Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

T̀M VỀ VỊ CŨ NGÔI XƯA

Ngọc Huệ Chơn

Nói đến kiếp người là nói đến công tŕnh của mỗi hành giả đến thế-gian nầy để làm ǵ?

Là đem hết tâm huyết để đẻo, gọt, tô, vẻ cho thân, tâm nhục-thể này.

Đức Đông-Phương Lăo-Tổ có dạy rằng:

Đến cơi trần-gian để lại ǵ?

Sau khi cổi xác bỏ thân đi:

Nếu không siêu-thoát về Tiên-Cảnh

Đành phải trầm-luân chốn ngục t́.

Thượng-giới muốn lên cần Thánh thiện,

Trầm-luân mong thoát, tránh sân-si

Hành trang Bác-ái cùng Tâm-Pháp,

Sáu dục bảy t́nh phải thoát-ly.

Nguyên-nhân khi đến trần-gian nầy là mang sứ mạng “mở đường” để tự cứu ḿnh và dẫn dắt người bạn đồng chí-hướng  của ḿnh ra khỏi Lục đạo Luân hồi, nên có câu: Đến cơi trần-gian để lại ǵ? Sau khi cổi xác bỏ thân đi”. Danh-từ “Đến” ư muốn nói loài người từ một nơi nào đến đây, gợi cho ta nhớ lại ḿnh phát xuất từ cơi thượng, nên trong bài kinh “Tắm Thánh” giáo-lư Cao-Đài có nhắc lại, những kẻ mới sanh ra không phải mang tội tổ tông, cũng không than rằng ra đời để chịu khổ, mà phải “Vào Đời” để hoàn-thành lời nguyện hứa:

“Đừng thối-chí năn ḷng trở gót,

Để cho đời chua xót t́nh thương;

Trăm năm thọ khảo vĩnh-trường,

“Thiện-căn, Thiện-mạng” đôi đường cao thăng”

“Trần-gian là ǵ?”

-          Là nơi chúng ta “sống gởi để rồi thác về” nên lúc sinh-thời Đức Lư-Thái-Bạch có viết:

“Sinh giả vi quá khách. Tử giả qui cố hương”

(Sống là khách lạ qua đường

Chết về quê củ thường-t́nh thế ni)

-  Nếu ai có dịp đến viếng thăm Ṭa-Thánh Cao-Đài ở Tây-Ninh sẽ thấy có ghi tấm bảng “Khách-Đ́nh” mà chúng ta chớ vội vào. Đó không phải là nơi tiếp người đến viếng Thánh-Địa, mà đó là nhà tang lễ, nơi chuẩn-bị để tiễn đưa một người lữ-khách trở về quê xưa vị cũ.

- Phật-giáo gọi đó là cơi “Ta-Bà”, nghĩa là “Kham-Nhẫn” là nơi khách trần đến học bài học “Kham-Khổ” và “Nhẫn-Nhục” nuôi chí lớn, là tu-dưỡng nội-tâm, nội-lực để một ngày kia bay về chín từng mây.

“Rồi để ǵ lại cho hậu thế?”

Muốn biết để lại ǵ th́ trước hết phải phát-tâm “quên ḿnh giúp người”.

Ví như: “Người cha muốn để lại cho con một cái nhà, tất nhiên phải ăn uống kham khổ, tiết kiệm tài chánh, lợi tức nhiều năm mới có thể tạo măi hay xây cất được cái nhà ấy. Nhị-Độ-Mai có câu:

“Dẩu vương nạn ấy, ắt dành phước kia”

Người tu để lại tấm gương cách-mạng bản thân, giải-thoát trần-la nghiệp-lực, cho thế-hệ đi sau.

Cũng như mỗi tịnh-đường, trong mười năm hay hai mươi năm nữa, danh sách các tịnh-sĩ được Đức Chí-Tôn sắc phong đắc-đạo. Đó là cách để lại những ǵ quư báu nhứt cho hậu thế.

Cổi Xác là ǵ?

Xác là cái áo của linh-hồn, áo có cũ quá th́ phải bỏ. Ngoài cái xác hữu-h́nh nầy là cái hồn c̣n mặc 7 lớp áo nữa. Người tu đến “Thất chuyển huờn đơn” mới tự cổi được 7 lớp đó.

Trong Đạo Cao-Đài, Đức Chí-Tôn đại ân xá, những vị ăn chay từ 10 ngày trở lên, khi liễu đạo được làm phép xác, là cổi 7 lớp áo này để về cơi trên tu tiếp. Kinh “Đệ-Nhứt-Cửu” có dạy:

“Vườn ngự-uyển sanh hoa đă héo,

Khối h́nh-hài đă chịu ră tan;

Bảy dây oan-nghiệt hết ràng,

Bợn trần rửa sạch, muôn ngàn đau thương”

Thân xác con người trước sau ǵ cũng phải cổi bỏ, nhưng nếu Chủ-nhơn-ông khéo sử dụng th́ chính xác thân ấy sẽ đưa con người đi tới nơi về đến chốn, không bị tai nạn dọc đường.

Một cách h́nh-tượng khác, xác thân tập hợp gia nhân: Nhăn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân, Ư.

Những tên gia-nhân này, nếu không được dạy dỗ, chúng nó rất dễ quyến rũ chủ nhân vào con đường sa đọa, nên Đức Bảo-Pháp Chơn-Quân “Huỳnh-Chơn” có dạy:

“Cho hay Không Sắc, Sắc rồi Không,

Ở ở, đi đi, khéo bận ḷng

Vạn cổ nào ai lưu nhục thể,

Chỉ e linh-giác lụy trần-hồng.

Chúng ta may-mắn được học Pháp-Môn, t́m đường giải-thoát, nên Đức Lăo-Tổ có dạy:

“Thái-Sơn tuy nặng, nặng c̣n dời,

Chỉ có xác phàm, khổ lắm ôi!

Đến được không t́m ra lối thoát,

Muôn năm linh tánh chịu luân-hồi”.

            Cái nặng của xác thân là do bởi “bụi hồng trần”. Đó là: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.

            Hăy t́m đến Đấng Chơn-Tiên để được ban cho cái “phất trần” đặng quét chúng:

“Huyền-Môn giải phá trần tù,

Phất trần quét sạch ngút mù từ lâu,

Nếu không siêu-thoát về Tiên cảnh,

Đành phải trầm-luân chốn ngục tù”

            Vậy muốn siêu-thoát để về Tiên-Cảnh th́ có nhiều tấm gương. Nơi đây tệ-hạ xin nhắc lại bài học của Đức “Độc-Hành Kỳ-Đạo Tiên-Cô” tức là: (Đạo-Tỷ Diệu-Chơn-Tịnh ở Minh-Lư Thánh-Hội.)

Xét: Công, Hạnh, Giới, Nguyện. Nhiều kiếp tích-đức, hành thiện, cúng dường, Công-Hạnh Túc-Cần.

Hiện thân gặp đạo tu hành, an-thuận quả-duyên, đọc tụng Thánh-Giáo, Đắc-Ngộ Lư-Mầu.

Phát tâm lập nguyện, cầu phát liễu sanh. Chuyên tâm tu luyện, kiên-cố công-phu, mở thông căn trí.. Chí nguyện giải-thoát trần mê, thanh-tâm đoạn-dục. Tùng Pháp chế luyện kim-đơn, tự tâm khai-thị.

Trên cơ sở Công, Hạnh, Giới, Nguyện, hành-giả lo luyện đơn nấu thuốc:

“Luyện đơn nấu thuốc làm nền Tiên-Gia,

Cảnh Tiên biết thuở nào già,

Muôn năm vui hưởng Thiên-Ṭa hân hoan”           

Ngược lại siêu-thoát là trầm-luân, ch́m đắm trong cảnh khổ.

Ơn-Trên đă dạy:

Luân-hồi nhiều kiếp khó leo lên,

Lầm lỡ nhiều lần mất tuổi tên;

Lẩn-quẩn loanh-quanh dường kén nhộng,

 Biết thời tu niệm mới an bền.

Người tu phải khử trược lưu thanh từ thân đến tâm. Nếu như ngược lại th́ lớp bụi trần càng lúc càng dày đặc, càng lúc càng nặng nề, rồi nhận ch́m chơn-hồn vào ngục tối. Nếu ta từ cơi trên mà đến  nhưng không tu luyện th́ cũng khó ḷng quay lại quê xưa vị cũ.

Đức Bảo-Pháp Chơn-Quân Huỳnh-Chơn xuống thế ba kiếp nay mới về quê cũ. Ngài than rằng:

“Cho hay cuộc thế hữu t́nh,

Men đời chưa nhấp mà ḿnh đă say

............

Ngoài xă-hội lợi danh đầy đủ,

Trong gia-đ́nh hào-phú kiêu sa:

Với đời nở mặt người ta,

Với ḿnh xét lại đó là trái oan.

Buộc Chơn Tiên vào hàng tục-tử,

Nặng nghĩa ân khó giữ lời nguyền”.

Đức Chơn-Thường Đạo-Sĩ (Bs Trần-văn-Quốc) cũng thế, đến khi chết mới được Đạo Trưởng Huệ-Lương nhập môn chạy tang. Khi về đàn Ngài nhắn:

Nặng đời phung-phí tuổi xanh,

Tu ǵn-giữ lại mối manh hăy c̣n”

Thượng-giới muốn lên, cầu Thánh-Thiện,

Trầm-luân mong thoát, tránh sân-si”

Ơn Trên cũng dạy trong một đoạn khác:

“Này chư môn đệ nữ nam,

Muốn thành Tiên Phật, trước làm hiền nhân

Hiền-nhân trọng sự tu thân,

Tu thân là sửa thân-tâm trọn lành”

Khi thân-tâm trọn lành, th́ chúng ta mới cư ngụ ở Thượng-Giới được, bởi v́:

“Cảnh tục, người tiên không thể trú,

Cảnh Tiên, người tục dễ chi gần”

Tham, Sân, Si là Tam-Độc, đưa con người vào biển trầm-luân. Tham sanh ra Ái, một mắc xích trong bánh xe luân là thập nhị nhân-duyên. Kinh Phật có câu:

“Ái hà thiên xích lăng,

Khổ hải vạn trùng ba;

Dục thoát luân-hồi khổ,

Tảo cấp niệm Di-Đà”.

Phật A-Di-Đà có dạy: “Đến giờ lâm chung mà niệm danh hiệu Ngài ba lần, th́ Ngài sẽ tiếp dẫn về cơi Cực-Lạc để tu tiếp”. Điều này là có thật, nhưng muốn thực hiện được, mỗi ngày chúng ta phải thường niệm cho quen, cho thuần, cho nhuần, đến lúc lâm-chung mới nhớ để niệm. C̣n không thường niệm đến lúc trút hơi, tứ-đại đau đớn, việc nhà việc cửa chưa xong, tinh-thần bấn-loạn, đâu c̣n sáng-suốt để tưởng niệm Ơn-Trên. Mỗi ngày luôn niệm mới được kết quả.

“Nhứt cú Di-Đà thùy biệt niệm

Bất lao đàn chỉ đáo Tây-Phương”

Pháp-môn “niệm Phật” là một phương tu để về cơi trên. Trong Đạo Cao-Đài, ta cũng phải học Tâm-Pháp:

“Hành-trang Bác-Ái cùng Tâm-Pháp,

Sáu dục bảy t́nh phải cách-ly”

Muốn đồng-nhứt với Đức Chí-Tôn, Đức Giáo-Tông dạy:

“Đắc-Nhứt-Tâm rồi thế mới yên,

Muốn Tâm Đắc-Nhứt phải Tham-Thiền;

Tham-Thiền tâm sẽ ḥa muôn vật,

Ḥa ấy làm nên Đạo phối-thiên”

 

Tạm kết luận:

Thế Đạo Đại-Đồng (thế mới yên) và Thiên-Đạo giải thoát (Đạo Phối-Thiên).

Trước khi thực-hành Bác-Ái, ta phải học Công-B́nh, sau đó tiến lên Từ-Bi. Hành-trang lên đường về cơi Thượng là mục-đích, tôn-chỉ và lập-trường của Đại-Đạo. Đồng thời trong mỗi người chúng ta đều có 13 bộ-hạ ĺ-lượm phải thuần-hóa chúng. Ba anh cầm đầu là: Thân, T́nh, Trí, phải dạy chúng ngộ-năng, ngộ-tịnh, ngộ-không th́ đường tu của ḿnh mới thoát được 81 nạn.

Tâm-pháp, càng trẻ, học sớm càng tốt:

“Công-tŕnh, Công-quả, Công-phu

Ba công hội đủ đường tu vững-vàng”

 

Nam-Mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát

NGỌC-HUỆ-CHƠN kỉnh bút.

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh