Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

HƯỚNG TU HỌC CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

 

            Hướng tu học của người tín đồ Cao Đài là một vấn đề vô cùng quan trọng mà mỗi người tín đồ phải nghiêm chỉnh suy gẩm, học tập và vạch ra cho chính ḿnh.

Cũng như đi đến một nơi nào, nếu người lữ hành định đúng hướng th́ không sớm th́ muộn người ấy sẽ đi đến đích.  Định đúng hướng th́ đi nhanh sẽ đến sớm, đi chậm th́ đến trể, qua thời gian càng đi người lữ hành càng lại với điểm đến.  Ngược lại nếu định không đúng hướng th́ càng đi càng xa dần mục đích, đi càng nhanh càng xa nhiều và có thể đi lạc, mất phương hướng chơi vơi trên lôä tŕnh.

            Nói một cách thông thường trong cách nói của người tín đồ Cao Đài là: “tu để về với Thầy”.  Đây là một sự thật, một chân lư, nhưng cách nói như thế này có vẽ huyền bí khó hiểu v́:

            V́ về với Thầy là về đâu?

            Muốn về với Thầy phải làm ǵ?

Ở đây để cụ thể hóa, đơn giản hoá vấn đề, đưa vấn đề ra một cách thực tế để chúng ta có thể dể cảm thông, dễ thực hiện chúng tôi xin thưa rằng:

            Về với Thầy là về với chính ḿnh, về với cái tâm chơn chính của ḿnh.  Chính Thầy đă dạy:   

            “Sang hèn há nệ tâm là quí,

            Tâm ấy ṭa sen để Lăo ngồi.”

Nhưng nói như thế chúng ta cũng lại có thể rơi vào t́nh trạng mơ hồ, hoặc dục vọng  không tưởng nữa nếu chúng ta nghĩ rằng hướng về tâm ḿnh, rồi sẽ cảm thông với Thầy, sẽ đắc thần thông, sẽ biết qúa khứ vị lai v.v  .  Không phải thế. Dứt khoát không phải như thế!

            Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh chủ đề thảo luận mà chúng tôi muốn đưa ra đó là: “Hướng tu học của người tín đồ Cao Đài là hướng về Thầy, mà hướng về Thầy là hướng về chính ḿnh”

            Người tín đồ Cao Đài tu học bằng cách hướng về chính ḿnh có nghĩa là luôn luôn nghĩ lại, xét lại đời sống của ḿnh hằng giờ, hằng ngày, có thể nói là hằng phút   hằng giây để xem thử  tư tưởng của ḿnh, lời nói của ḿnh, việc làm của ḿnh có ǵ sai không? Có ǵ không đúng với lời Thầy dạy hay không? Có ǵ vi phạm qui giơí hay không? Nếu có ǵ sai th́ phảisưa ngay. Không chờ đợi, không hẹn mai hẹn mai, hẹn mốt. Nếu chúng ta làm đựợc như vậy th́ đạo hạnh của chúng ta mỗi ngày mỗi tiến tăng, ngày hôm nay chúng ta hiền lành hơn ngày hôm qua, đạo đức của chúng ta năm nay tốt hơn năm ngoái vv.  Vấn đề quan trọng này nói ra chỉ có bấy nhiêu thôi.  Chấm hết.  Không có ǵ để nói nhiều.  Nếu người tu thực tâm nội quán, tỉnh tu th́ sẽ thấy tinh tấn ngay.  Tuy nhiên, trong sinh hoạt tu học chúng ta thường có sư nhầm lẩn, sự nhầm lẩn quan trọng đó là:

1.      Quan tâm suy nghĩ đến những vấn đề không phải trách nhiệm của ḿnh.

2.      Lảng quên nhiệm vụ chủ yếu của ḿnh là tu thân, là cải tạo xây dựng cho bản thân trở nên một người đạo hạnh, một người tín đồ Cao Đài.

1.Trong vấn đề thứ nhất chúng ta thấy có những điểm sau đây:

            - Vấn đề Chi Phái: Là người tín đồ Cao Đài đă nhập môn từ lâu, hay mới nhập môn, hay người ngoại Đạo, khi nghĩ đến Đạo Cao Đài chúng ta thường có thắc mắc tại sao Đạo Cao Đài mới ra đời chưa đầy 80 năm mà lại phân chia ra nhiều chi phái, đường lối tu hành đạo, hành đạo ở mổi nơi có những chỗ khác nhau, niềm tin về các Bậc Tiền Bối của nền Đạo ở mổi nơi cũng khác nhau, như vậy th́ chỗ nào đúng, ai đúng, ai sai? Là người tin đồ Cao Đài chúng ta nên tin ai, hướng về ai để tu để học. ?

            Ở điểm chúng tôi thiển nghĩ như sau: nếu chúng ta là người nghiên cứu Đạo Sử chúng ta t́m hiểu chi tiết vấn đề nầy để ghi lại những chứng cớ cho hậu thế t́m ṭi th́ tốt, c̣n nếu chúng ta là người tu hành, th́ t́m sâu vào vấn đề này để gây ra phân vân, xôn xao ḷng tin của ḿnh th́ không tốt, không lợi chi cả, và không bao giờ t́m được câu trả lời thoả đáng.  Câu trả lời mà chúng ta có thể nghĩ đó là việc h́nh thành nhiều chi phái trong nền Đạo Cao Đài là do số mệnh của nhân sinh, do nhu cầu giáo hóa con người của Thượng Đế: Thầy tùy duyên, tùy nghiệp của từng người, từng nhóm người mà thể hiện phương môn  giáo hóa dắt d́u sanh linh thoát ra khỏi ṿng vây của tội lổi mà t́m đến chỗ chơn thiện. Và do đó chúng ta nghĩ rằng đường lối tu học ở Chi Phái nào, Hội Thánh nào cũng đúng cả. Những khác biệt nếu có chỉ là vấn đề qúa tŕnh trưởng thành, vấn đề địa phương mà thôi. Nếu chúng ta đồng ư như vậy th́ sự t́m ṭi, phân tích sự dị biệt giữa các chi phái trong nền Đạo Cao Đài là điều không cần thiết để xác lập một hướng tu học đúng đắn của người tín đồ Cao Đài.  Hơn thế nữa một người tín đồ Cao Đài cần phát huy tinh, thể hiện tinh thần chơn thành đoàn kết đồng đạo với nhau không phân biệt chi phái nào.

            - Về Giáo Lư: Tôn giáo Cao Đài nh́n nhận Vạn Giáo Nhất Lư, Căn Bản Giáo Lư của Đạo Cao Đài Tam giáo đồng nguyên.  Từ những điểm chủ yếu này người tín đồ Cao Đài nếu có tŕnh độ học vấn muốn tham cứu cho sâu giáo lư Cao Đài thường nghĩ rằng: Muốn học hiểu Cao Đài, ḿnh phải học Phật, học Lảo, học Nho, học Thiên Chúa v.v  Nghĩ như vậy tức là đặt ḿnh giữa một bể học mênh mông biết bao giời cho thông suốt cho đạt yêu cầu học tập của ḿnh: “một tín đồ Cao Đài”.  Theo thiễn ư của chúng tôi một ngưới tín đồ Cao Đài không cần phải học tập giáo lư nhiều như thế, một tín đồ Cao Đài chân chính chỉ cần thực hành “Tam Qui ngủ giới” là đủ. Nhớ lời Thầy dạy trong Kinh Tu Chơn Thiệp Quyết:

                        Đường lên Tiên chẳng xa gần tới,

                        Khỏi Tam qui, ngủ giới tới rồi.

            Ơn Trên cũng đă đơn giản phần lư thuyết trong việc tu hành của ngưới tín đồ bằng hai câu trong Kinh Sám hối:

                        Làm lành ăn phải nói ngay,

                        Giữ ba điều ấy thiệt rày phước duyên.

Tóm lại về mặt giáo lư, theo chúng tôi nghĩ một người tín đồ Cao Đài không cần thiết phải học tập lư thuyết lư luận cho nhiều, mà cần thấy rằng các hệ thống giáo lư đều đúng, đều có mục đích hướng dẫn chúng ta đi đến cuộc sống chơn chính, và chúng ta chỉ cần quan tâm sửa ḿnh, thực hành Tam Qui, Ngủ giới là đủ rồi. Chúng ta học nhiều, nhớ nhiều, lư luận nhiều mà không thực hành th́ cũng chẳng hữu ích chi.

            - Vấn đề tổ chức Đạo, vấn đề phát triển Đạo tràng:

Khi vào Đạo tu hành tâm lư thông thường của chúng ta là muốn cho tổ chức Đạo của ḿnh có tổ chức uy nghi, có các vị lảnh đạo sáng suốt có tài có đức , có đủ uy tín để đương đầu với đời hay với các tôn giáo bạn, và đặc biệt ai cũn g muốn cho số lượng đồng đạo của ḿnh càng đông càng tốt v.v  Tất cả những ước mong đó đều là những ước mong thông thường tự nhiên trong ḷng người của bất cứ tôn giáo nào.  Ước mong như thế không có ǵ sai Đạo cả, nhưng nêú chúng ta tập trung tinh thần ḿnh vào đó mà quên việc chính của ḿnh là tu sửa bản thân th́ lại là một sự nhầm lẩn lớn. Và sự nhầm lẩn này chúng ta thấy thường xảy ra: nhiều lúc chúng ta mải mê say sưa trong việc lo tổ chức cho Đạo mà chúng ta quên mất việc chính của ḿnh là và Đạo để tu sửa thân tâm.

            - Vấn đề Thánh Sở:

Ai cũng mong muốn tổ chức Đạo địa phương của ḿnh có một Thánh Sở uy nghi để thờ Thầy,  để có chỗ đạo hữu quy tụ lễ bái và học Đạo, để có h́nh thức thể  hiện cái tướng pháp của Đạo cho người ngoài biết đặng có cơ hội phổ truyền nền Đạo.  Ḷng mong này thật đúng, thật chính đáng, nhưng nếu chúng ta chỉ mong như thế, chỉ lo tính chuyện làm chùa, làm thất hết ngày này qua ngày khác, hết năm nọ qua năm kia mà chúng ta không bao giờ xét lại bản thân ḿnh: tánh t́nh có bớt nóng nảy chưa? Ḿnh đă thât sự chơn thật chưa, ḿnh c̣n phạm ngủ giới cấm không? v.v.. Tóm lại làm chùa để tu, nhưng cứ lo làm chùa quên lo tu th́ là một nhầm lẩn quan trọng.  Muốnn thể hiện cái Đạo cho người khác biết, th́ cái chùa cái thất là một phương tiện nhỏ, mà cái đạo đức phẩm hạnh của ḿnh mới là phương tiện  chủ yếu.

            - Vấn đề Pháp môn:

Pháp môn  tu có thể tạm so sánh  như là những con đường mà theo đó chúng ta đi về với Thầy. Nếu như vậy th́ con đường này rộng hay hẹp, ngắn hay dá tuỳ theo cở lớn hay nhỏ của con người chúng ta và tùy theo vị trí mà chúng ta đang đứng xa Thầy bao nhiêu.  Chúng tôi không dám đi sâu vào vấn đề này, chỉ đưa ra một ví dụ như vậy để chúng ta cùng nhau suy nghĩ.  Có một điều mà chúng ta ai cũng biết, và cũng cần đồng ư với nhau là : Pháp môn nào cũng tốt cũng qúi cả nếu chúng ta thực hành đúng mức và đạt được hiệu năng của nó. Mọi pháp môn đều có công dụng giúp con người cởi bỏ lần cho đến đoạn diệt hết trần tâm và bồi dưởng đạo tâm.  Một người tín đồ Cao Đài không nên phân vân về pháp môn tu học trước mắt của ḿnh  ví dụ như quỳ hương cúng nước mỗi ngày hai thời, ăn chay mỗi tháng sáu ngày, giữ ngủ giới cấm.  Chừng nấy điều mà ḿnh làm được, giữ được đều đặng cũng là một thành côn g lớn rồi. Tự ḿnh phải chiêm nghiệm sự tiến bộ trong tâm hạnh của ḿnh hằng ngày trước khi nghĩ đến việc tiếp nhận một pháp môn cao hơn.  Nếu ḿnh chưa có đủ nguyện lực, chưa biết rèn luyện tâm tánh, tánh t́nh c̣n nóng nảy, c̣n ham vui, ham này ham nọ mà vội vàng hay bắt chước thọ một pháp tu cao th́ không lợi ích ǵ mà c̣n có thể lảnh lấy tai hại không nhỏ.

 

2.  Trong Mục 1 chúng tôi đưa ra những vấn đề mà chúng ta thường quan tâm, lo lắng có nhiều khi trút gần hết tâm lực vào đó trong đời tu của ḿnh.  Trong mục 2 này

chúng tôi xin đưa ra một vấn đề quan trọng- chỉ một vấn đề thôi- mà chúng ta lại thường lảng quên.

            Vấn đề không cần thiết, chúng ta lại thường lo thường tính, thường ưu tư, c̣n vấn đề quan trọng chúng ta lại thường lảng quên.  Môt sự thật oái ăm!  Đó là ǵ???

                                    “Rèn tâm luyện tánh”

Thật vậy, vấn đề rèn tâm luyện tánh là một việc tối quan trọng trong cuộc đời con người, người tu cũng như người không tu. Nhưng ít ai nhớ tới.

            Trong một bài Thánh Ngôn giáng dạy tại Miền Trung. Thầy có dạy:

            Rèn tâm là cốt, luyện tánh là yếu phương cầu ĐẠO, tâm tánh không rèn luyện th́ muôn kiếp không gặp Thầy”

            Đó chính Thầy đă dạy: Tâm tánh không rèn luyện th́ muôn kiếp không gặp Thầy. Chúng ta tu để về với Thầy mà muôn kiếp không gặp Thầy th́ tội nghiệp cho chúng ta qúa. Chính v́ vậy mà chúng ta cần phải nhắc nhở với nhau thường xuyên trong những sinh hoạt tu học vấn đề rèn tâm luyện tánh.

            Trong Thánh Giáo Sưu Tập do Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư phát hành cũng có một lời dạy tương tự của một đấng Thiêng Liệng (mà chúng tôi quên hồng danh) như sau:

            Tu là để rèn tâm luyện tánh.

            Tu là ǵn phẩm hạnh vi nhân,

            Tu là tự cứu bản thân,

            Tu lo nghĩa nước t́nh dân vẹn tṛn.

Ở đây Ơn Trên đă nói rơ: chúng ta muốn tự cứu bản thân, muốn giữ ǵn phầm hạnh vi nhân, muốn lo cho tṛn nghĩa nước t́nh dân chúng ta phải “rèn tâm luyện tánh”.

            Tạisao trong sinh hoạt tu học chúng ta thường dễ lảng quên vấn đề rèn tâm luyện tánh? Bởi v́ vấn đề này không có h́nh thức cụ thể, và ít được nhắc tới, ngưới đạo hữu nào quan tâm thực hiện việc này cũng ít người khác để ư khuyến khích.  Thí dụ trong thánh thất chúng ta có một đạo hữu thường xuyên đi chùa, thường có những lần công quả bằng những số tiền lớn, đi làm công việc ở Thánh Thất nhiều ngày v… Thấy như vậy th́ chúng ta thường khen tặng anh ấy là người tu hành dỏng mảnh, có đạo tâm cao. Nhưng nếu có một đạo hữu khác chuyên lo rèn tập tánh t́nh, nhưng ít tham gia những công tác có h́nh thức th́ chúng ta không để ư.. Ở đây chúng tôi cần nói rơ rằng việc lập công bằng vật chất cũng rất cần và rât tốt trong việc tu và xây dựng Đạo, nhưng nếu chúng ta lập những công qủa đó mà quên bẳng việc rèn luyện tâm tánh nâng cao hạnh đức của ḿnh từng ngày th́ làm sao gọi chúng ta tu hành tinh tấn được.  C̣n nếu chúng ta nghĩ rằng ḿnh hy sinh vật chất cho nhiều, lập công cho nhiều rồi Thầy chấm công cho ḿnh th́ điều đó có thể không sai.  Nhưng nếu chúng ta nghĩ xây chùa lập thất, cúng tiền của nhiều th́ sẽ thành Tiên th́ có lẽ chúng ta nhầm.  Chắc trong chúng ta ai có đọc Kinh Tu Chơn Thiệp Quyết hẳn c̣n nhớ lời Thầy dạy:

                        Nghĩ nực cười cho người phàm tánh,

                        Tánh không tu mong lánh cỏi phàm.

                        Ḷng c̣n ái ố sân tham,

                        Lạc si hỉ nộ cựu phàm c̣n nguyên.

Chắc v́ thấy phần đông chúng ta thường lảng quên vấn đề căn bản này trên đường tu nên Thầy mới “nực cười” như thế này.

            3. Kết luận:Tóm lại để kết luận đề tài: “Hướng tu học của người tín đồ Cao Đài” chúng tôi tập thể Hạnh Sinh Thánh Thất Tacoma xin phát biểu như sau:

            Hướng tu học của ngưới tín đồ Cao Đài là hướng về Thầy, mà hướng về Thầy là luôn luôn tự tỉnh, nội quán tự xét lại bản thân từ ư nghĩ, lời nói, cử chỉ, việc làm của ḿnh để sửa ḿnh cho nên con người đạo hạnh.  Cụ thể của việc tự tỉnh nội quán này là sửa tánh rèn tâm.  Chúng ta có thể nói một cách khác: sửa tánh rèn tâm là việc làm căn bản đầu tiên của người tín đồ Cao Đài, mà cũng là việc cần thiết  liên tục trong cuộc đời người tu sĩ Cao Đài ở bất cứ bực tu nào.  Người tín đồ Cao Đài khi đă thấy được và thực hành điều mấu chốt quan trọng này th́ chắc chắn sẽ hoạch đắc được thành công tốt đẹp trong cuộc đời tu hành của ḿnh và sẽ có tiềm năng đóng góp được nhiều trong việc hoằng hóa Chánh Pháp Cao Đài.

Kinh chào Qúi Vị.

 

(Bài thuyết tŕnh trong khóa Hạnh Đường 2003 của phái đoàn Thánh Thất Tacoma, WA, USA)

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh