mất đi, tan ra mây khói".  Lời này giúp thêm cho chúng ta thấy vật lư học Newton chỉ có giá trị cho cái thế giới h́nh tướng bên ngoài, c̣n vật lư lượng tử th́ đi sâu vào ḷng nguyên tử, ḷng vật  chất và khoa học đă t́m ra được vạn vật là nhất thể, nhưng không biết nhất thể đó là ǵ.  Ngược lại các Đạo gia cách đây mấy ngh́n năm do trực giác, đă biết rằng nhất thể đó là một Thực Tại siêu việt mà người đời tùy theo tín ngưỡng hay quan niệm triết học, đă có những tên gọi khác nhau như Đạo, Trời, Thượng Đế, Vô Cực, Thái Cực, Brahman, Atman, Chân Như, Đại Linh Quang, Lư Tính Đại Đồng, Logos, v.v... (67) và dịch học cũng đă phát hiện: "Tinh Khí vi vật du hồn vi biến = năng khí kết tinh làm vật chất, tan biến là linh hồn" (Hệ Từ, Dịch)

VI. TẠM KẾT:

            T́m hiểu chủ thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể là t́m cái mẫu số chung giữa người và người, giữa người và vũ trụ vạn vật.  Tri hành được cái mẫu số chung ấy sẽ tái lập được trật tự, quân b́nh cho ḿnh và cho người, sẽ giải quyết được những nan đề giữa con người và con người, nhất là hóa giải những hận thù sâu sắc đă đưa đẩy con người đến chổ tàn sát lẫn nhau và rồi con người c̣n mở rộng t́nh thương ra cho muôn loài.  Tri hành rốt ráo cái mẫu số chung ấy, con người chẳng những xứng đáng với địa vị sang cả của ḿnh mà c̣n có thể trở nên Thánh, nên Tiên, nên Phật.  Là trang hướng Đạo, tri hành cái mẫu số chung ấy tức là "Khêu tỏ Lư đồng nguyên và quy nguyên, khai sáng tâm linh, đưa con người lên tầm vóc Đại Đạo, ngước mắt nh́n lên bầu trời cao rộng, vượt trùng dương trời nước bao la, chấp cánh bay bổng bốn phương trời để phụng sự nhân loại, phụng sự Thiên Cơ, phụng sự Đại Đạo, làm theo ḷng Trời Đất" như Đức Lư Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đă dạy (68). Để lời tạm kết thêm phần phong phú và có chút thi vị, tôi xin trích dẫn bài thánh giáo sau đây để chúng ta cùng thưởng thức và suy gẫm:

"Hữu văn, hữu vơ, hữu phong ba,

Nhật nguyệt âm dương tứ quí ḥa,

Thiên Địa càn khôn kiêm vạn loại,

Nhơn quần thảo mộc cập chư hoa,

Ly kỳ cảnh vật cao nhơn thưởng,

Đáo để sơn hà thượng khách ca.

Ngă vấn chư nhu hà thủ tạo?

Kỉnh Ngô vi Chủ, Đạo như hà?" (69)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Lịch sử Triết Học Đông Phương, Nguyễn Đăng Thục, quyển I, tr. 186
(2) Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển I, tr 11
(3) Dịch Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần, tr 44
(4) Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang, tr 201-202
(5) Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Nguyễn Đăng Thục, tập III, tr 80
(6) Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Nguyễn Đăng Thục, tập IV, tr 67,68,69
(7) Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Lê Tôn Nghiêm, quyển I, tr 31
(Introduction à la Métaphysique B.d. Pháp, tr 34)
(8) Cao Đài Sơ Giải, Huệ Lương Trần văn Quế, tr 109
(Trích Lục Đại Thừa Chơn Giáo)
(9) Thánh Giáo Sưu Tập 1966-1967, tr 35
(10) Thánh Giáo Sưu Tập 1966-1967, tr 36
(11) Thánh Giáo Sưu Tập 1972-1973, tr 78
(12) Đại Giác Thánh Kinh và Kinh Thánh Giáo Pháp, tr 255
(13) Thánh Giáo Sưu Tập 1968-1969, tr 86
(14) Thánh Giáo Sưu Tập 1972-1973, tr 52
(15) Tam Thừa Chơn Giáo, quyển III, tr 12
(16) Tam Thừa Chơn Giáo, quyển III, tr 32
(17) Dịch Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần, tr 46
(18) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 108-109
(19) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 119
(20) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 38
(21) Sách Đại Học, bản dịch Đoàn Trung C̣n, tr 4
(22) Lịch Sử Triết Học Đông Phương, Nguyễn Đăng Thục, tập I, tr 14
(23) Sách Trung Dung, bản dịch Đoàn Trung C̣n, tr 66
(24) Sách Đại Học, bản dịch Đoàn Trung C̣n, tr 10
(25) Sách Trung Dung, bản dịch Đoàn Trung C̣n, tr 38
(26) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Thượng, tr 191-192
(27) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Thượng, tr 194
(28) Sách Trung Dung, bản dịch Đoàn Trung C̣n, tr 40
(29) Sách Trung Dung, bản dịch Đoàn Trung C̣n, tr 74
(30) Sách Trung Dung, bản dịch Đoàn Trung C̣n, tr 76
(31) Sách Trung Dung, bản dịch Đoàn Trung C̣n, tr 78
(32) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 111
(33) Sách Trung Dung, bản dịch Đoàn Trung C̣n, tr 76
(34) Sách Trung Dung, bản dịch Đoàn Trung C̣n, tr 82
(35) Phỏng theo vạn vật đồng nhất thể, BSNT Nguyễn Văn Thọ, tr 134
(36) Phỏng theo Vạn Vật Đồng Nhất Thể, BSNT Nguyễn Văn Thọ, tr 135
(37) Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Nguyễn Đăng Thục, quyển II, tr 269-270
(38) Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Nguyễn Đăng Thục, quyển II, tr 258-259-260-261
(39) Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Chánh Trí Mai Thọ Truyền, tr 30
(40) Đạo Đức Kinh, bản dịch Nguyễn Hiến Lê, tr 180
(41) Phỏng theo chương IV, Vạn Vật Đồng Nhất Thể, BSNT Nguyễn Văn Thọ
(42) Phỏng theo chương X, Vạn Vật Đồng Nhất Thể, BSNT Nguyễn Văn Thọ
(43) Phỏng theo chương XII, Vạn Vật Đồng Nhất Thể, BSNT Nguyễn Văn Thọ
(44) Lịch sử Triết Học Đông Phương, Nguyễn Đăng Thục, tập I, tr 38
(45) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 43-44
(46) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 99
(47) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 107
(48) Dịch Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần, tr 139
(49) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 117
(50) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 130
(51) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 136
(52) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 146
(53) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 167
(54) Nho Giáo, Trần Trọng Kim, quyển Hạ, tr 221
(55) Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Nguyễn Đăng Thục, tập IV, tr 88
(56) Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Nguyễn Đăng Thục, tập IV, tr 99
(57) Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, Nguyễn Đăng Thục, tập IV, tr 115
(58) Nhà Cách Mạng Trần Cao Văn, Lương Vĩnh Thuật và Trần Công Định, tr 18
(59) Lịch sử Triết Học Tây Phương, Lê Tôn Nghiêm, quyển I, tr 81
(60) Lịch sử Triết Học Tây Phương, Lê Tôn Nghiêm, quyển I, tr 99
(61) Lịch sử Triết Học Tây Phương, Lê Tôn Nghiêm, quyển I, tr 172
(62) Lịch sử Triết Học Tây Phương, Lê Tôn Nghiêm, quyển II, tr 22
(63) Lịch sử Triết Học Tây Phương, Lê Tôn Nghiêm, quyển II, tr 490
(64) Lịch sử Triết Học Tây Phương, Lê Tôn Nghiêm, quyển II, tr 552
(65) Lịch sử Triết Học Tây Phương, Lê Tôn Nghiêm, quyển III, tr 24
(66) Lịch sử Triết Học Tây Phương, Lê Tôn Nghiêm, quyển III, tr 202
(67) Phỏng một phần chương XIIX, Vạn Vật Đồng Nhất Thể, BSNT Nguyễn Văn Thọ
(68) Cao  Đài Giáo Lư, số 30, tr 45
(69) Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển I, tr 90

SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ:

            Giáo Sư Thượng Thành Thanh được Thiên phong Giáo Hữu năm 1969 và đă từng giữ những trách nhiệm trong Giáo Hội như Tổng Thư Kư Ban Chưởng Quản Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài kiêm trưởng Cơ Quan Phổ Tế Hội Thánh Cao-Đài Trung Ương Trung Việt, Tam Quan, B́nh Định (nay đă đổi tên là Hội Thánh Cao-Đài Cầu Kho, Tam Quan). Năm 1978 được thăng “Giáo Sư” một Chức Sắc cao trong Đạo Cao-Đài (dịch theo tiếng Pháp là Evêque, nghĩa là bực Giám Mục của Công Giáo hay Tin Lành Giáo).

            Giáo Sư Thượng Thành Thanh sống ở Bruxelles từ năm 1979.

(H́nh chụp cuối tháng 6-2003 tại Thiên Lư Bửu Ṭa nhân khóa tu học Hạnh Đường 2003 tổ chức tại đây.)