Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

ĐỌC SÁCH

CẢM NGHĨ VÀ GÓP Ư nhân dịp đọc mục từ Caodaism trong Từ điển Công giáo Anh-Việt của Nguyễn Đ́nh Diễn

BÀI ĐĂ ĐĂNG TUẦN SAN CÔNG GIÁO & DÂN TỘC SỐ 1351 (tuần lễ từ 05-4 đến 11-4-2002 )

Lê Anh Dũng

(Trần Thế Nhân sưu tầm)

    Ra mắt đầu năm 2002, Từ điển Công giáo Anh-Việt (English-Vietnamese Catholic dictionary), của tác giả Nguyễn Đ́nh Diễn, NXB Tôn giáo (Hà Nội), dày hơn 850 trang (14,5x20,5 cm), in hai màu trên giấy trắng đẹp, với b́a các-tông cứng, tŕnh bày trang nhă, kèm thêm dây băng nhỏ đánh dấu chỗ đọc sách (bookmark); h́nh thức ấy đă sớm tạo ở tôi một thiện cảm và ấn tượng rất tốt ngay từ lần đầu nh́n thấy tác phẩm.

    Tôi đă hoan hỉ xiết bao khi mở ra những trang đầu tiên và đọc thấy ở Lời nói đầu tác giả Nguyễn Đ́nh Diễn đă viết một cách trân trọng rằng: Cuốn từ điển nhỏ này – ở mức phổ thông, gồm khoảng 5000 mục từ chính – liệt kê những thuật ngữ, những khái niệm căn bản của đạo Công Giáo trong tương quan Kitô giáo nói chung và với các tôn giáo khác.” (tr. 5) “Ngoài ra sách c̣n có một số ít thuật ngữ thuộc các tôn giáo bạn ngoài Kitô giáo, coi như chút hương hoa để làm quen và giao tiếp với những niềm tin khác ...” (tr. 7).

        Với ḷng thán thưởng, tôi nghĩ: Hay quá! Đây hẳn là một tác giả có tinh thần vạn giáo nhất lư! Và thấy mục từ Caodaism (tr. 103-104), tôi đọc ngay với mong ước lănh hội kiến giải của một người cầm bút trong tôn giáo bạn. Nhưng đọc xong, tôi không khỏi lấy làm tiếc, nhất là khi liên tưởng tới hảo ư thiện tâm mà ông Nguyễn đă bày tỏ rất đẹp ở Lời nói đầu.

        Thực vậy, tôi nghĩ, giá như thận trọng hơn trong tinh thần tôn kính vô sai biệt các tôn giáo bạn như là đạo của chính ḿnh, ắt ông Nguyễn đă không viết “một hồn tự xưng là Cao Đài”; “một con mắt trong một h́nh tam giác có ánh sáng toé ra” (tr. 103), v.v... Vâng, tôi hoàn toàn tin rằng một người có đạo như ông Nguyễn chung quy chỉ v́ sơ ư nên mới gọi nơi thờ tự thiêng liêng của tôn giáo bạn là “trụ sở” [sic] lúc miêu tả “đền thánh Tây Ninh rất đồ sộ”.

        Phàm là người có lương tâm và trách nhiệm, chịu khổ công làm sách nghiên cứu tôn giáo th́ không ai nỡ trao cho đời những thông tin sai lạc. Tôi tin ông Nguyễn cũng thế. Cho nên, giá như đừng vội quá, ắt công tŕnh đáng quư của ông (ngoài những điều chưa ổn về phong cách ngôn ngữ như dẫn trên) lẽ ra đă không phạm phải những ngộ nhận thuộc về tính chính xác trong học thuật. Chẳng hạn:

         1. Ông Nguyễn viết: “Đạo Cao Đài, Cao Đài giáo (do ông Ngô Văn Chiêu sáng lập tại miền Nam Việt Nam năm 1926.” (tr. 103).

        Xin thưa, tên gọi một tôn giáo xuất phát từ danh và hiệu của vị sáng lập (founder). Đạo Khổng (Confucianism) do đức Khổng tử (Confucius) sáng lập; đạo Phật (Buddhism) do đức Phật (Buddha), v.v... Cũng vậy, đạo Cao Đài là do đức Cao Đài (Thượng đế) sáng lập; ông Ngô Văn Chiêu là vị môn đệ đầu tiên, hoàn toàn không phải là giáo chủ sáng lập. Viết như ông Nguyễn vừa sai, vừa tự mâu thuẫn với câu văn sau đó: “Năm 1926 chính thức lập đạo, ông Ngô Văn Chiêu rút lui...”

        2. Ông Nguyễn viết: “Ngô Văn Chiêu là một thầy kư làm việc cho sở Liêm Phóng Nam Kỳ” (tr. 103).

    Ông Nguyễn đă hiểu sai hai lần v́ tham khảo một tài liệu nào đó cho biết khi ở Sài G̣n ông Chiêu từng làm việc tại Pḥng Nh́ của Phủ Thống đốc Nam Kỳ.

    (a) Trước hết, ông Nguyễn đă ngộ nhận rằng pḥng nh́ là cơ quan mật vụ, gồm các “lính kín”, là một nơi chuyên bắt bớ, điều tra, tra tấn... của thực dân Pháp, tức là service de la su^reté mà thời xưa người Việt gọi là sở liêm phỏng hay sở liêm phóng.

    (b) Thứ đến, ông Nguyễn không phân biệt được rằng pḥng nh́ (2e bureau) chẳng phải là service de la su^reté. Trong quân đội, pḥng nh́ là cơ quan chuyên báo cáo cho bộ chỉ huy biết t́nh h́nh và khả năng hoạt động của quân địch, chịu trách nhiệm về các hoạt động t́nh báo và chiến tranh tâm lư, thu nhặt tin tức t́nh báo, nghiên cứu các hoạt động của nghĩa binh và quân du kích, v.v...

    Giá như có nghiên cứu về hành chánh Nam Kỳ thuộc Pháp, ông Nguyễn ắt đă phân biệt được rằng Pḥng Nh́ của Phủ Thống đốc Nam Kỳ, nơi ông Chiêu làm công chức, là một cơ quan hành chính (dân sự) với nhiệm vụ: “Chuyên về công việc cầu đường, nhà cửa, cùng các sở coi việc./Chịu giấy làm giá cả./Giấy hiệp đồng, lănh biện vật hạng cùng công việc làm./Suy tính, làm giấy lănh tiền về đồ dùng cùng công việc làm./Các kho dự trữ, cấp phát vật hạng./Đồ dùng xưa cùng đồ công nhu cho các pḥng./Việc đường sá./Phân đường lộ, lấy mực cất nhà, mực đường./Xét dọn bộ sổ vật hạng, cùng bộ sổ công việc làm.” (Paulus Hunh Tịnh Của, Sách quan chế . Sài G̣n: Bản in Nhà nước, 1888, tr. 13.)

         3. Khi viết “Đấng Cao Đài dạy ông vẽ h́nh Ngài là một con mắt trong một h́nh tam giác có ánh sáng toé ra.” (tr. 103), ông Nguyễn đă mắc hai lỗi:

        (a) Con mắt tức Thiên nhăn (the Divine Eye) không phải là “h́nh” [sic] của đức Cao Đài (Thượng đế). Đây chỉ là một biểu tượng.

        (b) Thiên nhăn tỏa hào quang lồng trong một h́nh tam giác đều: đây không phải là biểu tượng do đức Cao Đài truyền dạy ông Ngô Văn Chiêu. Ông Nguyễn đă lầm lẫn với một họa tiết trang trí ở các khung cửa sổ dọc hai bên hông Ṭa thánh Tây Ninh.

         4. Khi viết: “Năm 1926 (...) ông Lê Văn Trung được các tín đồ suy tôn làm Thượng Sanh tiên khởi của đạo.” (tr. 103), ông Nguyễn lại mắc ba lỗi:

        (a) Trước hết, trong đạo Cao Đài xưa nay chẳng bao giờ có khái niệm gọi là “suy tôn” một người vào một phẩm chức sắc! Xin ông Nguyễn đọc Pháp chánh truyềnTân luật của đạo Cao Đài th́ rơ.

        (b) Ông Lê Văn Trung là chức sắc Thiên phong (do đức Cao Đài sắc phong qua cơ bút). Khi khai Đạo (1926), ông là Thượng đầu sư; đến cuối tháng 11-1930 ông được Thiên phong là Quyền giáo tông, lănh đạo Cửu trùng đài Hội thánh Cao Đài Tây Ninh.

        (c) Thượng sanh là một phẩm thuộc Hiệp thiên đài, đứng sau phẩm Hộ pháp và Thượng phẩm. Vị Thượng sanh đầu tiên của Hội thánh Cao Đài Tây Ninh là ông Cao Hoài Sang.

         5. Ông Nguyễn viết rằng trong đạo Cao Đài có “việc thờ vật linh của Lăo Giáo” (tr. 103).

    Đạo pháp vô vi của Lăo giáo là phần rất quan trọng trong đạo Cao Đài; trải qua rất nhiều năm sống trong cộng đồng Cao Đài, tôi hoàn toàn không biết ǵ đến “việc thờ vật linh của Lăo Giáo” [sic]. Tôi xin thưa với ông Nguyễn rằng animism là điều hết sức xa lạ trong đời sống tâm linh người Cao Đài.

         6. Về lần phổ độ thứ nhất, ông Nguyễn viết rằng “ở phương Đông, Thượng Đế giáng lâm lần thứ nhất qua một vị Phật rất xưa” (tr. 103).

    Tôi ngạc nhiên v́ dường như ông Nguyễn tỏ ra nắm không chắc vấn đề. Ngay từ khi khai Đạo, kinh sách Cao Đài đă cho biết rơ đức Phật của kỳ phổ độ lần thứ nhất là Nhiên Đăng Cổ phật (Dipankara). Lần phổ độ thứ nhất và thứ nh́ không phải chỉ có một ḿnh đức Phật Nhiên Đăng và đức Thích Ca như ông Nguyễn viết trong sách.

         7. Ông Nguyễn viết “Đạo Cao Đài c̣n thờ kính nhiều vị tiền nhân như (...) Jeanne d’Arc, Camille Flammarion, Franklin Roosevelt...” (tr. 104).

    Jeanne d’Arc và Flammarion quả có được nhắc tới trong một ít kinh sách Cao Đài, nhưng trong những hồng danh hay tôn hiệu các đấng Thiêng liêng trên Thiên bàn của đạo Cao Đài hoàn toàn không có hai vị này th́ nói chi đến việc “thờ kính” [sic] Franklin Roosevelt (1882-1945) là tổng thống thứ 32 của Mỹ (ba nhiệm kỳ 1933-1945)!

         8. Khi viết “Trụ sở tiêu biểu của Đạo Cao Đài là đền thánh Tây Ninh rất đồ sộ, được khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 1927)” (tr. 104) ông Nguyễn lại mắc lỗi:

    Xin thưa rằng giữa tháng 3-1927, Hội thánh Cao Đài rất nghèo, chỉ mới cất tạm một thánh thất bằng cây, lợp tranh (nay không c̣n) trong lúc ở một vị trí khác th́ chuẩn bị cất Đền thánh, tức là Ṭa thánh hiện nay ở Tây Ninh. Tháng 10-1931 khởi công đào móng, làm nền, đào hầm Bát quái đài; v́ thiếu tiền và bị thực dân Pháp đàn áp, việc xây dựng phải ngưng lại rồi tiếp tục nhiều lần (1933, 1935, 1936, 1946). Cuối tháng 1-1947 công tŕnh mới hoàn tất và măi đến ngày 1-2-1955 Ṭa thánh Tây Ninh mới được chính thức khánh thành trọng thể.

    Làm từ điển tức là muốn cống hiến cho học giới một loại sách công cụ đ̣i hỏi tính chuẩn mực và xác thực cao. Tôi thành tâm tin rằng ngoài những điều mà tôi nêu trên, ông Nguyễn sẽ có nhiều thời gian và công phu soát xét lại trọn vẹn tác phẩm của ḿnh, đặc biệt chú ư kỹ hơn nữa những mục từ ngoài phạm vi Công giáo. Hiểu cho rơ ngọn ngành tôn giáo của chính ḿnh vốn dĩ đă khó lắm rồi, th́ càng nên rất mực dè dặt khi viết về các tôn giáo bạn, bởi lẽ người ở ngoài (outsiders) thường rất dễ ngộ nhận. Tôi xin chúc ông Nguyễn trong ấn bản sau sẽ vượt qua tất cả những sơ suất và lỗi sai hiện có trong sách.

Lê Anh Dũng

( 29-3-2002 )

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh