Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

TAM-GIÁO ĐỒNG-NGUYÊN

Ngọc Huệ Chơn

Tôn-chỉ tối thượng của đạo Cao-Đài là “Tam-Giáo Qui-Nguyên, Ngũ-Chi Phục-Nhứt”

Tam-Giáo Qui-Nguyên tức là Huờn-Nguyên (là trở về nguồn cội)

Nho-Thích-Đạo là ba tôn-giáo có một tôn-chỉ rộng và đă được Đức Cao-Đài truyền dạy tại Việt-Nam không phải là một điều lạ, mà chính là một căn-bản văn-hóa đă được dân-tộc nầy hấp thụ từ bốn ngàn năm mà di-tích c̣n trông thấy ở Đồng-Sơn và Bắc-Ninh.

Ba tôn-giáo nầy, v́ gần gủi nhau, chung đụng nhau quá lâu nên về mặt giáo-lư nầy có phần xen lẫn giáo-lư kia, cho nên có thể ví Tam-Giáo như ba con sông lớn đồng cùng nhau chảy về biển cả th́ làm sao biết được nước nào thuộc về con sông nào.

Cho nên mỗi tôn-giáo, nói về luận điệu th́ có khác nhau, nhưng nếu nh́n về nguyên-lư th́: Tam-Giáo đều đồng quy về một căn bản duy-nhứt và phổ-biến (Principe unique et universel). V́ sao?

- Thích-giáo gọi ngôi duy-nhứt đó là Phật hay Pháp,

- Lăo-giáo gọi là Đạo hay Đức,

- Nho-giáo gọi là Thiên hay Thượng-Đế.

Sở dĩ có 3 tôn-giáo là v́ tánh-t́nh mỗi người mỗi khác nên không thể chỉ có một tôn-giáo cho cả nhơn-loại hoặc cho cả xă-hội v́ một tôn-giáo có thể hạp với người này mà không hạp với người khác. V́ như vậy nên mới nói “Đồng-Qui” mà phải “Thù-Đồ

Ngày nay, trong việc hoằng-dương đạo-pháp tại hải-ngoại nầy, không phải trách nhiệm chỉ riêng của quí vị chức sắc thiên-phong mà phần lớn nhằm vào bản thân của mỗi người trong chúng ta.

Vậy ta phải làm ǵ, và làm như thế nào?

Nh́n vào lịch sử th́ đạo Cao-Đài được phổ-hóa rộng-rải và có tánh cách khoa-học qua mục-đích:Tam-Giáo Qui-Nguyên” nên phải áp-dụng từng bước cho phù-hợp với nền văn-minh hiện-đại của nhân-loại. Xuyên qua bài “Khai Kinh” của Đạo Cao-Đài có đoạn:

“Trong Tam-Giáo có lời khuyến dạy,

Gốc bởi ḷng làm phải làm lành;

Trung-Dung Khổng-Thánh chỉ rành,

Từ-Bi Phật dặn: “Ḷng thành ḷng nhân”

Phép Tiên-Đạo, tu chơn dưỡng-tánh,

Một cội sanh, ba nhánh in nhau;

Ḷng thành rơ thấu lư sâu,

Sửa ḷng trong sạch tụng cầu Thánh Kinh.

Định nghĩa chữ ĐạoTôn-Giáo:

ĐạoTôn-giáo thường được dùng lẫn lộn với thời-gian chở theo biết bao là yếu-tố phức tạp.

Chữ Đạo hay Đức lấy từ nghĩa “Đệ Nhứt”. Có vị tổ trong Đạo-giáo, dựa câu trong ĐĐK ch.25 như sau:

“Hữu vật Tiên-Thiên địa,

Vô h́nh bổn tịch-liêu;

Năng vi vạn-vật chủ,

Bất trục tứ-thời điêu

Nghĩa là:

“Có một vật kia trước Đất Trời,

Không h́nh, vốn thiệt bặc tâm hơi;

Cầm quyền chủ tể sanh muôn vật,

Tám tiết trơ-trơ chẳng đổi dời.”

Như vậy, Đạo là Nguyên-Lư đầu tiên, là Nguyên-Nhân của các nguyên-nhân, là lư tuyệt-đối vô h́nh cao cả, là nguồn đầu của Trời Đất (vô danh thiên địa chi thỉ) nên: Không có Đạo th́ chẳng có chi tồn tại được, nên Đạo là gốc của sự sống tiềm-tàng trong mọi người.

C̣n Tôn-Giáo, Tây-Phương gọi là Religion, phát-nguyên từ tiếng Lig, có nghĩa là “Liên-quan giữa đấng Thiêng-Liêng và con người, đồng nghĩa với sự giao-phó đức-tin của ḿnh cho đấng Thiên-Liêng tối-thượng tức là đấng Giáo-Chủ tạo ra thế-gian và tất cả vạn-vật.

Người tín-đồ phải tuân theo qui-luật tự ḿnh phát-nguyện giao sinh-mạng và hành-động ḿnh cho vị giáo-chủ và thệ nguyện không bỏ đạo.

Lư do có tôn-giáo:

Nguyên-nhân phát sinh tôn-giáo là v́ có nhiều người có ḷng tin, truyền tụng thờ kính từ đời này sang đời khác. Sự tôn-sùng và thờ phượng ấy cũng theo đà tiến-hóa của loài người mà thay đổi và chia ra làm 5 giai đoạn:

1/- Giai đoạn thứ nhứt: Chia ra làm 4 thời kỳ

                a/- Tin-tưởng ở thiên-nhiên (Animatisme)

                b/- Tin tưởng ở thần-linh    (Animisme)

                c/- Tin tưởng ở đa-thần     (Polythéisme)

                d/- Tin tưởng duy nhứt một vị trong số các thần-linh (Homothéisme)

a/- Tin tưởng ở thiên-nhiên:

Lúc khởi thủy, loài người bị hoàn cảnh thiên-nhiên chi phối như: thời-tiết, gió mưa, sấm-sét, nóng lạnh. Ở thời thượng-cổ, con người tin tưởng nơi thiên-nhiên có oai-lực vô song và có thể ảnh-hưởng tới người nên sanh ḷng khiếp sợ, cung kính thờ phượng để cầu xin được an lành.

b/- Tin tưởng thần-linh: Lần lần con người tin rằng thiên-nhiên có oai-lực làm cho vạn-vật biến-chuyển và có thể trừng phạt hay ban thưởng. Đó là các vị thần-linh gọi là Spirit.

c/- Tin tưởng đa-thần: Nhưng người xưa tin nhiều vị thần-linh, nên vẻ h́nh tạc tượng tôn thờ chung một nơi.

d/- Tôn thờ một vị duy-nhứt trong số các thần-linh: Trong thời dân chúng sùng bái nhiều vị thần, nhưng mỗi vị có quyền-lực phép mầu khác nhau. Như ở Ấn-Độ thuở xưa, vị tù trưởng tin tưởng vị thần-linh nào th́ người trong bộ lạc đó phải tôn thờ vị thần đó. V́ thế mới phát sinh thêm một giáo phái nửa gọi là Nhứt-Thần-Giáo (Monothéisme) nghĩa là sự sùng bái độc nhứt một vị thần mà thôi.

2/- Giai-đoạn thứ hai: Sự cúng tế:

Thời xưa, người gặp những tai ương như: bảo-tố, ngập-lụt, động-đất, cho đó là sự trừng phạt của thần-linh nên lập ra sự cúng tế thần-linh.

3/- Giai-đoạn thứ ba: Sự cúng dường người chết:

Người thời xưa tin tưởng rằng, tuy đă chết nhưng tinh-thần không tiêu tan mà vẫn c̣n trên cơi thế nầy để phù-hộ con cháu. Sau này linh-hồn đó có thể trở về thi hài nên mới ướp xác để chờ linh-hồn trở lại để nhập vào xác.

4/- Giai-đoạn thứ tư: Thần-thoại.

Trước đây, người ta hay đặt chuyện thần-thoại để ca tụng một vị thần-linh mà họ tin tưởng. Vị thần ấy gọi là Mythology. Chuyện thần thoại có rất nhiều ở Ấn-Độ và Á-Rập.

5/- Giai-đoạn thứ năm: T́m hiểu về Thiên-Nhiên.

Đến giai đoạn nầy, người đời đă tiến-hóa và sáng-suốt hơn, t́m hiểu về Thiên-nhiên và lần lần thành lập những tôn-giáo, học-thuyết, triết-lư hay chân-lư hẳn ḥi. V́ nhơn-sanh, Thượng-Đế đă phải đến trần-gian nhiều lần để mở nhiều tôn-giáo, mượn nhiều h́nh thể, bày nhiều h́nh thức, xưng hô nhiều danh-từ khác nhau để thích-hợp với mọi hoàn cảnh, mọi phong-tục tập-quán, mọi ngôn-ngữ để tùy thời tùy thế độ rỗi nhơn-sanh, cải ác tùng thiện, xa lánh nẻo mị tà hầu trở về đường chánh-giáo. Người thức-thời hiểu đạo, nh́n qua các h́nh-thức tôn-giáo, sự hành-đạo, có khác nhau nhưng không lấy chi làm lạ. Thương thay cho những người óc c̣n phong-kiến nhận xét với phàm-tâm phàm-ư, với nhục-nhăn thế-nhân rồi đem ra bày bác chỉ trích xuyên tạc những h́nh-thức hành đạo khác với tập-quán của ḿnh. Đó là một trở ngại rất lớn trên đường tu-thân lập-hạnh.

Xin định nghĩa Tôn-Giáo ?

Phải chăng tôn-giáo là hướng giáo-thuyết để dạy đời nh́n thấy những ǵ thiêng-liêng cao cả, chẳng những ở phần tâm-linh tối-thượng mà tôn-giáo c̣n dạy người đời xem nhau như t́nh ruột thịt đại-đồng. Tôn-giáo dạy người phải lấy t́nh-thương-yêu ḥa-ái từ xă-hội nhỏ như: Gia-đ́nh, phu-từ, tử-hiếu, huynh-đệ, bằng-hữu đến một xă-hội bực trung là: đoàn-thể quốc-gia dân-tộc, đến đại xă-hội đại-đồng.

Sách Trung-Dung, mở đầu bằng một câu phương-ngôn nền tảng như sau:

“ Thiên-Mạng chi vị Tính, Suất-Tính chi vị Đạo, Tu Đạo chi vị Giáo”

Tính chính là Thiên-Mạng – Tuân theo Tính, gọi là Đạo – Sửa cho ngay cái Đạo gọi là Giáo

Đối-tượng của Đạo, ở đây không phải quỉ thần hay Thượng-Đế, nhưng chính là Tính con người.

Đối-chiếu với danh-ngôn Tây-Phương:

Car Dieu a crée l’homme pour une vie éternelle et l’a fait à l’image de sa propre nature

(Livre de la Sagesse 2,23).

Heureux l’homme qui prend son plaisir dans la loi de Yahweh et médite sa joie nuit et jour

 (Psaume 1.2)

(3) Car ton esprit incorruptible est dans tous les êtres             (Livre de la Sagesse – 12,1)

Hiện-thực cái tính bản-nhiên đó chính là cứu-cánh của đời người. Do đó Tính c̣n được dùng làm tiêu-chuẩn để phân định mọi giá trị cao thấp. Đó là một sự phân biệt cốt cán cần nêu ra lúc đầu.

Cũng cần nêu thêm rằng:

Cái đối-tượng của Đạo, ở đây không hề khép kín hay vô-thần mà trái lại đó là một đối-tượng mở ra và hướng-thượng để thông với tuyệt-đối-thể bằng lời tuyên-bố công-nhiên: “Thiên-mạng chi vị Tính”, đây cũng là dịch bản (version) của cái nguyên-lư tổng quát: “Vạn-vật bản hồ thiên” – kinh Lễ – (Cái gốc của vạn-vật phát xuất từ Trời”).

Tính cũng là Thiên-Tính, Thiên-Lư, Thiên-Mạng, Thiên-Đạo

Khi áp-dụng vào con người th́ gọi là Tính (Thiên-mạng chi vị Tính)

- Thiên-mạng ở đây có thể dịch là Mandat du Ciel (Mạng-Lịnh của Trời). Đó là nghĩa ngoại, c̣n theo nghĩa nội, Mạnh-Tử đă chú-thích: Tính-mệnh thiên tiên phi do ngoại-thược ngă dă (Tánh-mạng là Thiên-tiên (inné) không phải bên ngoài đúc ra để chụp vào ta đâu).

- Vậy Thiên-tiên, theo nghĩa nội, là một tia sáng đă phú bẩm nơi thâm-cung tâm-hồn con người, cũng gọi là “Minh-Đức” tinh-tuyền linh-diệu sáng-láng bao-la, hơn nửa, là chính cái tánh bản-nhiên của con người, nhưng đồng-thời cũng là Thiên-Lư nội-khởi (Thiên-lư tại nhơn-tâm) gọi tắc là “Tâm-linh”. Tâm: chỉ về Tâm-Tánh, Linh chỉ phần linh-diệu sáng-láng ăn thông với “Thiên-Cách Huyền-Diệu” mà Lăo-Tử gọi là Huyền-Đồng. V́ thế ta cần t́m hiểu thêm một số phân biệt về ĐạoTôn-Giáo.

ĐẠO-GIÁO và TÔN-GIÁO:

Với sự phân biệt trên, ta thấy sự khác biệt giữa “Đạo-Giáo” với “Tôn-Giáo” như sau:

ĐẠO-GIÁO lấy “Tồn-Tâm Dưỡng-Tánh” làm đối-tượng, c̣n TÔN-GIÁO lấy Thượng-Đế làm đối-tượng, v́ chữ Religion gốc từ Religo là buộc, tức là buộc người với Thượng-Đế. Để tránh mọi lầm-lẫn có thể xảy ra, ta nên chú trọng đến đặc-điểm của tôn-giáo như sau:

1/- Trước hết, Tôn-Giáo đ̣i hỏi phải “Tin” nên bao giờ cũng có những tín-điều (Dogmes) dựa trên Kinh Thánh, v́ chứa đựng những điều được tin là do Thượng-Đế mặc-khải, như: Kinh Coran, Veda… C̣n đạo Cao-Đài có quyển Đại-Thừa Chơn-Giáo, Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển…

2/- Thứ hai là: Những việc phải làm, tuy những việc đó hầu hết là nội-dung của nền luân-lư của nhơn-loại, nhưng được đóng khung trong những luật tắc, những tin tưởng nhứt định của mỗi tôn-giáo.

3/-Thứ ba là:Những nghi-tiếc lễ-nhạc có tánh cách tế-tự và huyền-bí. Cũng theo quy-tắc đă được thiếc-lập theo thời hạn, như: Ngày sóc, vọng phải tế phải cúng. Căn cứ vào những điểm nêu trên để cứu xét th́ “Tam-Giáo không có tín-điều hay mặc-khải”. V́ bởi:

a/- Tam-Giáo nhận có Trời, nhưng Trời không nói ǵ cả “Thiên hà ngôn tai”. V́ thế nên đề cao cái “Trí” và tự ḿnh dùng Trí thông-minh để t́m ra chơn-lư nằm ngay trong nội tâm của ḿnh. “Đạo tại nhỉ, nhi cầu chư viễn? – Mạnh-Tử (Đạo ở trong mày, sao c̣n đi t́m ở đâu?)

    Tuy nhiên, người ta thường hay đi t́m ở xa xuôi, v́ Đạo đó mập-mờ thấy-thoáng (Đạo chi vi vật hoảng hề hốt hề – ĐĐK 21. Vô thanh vô xú - TD.35 nên không có tín-điều qui định).

    Tam-Giáo không có Kinh Thánh mà chỉ có Kinh Điển, nghĩa là không có những lời buộc phải tin mà chỉ có những lời của các hiền-triết truyền thẳng đến lư-trí hơn là t́nh cảm, với mục đích chuyển lại cho hậu-thế một ít kinh nghiệm hướng dẫn ở bước đầu.

b/- Tuy có những việc rất giống nhau với mọi tôn-giáo trong nhơn-loại là đừng sát-sanh, không nên trộm cắp v.v…nhưng xét đến lư do th́ các tôn-giáo thường dựa trên những lư-lẽ riêng biệt, như:

- Phải thương yêu người, v́ họ cũng là một thành phần của Thượng-Đế, Allah v.v.

- Nho, Thích, Lăo cũng đều nói phải thương yêu người.

c/- Điểm thứ ba: Nghi, Lễ, Tế-tự với những phép mầu là đặc-điểm riêng của các tôn-giáo với ư-nghĩa bắt buộc đă được quy định do quyền-bính Tam-Giáo bảo cốt không có nhiệm-tích nào.

KẾT LUẬN

Đạo nào cũng tốt

Sở dĩ nói Ba Đạo (Tam-Giáo) đều tốt là v́ cả ba đều là minh-triết, xây dựng trên con người, lấy Minh-Tâm làm đường đi, lấy Thành-Tín làm chỗ đến.

Tánh-mạng đó là nền móng (đồng-qui) là Tuyệt-Đối.

Ngoài ra là sai-biệt (Thù-Đồ), v́ cả Ba đều nhận vũ-trụ-quan đồng với những nguyên-lư Âm-Dương biến dịch tất cả đều tương-đối. Đă là Âm-Dương th́ tất cả là bù-trừ hơn là chống-đối. Là Đại-ĐồngTiểu-Dị. Đồng ở cái chổ Siêu-H́nh mà Dị ở phương-pháp Giải-Quyết.

- Khỗng, Lăo cho đời là cay-đắng hay ngọt-ngào

- Phật, dù cho đời là bào-ảnhBát-Khổ th́ cả Ba đều đồng ư cho đời là biến-dịch.

Đă biến-dịch th́ có chi là bền vững trường-cữu đâu? Vậy làm chi phải nhọc-công binh-vực lập-trường? Cay-đắng, ngọt-bùi, mặn-lạt. Dù sao đi nữa rồi cũng biến-thiên đi hết. Là v́ biến-dịch nên “Âm trung hữu Dương, Dương trung hữu Âm”. Tất cả đều là tương-đối, chỉ trừ một Tính Diệu-Huyền. Do đó mà mọi hiện-tượng, mọi áp-dụng chỉ là phương-tiện tùy thái-độ trước đời sống, tùy căn-cơ và sở-thích mà khác nhau. Con đường hạp với người nầy vị tất đă hợp với người kia? Nên để tùy nghi sở thích nên Khổng-Tử khuyên môn-đệ rằng: “Công-hồ dị đoan tự hại dă dỉ” L.II.16 (Công-kích những mối khởi đầu khác, là điều có hại). V́ cái mối đó cóù mâu-thuẩn nhau đâu mà công, tất cả đều là bù-trừ, là bổ-túc cho nhau. Bởi vậy, ta có thể coi Tam-Giáo là Ba mối đầu lớn nhứt.

Lăo-Tử bàn về con người sống trong thiên-nhiên, cố Ḥa ḿnh với vũ-trụ bao-la có một nền siêu-h́nh về nhân-sinh man-mác. Tuy vậy cái triết-lư đó c̣n ở trong cơi sống.

Thích-Ca nối tiếp nền siêu-h́nh đó và kéo dài sang bên kia cơi sống để dẫn đến Tuyệt-Đối-Thể gọi là Như-Lai, bằng những phương-tiện rất tỉ-mỉ dựa trên tâm-lư con người. Đứng trên đỉnh cao chót-vót để nh́n xuống đất th́ dễ đem ḷng coi nhẹ đời sống như những đám mây huyền-ảo.

Đang khi toan xuất-thế vọng-cảnh th́ may-mắn đâu bên cạnh có Khổng-Tử thực-tế đặt nặng chú trọng đến con người sống trong xă-hội, bị ràng-buộc bởi những mối nhơn-luân phức-tạp phồn-ba bó buộc, phải có một nền triết-lư dấn bước, săn tay.

Tóm lại:

Đứng bên Lăo, hay xao-lăng xă-hội. Quá đề-cao cá-nhân, có thể dẫn đến nguy-cơ  vô-chánh-quyền (anarchie) và

Bên Phật th́ quá chú-trọng đến giải-thoát, có thể trở nên bi-quan khắc-khổ với hiện-tại.

C̣n Khổng th́ đem lại óc yêu đời, dấn thân tích-cực

Đó là 3 chỗ khởi đầu của Tam-Giáo mà có thể coi như 3 cây đại-thọ mọc ở ba nơi khác nhau:

1/- Cây Khổng th́ mọc lên ở “cơi người ta” ăn rể sâu vào ḷng đất:”An thổ đôn hồ nhân cố năng-ái”

2/- Cây Lăo mọc trên núi cao chót-vót để: “Tiêu-dao với tiên-cảnh bồng-lai”

3/- Cây Phật mọc trong rừng rậm cố thoát ra khỏi chốn âm-u để: “Vươn ḿnh lên tới cơi vô-lượng-quang,  vô-lượng-thọ”.

Mặc dù 3 cây mọc ở 3 nơi khác nhau, tuy mỗi khởi-đoan dị-biệt, nhưng khi vươn lên đến chót đỉnh th́ gặp nhau, ḥa-hợp nhau thành một cái tàn bao-la rũ bóng mát che cho các dân-tộc Viễn-Đông, cho mọi khuynh-hướng, mọi sở thích. Muốn cụ-thể thực-tiển cũng có, mà muốn siêu-h́nh huyền-nhiệm cũng có. Nhờ cái chổ bù-trừ bổ-túc đó mà Tam-Giáo trở thành một nền văn-hóa nhân-bản toàn-diện và sâu-thẫm mà người Cao-Đài nói riêng, người Viễn-Đông nói chung tràn ngập ḷng ngưỡng-mộ và nói lên câu “Vạn-Giáo Nhất-Lư”, nói theo người b́nh-dân là “Đạo nào cũng tốt”. V́ vậy trong phạm-vi triết-học Đông-Phương th́ câu ấu là một câu đáng duy-tŕ và mở rộng.

Đạo có nghĩa là “Đường” để vươn lên tới chổ “Tánh-Mạng đồng nhiên”

Nếu thấu-triệt Chơn-Lư của câu: “Đạo nào cũng tốt” th́ sẽ duy-tŕ được cái đức Tương-Dung.

Đức Tương-Dung là ǵ?

Là nét đặc-sắc của Tam-Giáo và ta có thể gọi Cao-Đài là cái vườn ương, cái tổng-hợp tôn-giáo. Nơi đó, nhờ tổng-hợp các tôn-giáo đó mà bầu không-khí tương-dung mới được mở rộng từ trong một gia-đ́nh có khi Bà th́ theo Lăo, Mẹ theo Phật, Cha lại theo Khổng mà không có một sự va-chạm tư-tưởng. Trái lại, vẫn một niềm ḥa-nhă đón nhận một sự ḥa-đồng tôn-giáo mà trong đời sống , trước mắt chúng ta có biết bao nhiêu trường-hợp như thế. Ngoài Tam-Giáo, c̣n một vài nhóm tôn thờ Judêu Islam, Kitô.

Bên Nhựt có nhiều miếu thờ Bát-Thánh, tức là bên cạnh Tam-Thánh c̣n có Jésus, Socrate, Mahomet, Kobo-Daishi và Nhật-Liên      (Religion, Trends in Modern China p.157, 178)

Bên Lào, nhiều thừa-sai Kitô-Giáo muốn truyền bá Đạo có thể đến chùa Phật xin sư-ni lên hiệu trống hay chuông gọi dân tới nghe thuyết về KiTô-Giáo

Hoặc bên Nhật-Bản, lễ an-táng các sư của Thần-Đạo thường được các sư-ni bên Phật cử-hành.

Nhờ óc tương-dung đó mà khu vực ành-hưởng của Tam-Giáo mở ra rấùt rộng lớn.

Từ Tibet đến Tích-Lan, từ sông Gange đến Nhật-Bản cũng như số người hấp thụ Tam-Giáo rất đông vượt xa các tôn-giáo khác và hiện nay Nho-Thích được kể là hai đạo lớn trong số 5 tôn-giáo lớn của nhân-loại.  (Glassenapp – Les cinq grandes religions du monde – Payot)

Thế cho nên, trong dĩ-văng , Tam-Giáo là một sự kiện văn-hóa có một thành-tích thống-nhứt nhân-loại đáng kể và đó cũng là một thực hiện lư-tưởng cho cuộc chung sống ḥa-đồng và có ảnh-hưởng lớn cho nền văn-hoá mới:

Khổng-Giáo đă được áp-dụng vào chế-độ thi cử để tuyển lựa nhân-tài.

Lăo-Giáo qua quyển Đạo-Đức-Kinh đă gây tiếng vang trong giới trí-thức nhân-loại.

 (Zenker đă viết trong Histoire de la Philosophie chinoise nơi trang 108 rằng: “Lao-Tsu a fait sur l’esprit européen dès le premier moment une impression profonde et durable à cause de son caractère intemporel et de son rigorisme éthique. Nous voyons en lui un guide vers la renaissance morale qui doit précéder tout renouvellement social: il est la “vox clamantis in deserto”. Lao-Tsu n’a pas vécu seulement pour la Chine et pour son époque, il est un des maitres les plus purs et les plus profonde de l’humanité”

NGỌC-HUỆ-CHƠN

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh