Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo - Tam giáo không rời ḷng người

(Ḥa Thượng Tuyên Hóa giảng tại Viện Dịch Kinh Quốc Tế, ngày 06 tháng 02 năm 1994.)

Nho giáo th́ giảng về "trung thứ"; Đạo giáo lại giảng về "cảm ứng," và Đạo tuy nói là "thanh tịnh, vô vi," song cần phải tu đạo tự nhiên. Trong Đạo Đức Kinh có chép: "Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên"; nhưng trên thực tế, giáo nghĩa của nó nằm trong hai chữ "cảm ứng." Phật giáo th́ giảng về "từ bi." Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo - ba giáo pháp này đều không rời khỏi cái "tâm," nếu rời "tâm" th́ sẽ không có giáo pháp nào cả.

Nho giáo đề xướng ḷng "trung thứ." "Trung" tức là "trung dĩ tŕ kỷ," có nghĩa là lấy sự trung thành để giữ ḿnh, kiềm chế ḿnh. "Tŕ kỷ" là giữ lấy ḿnh, bất luận làm việc ǵ cũng phải có ḷng trung thành tận tụy, và đó là điều kiện cơ bản trong việc bồi dưỡng phẩm đức của chính ḿnh. "Thứ" là "thứ dĩ đăi nhân," có nghĩa là lấy sự khoan dung mà đối đăi với người khác. "Thứ" là tha thứ, dung tha cho người khác. Nếu ai có điều lầm lẫn th́ ta nên có ḷng thông cảm, bao dung đối với họ. Nếu quư vị có thể lấy sự trung tín để giữ ḿnh th́ nhân cách sẽ trở nên thanh cao hơn; quí vị có thể lấy ḷng khoan thứ để đăi người th́ sẽ có tư tưởng làm lợi ích cho người khác, và đối với ai cũng không có ḷng đ̣i hỏi khắt khe. Đó là Nho giáo không rời nhân tâm. (Quí vị xem, hai chữ "trung thứ" đều có chữ "tâm" ở dưới.)

Đạo giáo th́ giảng về "cảm ứng," việc ǵ cũng căn cứ vào cảm ứng. "Cảm" là "cảm nhi tư thông" và "ứng" là "vô cầu bất ứng"; có nghĩa là có cầu xin điều ǵ th́ đều được toại nguyện cả. "Có cảm tất thông, không có điều mong cầu nào mà chẳng được đáp ứng"; đó là ư nghĩa của hai chữ "cảm ứng."

"Cảm ứng đạo giao" là thế nào? Ví như ḍng điện, quí vị nối mạch điện tới nơi nào th́ nơi đó có ánh sáng; đó gọi là "có cảm tất thông, không có điều mong cầu nào mà chẳng được đáp ứng" vậy.

Quí vị trong tâm nghĩ tưởng cái ǵ, người khác ở đâu cũng biết cả, đó là do trong tâm có luồng điện tương thông gọi là cảm ứng. Cảm ứng là như vậy, như vậy là cảm ứng. Bởi "hữu cảm tư thông, vô cầu bất ứng," một khi đă cảm thông th́ quí vị cầu cái ǵ sẽ được cái đó. Nếu ḷng dạ chân thành th́ sẽ có thể cảm, có thể thông, có thể thấu đạt đến thần minh.

Đạo giáo chú trọng "cảm ứng," cho nên Thái Thượng Lăo Quân (Lăo Tử) mới viết thiên Cảm Ứng. Thiên nầy mới khai mào đă nói:

"Lăo Quân nói rằng: ‘Phước họa vô môn, duy nhân tự chiêu.’" Đó chính là "cảm ứng" - họa không có cửa ra vào, phước cũng không có lối vào ra, chẳng qua là tự ḿnh làm việc lành th́ được phước báo, làm việc ác th́ phải chuốc lấy tai họa mà thôi.

"Quả báo của thiện ác, như bóng theo h́nh." Quả báo của thiện ác ví như cái bóng luôn theo sát thân thể con người vậy; quí vị đi đến đâu th́ cái bóng của quí vị đều đi theo đến đó. Quả báo của việc thiện th́ như bóng theo h́nh, và quả báo của việc ác cũng như bóng theo h́nh.

"Trong trời đất có vị thần xét lỗi phải." Trời đất có niên trực, nguyệt trực, nhật trực và thời trực, do bốn vị thần (tứ trực công tào) âm thầm cai quản; cho nên nói: "Trong trời đất có vị thần xét lỗi phải, cứ tùy theo tội lỗi người ta phạm phải là nặng hay nhẹ mà định đoạt mạng số của người đó, nếu giảm th́ hao tổn."

"Định đoạt mạng số của người đó" tức là định đoạt thọ mạng, quyết định sẽ sống được bao lâu. Ví dụ người đó đáng lẽ được sống lâu, bỗng nhiên bị đoản mệnh, chết sớm, tức là thọ mạng ngắn đi, cũng chính là nghèo đi, tất cả tai họa như tai bay vạ gió, tật bệnh, khẩu thiệt đều ập đến.

Đó là thiên Cảm Ứng, chủ yếu là bàn về sự "hữu cảm tư thông, vô cầu bất ứng"; cho nên nói Đạo giáo giảng về "cảm ứng."

Phật giáo th́ giảng về ḷng từ bi. "Từ" là ǵ? Từ là "vô duyên đại từ," cũng gọi là "vô duyên từ", có nghĩa là dù người ta không có thiện duyên với quí vị và chẳng kể người đó đối xử với quí vị tốt hay không tốt, th́ quư vị đều lấy ḷng từ bi mà đối đăi với họ. Không có thiện duyên ư? Bởi không có thiện duyên mới cần dùng tâm từ bi! "Bi" là "đồng thể đại bi." Thế nào là ‘tâm đại bi"? "Tâm đại bi" là ḷng cảm thông, xem sự đau khổ của người khác như của chính bản thân ḿnh; cho nên nói "cảm đến ḷng bi thương của trời, ḷng thương xót của người."

Từ, bi, hỷ, xả - th́ "từ" là ban cho chúng sanh sự an lạc; "bi" là gánh vác khổ năo cho chúng sanh, bởi v́ quí vị có ḷng cảm thông nên có thể gánh vác giùm nỗi khổ của chúng sanh, đó là "thương người như thể thương thân" vậy!

Click here for English version: >>> Confucianism, Taoism, and Buddhism are Connected to the Mind (Ven. Tuyên Hóa)

(Source: http://www.advite.com/bodehai.htm)

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh