Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

MÙA XUÂN NÓI CHUYỆN CHÁNH TÍN

XUÂN ĐẠO ĐỨC

 I.VUI XUÂN TRONG V̉NG CHÁNH TÍN.
 
 1. VIỆC BÓI TOÁN, XIN XĂM, CÚNG SAO.
 2. TIẾT KIỆM GIẢN DỊ TRONG TIÊU DÙNG. ĐỂ MỘT PHẦN VẬT CHẤT GIÚP ÍCH NHÂN SANH.
 
 II.XUÂN ĐẠO ĐỨC.
 
 I. VUI XUÂN TRONG V̉NG CHÁNH TÍN
 
 1. VIỆC CÚNG SAO, BÓI TOÁN, XIN XĂM:
 
 Đầu năm mới, bên cạnh những tập tục văn hóa dân gian tốt đẹp như sắm mâm ngũ quả gồm các loại trái cây với tên gọi mang ư nghĩa: Cầu được sung túc vừa đủ xài ! (măng cầu, trái sung, dừa, đu đủ, xoài) và đi lễ đầu năm ở đ́nh chùa ... … th́ có những hũ tục kiêng cử có khi rất vô lư, buồn cười như: không mua cam để cúng v́ sợ phải cam khổ cả năm; không được quét nhà trong 3 ngày Tết ...


Một số người, muốn biết xem vận mạng năm nay của ḿnh ra sao trên con đường học hành thi cử, công danh, hay buôn bán ... ... nên thường hay đi xem bói, xem tướng chỉ tay, xin xăm, để sau đó đến ngày mồng 9 tháng giêng lo sắm lễ vật lên chùa nhờ thầy sư cúng giải hạn hay lo cúng tại nhà ḿnh. Những người nầy mê lầm, không hiểu rằng Luật Nhân Quả hay Cảm Ứng chi phối mọi hoạt động của chúng sanh và con người phải tự ḿnh giải hạn cho chính ḿnh bằng những việc thiện để tạo ra phước đức và công đức.
 
 - Chúng ta hăy suy nghĩ về Lư Đạo được Đức Vạn Hạnh Thiền Sư giảng dạy:
 
  “Những ai đang đi trên đường học đạo hăy cố gắng hết sức ḿnh trong chỗ chí thành tâm đạo để đạt đạo lư. Tâm có thành, ḷng mới cảm. Ḷng có cảm th́ thiên nhiên mới ứng. Như vậy, giữa Trời và người c̣n xa cách là bởi cái khối phàm tâm của người đời c̣n quá lớn, hơn núi Thái Sơn làm chướng ngại ngăn cách giữa người và Trời. Những học thuyết như thôi miên, như thần giao cách cảm, như phù chú .... có được kết quả mỹ măn, có được bén nhạy cùng không đều do chí thành tâm niệm của hành giả. Bất cứ QUẺ BÓI nào, không có tâm thành chí nguyện của hành giả, không bao giờ đạt được sự ứng hiện như mong muốn. Như vậy từ môn học thôi miên, luyện phù luyện chú đến môn xủ quẻ bói toán đều có liên hệ đến một trong những muôn ngh́n khía cạnh của Đạo học thiên nhiên và tâm linh của con người ... ...
 
 Thế nên Thiêng Liêng thường nói: Cơi thế gian nầy hoặc thành một cơi địa đàng cực lạc hoặc thành một miền địa ngục đen tối đau khổ đều do con người đặt để biến nó thành h́nh .... Nếu chí thành tâm nguyện của con người hướng về sự lợi ích thái ḥa an lạc thích hợp với lẽ toàn thiện toàn chân th́ sự kiện kết quả sẽ trở nên toàn thiện toàn chân như mong muốn. Nhưng than ôi ! ḷng tham vọng của người đời không đáy, phạm vi tham vọng của loài người không có biên giới. Do đó một cơ khổ tối tăm đều bao trùm con người là lẽ tất nhiên.” [1]
 
 Như vậy, Bói Toán là một trong những h́nh thức của Dịch Lư được người xưa sử dụng để đoán biết chiều hướng của cơ Trời hầu thuận tùng Thiên Lư mang lại lợi lạc cho quần sanh. Nhưng người đời lạm dụng bói toán cho những mưu đồ, tham vọng lợi ích riêng tư của cá nhân rồi bị dẫn dắt vào sự cầu nguyện, lễ bái hiến dâng mang tư tưởng và tính cách hối lộ Thần quyền để rồi bị rơi vào đường mê tín mà không hay biết !!!
 
 - Một h́nh thức của bói toán là xin xăm rất được dân chúng ưa chuộng khi đi lễ đ́nh chùa được Đức Đệ Tứ Giáo Tông Thiện Pháp Nguyễn Bửu Tài trong một lần giáng đàn giải thích:
 
  “Thế thường, người Xin Xăm có quan niệm đồng giống nhau ở chỗ này: khi hai tay cầm ống xăm lắc liên hồi, ḷng mong được quẻ tốt và thành công trong ư nguyện. Sau khi bàn xăm, hễ được quẻ tốt th́ mừng. Bằng gặp quẻ xấu th́ buồn rầu lo sợ. Nhưng có mấy ai nghĩ đến việc họa phước rủi may tốt xấu mà quẻ kia ứng hiện là bởi nơi đâu mà có.
 
 Thử hỏi, có phải Thánh Thần thương người nào đó rồi ban cho quẻ tốt. Hoặc ghét người nào đó rồi ban cho quẻ xấu chăng ? Xin trả lời rằng: không phải vậy. V́ Trời Đất vô tư, Thần minh soi xét hành động và tâm trạng của người đó mà ứng ra trung thực quẻ tốt hoặc xấu chớ không thương không ghét người nào cả. Nói rơ hơn nữa, lời bàn nơi quẻ ví như tấm kiếng soi. Hễ diện mạo tướng tá thế nào trong kiếng chiếu y như vậy. C̣n tâm trạng hành động của người xin xăm thế nào th́ quẻ trả lời và báo tin trung thực cho biết như vậy. Tại sao người đời quá mê tín mà không chịu xét như vậy.” [2]
 
 - Trong một lần giáng đàn vào đầu năm, mồng 9 tháng giêng Nhâm Tư 1972 tại Tiên Thiên Minh Đức Mỹ Tho, Thầy có lời dạy:
 
  “THẦY chiếu điển thấy các con nữ phái cầu nguyện trong lễ nầy cũng gọi là Cúng Sao Hội, đó là đức tin của nữ phái thường hay sợ vận mạng hung kiết mỗi năm đến. Thầy để lời cùng các con hiếu tử nữ nhi hăy trọn đức tin với Thầy với Đạo đừng coi vận mạng chi cả. Các con cứ làm lành, làm phải lập công bồi đức th́ Thầy đâu để các con phải nạn khổ tai ba, bởi câu "Hoàng Thiên bất phụ đạo tâm nhơn, hiếu tâm nhơn, thiện tâm nhơn, hảo tâm nhơn" đó các con ái nữ.
 
 Nếu các con Xem Tướng Tay hay Coi Bói rất hại tâm thần đạo đức mỗi con. V́ khi biết rằng vận hạn xấu, không may th́ ḷng con sanh áo năo chán nản lo âu. C̣n nếu biết vận thành hưng, tốt đẹp, ḷng con lại sa ngă, lạc quan quá lẽ rồi không cần lập công bồi đức, làm lành làm phải th́ cũng chẳng may cho con đó.” [3]
 
 Bởi thế trong Minh Tâm Bửu Giám có dạy:
 
 Tâm hảo mệnh hựu hảo, phát đạt vinh hoa tảo.
 Tâm hảo mệnh bất hảo, nhất sinh dă ôn bảo.
 Mệnh hảo tâm bất hảo, tiền tŕnh khủng nan bảo.
 Tâm mệnh đô bất hảo, cùng khổ trực đáo lăo.
 
 Nghĩa là:
 
 . Ḷng đă tốt rồi, mạng lại tốt nữa th́ thế nào cũng sớm vinh hoa phát đạt.
 . Ḷng tốt nhưng mạng lại không tốt th́ trọn một đời cũng ấm no.
 . Mạng tốt mà ḷng không tốt th́ tương lai khó mà giữ được.
 . C̣n cả tâm và mạng đều không tốt th́ cùng khổ đến già.
 
 Cũng với lư Đạo trên, Thầy dạy tiếp khẳng định:
 
  “Dù rằng cung mạng của con có điều chẳng tốt nhưng quyết chí tu hành lập công bồi đức trọn tinh thần th́ việc nặng cũng hóa nhẹ, việc nhẹ đều qua khỏi, nhờ sự tu hành lập công bồi đức của mỗi con được đầy đủ th́ tai nạn nghiệp chướng oan khiên ǵ cũng qua khỏi cả thảy. Vậy các con chỉ biết tin lời Thầy, nhớ lời Thầy và làm những phương tiện Thầy giao các con ... là Công Tŕnh, Công Quả, Công Phu. Trách nhiệm d́u dắt nhơn sanh tu hành đem lại sự lợi ích chung.” [4]
 
 Mùa Xuân, để có thể lập công bồi đức, chúng ta cần:
 
 2. TIẾT KIỆM GIẢN DỊ TRONG TIÊU DÙNG. ĐỂ MỘT PHẦN VẬT CHẤT GIÚP ÍCH NHÂN SANH:
 
 Đức Bát Nương có dạy trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
 
  “Phàm mỗi năm, những vị nào trong lúc ngày xuân biết lo phụng sự Thần Thánh, Tiên, Phật th́ công đức đặng xấp bằng hai lần ngày thường.” [5]
 
 Phụng sự Thần Thánh Tiên Phật không phải chỉ lo nghi lễ trang trọng mà thôi. Mà chính là phải học hỏi hạnh đức của các Ngài và hành theo. Phụng sự nhơn sanh chính là phụng sự Thượng Đế đang ngự trị trong ḷng nhân thế như lời Chúa Jésus đă phán truyền. Mong muốn Trời ban phước lành cho ḿnh và gia đ́nh ḿnh th́ trước tiên hăy ư thức chân lư của luật Nhân Quả, hăy chia sớt nghèo khó khổ nhọc của nhơn sanh đang trong đau khổ lạnh lùng đói rét, hướng dẫn họ biết quay về nẻo thiện và tránh đường tà. Và Thầy cũng dạy tiếp :
 
  “Đến cảnh xuân rồi con chỉ lo những điều linh đ́nh tế lễ Thầy Mẹ, Tổ Tông. Những tưởng điều đó, con thay vào những việc đạo đức tu hành, đồng hưởng một cảnh xuân đạo đức, xuân bất diệt để ghi măi tâm con.” [6]
 
 Việc “đạo đức tu hành, đồng hưởng một cảnh xuân đạo đức” là ǵ ? Thông thường cứ mỗi khi năm hết Tết đến, mọi người lo dọn dẹp đồ cũ sắm sửa đồ vật mới từ quần áo cho đến vật dụng trong nhà rồi lo mua sắm lễ vật trang hoàng bày biện cúng kính và mua thức ăn ngon, chuẩn bị ẩm thực linh đ́nh. Có khi thừa mứa, bị hư phải đổ bỏ ... ... Tiền bạc, công sức bỏ ra cho ba ngày Tết thật nhiều. Và không ít người trong chúng ta cảm thấy hết sức mệt mơi ngay trong mấy ngày Xuân. Bởi thế Thầy có lần nhắc nhở:
 
  “Mỗi độ xuân về là mỗi lần Thầy đau đớn v́ sinh lực con mất, tinh thần con hao, tiền của ly tán mà chẳng ích vào đâu ? Lại có những con đem hết bụng dạ mà thi thố, ăn uống no say, rượu chè be bét khốn nỗi đến bấn loạn tinh thần ... ...
 
 Xuân đến, khi tiễn Táo Quân chí hạ nêu, các con kiểm điểm sự mừng Xuân của các con có ích lợi như thế nào ? kết quả ra sao ? Thiết tưởng các con giản dị, để một phần vào vật chất giúp ích cho nhơn sanh, là lo cho các con.” [7]
 
 Chúng ta hăy nhắc lại vài gương đức hạnh của Đức Ngô Minh Chiêu lúc sinh tiền, được ghi trong quyển tiểu sử của Ngài:
 
 - “Trong buổi tối chợ Tết, Ngài đi theo mấy gian hàng. Thấy buôn bán leo heo quá, Ngài dừng lại hỏi thăm một người: Sao, bán khá không chú ? - Dạ, ế ẩm quá ông ơi ! Ngài giả vờ mượn cây đèn đốt thuốc, kín đáo bỏ xuống hai đồng bạc. Khi Ngài đi khuất rồi chú kia mới hay. Sau mấy người con của Ngài hay việc ấy. Ngài khuyên giải: Các con đă có cơm ăn no, áo quần mặc ấm, c̣n đ̣i ǵ nữa. Cha nuôi người bần khổ để dành cho tử tôn đó.”
 
 - “Ngày 30 Tết là ngày chót của cuối năm. Nhà nhà, giàu cũng như nghèo đều lo mua sắm đặng có cúng rước ông bà theo tục lệ. Cỡ 11 giờ trưa rồi, Ngài đi rảo một ṿng ngoài chợ, thấy chú bán bông c̣n ngồi rũ rượi, mấy chậu bông bị lựa tới lựa lui bị ủ xào hết. Ngài biết không bán được nên không có tiền lo mua sắm về nhà cúng rước ông bà. Ngài lại hỏi qua loa rồi trả mua hết ráo. Kêu xe kéo về nhà và bảo với mấy người con: Con không biết, chớ cha mua là có ư giúp cho người ta chút tiền để mua sắm mà cúng ông bà. Chứ ba dư biết ở nhà các con đă mua rồi.”
 
 Học tập lời dạy của Thầy và noi gương của Ngô Đại Tiên. Nhiều Tịnh Thất trong mùa xuân, bên cạnh những chuẩn bị cần thiết về nghi lễ để hiến dâng tâm thành kỉnh bái Ơn Trên th́ cũng có tổ chức "Cây mùa Xuân Phụ Lăo" để viếng thăm chăm sóc những đạo hữu lớn tuổi, gia đ́nh neo đơn khó khăn. Có nơi tổ chức đi dăy mă tập thể tại nghĩa trang của Đạo. Đây là những việc làm "thuận ḷng người, hạp ḷng Trời" cần được nhân rộng khắp nơi. Chúng ta cũng có thể suy nghĩ thêm nhiều h́nh thức, việc làm khác đến với nhân sanh đang khổ nạn. Như có một tập thể Lễ Sĩ Đồng Nhi tại một địa phương, hàng năm trong chuyến du xuân đến các Tịnh Thất (trước là lễ bái các Đấng Thiêng Liêng, kế là thăm viếng liên giao với bổn đạo tại các địa phương, đồng thời cũng nằm trong ư nghĩa tham quan du ngoạn cho các em) bao giờ địa điểm cuối trong chương tŕnh phải đến là nhà nuôi trẻ em cô nhi bại liệt để trao quà và sinh hoạt trong ngày Tết với các em bé bất hạnh. Chúng ta hăy tưởng tượng h́nh ảnh tại các nhà nuôi trẻ cô nhi trong những ngày Tết như thế nào. Trong khi bên ngoài đường phố và trong các gia đ́nh b́nh thường không khí đông vui ấm cúng th́ tại các nhà dưỡng lăo hay nhà cô nhi, phần lớn công nhân viên nghỉ Tết, một không khí lặng lẽ trầm buồn luôn ngự trị ! Do đó trong những ngày nầy, khi có đoàn nào đến thăm cũng mang lại được đôi chút hơi ấm t́nh người và nụ cười tiếng hát cũng gieo được chút hương xuân vào những tâm hồn giá lạnh.
 
 Ngày Xuân vui vẻ, có mấy ai trong chúng ta cảm thông chia sẻ với những bất hạnh đau thương của những người nghèo đang lặng lẽ trên giường bệnh ! Mỗi người tùy hoàn cảnh thời gian và phương tiện của ḿnh hăy tham gia trực tiếp hay ủng hộ vào một chương tŕnh xă hội cụ thể nào đó trong mấy ngày xuân để mang hơi thở mùa xuân đến với những đồng bào bất hạnh của chúng ta và làm cho tâm xuân trong ta bừng sáng !
 
 Đức Lê Đại Tiên có dạy:
 
  “Chúc Thiên sứ trong hàng phước thiện,
 Gởi tâm tư vào chuyện chúng sanh;
 Thấy đời khổ sở khôn đành,
 Chén cơm manh áo vẫn dành sớt chia.-
 Đoái hoài kẻ sớm khuya hè phố,
 Xót thương người không chỗ náo nương;
 Dạ cầu, ngơ hẻm, đầu đường,
 Mái hiên, sạp chợ náo nương làm nhà.-
 Dầu có nghĩ đến ba ngày Tết,
 Phận khốn nàn nặng vết thương đau;
 Đâu là viễn cảnh ngày sau,
 Cuộc đời đen tối đậm màu lê thê … …-
 Vậy mới thiệt hưởng mùi Xuân nhật,
 Hoa t́nh thương rạo rực đó đây,
 Thoát qua khổ sở dậm dài,
 Trời Nam hưởng phước Bửu Đài thanh cao.” [8]
 
 Và tất cả được làm với tấm ḷng không v́ danh không cầu lợi như lời dạy của Đức Liên Hoa Thánh Mẫu:
 
  “Rồi đây những ngày Xuân các em được quyền ngơi nghỉ và vui hưởng theo thường lệ thế nhân. Song đặc biệt các em dành thời gian, dành công của nghĩ tới những người bất hạnh hơn ḿnh đang buồn khổ v́ cuộc sống thiếu thốn, đang tủi hận v́ mùa xuân lạnh nhạt trống trơn để giúp họ phần nào an ủi và sống dậy niềm tin tưởng nơi ḿnh, nơi tinh thần giác ngộ phục vụ đạo nghiệp của các em ... ...
 
 Trên sự hộ trợ mọi người, các em cũng nên lưu ư về đặc điểm căn bản cần phải có. Này các em ! việc cứu tế chẩn bần, thường thường th́ tất cả những kẻ giàu sang dư dă muốn mua chuộc công danh cũng đều thực hiện việc gọi là từ thiện được đấy các em.
 
 C̣n ḿnh th́ khác ở chỗ không v́ công không v́ danh, nhưng v́ t́nh thương chơn lư, v́ việc phải làm của bổn phận cá nhân nơi sứ mạng. Việc làm của các em dù ít nhưng phải là đầy nhiệt huyết, đầy tinh thần vị tha để những người thọ nhận tấm ḷng vị tha ấy không mang một mặc cảm tủi thân buồn phận.” [9]
 
 Nếu làm được những điều Ơn Trên đă dạy là chúng ta đang thực hiện một phần nào mùa
 
 II. XUÂN ĐẠO ĐỨC:
 
 1.  “Xuân đến trần gian viếng mọi nhà,
 Không phân giai cấp kẻ gần xa;
 Giàu nghèo địa vị, khôn như dạy,
 Xuân cũng chúc hên đó vậy mà.-
 Vậy mà cũng có khác nhau đa,
 Người thiện chúc xuân biếu chữ ḥa;
 Gia đạo phu thê vui hạnh hưởng,
 Trên đường tu học độ nhân tha.
 C̣n ai thiểu phước lủi vào đời,
 Xuân cũng viếng thăm chúc mấy lời;
 Vội vă ra đi nhường lũ quỷ,
 Tha hồ dẫn dắt với ma trơi.-
 Thượng Đế từ bi với mọi người,
 V́ đời mở Đạo khắp nơi nơi;
 Ba kỳ truyền bá nhiều kinh điển,
 Chẳng giác ngộ thôi, chớ trách Trời.-
 Trời không thương ghét một riêng nào,
 Họa phước do người muốn đổi trao;
 Báo ứng nhăn tiền nhân quả kết,
 Dẫu thương Trời chẳng biết làm sao.” [10]
 
 Họa hay phước của mỗi người là do tự ḿnh gây tạo theo luật Nhân Quả. Để không gặp phải hoàn cảnh "thiểu phước", chúng ta phải làm theo lời Mẹ dạy:
 
 2.  “Mẹ nhắn gởi các con trần thế,
 Một mùa Xuân bốn bể âu ca;
 Mùa Xuân cộng lạc thái ḥa,
 Mùa Xuân đạo đức gần xa vui vầy.-
 Mẹ sẽ dành hồng ân cho trẻ,
 Biết tu thân Mẹ sẽ dắt d́u;
 Để khi bóng ác về chiều,
 Cờ Tiên sứ điệp, Linh Tiêu chực chầu ....
 Mẹ nhắn gởi con ta mấy đoạn,
 Gọi quà Xuân xứng đáng đầu năm;
 Cho con vui với Xuân Tâm,
 Để ḥa Xuân Cảnh mà tầm phước duyên.” [11]
 
 Làm thế nào để có Xuân Tâm ḥa cùng Xuân Cảnh hầu tầm phước duyên ?
 
 3. Và THẦY cũng dạy tiếp (mồng 1.01 Canh Tuất 1970):
 
  “Các con ôi ! Mùa Xuân, một mùa lập lại công cuộc sanh trưởng thâu tàn. Các con hăy nghĩ cái ǵ nên bỏ và những ǵ nên đem theo cho cuộc hành tŕnh sắp đến để bước đường trọn vẹn những tiến bộ và trong sạch ....
 
 Phương pháp làm cho các con đủ năng lực và tính chất bảo vệ quyền hạn địa vị của con người đều đặt trọn vào ư nghĩa mùa Xuân. V́ nó là biểu tượng cho sự ấm áp, cho t́nh thương nơi Thầy và cho sự sống vĩnh cửu hằng hữu với vũ trụ không gian. Vậy th́ các con nên căn cứ vào nghĩa lư ấy mà ǵn giữ tâm linh được điều ḥa thanh tịnh luôn hầu nuôi nấng chơn tánh toàn thiện toàn giác của Thầy đă ban cho mỗi con ngày nào.
 
 Không cứ phải một mùa Xuân cách hạ thu đông, hai mùa Xuân hoặc trăm vạn mùa Xuân phát sinh vào thời gian ngắn ngủi. Mà mùa nào chí những mùa nào, các con vẫn trau luyện tâm ḿnh được tươi nhuận ấm áp diụ hiền, không sân hận, không si mê, không tham vọng th́ các con khắc đă gần gũi với Thầy rồi đó ... Như vậy các con được sống trong mùa Xuân miên viễn, không hạn định, không hủy bỏ theo thời gian. Ấy là Xuân Đạo Đức. Ngày xuân, Thầy chỉ mong các con dọn sạch ḷng ḿnh để chào đón mùa Xuân và phải nhớ là mùa Xuân đạo đức vĩnh cửu nghe các con.
 
 Đêm Xuân Thầy đến với con,
 
 Ít ḍng tâm huyết ng̣i son điểm truyền;
 Trải qua những tiết Đông thiên,
 Ngày Xuân sắp đến chân liền bước sang.-
 Những thôi trắng đỏ xanh vàng,
 Điểm tô thêm nét trùng hoan cơi trần;
 Quên đi những nỗi năo nần,
 Vai mang sứ mạng chuyên cần nghe con.” [12]
 
 III. KẾT LUẬN:
 
 Xuân Đạo Đức là những ngày Xuân không quên bồi công lập đức, không quên sứ mạng trước nhơn sanh, như lời Đức Chí Tôn:
 
  “Đến cảnh xuân rồi con chỉ lo những điều linh đ́nh tế lễ Thầy Mẹ, Tổ Tông. Những tưởng điều đó, con thay vào những việc đạo đức tu hành, đồng hưởng một cảnh xuân đạo đức, xuân bất diệt để ghi măi tâm con.” [13]
 
 V́ thế: “ Xuân này sứ mạng hai vai gánh,
 Gánh Đạo vào đời thế mới an.”
 
 Người tín hữu Cao Đài "gánh Đạo vào đời" nghĩa là thực hành Chánh Đạo để giáo dân vi thiện. Nếu như tập thể đă có chương tŕnh phước thiện trong mùa Xuân th́ từng mỗi cá nhân và gia đ́nh cũng cố gắng xây dựng cho ḿnh một nếp sinh hoạt vui Xuân thích hợp với những lời Đạo Lư của Thiêng Liêng đă dạy. Bởi v́ "Chánh Kỷ mới có thể hóa nhân":
 
 - Trước hết, trong nội bộ mỗi Tịnh Thất có thể nào triển khai chương tŕnh: Cây Mùa Xuân cho người già neo đơn; Tảo mộ tập thể ở nghĩa trang Đạo nếu có hay tảo mộ cho những vị tiền bối nhiều công trạng với địa phương hoặc cho những gia đ́nh đạo hữu neo đơn khó khăn
 
 - Bên cạnh những nghi lễ và lễ phẩm trang trọng, tập thể tín hữu thành kỉnh dâng lên các Đấng Thiêng Liêng th́ những gia đ́nh tín hữu Cao Đài cũng cần phải có những hành động Đạo Đức góp phần xoa dịu nỗi đau của những người khốn khó tại địa phương Tịnh Thất và nơi ḿnh sinh sống trong lúc vui Xuân.
 
 Và cũng như có hành động tín ngưỡng không lệch lạc vào mê tín theo hũ tục thế gian như: xin xăm, xem bói tướng, vay tiền Thần Thánh đầu năm, cúng sao giải hạn ... … mà chỉ một ḷng tin tưởng luật Nhân Quả, Cảm Ứng và cố gắng bồi công lập đức.
 
 Đó là vui Xuân theo chiều đạo đức chánh tín. Hiểu và hành được như thế là có được cả Xuân Cảnh và Xuân Tâm không những cho cá nhân, gia đ́nh mà c̣n cho cả tập thể Họ Đạo và nhân sanh. Đó là khởi đầu cho một năm mới trên bước đường tu học hành đạo theo đường Chánh Đạo để Tâm Xuân luôn ngự trị trong ḷng mỗi chúng ta như lời dạy của Ơn Trên:
 
  Để có thể tu tiến, Mẹ dạy:
 
 “Con trỗi gót theo Thầy học Đạo,
 Để cuộc đời hoài băo linh căn;
 Ḷng con soi sáng tâm đăng,
 Ḷng con MẸ ngự, con năng tu hành.” [14]
 
 Để “hiếu Thầy, trung Đạo” Thầy nhắc nhở:
 
 Sơn hà bóng đă mỏi ṃn,
 Bước chân Đại Đạo sắt son mỗi thời;
 Đem thân dâng hiến cho đời,
 Cứu người mê muội độ người đau thương.-
 Là con biết rơ vai tuồng,
 Hiếu Thầy, trung Đạo làm gương sau nầy
 Nắng mưa mỗi lúc vần xoay,
 Tâm con mỗi lúc đủ đầy đức công.-
 Rồi con thấy hội Hoa Long,
 Tự con đi đến đại đồng thưởng răng;
 Quản chi thành bại nơi trần,
 Thăng trầm bỉ thới tao tân có hồi-.
 Xuân ḷng con đượm sắc tươi,
 Hoa ḷng con nở, tỏ ngời vị hương;
 Tủa bay chan khắp t́nh thương,
 Muôn loài vạn vật nơi trường thế gian …
 Từ nơi thành thị thôn hương,
 Sơn khê hà hải bốn phương hưởng cùng;
 Tuổi đời chồng chất chập chùng,
 Con mau bước thẳng Đoài Cung xế rồi.-
 Mùa Xuân Đạo Đức con ôi !” [15]
 
 Dâng hiến cho đời, hiếu Thầy trung Đạo, thực hiện sứ mạng “Phổ Độ Chúng Sanh”. Chúng ta không quên bước thẳng Đoài Cung vào đường Thiên Đạo Đại Thừa hầu thực thi trọn vẹn cả hai phần Thế Đạo và Thiên Đạo theo mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
 
 Hy vọng rằng những lời Đạo Lư hôm nay được mang đến quư đạo hữu như món quà Xuân thiết thực cho bước đường tu tiến của tập thể chúng ta "mang Đạo vào đời" góp phần xây dựng Thế Đạo an b́nh, văn hóa tiến bộ trên cả hai mặt nhân sinh và tâm linh. Và cũng mong rằng tất cả quư vị cũng sẽ mang những lời Đạo Lư nầy đến với gia đ́nh, bạn bè đạo hữu tại mỗi địa phương để cùng nhau suy nghĩ và thực hành. Như vậy là chúng ta thực hiện được vai tṛ "Phổ Thông Giáo Lư - Giáo Dân Vi Thiện", làm gia tăng uy tín tập thể tôn giáo với nhơn sanh.
 
 Nhờ thế đức hạnh của mỗi người đều tỏa sáng và công đức vô lượng biết bao bởi hệ số luật định trong Kỳ Ba như các lời dạy:
  “Thời kỳ Đại Ân Xá, một việc làm thiện dầu nhỏ nhen đến mấy đi nữa cũng vẫn là việc thiện và được ghi ở hệ số ba.” [16]
  “Ngày Xuân biết lo phụng sự Thần Thánh Tiên Phật th́ công đức sấp bằng hai lần ngày thường.” [17]
 
 --------------------------------------------------------------------------------
 [1] Minh Lư Thánh Hội, 22.7 Tân Hợi 11.9.1971; Đức VẠN HẠNH Thiền Sư
 [2] Thanh An Tự, Tư thời 21 rạng 22 tháng 9 Bính Ngọ 02.11.1966; Đức THIỆN PHÁP
 [3] Tiên Thiên Minh Đức 09.01 Nhâm Tư 1972; Đức CHÍ TÔN
 [4] Đức CHÍ TÔN, Tiên Thiên Minh Đức 09.01 Nhâm Tư (1972)
 [5] TNHT 2 quyển tái bản 1966 trang 07
 [6] Đức CHÍ TÔN, THÁNH HUẤN Hiệp Tuyển 1 xuất bản 1961 trang 14
 [7] Đức CHÍ TÔN, THÁNH HUẤN Hiệp Tuyển 1 xuất bản 1961 trang 10
 [8] Đức LÊ ĐẠI TIÊN, Ngọc Minh Đài 01.01 Aát Măo (1975)
 [9] Đức LIÊN HOA THÁNH MẪU, Chơn Lư Đàn 18.12 Kỷ Dậu (1970)
 [10] Đức LÊ ĐẠI TIÊN, Ngọc Minh Đài 01.01 Quư Sửu (03.02.1973)
 [11] Đức MẸ, Thiên Lư Đàn 29 rạng mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (05.02.1970)
 [12] Đức CHÍ TÔN, Nam Thành Tt mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (06.02.1970)
 [13] Đức CHÍ TÔN, Thánh Huấn Hiệp Tuyển 1 trang 14
 [14] Thiên Lư Đàn, 29 rạng mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất 05.02.1970; Đức MẸ
 [15] Đức CHÍ TÔN, Nam Thành Tt mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (06.02.1970)
 [16] Đức ĐÔNG PHƯƠNG CQ
 [17] Đức BÁT NƯƠNG, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 2 tái bản 1966 trang 07

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh