Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Giáo Sư Thượng Thành Thanh

I.- LỜI MỞ ĐẦU:

Đây là đề tài có tầm kích bao quát mênh mông, nếu được một học giả uyên thâm về đạo học thuyết tŕnh, ắt có kết quả tốt đẹp hơn nhiều. Nhưng v́ không dám từ chối nhiệm vụ đă được giao phó và với tất cả tấm ḷng thành, chữ “thành” ở đây chỉ giới hạn trong ư nghĩa chân thành hợp tác v́ tiền đồ nền Đại-Đạo, chứ không dám nghĩ xa “thành giả Thánh nhơn chi bản dă = thành là cái gốc của Thánh nhơn” như Chu-Liêm-Khê, một danh nho lỗi lạc đời Tống đă từng nói, tôi không ngần ngại nêu ra đây một ít nhận thức nông cạn có liên quan tới cốt lơi của đề tài và đă biểu hiện trong quá tŕnh tư tưởng của loài người từ Đông sang Tây và khắp nhiều lănh vực như tôn giáo, triết học và khoa học. Cái cốt lơi ấy là Bản Thể, là một Thực Tại siêu việt, căn cơ sinh xuất vũ trụ vạn vật.

II.- VÀI NÉT ĐẠI CƯƠNG:

Vũ trụ vạn vật hay vũ trụ quần sinh, Phật gia thường gọi là hiện tượng, vạn pháp hay vạn hữu tức là phần h́nh, danh, sắc, tướng, v́ bị chi phối bởi định luật sinh, trụ, hoại, diệt; bị ảnh hưởng bởi không, thời gian nên có biến, có hiện, có sanh, có tử, có hư hao, có c̣n mất, có thay đổi; bị va chạm bởi cặp mâu thuẫn thiện ác, thị phi, nên mới sinh ra phiền năo, đau khổ và mới có luân hồi, sanh tử. Hoa nào không tàn, sắc đẹp nào không phai, người dù giàu sang mạnh khỏe đến đâu cũng phải đến ngày già yếu và đành phải nhắm mắt xuôi tay ra đi với hai bàn tay trắng; ngay cả các bậc đế vương ngôi cao chín bệ, con cháu kế tiếp nối ngôi, cũng phải có ngày tàn tạ, chấm dứt một triều đại. C̣n lầu son gác tía dù thiết trí nguy nga tráng lệ đến đâu cũng không thể tồn tại măi măi, hay giữ nguyên trạng như thuở ban đầu. Phải chăng trước cảnh phế hưng dâu bể, vật đổi sao dời mà luống đoạn trường đă được thố lộ trong bài “Thăng Long Thành Hoài Cổ” của Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ đoan trang tài mạo thời Nguyễn sơ:

“Tạo hóa gây chi cuộc hư trường,

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương,

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Ngỏ cũ lâu đài bóng tịch dương.

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước c̣n cau mặt với tang thương.

Ngh́n năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh ấy người đây luống đoạn trường.”

Và mối cảm hoài lai láng đă tuôn trào trong tuyệt tác “Hoàng-Hạc Lâu” của Thôi Hạo, một thi hào thời thịnh Đường:

“Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thiên địa không dư Hoàng Hạc Lâu,

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tái không du du.

T́nh xuyên lịch lịch Hán dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh vũ châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng xử nhân sầu.”

            Thi sĩ Tản Đà dịch:

        “Hạc vàng ai cỡi đi đâu,

Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu c̣n trơ.

        Hạc vàng đi mất từ xưa,

Ngh́n năm mây trắng bây giờ c̣n bay.

        Hán-dương sông tạnh cây bày,

Băi kia Anh-vũ xanh dày cỏ non.

        Quê hương khuất bóng hoàng hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn ḷng ai.”

            Rồi ḍng châu tuôn rơi tầm tă trong bài “Đăng U-Châu Đài Ca” của Trần Tử Ngang, một thi sĩ thời sơ Đường, v́ trời đất th́ mênh mông mà đời người quá ư ngắn ngủi:

“Tiền bất kiến cổ nhân,

Hậu bất kiến lai giả.

Niệm thiên địa chi du du,

Độc sảng nhiên như thế hạ.”

            Học giả Trần Trọng Kim dịch:

“Trước chẳng thấy người xưa,

Sau chẳng thấy ai cả.

Trời đất rộng mênh mông,

Lệ tuôn rơi tầm tă.”

            Thế mới hay đời người là vô thường, vạn vật cũng vô thường, nay vầy mai khác, bi đát lâm ly, duy cái Bản Thể của Đạo mới thường hằng bất biến, vô thủy vô chung, siêu xuất sinh tử, siêu xuất không thời gian, minh linh huyền diệu, bất khả tư nghị; thấy th́ dường như không làm ǵ hết nhưng kỳ thực, không có cái ǵ là không làm, cho nên Lăo Tử mới nói “Đạo thường vô vi như vô bất vi” (chương 37, Đạo Đức Kinh) và Khổng Tử cũng nói “Thiên hà ngôn tai, tứ thời hành yên, bách vật sanh yên, thiên hà ngôn tai! = Trời có nói ǵ đâu mà bốn mùa vận hành, trăm vật sinh sôi nảy nở, Trời có nói ǵ đâu!” (1)

            V́ là một thực tại siêu việt cho nên Bản Thể c̣n được gọi là Tuyết Đối Thể hay Bản Thể vô đối. Khi c̣n tiềm ẩn th́ Bản Thể được gọi là Đạo, là Hồng Mông, là Hư Vô Chi Khí, là Vô Cực v.v... được tượng trưng bằng một ṿng tṛn không có tâm điểm, khi bắt đầu hiển dương th́ Bản Thể được gọi là Thái Cực, Thái Nhất, Thái Hư v.v...được tượng trưng bằng một ṿng tṛn có tâm điểm hay Thái Cực Đồ. Đạo Cao-Đài có Thiên Nhăn biểu tượng của Bản Thể v́ theo Thánh Giáo th́:

“Nhăn thị chủ tâm,

Lưỡng quang chủ tể,

Quang thị Thần,

Thần thị Thiên,

Thiên giả Ngă dă.”

Nghĩa là:

“Con mắt là chủ cái tâm,

Hai luồng ánh sáng của mắt là Chủ Tể,

Ánh sáng là Thần,

Thần là Trời,

Trời là Ta.” (2)

            Đạo Phật th́ có h́nh chữ Vạn            : tâm điểm là Bản Thể, bốn cánh là vạn hữu.

 

            Và tùy theo tín ngưỡng, tôn giáo hay quan niệm triết học, Bản Thể c̣n có những danh xưng trang trọng như Thượng-Đế, Thiên Chúa, Brahma (Phạn Thiên), Allah, Huyền Khung Cao Thượng-Đế, Cao-Đài Tiên Ông Đại Bồ-Tát Ma Ha Tát, người b́nh dân Việt Nam thường gọi nôm na là ông Trời, ngoài ra c̣n rất nhiều từ ngữ như: Chơn Không Diệu Hữu, khối Đại Linh Quang, Brahman (Đại hồn), Thiên tánh, Phật tánh, Chân như, Bản Lai Diện Mục, Lư Tính đại đồng, Logos v.v... tựu trung đều chỉ cái Một siêu việt đă bao trùm khắp vũ trụ vạn vật. V́ trong mỗi hiện thể có cái tiềm thể tức mầm Trời, mầm Phật, tuy dị dạng nhưng đồng căn, nên Dịch học mới nói “các hữu Thái Cực” nghĩa là không có vật nào trên đời mà tự nó không có Thái Cực, từ vật cực tế đến vật cực đại. Phật giáo đại thừa cũng chủ trương “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh = Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật”. P. Teillard de Chardin cũng có một nhận xét tương tợ: “Chaque atome a pour volume le volume de l'univers. L'atome n'est plus le monde microscopique et clos que nous imaginons peut être. Il est le centre infinitésimal du monde lui-même = Một hột nguyên tử đều gồm cái vóc của cái thể vóc của vũ trụ. Nguyên tử không chỉ c̣n là một tiểu kiền khôn riêng tẻ và khép kín như chúng ta đă tưởng tượng. Nó c̣n là một trung tâm cực tiểu của vũ trụ hay tiểu vũ trụ” (3) Từ ngh́n xưa các Thánh Hiền đă trực giác cái chân lư vi diệu ấy nên mới nói Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể.

            Vậy con người muốn t́m Trời, t́m Phật, dù xuất thế hay nhập thế hay dù bất cứ pháp môn nào, cũng đều hướng vào nội tâm mà t́m, v́ trong đó đă có sẵn cái Thiên chân hay cái bản lai diện mục của con người, chỉ cần đem cái dũng chí ra vẹt áng mây mù của đam mê dục vọng, của ích kỷ, nhỏ nhoi ti tiện thấp hèn th́ hạt kim cương thiên thu bất hoại ấy sẽ hiện ra ngay. Thiền sư Ngộ Ấn là bậc chân tu đắc Đạo dưới thời nhà Lư, trước khi viên tịch có để lại bài kệ liên hệ hạt kim cương này như sau:

“Diệu tính hư vô bất khả phan,

Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.

Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,

Liên phát lô trung thấp vị càn.”

Nguyễn Lang đă dịch bằng văn vần:

“Chân tính hư vô khó đến nơi,

Chỉ hư tâm đạt đến mà thôi.

Trên núi ngọc thiêu màu vẫn thắm,

Trong ḷ sen nở sắc thường tươi.” (4)

            Giáo sư học giả Nguyễn Đăng Thục đă dịch bằng văn xuôi:

“Bản Thể vũ trụ vô biên, tuyệt đối hư không, không có thể cảm giác tới được,

Lấy ư thức vô niệm, hư không mà giác ngộ được có chi khó khăn?

Bản Thể ví như ngọc, kim cương nung đúc trên núi mà màu sắc vẫn tươi.

Đấy là bông sen nở trong ḷ than hồng mà vẫn tươi nhuận không héo.” (5)

            Trong bài tựa “Thiền Tông Chỉ Nam” có ghi giai thoại vua Trần Thái Tông v́ buồn bực sự cưỡng hôn ngang trái nên đă từ bỏ ngai vàng lên núi Yên Tử cầu Đạo. Nhưng sau khi nghe Quốc sư Phù Vân minh giải “Trong núi không có Phật, Phật chỉ ở ḷng người. Hễ ḷng ḿnh yên lặng mà hiểu biết, thế gọi là Phật thật. Nay nếu nhà vua giác ngộ tâm ấy th́ thành Phật, không cần phải cầu t́m bên ngoài cho khốn khổ.” Quốc sư Phù Vân nói tiếp “Hễ làm đấng vua người th́ phải lấy ư muốn của thiên hạ làm ư muốn của ḿnh, lấy bụng thiên hạ làm bụng của ḿnh. Nay thiên hạ muốn đón vua về, nhà vua không về sao được? Nhưng về việc cứu xét giáo lư nội tâm, dám xin nhà vua đừng quên.” Vua Trần Thái Tông thức tỉnh, bèn cùng triều thần về kinh, chăm lo chính sự, đánh đuổi giặc Nguyên Mông, giữ an bờ cơi, đem lại sự an cư lạc nghiệp cho muôn dân. Mặt khác, nhà vua cũng không xao lăng việc nghiên cứu giáo lư, một hôm đọc kinh “Kim Cương” đến câu “Không nên sinh cái tâm chấp vào đâu cả” nhà vua hoát nhiên đại ngộ và đem sự giác ngộ này chép vào sách “Thiền Tông Chỉ Nam”. Năm ấy Quốc sư Phù Vân xuống núi về kinh, sau khi đọc tập sách này liền nói: “Cái tâm của chư Phật ở ngay trong ấy, sao không khắc in để dạy người đời sau.” (6)

            Đây là một minh chứng hùng hồn: con người khi đă quyết tâm cầu Đạo th́ dù đứng bất cứ góc độ nào, xuất thế hay nhập thế cũng đều có thể chứng đắc và chẳng những thánh đức hóa cho ḿnh mà c̣n đem lại sự an b́nh cho thiên hạ. Mặt khác, giải thoát luân hồi sanh tử không có nghĩa là chạy trốn đau khổ hay ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh tượng khốn khổ của chúng sanh mà ngược lại với tinh thần vô úy, phải đương đầu với đau khổ và đem hạnh Bồ-Tát ra tế độ chúng sanh. Trong trường hợp trên bước đường tu thân hành Đạo hay cứu khổn pḥ nguy nếu gặp phải những gian truân thử thách th́ đó chính là “lửa thử vàng, gian nan thử sức.” Đến đây chúng ta càng thấy rơ hơn cái ư nghĩa cao siêu trong hai câu “Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận, Liên phát lô trung thấp vị càn.” trong bài kệ của thiền sư Ngộ Ấn, đồng thời chúng ta cũng liên tưởng tới tá danh của Thầy, trong đó có từ ngữ Đại-Bồ-Tát, ngoài việc phối hợp với các từ ngữ đứng trước để nói lên tôn chỉ tam giáo quy nguyên, ngũ chi hiệp nhất của nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, c̣n hàm tàng ư nghĩa: Thầy nhắn nhủ chúng ta hăy đem hạnh Bồ-Tát ra cứu độ chúng sanh trong thời hạ nguơn mạt pháp này, mà Bồ-Tát tức là ḷng đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, không quản ngại gian lao nguy hiểm và cũng không trông mong sự đền đáp trả ơn. Và khi chúng ta hành tŕ hạnh Bồ-Tát tức là chúng ta đang trên con đường phản bổn huờn nguyên, nói một cách khác là đang trở về hiệp nhất cùng THẦY. Đó là cách tri hành hợp nhất cái nguyên lư của thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể.

III.- CÁC TÔN GIÁO VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

CAO ĐÀI GIÁO: Tôi đề cập Đạo Cao-Đài trước không phải v́ thiên vị mà v́ khi nói đến Đạo Cao-Đài là nói đến tinh hoa của các tôn giáo và triết thuyết Đông Tây kim cổ và cả trong lănh vực văn học nghệ thuật cũng đậm nét tư tưởng Cao-Đài, đúng như lời nhận xét sau đây của Heidegger, một triết gia người Đức: “Seule la poésie est du même ordre que la philosophie et le penser philosophique = Chỉ duy nhất có thi ca mới đứng trên cùng một b́nh diện với triết lư và suy tư triết lư” (7) v́ đa số Thánh Giáo Cao-Đài được viết bằng văn vần. Mặt khác, Kinh sách và Thánh giáo cũng được viết bằng tiếng Việt, ngoại trừ một số ít bằng ngoại ngữ khi có người ngoại quốc tham dự đàn cơ, cho nên, là người Việt, khi nghe qua ắt hẳn chúng ta sẽ lănh hội nhanh chóng, rồi từ đó, chúng ta bước vào thư tịch của các tôn giáo đă có từ trước, để vừa đối chiếu, vừa nắm vững vấn đề một cách dễ dàng hơn.

            Đi vào chủ đề, tôi xin trích dẫn một số Thánh giáo chứng tỏ Đạo Cao-Đài đă chủ trương thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể.

            Nơi trang 39, Thánh Giáo Sưu Tập 1966-1967:

       “Thuở chưa dựng nên ngôi Trời Đất,

       Khoảng không gian mịt mịt mờ mờ,

              Hồn nhiên một khối ban sơ,

Vần vần luân chuyển gồm cơ nhiệm mầu.

       Khí khinh khinh rộng sâu tỏa khắp,

       Ánh huyền huyền bền chặt lưu hành,

              Vô h́nh, vô t́nh, vô danh,

Cưỡng viết: "ĐẠI-ĐẠO" hóa sanh vô cùng.

       Tượng một điểm tựu trung duy nhứt,

       Là "LƯ", ngôi Thái Cực Thánh Hoàng,

              Vận hành phân khí tạo đoan,

Âm dương ngưng tụ thế gian lập thành.

       Một Lư ấy hóa sanh vạn vật,

       Gồm chung bầu Trời Đất chở che,

              Ngũ hành luân chuyển mọi bề,

Thâu, tàng, sanh, trưởng, Xuân, Hè, Thu, Đông.

       Vạn vật cũng lư đồng sanh hóa,

       Nhơn nhơn đều Đạo cả dưỡng nuôi,

              Noăn thai thấp hóa vô hồi,

Trường tồn tiến thối cơi đời Tam Nguơn.

       Có Trời Đất, có nhơn có vật,

       Có Đạo mầu Trời Đất định phân,

              Thế nên khắp chốn hồng trần,

Đều do Lư Đạo tạo phần hữu vô.”

            Nơi trang 200, Thánh Giáo Sưu Tập 1966-1968:

            “V́ các con là một trong vạn vật chúng sanh, mà vạn vật chúng sanh là Bản Thể của Đạo, mà Bản Thể của Đạo tức là Bản Thể của Thầy. Các con có thương nhau, tức là các con đă thương Thầy...”

            Và rải rác các đàn cơ khác, Thầy và chư Phật Tiên Thánh c̣n giảng dạy rơ thêm như:

       “Khí hư vô bao trùm Thái Cực,

       Thái Cực ngôi độc nhất chủ trương,

              Thần thông biến hóa khôn lường,

Cơ quan đóng mở, phi thường Đạo Cao.

 

       Lư quang minh bao trùm vũ trụ,

       Tạo Càn Khôn khí cụ sắp bày,

              Tri nguyên quá khứ, vị lai,

Gây nên các giống đặt bày vẽ vang.

 

       Thái Cực Đại Linh Quang nguyên thủy,

       Động tịnh cơ lư khí tương ḥa,

              Ở trong một khối chia ra,

Thiên h́nh vạn trạng tinh ba ẩn tàng.

 

       Mọi vật có Linh Quang cự tại,

       Hồn thiêng liêng vận tải sanh tồn,

              Là v́ có dại, có khôn,

Bởi chưng thanh trược nên hồn thấp cao.” (8)

 

       “Đạo là ngôi nhất nguyên chủ tể,

       Đạo cũng là đồng thể vạn linh” (9)

 

       “Con là một thiêng liêng tại thế,

       Con với Thầy đồng thể Linh Quang,

              Khóa ch́a con đă sẵn sàng,

Khi vào cơi tục, khi sang Thiên đ́nh.” (10)

 

       “Nguyên thần thường trụ, chẳng phong ba,

       Đáy nước bửu châu hiện chói ḷa,

       Bát Nhă tâm khai, vô nhất niệm,

       Trên trời dưới thế biết rằng TA.

       Rằng TA là một cái TA CHUNG,

       Rộng lớn bao la ở khắp cùng,

       TA chẳng có TA mà vẫn có,

       Có TA, TA cũng chỉ TÂM TRUNG.” (11)

 

       “THẦY: Thượng Đế là Cha vạn vật,

       Đạo Cao-Đài gồm tất ngũ chi,

              Mạt đời tam giáo đồng quy,

Mượn cơ giáng điển cũng v́ chúng sanh.” (12)

 

       “THẦY ngự trong ḷng mỗi chúng sanh,

       Chúng sanh giác ngộ biết tu hành,

              Thương yêu, mựa tách người khôn dại,

Điều độ đừng chia kẻ dữ lành.” (13)

            Ấy là phần “tri”: vạn vật đồng nhất thể với Đạo với Trời, nhưng nếu “tri” mà không “hành” th́ chưa phải là chân tri, cho nên Thầy và chư Phật Tiên Thánh luôn luôn kêu gọi chúng ta, giữa con người và con người phải thương yêu nhau, không phân biệt người khôn kẻ dại, vượt lên thiện ác, thị phi và hướng vào nội tâm mà t́m Đạo, t́m Trời, t́m Phật, v́:

“Đạo tại tâm hề, Phật tại tâm,

Vọng cầu bôn ngoại thị hôn trầm,

Nhơn nhơn tự hữu Như Lai tánh,

Tánh đắc Như Lai, pháp diệu thông.” (14)

            Và có thể theo tŕnh tự như sau:

       “Thầy tá bút xương minh yếu lư,

       Lập trường tu hiệp kư đồ thơ,

              Chuyển đời từ chốn mộng mơ,

Từ trong mê loạn lên bờ giác chơn.

       Đạo xử thế nghĩa nhơn là trọng,

       Lẽ tu chơn trí dơng kiêm toàn,

              Biết điều sai quấy sửa sang,

Trau giồi phẩm hạnh, vén màng vô minh,

       Từng bước tiến soi h́nh gương sáng,

       Cấp tiểu thừa con rán chuyển tâm,

              Công phu kiểm nhận suy tầm,

Đâu là khổ nghiệp? Đâu mầm thiện căn?

       Học thấu đáo lư chơn biện giải,

       Tánh bổn sơ đem lại chân thường,

              Trong ngoài mẫu mực kỷ cương,

Chung ḥa nhân thế trên đường dân sanh.

       Cơ biến hóa thuần hành luân chuyển,

       Nghiệp trần hoàn lưu luyến trả vay,

              Biết tu lập đức cao dày,

Gieo trồng nhân phẩm, tiếp tay tài bồi,

       Tạo cơ chỉ phục hồi nguyên vị,

       Pháp hư vô luyện kỹ thuần thanh,

              Biện phân Đạo mạch cho rành,

Trung thừa tiếp chuyển khai sanh giác thần.

       Đoạn thức tánh giải lần giả tướng,

       Đoạn dâm cơ bảo dưỡng tinh thần,

              Nghiệm thông kết quả nguyên nhân,

Luân hồi sanh tử xoay vần do đâu?

       Bởi niệm khởi không thâu tâm định,

       Ư miên man suy tính động hành,

              Làm cho tánh mạng mong manh,

Tinh thần thoát lậu ṿng quanh kiếp trần.

       Chuyển thể hóa trọng phần luyện kỹ,

       Bắt nhịp cầu trực chỉ đường tu,

              Thượng thừa định hướng công phu,

Ngoài ṿng tục lụy ngàn thu vĩnh tồn.

       Cơ pháp diệu Càn Khôn định vị,

       Thiên Địa Nhơn hiệp lư âm dương,

              Thánh phàm phân ngă đôi đường,

Hiển vi động tịnh nghịch huờn thuận sanh.

       Thầy tóm lược lập thành tam phẩm,

       Tuyển căn cơ ghi đậm nét vàng,

              Tiểu, Trung thừa đă ân ban,

Bấy lâu phổ cập Đạo tràng tĩnh tu.

       Con nào đă công phu trọn vẹn,

       Nguyện lực cao bước thẳng Thượng thừa,

              Thọ truyền diệu pháp sớm trưa,

Huyền công phanh luyện đơn thơ triệu hồi.” (15)

            Tóm lại:

“Làm người phải biết nhơn sanh,

Biết đến chân tri để thực hành,

Tánh ấy Thần quang minh diệu giác,

Mạng là tinh khí bản nguyên thanh.

Tánh nương chân mạng mà linh mẫn,

Mạng hiệp tánh chân mới bảo thành,

V́ bởi mê mờ theo sống tục,

Nên lo hồi phục Thể Tinh Anh.” (16)

            Thể Tinh Anh Bản Thể của vũ trụ vạn vật đó vậy.

NHO GIÁO: Từ thượng cổ, do trực giác, các Thánh Hiền Trung Hoa đă biết được muôn vật sanh ra và hóa đi đều do một cái chí linh, chí diệu. ấy là Trời, bản nguyên của muôn loài vạn vật và đă có cái tư tưởng “Thiên Nhân hiệp nhất” hay “Thiên Nhân tương dữ”, “Thiên Nhân tương đồng”, cho rằng con người ai ai cũng bẩm thụ cái Tính của Trời, do đó, cho Thiên luân là nhân luân, nhân đạo phải khởi phát từ Thiên Đạo. Sách Lễ Kư có chép “vạn vật bản hồ Thiên = muôn vật đều gốc ở Trời.” Trương Kỳ Quân, một học giả lỗi lạc Trung Hoa đă xác định điều này trong tạp chí Trung Quốc Nhất Chu và trong Trung Quốc Ngũ Thiên Niên Sử của ông như sau:

“Trung Quốc tự Đường, Ngu, dĩ lai hữu Thiên nhân hiệp nhất chi tư tưởng. Kính Thiên sở dĩ ái nhân, ái nhân sở dĩ tôn Thiên. Lịch đại Thánh triết mạt bất kế tục hoành dương thử Thiên nhân hiệp nhất chi đạo = Trung Quốc, từ thời Đường, Ngu (Nghiêu, Thuấn) đến nay đều có chủ trương Trời, người có thể kết hợp. Kính Trời cốt để yêu người, yêu người cốt để kính Trời. Các Thánh triết lịch đại chỉ cốt làm sáng tỏ lẽ Thiên nhân hiệp nhất.”

            Đến cuối đời Xuân Thu (551 trước công nguyên), Đức Khổng Phu Tử ra đời. Ngài đă xiển dương học thuyết của Nho gia một cách có hệ thống, mạch lạc và sáng lạn hơn và định rơ những điều như:

Cuộc biến hóa của vũ trụ quan hệ đến vận mệnh của con người.

Các mối luân thường đạo lư trong xă hội.

Ngài đă sáng tác Kinh Xuân Thu và san định Ngũ Kinh (Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc), cho nên Ngài thường nói “Thuật nhi bất tác... = Thuật lại mà không sáng tác...” (Luận ngữ, chương II, câu 11) hay “ôn cố nhi tri tân ... = ôn lại những điều cũ mà biết được điều mới...” (Luận ngữ, chương II, câu 1)

            Và kể từ đó cái học của Nho gia được gọi là Nho giáo hay Khổng giáo và mặc dù Ngài rất khiêm tốn, nhưng với đại công, đại đức của Ngài, người đời đă tôn Ngài là bậc Thánh, là vạn thế sư biểu, là giáo tổ của Đạo Nho (Nho sĩ là người học giỏi, đợi khi cần đến th́ ra giúp đời).

            V́ quán triệt chủ thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể nên có lần Ngài đă nói với một cao đồ là Tăng Sâm rằng “Sâm hồ! ngô đạo NHẤT dĩ quán chi = Tṛ Sâm ơi! cái Đạo của ta chỉ có MỘT LẼ mà bao trùm tất cả.” (Luận ngữ, chương IV, câu 15) Cái MỘT ấy là tuyệt đối thể, uyên nguyên của vũ trụ vạn vật, là Trời, là Đạo, là cái lư thường hằng bất biến lồng trong vạn vật và siêu xuất vạn vật, vừa là căn cơ, vừa là cùng đích của muôn loài, Dịch học gọi là Thái Cực, khởi điểm của lịch tŕnh biến hóa của vũ trụ vạn vật (Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái).

            Theo Chu Hy (1130-1200), một danh nho thời nhà Tống, th́ “muôn vật đều bẩm thụ Thái Cực và tự ḿnh có đủ một Thái Cực, chẳng khác nào mặt trăng ở trên trời vốn có một, kịp khi đă tán ra ở các mặt sông hồ, chỗ nào cũng thấy mặt trăng, không thể v́ vậy mà cho rằng mặt trăng đă bị chia ra muôn mảnh = bổn chỉ thị nhất Thái Cực, nhi vạn vật các hữu bẩm thụ, hựu tự các toàn kỳ nhất Thái Cực nhỉ ... như nhựt nguyệt tại thiên, chỉ nhất nhi dĩ cập tán tại giang hồ, đắc tùy xứ nhi kiến, bất khả vị nguyệt dĩ phân dă.” (17) cho nên Dịch học cũng đă nói “các hữu Thái Cực = muôn vật đều có Thái Cực”.

            Theo Chu Đôn Di tức Chu Liêm Khê (1017-1073), một danh nho lừng danh cả hai mặt đạo đức và tài năng dưới thời nhà Tống, th́ Thái Cực vốn là Vô Cực (Vô Cực nhi Thái Cực). Đó là cái vô thanh, vô khứu, vô phương sở, vô h́nh trạng, tự tại, vô thỉ, vô chung, bất sinh, bất diệt. Cái tự tại ấy không phát ra là Vô Cực, mà phát ra là Thái Cực. Vậy Vô Cực và Thái Cực là một thể. (18)

            Theo Trương Tái tức Trương Hoành Cừ (1020-1076) cũng là một danh nho lỗi lạc thời nhà Tống th́ Thái Cực, Thái Hư, Thái Ḥa là một. Thái Hư là cái Thần hóa, biến ra âm dương, rồi bởi hai khí ấy mà sinh ra trời đất và vạn vật và có Thái Ḥa th́ mới biến hóa được. (19) Liên hệ đến Thái Hư, Tánh Mệnh Khuê Chỉ cũng đă viết “Thánh nhân dĩ thử tẩy tâm thoái tàng ư mật, kỳ trung Bản Hư Nguyên dữ Thái Hư hỗn nhi vi nhất. Cố viết: Thánh nhân dĩ Thái Hư đồng Thể = Thánh nhân tẩy rửa tâm hồn trở về ẩn náu nơi thầm kín, trong đó vốn đă có Bản Thể uyên nguyên cùng với Thái Hư hỗn thành một khối. V́ thế, nói Thánh nhân đồng thể với Thái Hư” (Tíùnh Mệnh Khuê Chỉ nơi h́nh trung tâm đồ, quyển Nguyên, trang 10b).

            Theo Dương Hùng tức Dương Tử Vân (53 trước Công nguyên), một danh nho lỗi lạc thời Tây Hán, tác giả sách Thái Huyền (nói về H́nh Nhi Thượng Học) th́ cái MỘT minh linh huyền diệu ấy được gọi là Huyền “Huyền giả Thần chi khôi dă, Thiên dĩ bất kiến vi Huyền, địa dĩ bất h́nh vi Huyền, nhân dĩ tâm phúc vi Huyền = Huyền là đầu của Thần, Trời lấy không thấy làm Huyền, đất lấy không h́nh làm Huyền, người lấy tâm phúc làm Huyền.” (Huyền Cáo: Thái Huyền đồ cáo) Theo học giả Trần Trọng Kim th́ cái “Huyền” ấy là Bản Thể của vũ trụ mà người và vũ trụ cùng đồng một Thể cả. Ấy là hợp với thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể của Nho giáo vậy. (20)

            Theo sách Đại Học th́ cái MỘT ấy là “Minh Đức”: “Đại học chi Đạo tại minh Minh Đức = Cái học của bậc đại nhân ở chỗ làm sáng cái “Minh Đức” (21). Theo Vương Dương Minh th́ đại nhân là người xem thế giới là một nhà, xem trời đất và vạn vật đều cùng một Thể (22).

            Theo sách Trung Dung th́ cái MỘT ấy được gọi bằng nhiều tên như:

            Thiên Mệnh: Mệnh Trời hay ư chí của Trời, cái lư quân b́nh ḥa điệu vận hành vũ trụ vạn vật. Con người nếu “không biết Mệnh Trời th́ không lấy ǵ làm bậc quân tử = Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử” (Luận Ngữ, chương 20, câu 2) và con người v́ “vui theo Đạo Trời và biết Mệnh Trời nên không lo, tùy chỗ ở mà an và đôn đốc làm điều nhân cho nên có ḷng ái = lạc tri Thiên mệnh cố bất ưu, an thổ đôn hồ nhân cố năng ái” (Dịch: Hệ từ thượng). Đến đây chúng ta nhận thấy cái “Nhất dĩ quán chi” của Đức Khổng Phu Tử là Trời, là Đạo mà cũng là nhân (       ) của người. Vậy thế nào là nhân? Nhan Tử hỏi Đức Khổng Phu Tử, Ngài trả lời “Khắc kỷ phục lễ vi nhân = sửa ḿnh theo lễ là nhân” (Luận ngữ, chương 12, câu 1). Trọng Cung hỏi, Ngài trả lời “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân         (        ), tại bang vô oán, tại gia vô oán = cái ǵ ḿnh không muốn th́ đừng làm cho người khác, trong nước không có ai oán hờn ḿnh, trong nhà (một đại phu) không ai oán giận ḿnh, ấy là nhân” (Luận ngữ, chương 12, câu 2). Sách Trung Dung định nghĩa “Nhân (        ) giả nhân (         ) dă = ḷng thương người tức là người” (23). Sách Đại Học viết “Vi nhân quân chỉ ư nhân (         ), vi nhân thần chỉ ư kính, vi nhân tử chỉ ư hiếu, vi nhân phụ chỉ ư từ, dĩ quốc nhân gia, chỉ ư tín = làm vua th́ nhằm vào đức nhân (        ), làm bầy tôi th́ nhằm vào đức kính, làm người th́ nhằm vào đức hiếu, làm cha th́ nhằm vào đức từ và sự giao dịch giữa người trong nước th́ nhằm vào đức tín” (24). Và có lần Tử Cống hỏi Đức Khổng Phu Tử: “Nếu có người thi ân cho nhân dân và cứu giúp đại chúng th́ người ấy thế nào? Có thể gọi là người nhân hay không?  = Như hữu bác thí ư dân nhi năng tế chúng, hà nhử khả vi nhân hồ?” Ngài trả lời “Sao chỉ gọi là người Nhân thôi? Phải gọi là bậc Thánh chứ, vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chưa làm được vậy thay. Người Nhân là người muốn làm cho ḿnh điều ǵ hay th́ cũng làm cho người khác, muốn ḿnh thành công th́ cũng giúp người khác thành công = Hà sự ư Nhân! tất dă Thánh hồ! Nghiêu, Thuấn kỳ do lệnh chư! Phù Nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” (Luận Ngữ, chương VI, câu 28).

            Ấy là đem Thiên luân áp dụng vào nhân luân đó vậy.

            Tính: “Thiên mệnh chi vi Tính, suất Tính chi vi Đạo = Mệnh Trời gọi là Tính, noi theo Tính gọi là Đạo.” (25) Theo Á Thánh Mạnh Tử (372 trước Công nguyên) th́ Tính là bản nguyên của Trời phú cho người. Ngài nói “Tận kỳ Tâm giả tri kỳ Tính dă. Tri kỳ Tính dă tắc tri Thiên hỷ. Tồn kỳ tâm, dưỡng kỳ Tính, sở dĩ sự Thiên dă = Biết hết cái Tâm ḿnh là biết cái Tính ḿnh. Biết cái Tính ḿnh là biết Trời vậy. Giữ cái Tâm ḿnh, nuôi cái Tính ḿnh là thờ Trời vậy” (26) cho nên “Đại nhân giả, bất thất kỳ xích tử chi tâm = Bậc đại nhân không bỏ mất cái tâm hồn nhiên thuần hậu của đứa bé sơ sinh” (Ly Lâu, hạ) (27). Tóm lại đem cái Tâm Tính thuần lương, trong sáng vốn Trời phú cho ḿnh để ứng xử tốt đẹp với đời là hợp với lẽ Đạo.

            Trung: “Hỷ, nộ, ai, lạc chi vị phát vị chi Trung, phát nhi trúng tiết vị chi Ḥa. Trung dă giả, thiên hạ chi đại bản dă, Ḥa dă giả, thiên hạ chi đạt đạo dă.  Trí Trung Ḥa, Thiên Địa vị yên, vạn vật dục yên = Những nỗi mừng, giận, buồn, vui chưa phát ra nơi tâm th́ gọi là Trung, tức là tâm c̣n ở trong trạng thái hư vô, tĩnh lặng, mà khi phát ra đúng thời phải cách, v́ nhân, v́ nghĩa, v́ lễ... th́ gọi là Ḥa (như Thành Thang nhà Thương, Vơ Vương nhà Châu đă cử binh phạt Kiệt, Trụ, hay vua quan nhà Lư và nhà Trần đă cùng với dân tộc phá tan giặc Tống, đánh lui giặc Nguyên Mông, đem lại sự thái b́nh, an cư lạc nghiệp cho trăm họ, đó là cái giận an thiên hạ). Trung là nguồn cội lớn của thiên hạ, v́ vạn vật từ nơi đó mà nảy sinh, tiến hóa. Ḥa là chỗ thông đạt đạo lư của thiên hạ. Suy cho cùng th́ từ chỗ Trung Ḥa mà Trời đất định vị, vạn vật sinh hóa trong thanh b́nh, trật tự” (28). Theo Thiệu Ung tức Thiệu Khang Tiết (1011-1077), một danh nho đức hậu tài cao, tinh thông Dịch lư th́ “Vạn vật ṭng Trung nhi khởi, ṭng Trung nhi chung = Muôn loài từ Trung phát xuất ra, cuối cùng lại trở về Trung.” (Thiệu Tử)

            Thành: “Thành giả Thiên chi Đạo dă, Thành chi giả nhân chi Đạo dă = Sự thành thật hồn nhiên vốn là Đạo Trời, c̣n tự ḿnh tu tập để trở nên thành thật hồn nhiên là Đạo của người.” (29) Trung Dung c̣n viết “Duy thiên hạ chí thành vi năng tận kỳ tính = Trong thiên hạ chỉ có bậc chí thành mới biết tường tận cái tính bản nhiên thiên phú cho ḿnh” (30) và “Thành giả vật chi chung thủy, bất thành vô vật... = Thành thật hồn nhiên là chỗ sơ khởi và cũng là chỗ cuối cùng của vạn vật, nếu không có đức thành thật hồn nhiên th́ không có chi cả.” (31) Theo Chu Liêm Khê th́ Thành là cội rễ của ngũ thường – nhân, nghĩa, lễ, trí, tín – căn bản của trăm nết. Khởi đầu sách Thông Thư, ông viết “Thành giả, Thánh nhân chi bản dă = Thành là cái gốc của Thánh nhân.” Thành là chí thực, là cái chánh lư của Trời Đất phú cho vạn vật, Thành vượt qua thiện ác, đồng thể với Thái Cực (32). Thế cho nên trong Đạo Cao-Đài, Ơn Trên – Đức Thái Thượng Đạo Tổ – luôn luôn nhắc nhở người tu về chữ Thành trong câu Kinh đầu tiên và cũng trong bài Kinh nhựt tụng đầu tiên “Phần Hương Chú” hay “Niệm Hương Chú”:

“Đạo gốc bởi ḷng thành, tín, hiệp”

v́ có chí thành th́ tu hành mới đắc quả, nên Phật, nên Tiên, nên Thánh, mới có thể về hiệp cùng Thầy – Thượng-Đế – mới xứng đáng “dự đồng hàng với Trời Đất = tắc khả dĩ vi Thiên Địa tham hỷ” (33) tức là dự vào hàng Tam Tài – Thiên, Địa, Nhân.

            Trung Dung là một thiên trong bộ Lễ Kư do Tử Tư, cháu nội của Đức Khổng Phu Tử, ghi chép phần tâm pháp cao siêu của Ngài đă truyền thụ cho các môn đệ lúc c̣n tại thế.

            Theo Tŕnh Tử (Tŕnh Hạo và Tŕnh Di) th́ Trung là bất thiên bất ỷ, nghĩa là không lệch bên nầy hay bên kia; Dung nghĩa là không dời đổi.

            Theo Trịnh Huyền th́ Dung nghĩa là dụng.

            Vậy Trung là trung tâm bất biến của càn khôn vũ trụ. Trung là thể và Dung là dụng. Trung thuộc phần tri, Dung thuộc phần hành, lấy cái bất biến ứng vạn biến. Cái bất biến ấy là Vô Cực, Thái Cực, Thái Hư, Thái Ḥa, là Bản Thể của vạn vật, là Trời, là Đạo. Sự nghiệp thành tựu của Thánh nhân là phát huy cái Đạo Trung ấy, sách Trung Dung c̣n có câu thâm viễn như sau:

            “Đại tai Thánh nhân chi Đạo! Dương dương hồ, phát dục vạn vật; tuấn cực vu thiên. Ưu ưu đại tai! = Ôi! Đạo của bậc Thánh nhân tức là Đạo Trung Dung rất lớn thay! Đạo ấy mênh mông như biển cả, nó sanh hóa và dưỡng dục tất cả vạn vật trong vũ trụ, cao tận đến Trời. Đạo ấy rộng lớn, đầy đủ thay!” (34)

            Đến đây cũng đă tạm đủ cho chúng ta thấy rơ ràng chủ thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể trong Nho giáo, nhất là từ thời Đức Khổng Phu Tử. Tiếp theo các hậu nho đă lần lược khai triển, làm cho chủ thuyết càng linh động, phong phú (sẽ được dẫn chứng trong phần triết học với thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể) và cái khẩu quyết sau đây từ vua Nghiêu (nhà Đào Đường) đă truyền cho vua Thuấn (nhà Hữu Ngu) và vua Thuấn đă truyền cho vua Vũ (nhà Hạ) muôn đời vẫn có giá trị:

“Nhân tâm duy nguy,

Đạo tâm duy vi,

Duy tinh duy nhất,

Doăn chấp quyết Trung.”

(Kinh Thư, Thiên Đại Vũ Mô, 15)

tạm dịch:

              “Nhân tâm điên đảo nguy nàn,

       Đạo tâm là Thể Linh Quang sáng ngời,

              Tinh ṛng chuyên nhất chiều mơi,

       Trung Dung ứng hợp Đạo, đời an vui.”

PHẬT GIÁO: Theo khảo sát của Bác Sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, nguyên giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài G̣n, th́ Kinh Hoa Nghiêm là chỉ dấu của thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể trong Đạo Phật v́ “Kinh Hoa Nghiêm cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều do Tâm mà ra. Tâm đây là Tâm Chân Như hay Chơn Không Diệu Hữu, Bản Thể. Vũ trụ do nhân duyên ḥa hợp mà thành, mọi vật lớn nhỏ đều nương vào nhau, nhân làm quả, quả làm nhân, cái này có là nhờ cái kia, cái kia có là nhờ cái này, tương quan, tương duyên, lớp lớp chằng chịt vô cùng nên gọi là trùng trùng duyên khởi. Mọi sự vật đều dính chùm nhau, nên vật này động là tất cả đều động, tất cả đều liên quan mật thiết với nhau. Một tức Tất Cả, Tất Cả tức Một, mọi vật đều tương tức tương nhập. Vạn vật đều cùng chung một Bản Thể, một nguồn sống vô h́nh, vô tướng, tuyệt đối mà Phật giáo tạm gọi là Tâm Chân Như, là Không, Lăo giáo gọi là Đạo hay Vô Cực, Khổng giáo gọi là Thái Cực, Cao-Đài giáo gọi là THẦY...” (35)

            Chỉ dấu thứ hai, cũng theo Bác Sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, th́ “Phật giáo Đại Thừa cho rằng vạn vật có hai tướng, một tướng bề ngoài và một tướng bề trong. Cái tướng bề ngoài, ta có thể dùng ngũ quan và ư thức (giác quan thứ sáu) mà xét thấy được. Nhưng bên trong những cái vơ sai biệt của h́nh tướng bề ngoài c̣n có một cái Thể Chung (Bản Thể hay Thực Tướng) của muôn loài vạn vật.

            Cái Thực Tướng đó là Không, không sinh diệt, không nhơ sạch, không thêm bớt, không biết từ đâu đến và đi về đâu, không biết giờ khởi điểm hay lúc tận cùng. Hiểu thấu được chân lư duyên sinh là đạt tới thực tại tối hậu, tới Chân Không Diệu Hữu, tới tuệ Bát Nhă, không c̣n phải tranh luận hăo huyền nữa... (Minh Đức Thanh Lương, tóm lược triết lư Kinh Hoa Nghiêm và Bồ-Tát Đạo, chùa Việt Nam Seattle, 1986, tr. 79-80)

            Tóm lại, đứng về mặt Bản Thể th́ vũ trụ này là một khối duy nhất, viên măn, bất biến, tự tại vô ngại, b́nh đẳng và bất khả phân. Nhưng trên b́nh diện hiện tượng th́ sự sự, vật vật lại có những bộ mặt sai thù, phân biệt. Tuy nhiên Bản Thể và hiện tượng chỉ là hai bộ mặt của một Thực Tại tuyệt đối được mệnh danh là Tâm hay Chân Như...” (36)

            Chân Như, cũng gọi là Tự Tánh (nature propre), Phật Tánh (nature de Bouddha), Thực Tánh (nature réalisatrice), Chân Tánh (nature de vérité) hoặc là Như Lai Tạng. Thiền tông gọi là Bản Lai Diện Mục; Duy Thức tông gọi là Tự Tâm Hiện Tượng, Viên Thành Thực Tánh; Tịnh Độ tông gọi là Thường Tịch Quang Độ; Thiên Thai tông gọi là Tự Tánh, Thực Tướng; Hoa Nghiêm tông gọi là Nhất Chân Pháp Giới; Tam Luận tông gọi là Thực Tướng Bát Nhă; Luật tông gọi là Bản Nguyên Tự Tánh hay Kim Cang Bửu Giới v.v..., tất cả đều ám chỉ Bản Thể, nhưng từ hay và khêu gợi nhất là “Chân Như”, v́ “Chân” nghĩa là chân thực, rơ ràng, không phải hư vọng; “Như” là luôn luôn như thế không bao giờ biến đổi và từ đại chúng nhất là “Phật Tánh”, v́ người b́nh dân khi nghe qua cũng hiểu được phần nào đó là đức tánh vừa từ bi vừa sáng suốt, trọn tốt, trọn lành, thiên thu bất diệt của Đấng cao cả là Phật.

            Thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể càng rơ rệt hơn trong Đạo Phật, theo tôi, là sự xác định của Đức Phật Thích Ca khi giảng Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn: “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh = Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” cùng với quan điểm Thiền học sau đây của Thiền sư Cảm Thành, Tổ thứ nhứt ḍng thiền Tào Khê Việt Nam:

            “Phật ở khắp cả mọi nơi, đâu đâu cũng là Phật (biến nhứt thiết xứ ...) nhưng muốn thấy được th́ phải là Tâm Phật. V́ Phật tánh đă phổ biến khắp cả, th́ hẳn rằng ở tâm ta hiện tại cũng tiềm tàng tâm Phật, khác nhau ở chỗ một đàng tâm ta thường bị dục vọng vẩn đục che phủ, trở ngại giấu chứa, c̣n một đàng tâm Phật th́ cởi mở, hoàn toàn khai phóng, chưa từng che giấu (Bất tằng phú tàng). Vậy nên tất cả công phu của nhà Thiền học là làm thế nào cất được cái “phú tàng”, cái “che giấu” ở tâm hiện tại của ta đi th́ tức là cái Tâm Phật, cái Tâm ngộ. Với cái Tâm ngộ ấy th́ khắp mọi cảnh tượng trong vũ trụ đều thấy màu sắc Phật tánh trong bầu Bi Trí, nghĩa là vừa từ bi bác ái, vừa sáng suốt trí tuệ...” (37)

            Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, cựu khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Saigon th́ “trong giáo lư của Cảm Thành, chúng ta nhận thấy điểm cốt yếu không những là thiền học mà c̣n cả triết học Đông phương nếu chẳng phải của cả thế giới. Ấy là điểm “tức Phật tức Tâm = tới Phật tới Tâm”. Chữ Phật dùng đây là nói cái Phật Tánh đại đồng, tức là cái Bản Thể đại đồng đồng nhất tính hay là Tự Tính. Vậy bảo “Tức Phật tức Tâm” khác ǵ bảo “Thiên Mệnh chi vị tính” (Trung Dung), hay là “Tat twam asi” cái Ấy ngươi là trong cái đại công thức “Tam Tài – Thiên, Địa, Nhân – đồng nhất thể”, công thức điển h́nh trong tư tưởng truyền thống Đông phương. Cái đại công thức ấy đă chạy suốt cả bộ Kinh điển cổ kính Ấn Độ là “Upanisahs”, Tàu dịch là “Áo Nghĩa Thư” ... Cái đại công thức ấy là cái thực thể tế vi đă tạo nên toàn thể vũ trụ, đấy là Thực Tại, đấy là Tự Ngă (Atman), Tự Tính...” (38)

            Thêm vài dữ kiện nữa, là khi bàn đến thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể, học giả Cao Xuân Huy đă viết:

            “Trong bảy phái Thiền tông, có một phái gọi là Trực Hiển Tâm Tính Thông. Nó nêu lên cái nguyên lư Xúc Loại Thị Đạo Nhi Nhậm Tâm, nghĩa là trong cái ǵ cũng có Đạo (tức là Phật), trong cỏ cây hoa lá đều có Phật tánh cả. Do đó, muốn t́m Phật, th́ không phải t́m đâu xa mà phải t́m ngay trong mọi vật chung quanh ḿnh, và trong cái tâm của ḿnh. Phải để cho cái tâm của ḿnh thoải mái tự do, th́ mới hiểu được Đạo.

            Phái Xúc Loại Thị Đạo Nhi Nhậm Tâm chủ trương Nhất Thiết Thị Chân nghĩa là cái ǵ cũng là thật. Do quan niệm trên, mà khi tăng đồ hỏi Phật là ǵ, Thánh là ǵ, th́ Viên Chiếu đáp: Muốn biết Phật là ǵ, chỉ cần xem cây cúc dưới giậu trong tiết Trùng Dương hay chim oanh ở đầu cành trong một ngày Xuân ấm áp (Ly hạ trùng dương cúc, chi đầu thục khí oanh). Phật và Thánh, xét về Bản Thể không xa mấy” (Thơ văn Lư Trần, tr. 290, chú 3).

            Và khi nghiên cứu Thiền học, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đă nhận định:

            “Sự giác ngộ của Phật là vô thượng, trí huệ của Phật là vô lượng vô biên, cái thấy biết của Phật (tri kiến) đă đạt đến mức tuyệt đối. Cái thấy biết đó là ǵ?

            Là “Tất cả là Một, tất cả chúng sanh đều từ PHỔ QUANG MINH TRÍ (nguồn ánh sáng bao trùm vũ trụ vô biên cũng vừa là trí huệ sáng ngời = Lumière omniprésente – Intelligence éclairante) mà ra, th́ tất cả ánh sáng sẽ trở về với ánh sáng trí huệ ấy, tức là thành Phật”.

            Cái PHỔ QUANG MINH TRÍ tức nguồn ánh sáng bao trùm vũ trụ vô biên mà cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đă phát hiện, phải chăng là Đại Linh Quang trong Đạo Cao-Đài hay “Ngọn Đèn Huệ bất diệt chiếu sáng khắp 36 tầng Trời = Huệ đăng bất diệt, chiếu tam thập lục Thiên chi quang minh” trong bài kinh Nhựt Tụng “Nhiên Đăng Cổ Phật chí tâm quy mạng lễ” của Đạo Cao-Đài và ư nghĩa lời tuyên bố của Phật “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”, chân lư, phải chăng không khác ǵ câu “Các hữu Thái Cực” trong Dịch học?

            Đến đây ta thấy các chỉ dấu và các dữ kiện vừa nêu đă chứng minh một cách hùng hồn là mặc dù trong 49 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca chưa có lần nào sử dụng từ ngữ “Bản Thể vũ trụ”, nhưng trong giáo lư của Ngài đă hàm tàng cái chủ thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể mà sau này các thiền gia hay học giả đă lần lượt phát hiện do công phu tu học hay công tŕnh nghiên cứu đó vậy.

ĐẠO LĂO: Tự cổ lai, các Hiền nhân, Thánh triết Đông phương hoặc “sinh nhi tri chi” hoặc “học nhi tri chi” dù xuất thế hay nhập thế, dù ẩn tu để siêu hóa hay lăn xả vào đời để giúp đời, cứu đời, tất cả đều có chung một chủ luận là vũ trụ vạn vật đều phát xuất từ một Tổng Lư Đại Đồng. Đó là Bản Thể, là Đạo. Vậy Đạo là ǵ? Để giải thích cái thực tại siêu việt này, trong Đạo Đức Kinh, Lăo Tử, một siêu nhân thần bí Trung Hoa, sinh vào khoảng 600 năm trước Công nguyên, đă đưa ra những nhận định độc đáo, thiết tưởng xưa nay chưa có một triết gia nào b́ kịp, như sau:

            “Đạo khả Đạo phi thường Đạo; danh khả danh phi thường danh. Vô danh Thiên Địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kỳ diệu; thường hữu, dục dĩ quan kỳ kiếu.

            Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi di danh, đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn =

            Đạo mà có thể diễn tả được th́ không phải là Đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó (Đạo) th́ không phải là tên vĩnh cửu bất biến.

            “Không”, là gọi cái bản thủy của trời đất; “Có” là gọi mẹ sinh ra muôn vật. Cho nên, tự thường đặt vào chỗ “không” là để xét cái thể vi diệu của nó (Đạo); tự thường đặt vào chỗ “có” là để xét cái (dụng) vô biên của nó.

            Hai cái đó (Không và Có) cũng từ Đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu. Huyền diệu, rồi lại huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kỳ diệu” (Chương I, Đạo Đức Kinh).

            Nơi chương này Đức Lăo Tử cho chúng ta thấy Đạo, Bản Thể thường hằng bất biến, căn cơ sinh xuất vạn vật, khi c̣n tiềm ẩn là “không”, khi đă hiển dương là “có”. “Không” là “Thể” và “Có” là “Dụng”. Phải có đủ “Thể” lẫn “Dụng” th́ mới minh linh huyền diệu.

            Mới có một chương mà chúng ta đă thấy rơ cái chủ thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể nơi mối Đạo này rồi. Và càng rơ ràng hơn nữa trong các chương kế tiếp:

            “Hữu vật hỗn thành, tiên Thiên Địa sanh. Tich hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đăi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu. Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo, cưỡng vị chi danh viết Đạo.

            Đại viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản. Cố Đạo đại, Thiên đại, Địa đại, nhân diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi nhân cư kỳ nhất yên. Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên. =

            Có một vật hỗn độn mà thành trước cả Trời Đất. Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô h́nh), đứng một ḿnh mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là ǵ, tạm đặt tên nó là Đạo, miễn cưỡng gọi nó là lớn (vô cùng).

            Lớn (vô cùng) th́ lưu hành (không ngừng), lưu hành không ngừng th́ đi xa, đi xa th́ trở về (qui căn). Cho nên Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn, người cũng lớn. Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà người là một. Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên”. (Chương 25, Đạo Đức Kinh)

            Trong chương này, Đức Lăo Tử, ngoài việc cắt nghĩa rơ thêm cái Bản Thể, uyên nguyên của vũ trụ vạn vật tức là Đạo, c̣n cho biết cái luật tuần hoàn châu nhi phục thủy của Đạo, cái địa vị sang cả của con người và khuyên con người nên sống trong trạng thái trong sáng, hồn nhiên.

            Rồi Ngài viết tiếp:

            “Đạo xung, nhi dụng chi hoặc bất doanh, uyên hề tự vạn vật chi tôn, tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, ḥa kỳ quang, đồng kỳ trần; trạm hề tự hoặc tồn.

            Ngô bất tri thùy chi tử, Thượng-Đế chi tiên =

            Đạo, Bản Thể, th́ hư không mà tác dụng th́ cơ hồ vô cùng, nó uyên áo mà tựa như làm chủ tể vạn vật.

            Nó không để lộ tinh nhuệ ra, giải quyết những rối loạn, ḥa với ánh sáng, ḥa đồng với trần tục; nó sâu kín (không hiện) mà dường như trường tồn.

            Ta không biết nó là con ai, có lẽ nó có trước Thượng-Đế” (Chương 4, Đạo Đức Kinh)

            Có người bảo “Giải kỳ phân = giải phóng óc nhị nguyên”, “Ḥa kỳ quang = đem ánh sáng của ḿnh ḥa với ánh sáng người khác, tức là không tự tôn, tự đại”, c̣n chữ “nhuệ” tượng trưng sự trác tuyệt siêu phàm.

            Đại ư: Đạo, Bản Thể hay Hư Không: trường tồn, sâu kín, khắp cả mọi vật, ảnh hưởng tốt đến mọi vật. Nó có trước Thượng-Đế và làm chủ vạn vật. Sách Xướng Đạo Chơn Ngôn cũng đă viết:

            Nơi quyển II, trang 9:

            “Phàm vật giả thủy ư Không. Thái Cực giả Không dă, Không năng sinh Nhất, Nhất năng sinh vạn, dĩ Vạn hoàn Nhất. Nhất phục hoàn Không. Không giả vạn chi tổ dă ... = Vạn vật bắt đầu từ Không. Thái Cực là Không. Không sinh ra Nhất. Nhất sinh ra vạn. Vạn trở về Không. Không là thủy tổ muôn loài.”

            và nơi quyển III, trang 19:

            “Đơn giả Thiên Địa chi bản dă. Hà dĩ vi Thiên Địa chi bản. Đơn giả, Đạo dă, Hư vô chi Thể giả. Hư vô bất khả lập danh. Cố Thánh nhân dĩ Đạo danh chi, Hư sinh Nhất, Nhất sinh vạn. Vạn hoàn Nhất, Nhất hoàn Hư = Đơn là Bản Thể của vạn vật. Đơn là Đạo, Đạo là Bản Thể của Hư Vô. Hư vô không thể đặt tên, nên Thánh nhân tạm gọi là Đạo. Hư sinh Nhất, Nhất sinh Vạn, Vạn hoàn Nhất, Nhất hoàn Hư.”

            Trong chương 6, Đạo Đức Kinh, Đức Lăo Tử c̣n gọi Đạo là Cốc Thần, Huyền Tẩn hay Thiên Địa Căn “Cốc Thần bất tử, thị vi Huyền Tẩn, Huyền Tẩn chi môn thị vi Thiên Địa Căn, miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần = Hang Thần bất tử gọi là Huyền Tẩn (Mẹ nhiệm mầu); cửa Huyền Tẩn là gốc của Trời Đất, dằng dặc mà như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không mệt.”

            Về triết lư, Hang Thần tượng trưng cho Đạo: Thể của nó là Hư vô nên gọi là Hang, dụng của nó là vô cùng nên gọi là Thần; vô sinh hữu, hữu sinh vạn vật, nên gọi là Mẹ nhiệm mầu; nó sinh sinh hóa hóa, nó “ví như cái ống bễ (thợ rèn), hư không mà không kiệt v́ càng chuyển động, hơi lại càng ra = Kỳ do thác thược hồ! Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất” (Chương V, Đạo Đức Kinh). Và rồi để nói thêm cái diệu dụng của Hư không hay Hư vô, tức là Đơn hay Đạo, Bản Thể của vạn vật, Đức Lăo Tử c̣n đưa ra ba thí dụ cụ thể:

            “Tam thập phúc, cộng nhất cốc, đường kỳ vô, hữu xa chi dụng. Duyên thực dĩ vi khí, đương kỳ vô, hữu khí chi dụng. Tạc hộ dũ dĩ vi thất, đương kỳ vô, hữu thất chi dụng. Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng = Ba mươi tay hoa qui vào thành một bánh xe, mà chính cái chỗ không của nó mới là chỗ dùng của xe để lăn (theo học giả Trung Hoa Hầu Ngoại Lưu). Nhồi đất sét để làm chén bát mới dùng được. Đục cửa cái và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái khoảng trống đó mà nhà mới dùng được. Vậy ta tưởng cái “có” (bánh xe, chén bát, nhà) có lợi cho ta, mà thực ra cái “không” mới làm cho cái “có” hữu dụng.” (Chương 11, Đạo Đức Kinh)

            Theo học giả Nguyễn Hiến Lê th́ “chương này rất hay: ư tưởng như ngược đời mà thực sâu sắc. Ba thí dụ đều khéo, không triết gia nào cho ta thấy được diệu dụng của cái “không” một cách minh bạch, lư thú như vậy” (40).

            Đạo hay Bản Thể vũ trụ vạn vật c̣n có tên là Di, Hi, Vi: “Thị chi bất kiến danh viết Di, thính chi bất văn viết Hi, bác chi bất đắc danh viết Vi. Thử tam giả bất khả tri cật, cố hỗn nhi vi NHẤT = Nh́n (Đạo) mà không thấy nên gọi là Di, nghe (écouter) mà không nghe (entendre) được nên gọi là Hi, nắm không được nên gọi là Vi. Ba cái “Di, Hi, Vi” đó (v́ vô sắc, vô thanh, vô h́nh) truy cứu đến cùng không biết ǵ được, chỉ thấy trộn làm MỘT mà thôi (chương 14, Đạo Đức Kinh).

Đến đây tạm đủ cho chúng ta thấy chủ thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể tràn ngập trong Lăo Giáo và v́ vũ trụ quan vạn vật đồng nhất thể mà Trang Tử đă tuyên bố "Thiên Địa giữ ngă tịnh sinh, vạn vật giữ ngă đồng nhất = Trời Đất với ta cùng sinh một lúc, vạn vật với ta đồng một Thể (Nam Hoa Kinh, thiên Tề Vật Luận). Theo Trang Tử, chu kỳ biến dịch của vũ trụ vạn vật là: "Vạn vật giai xuất ư cơ, giai nhập ư cơ = vạn vật đều từ Cơ mà ra, rồi lạ trở về Cơ" (Nam Hoa Kinh, thiên Chí Lạc).  C̣n Lăo Tử th́ "Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sanh Tam, Tam sinh vạn vật.  Vạn vật phụ âm nhi băo dương, xung khí dĩ vi hoà = Đạo sinh ra Một, Một sinh ra Hai, Hai sinh ra Ba, Ba sinh vạn vật.  Vạn vật đều cơng âm mà ôm dương.  Hai khí hoà hợp để tạo cái thế quân b́nh ḥa điệu."  (Chương 42, Đạo Đức Kinh).  Trong bản dịch Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn Thư của Nhân Tử Nguyễn Nhân Thọ, trang 208, Lư Đạo Thuần cũng đă viết:

"Đạo bản Hư Vô sinh Thái Cực,

Thái Cực biến nhi tiên hữu Nhất

Nhất phân vi Nhị, Nhị sinh Tam,

Tứ Tượng, Ngũ hành ṭng thử xuất.

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dịch:

Đạo vốn Hư Vô sinh Thái Cực,

Thái Cực biến rồi, trước sinh Nhất

Nhất chia ra Nhị, Nhị sinh Tam,

Tứ Tượng, Ngũ hành do đó xuất"

Đó là con đường đi ra, sinh sinh hóa hóa của vạn vật và con đường đi về là con đường "phục kỳ bản", "phản kỳ chân", con đường trở về nguồn sống Một, Đạo Cao Đài gọi là "Phản Bổn Hoàn Nguyên", Lăo Tử chủ trương:

"Trí hư cực, thủ tĩnh đốc, vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục.

Phù vật vân vân, các phục qui kỳ căn.  Qui căn viết tĩnh, thị vi phục mệnh.  Phục mệnh viết thường. 

Tri thường viết minh, bất tri thường vọng tác hung.

Tri thường dung, dung năi công, công năi toàn, toàn năi Thiên, Thiên năi Đạo, Đạo năi cửu, một thân bất đăi =

Hết sức giữ được cái cực hư, cực tĩnh, xem vạn vật sinh trưởng, ta thấy được qui luật phản phục (vạn vật từ vô mà sinh ra rồi trở về vô).

Vạn vật phồn thịnh rồi trở về căn nguyên của chúng (tức Đạo).  Trở về căn nguyên th́ tĩnh (tĩnh là bản tính của mọi vật) cho nên trở về căn nguyên gọi là trở về mệnh.  Trở về mệnh là luật bất biến (thường) của vật.  Biết luật bất biến th́ sáng suốt, không biết th́ vọng động mà gây ra họa.

Biết luật bất biến th́ bao dung, công b́nh (vô tư) bao khắp, phù hợp với tự nhiên tức là phù hợp với Đạo, hợp với Đạo th́ vĩnh cữu, suốt đời không nguy" (Chương XVI, Đạo Đức Kinh).

Do đó, Ngài khuyên người đời lấy sự hồn nhiên trong sáng, vô tư, vô dục của đứa trẻ sơ sinh làm tiêu biểu cho sự tu dưỡng: "Hàm đức chi hậu tỉ ư xích tử = giữ cái đức dày giống như đứa con đỏ" (Chương 53, Đạo Đức Kinh) và trong Chương 49, Đạo Đức Kinh, Ngài đă viết "Thánh nhân tại thiên hạ, hấp hấp yên, vi thiên hạ, hồn kỳ tâm. Bách tính giai chú kỳ nhĩ mục, Thánh nhân giai hài chi = Thánh nhân ở trong thiên hạ th́ vô tư vô dục, trị thiên hạ th́ để ḷng ḿnh hồn nhiên.  Trăm họ đều chăm chú nh́n nghe Thánh nhân, Thánh nhân mĩm cười ngây thơ như đứa hài nhi với thiên hạ".

(Bấm vào đây để xem tiếp phần 2)

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh