Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

SỨ MẠNG TU HÀNH CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CAO ĐÀI

NGỌC HUỆ CHƠN

Nhập Đề : Buổi sinh-hoạt hằng tuần của Huynh Tỷ Tín-Hữu Cao-Đài với chủ-yếu là :

1/- Chúng tôi muốn nói lên cái đường hướng Tu-Hành mà người tín-đồ hằng tâm-niệm.

2/- Cầu nguyện với các Đấng Bề-Trên ban điển lành cho toàn thể Huynh-Tỷ tín-đồ tôn-giáo bạn đều ư-thức được phương-châm «Vạn-Giáo Nhứt-Lư», là mục tiêu mà người tín-đồ Cao-Đài hằng ngày tâm niệm là con chung Đấng Cha-Lành Bề-Trên, nên :

« Thương nhau chín bỏ đủ thành mười,

Nương-níu d́u nhau độ đến nơi;

Tay có ngón dài, c̣n ngón vắn

Kéo ra bằng mí, lóng e rơi! »

I.- Trước hết xin định nghĩa : Tu hành là ǵ?

Từ xưa đến nay, trên xă-hội loài người nói chung, và xă-hội Việt-Nam nói riêng thường dùng hai tiếng «Tu Hành» để làm kim-chỉ-nam cho cuôc sống tâm-linh. Dù cho cuộc sống đó: Của bậc ly-gia cắt-ái - Của cuộc sống vào ḷn ra cúi , hay - Của kẻ mua gánh bán bưng.

1/- Nơi cửa Thiền :

Mỗi khi đối-diện với kẻ trần-tục, người ta thường bảo “Tôi là kẻ tu hành” rồi họ định nghĩa:

- Tôi ăn chay niệm Phật – Tôi không có sát sanh – Tôi giữ giới là: không uống rượu, không gian tham và v.v…

2/- Cho đến các vị quan-lại và sĩ-phu:

- Mỗi khi muốn được ḷng dân, họ tỏ ra ḿnh là người thanh-liêm đức-độ, biết tu hành

3/- Thậm-chí cho đến tay buôn-gian tráo đấu

Một khi cần để thu hút ḷng tin của tha-nhân, họ cũng chẳng ngại đem hai tiếng “Tu hành” để che đậy tất cả tật xấu của họ. Chung quy 2 chữ “Tu Hành” là một từ-ngữ rất phổ-thông trong các giới và mất hết ư-nghĩa đích-thực của nó. Tức là nó đă biến-thiên để che đậy mọi hành-vi bất chánh của những thành phần mất nhân-phẩm. Song le, dù thế nào, người tu chân-chính cũng phải thể-hiện thật sự hai chữ “Tu Hành” hầu đem trở về cho đúng cương-vị của nó. Đó chỉ mới là “Phần Tiêu-Cực”

Vậy Tu Là Sửa, « Bồi-Bổ » mới là « Phần Tích-Cực ».

- Bồi bổ là sửa đổi những điều xấu-xa tội lỗi, để không c̣n một bợn-nhơ, mặc-cảm về tội lỗi. Bồi bổ thêm về những hành-động: hiền lành và làm việc phước-đức. Chỉ cho người một hướng đi, nhưng chưa biết phải đi đâu và làm ǵ, nên cần phải nhờ vào sự học.

Học cái ǵ đây?

Trong khi nói : « Tôi là người Tu » th́ phải học Đạo. Nói thế cũng chưa đủ mà phải hiểu thêm nhiều nửa; V́ từ xưa đến giờ, chỗ nào cũng nghe nói có người học Đạo. Nhưng mà : Thế-giới cũng chưa được ổn định. – Con người cũng chưa nắm vững giềng mối của Đạo là thế nào ? V́ thế mà phải chịu những cảnh chia ly, v́ chữ Đạo làm phân-hoá con người ra từng mảnh. Bởi mỗi khi lời nói ra là đă tương-đối rồi, nên bị chi-phối trên đủ mọi mặt mà Lăo-Tử đă nói trong Đạo-Đức-Kinh rằng:

Đạo khả Đạo, phi thường Đạo – Danh khả danh, phi thường Danh”,

nghĩa là: “Đạo mà nói ra được, th́ không c̣n là Đạo thường

Danh mà đă thành Danh rồi, th́ không c̣n là Danh nữa”

Như vậy th́ trách sao con người không sa vào trạng-thái hỗn loạn.

Chúng ta là Huynh-Đệ trong cùng các tôn-giáo đều đă học Đạo, nhưng không phải “Đạo ngoài cái Đạo” (Phi thường Đạo) như Lăo-Tữ đă nói. Chúng ta học Đạo qua lời dạy của các Chơn-Sư như Phật hay Thượng-Đế, như vậy chúng ta đều là bạn đồng hành trên con đường Đại-Đạo.

Mà Đại-Đạo là ǵ? Là con “Đường lớn”, con đường tuyệt-đối có Một không Hai. Là Đạo-Lư căn-bản đưa đến Đại-Đồng mà người tu theo Đại-Đạo thường chia việc tu hành ra làm hai phần:

1/- Phần “Tu-Thân”: là sửa chữa con người cho khỏi những vô-minh bằng cách “Tự-Giác”.

2/- Phần khác là “Phổ-Độ” là đem năng-lực hiểu biết về lẽ tu để làm cho người khác cũng trở nên và yên vui như ḿnh “Giác Tha”. Để rồi d́u-dắt nhau về nơi tuyệt-đỉnh của sự tu, là “Đắc Đạo”

Nói cách khác là; Tự ḿnh độ cho ḿnh và đem sự hiểu biết của ḿnh ra độ người khác.

II.- Người tín-hữu Cao-Đài quan-niệm chữ Tu ra sao?

Qua Thánh-Ngôn của Thiêng-Liêng đă dạy”

 Người tín-đồ Cao-Đài cũng như mọi công-dân của đất nước Việt-Nam phải biết rằng:

                Cây có cội – Nước có nguồn – Chim có tổ – Người có tông

Nếu qui-tắc căn-bản và giá-trị phương-ngôn tục-ngữ ấy c̣n măi măi với thời-gian th́ con người dù ở phương trời nào cũng vẫn c̣n ǵn-giữ được cái nhân-bản của ḿnh. Nói đến nhân-bản hay nguồn-gốc con người Việt-Nam là nghĩ đến những giai-đoạn mà con người phải đi qua.

1.- Giai đoạn thứ nhứt:

Nguồn gốc của người Việt-Nam là: Tổ-Tiên – Ông-Bà – Cha-Mẹ th́ con người đó có bổn phận nhớ đến công-ơn và sự-nghiệp của chính người đă sanh-thành ra ḿnh. Đời sống của ḿnh ngày nay được ấm-cúng cũng nhờ tinh-thần hoài-tưởng tốt đẹp của người xưa để lại. Vậy ta cần phải tô-điểm cho đời sống hiện-tại của ḿnh được xứng đáng người mang ḍng máu Việt.

2.- Giai đoạn thứ hai:

Nguồn gốc của người dân Việt-Nam là:

- Có một ngôn-ngữ riêng – một văn-hoá riêng.

- Cho nên xă-hội Việt-Nam được chia ra làm 2 phần:

Một phần xă-hội dân-tộc và Một phần xă-hội tôn-giáo.

a.- Xă-hội Dân-Tộc:

Nh́n lại quá-tŕnh dân-tộc VN, trải qua bao ngàn năm đấu-tranh với cuộc sống đầy gian-khổ, ǵn giữ từng tấc đất, ǵn-giữ sự sống c̣n cho ṇi giống Việt. Bao nhiêu danh-nhân anh hùng khai-quốc, đều lưu lại sự sống c̣n cho ṇi giống, sự-nghiệp vật-chất và vẻ-vang thay cái tinh-thần bất-khuất c̣n lưu lại cho hậu-thế noi theo, mà chúng ta có bổn phận ǵn-giữ nó để làm của hương-hỏa cho giống ṇi. Dù có phải bách-chiết thiên-tai cũng một ḷng giữ vững tinh-thần ấy để phát-huy cho đoàn hậu-thế. Đó là nói về Xă-Hội Dân-Tộc.

b.- Xă-Hội Tôn-Giáo:

C̣n xă-hội tôn-giáo là công-nghiệp vĩ-đại của những hàng khai sáng nền Đạo, từ h́nh-thức đến sự truyền-thọ mặc-khải, Giáo-Lư Qui-Điều và tinh-thần Thuần-Chơn Vô-Ngă. Có những người xưa dám hy-sinh trước cái hy-sinh của ḿnh như thế, nên ngày nay hậu-thế mới hưởng được sự thành-tựu trên danh nghĩa “Khai-Minh Đại-Đạo”.

Những sự thành-tựu ở buổi đầu tiên ấy, chưa phải là một kết cuộc ở sự thành công mà kẽ hậu-thế phải tự-nguyện tiếp-tục theo cái đà của con người tiền-bối ấy để mưu-cầu cho sự thành-công thể-hiện cái câu “Thế-Thiên Hành-Hoá” là làm sáng danh nghĩa của Thượng-Đế qua con người tại thế. Có được vậy, cái câu: “Cây có cội nước có nguồn” mới có giá trị rơ ràng.

Như vậy, người tín-đồ Cao-Đài vào Đạo Tu-Thân không có nghĩa là trốn-tránh việc đời mà phải hoà-ḿnh vào Đời. Đức Chúa Trời đă nói: “Lúc Thượng-Đế dựng nên loài vật, trong đó có con người th́ dưới chân Ngài và trước mặt Ngài con người vẫn Duy-Nhứt là anh em với nhau. Bởi lẽ, con người đồng một tánh, đồng một chất. Mặc dù trên phương-diện tinh-thần:

- Con người chậm-tiến, th́ nhận-định phải quấy với tư-tưởng chậm tiến,

- C̣n con người văn-minh sáng-suốt th́ nhận-định phải quấy qua tư-tưởng thông-minh hơn.

Tuy nhiên, sự khác biệt ấy không phải là vấn đề để con người:

- Quên mất nguồn gốc của ḿnh vốn là MỘT.

- Quên bản-chất của ḿnh là Nhân-Từ như Thượng-Đế.

V́ Thượng-Đế là T́nh-Thương nên con người do Thượng-Đế mà có, th́ con người cần nên che chở và hổ-trợ lẫn nhau giữa con người và con người. Quan trọng hơn hết là trong thời-kỳ Hạ-Nguơn này Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ chủ trương không hẳn “Độc-Thiện Kỳ-Thân” mà phải song-hành độ-tha.

Đức Phật Thích-Ca xưa cũng thế, dù nh́n đời với đôi mắt xót thương, v́ đời là biển khổ, nhưng không v́ đó mà con người giác-ngộ, như Đức Phật, mà lại ích-kỷ lẫn tránh nhiệm-vụ để giải-thoát một ḿnh ḿnh. Đem so-sánh những điểm trên để thấy rơ sự tu-hành Tự-Độ để Độ-Tha không phải là giai đoạn cách biệt mà phải song-hành. Không nh́n đâu xa vào thế-giới ảo-tưởng mà chỉ nh́n ngay vào t́nh-trạng hiện nay, từ Đời đến Đạo.

Đứng trước cảnh thiên tai quốc nạn, không có mănh-lực nào có thể san bằng cái cảnh hỗn-độn của trần-gian. Chỉ có Thượng-Đế, bàn tay của Thượng-Đế mới xoa dịu được cảnh lầm than.

Mà Thượng-Đế ở đâu? Thưa quí Huynh Tỷ?

·        Tôi thường nghe Thượng-Đế Chí-Tôn dạy rằng: - Thầy là các con – Các con là Thầy.

·        Đấng Christ đă từng phán: - Le Père et Moi ne sommes qu’un – Tout ce que Le Père a – est  à moi  (La Clé – Astra p.42)

·        Phật cũng bảo: - Thiên Thượng Thiên Hạ duy Ngă độc tôn.

Như vậy, Đông Phương và Tây Phương đều nh́n nhận Thượng-Đế đâu có xa, mà Thượng-Đế hằng ngự trong ḷng con người. Nếu nhân-loại chịu sống theo Thượng-Đế:

Với Bản-Tánh Thiên-Phú – Với Chân-Tánh Thiên-Ban

Th́ cần ǵ phải t́m kiếm nơi đâu để mưu cầu Thái-Hoà An-Lạc cho nội-tâm?

Từ xưa đến giờ, Thượng-Đế mở Đạo ở chỗ nào nhơn sanh quá khổ sở, tăm-tối điêu-linh, là để kéo dân-tộc đó ra nơi quang-minh sáng-lạng. Ngọn đuốc được đốt lên là v́ bức màn đen của đêm tối đang bao-phủ một góc trời. Chớ khi trời trong mây lặng th́ dù ngọn đuốc có đốt lên cũng chẳng có ích lợi ǵ cho nhân-loại.

V́ thương chúng-sanh nên Thượng-Đế mới khai đạo tại thế-gian, cốt ư là đánh lên tiếng chuông linh để thức-tỉnh những nguyên-căn c̣n mê ngủ hảy quày về nơi quê cũ vị xưa và thúc-giục những hàng đă tự-giác đem giáo-lư để phổ-truyền cho mọi người cùng Tu cùng Hành, trau dồi bản-nguyên Chơn-Tánh đă bị đám bụi hồng phủ đặc. Để trở về với Đại-Đạo.

Vậy Đạo là ǵ?

Nói đến chữ Đạo, có người liên tưởng đến:

- Chùa, Thất, Nhà Thờ, Am-Tự, hoặc Thí-Pháp Qui-y, phế đời hành đạo, hoặc

- Có người liên tưởng đến áo-bả nâu ṣng, trường-trai giới-sát, vào chùa gơ mơ tụng kinh, qú hương bái-sám.

Thiêng-Liêng đă dạy: “Tôn-giáo th́ có nhiều, nhưng Đạo chỉ có Một. Đạo có phổ-cập được đến nhân-gian hay không là do sứ-mạng của Tôn-giáo. Ví như đồng bằng có tiếp nhận được nước hay không là do kinh rạch dẫn nước từ sông biển vào. Sứ-mạng của Tôn-Giáo là đem Nhân-Tố Sinh-Tồn (Facteur vital) đến cho loài người.

Thiêng-Liêng cũng thường dạy:

- Bởi có nhiều trẻ con mù chữ nên mới tạo trường học để dạy dỗ.

- Bởi nhân-dân bịnh hoạn, nên dưỡng-đường và bịnh-viện được cất lên để điều trị và chăm nom sức khoẻ

- Bởi nhân-dân gặp nhiều thiên-tai chiến-họa nên đoàn cứu-tế xă-hội phải đến để giúp đở hàn gắn vết thương đau.

- Bởi loài người quá hung-ác bạo-tàn, xấu-xa tội-lỗi nên tôn-giáo được xương-minh để dắt-d́u con người trở lại con đưởng Thuần-Chơn Thiện-Mỹ.

Nhưng hỏi ai là người có sứ-mạng để phổ-hóa Đạo Trời?

- Phải chăng sứ-mạng của dân-tộc được chọn trong buổi đời Mạt-Pháp này là những người:

·        Không phân biệt ở tôn-giáo nào.

·        Thấu-triệt chơn-lư, phát-huy đạo-đức.

Để đem lại thanh-b́nh an-lạc cho nhân-gian.

·        Hoa Mai nào không nở ở mùa Đông giá lạnh?

·        Người có sứ-mạng độ đời nào mà chẳng chường mặt ra ở lúc thế-sự loạn-ly – nhân dân thất-tán? (STTG – Kỷ Dậu – tr.76-77-78)

Đó là những lời của Ơn-Trên thường nhắc-nhở các môn-đệ Cao-Đài.

Chúng ta rất hạnh-ngộ được sanh trưởng nhằm thời kỳ Hạ-Nguơn có Thượng-Đế Chí-Tôn khai đạo và chư Phật Tiên và Chúa gần-gủi chúng ta để dạy dổ, dụng đủ h́nh-thức để giác-ngộ. Túc tiếng c̣i linh để cảnh tỉnh đoàn chiên trong buổi chiều tà bóng xế:

Mẹ cả kêu lo về quê cũ,

Chớ chần-chừ vui thú trần-gian;

Bên lưng sắp cuộc điêu tàn,

Ruộng dâu hóa bể, trần-hoàn chiêm-bao.

Tranh vân-cẩu xôn-xao rồi biến,

Giấc Huỳnh-Lương câu chuyện mơ-cuồng;

Biết rồi con phải sớm buông,

Lo quày bước lại tránh muôn khổ sầu!!!

Sau khi nghe tiếng c̣i, đàn chiên ngoan-ngoăn, dầu ở phương trời nào cũng quày trở về với Mẹ. Nhưng cũng có nhiều con chiên c̣n mê ăn đám cỏ non, rồi tách bầy lạc đám. Đến khi giựt ḿnh nhớ lại th́ bóng hoàng-hôn đă bao-phủ cả bầu trời, đàn chó sói thừa-thế bao vây, rồi những con chiên lạc bầy không làm sao thoát khỏi nanh-vút của kẻ bạo-tàn.

Nh́n lại chúng ta, huynh tỷ thử b́nh tâm để kiểm-điểm lại quá-tŕnh thời-gian mấy mươi năm đă qua của chúng ta xem sao.

- Cả một cuộc đời lăn-lóc với sự nghiệp tương-đối vững-vàng, Hy-vọng nhờ đó mà có thể sống an-nhàn với cuộc đời xế bóng, chờ ngày vứt bỏ thân nầy để về bên kia thế giới. Ḷng người th́ muốn vậy nhưng mà định-mệnh không ch́u, nên: Phong-trần bắt phải phong-trần. Rồi đành phải buông bỏ tất cả để ra đi. Trên đường đi, may th́ được b́nh-an đến nơi tới chốn. Nếu chẳn may th́ bỏ mạng giữa đường. Như vậy có phải:

Cuộc đời ví như tranh vân cẩu,

Ḷ trời từng nung nấu sự đời;

Đă mang số kiếp làm người,

Hơn thua chỉ một trận cười thoáng qua.

Cuộc phù-thế như là giấc mộng,

Máy huyền-vi mở đóng chuyển xoay;

Sớm cười chiều khóc đổi thay,

Lạc lầm v́ bởi miệt-mài truy-hoan.

Bừng mắt dậy rơ-ràng mộng-ảo,

Phủi hai tay ngơ-ngáo thân danh;

Rồi ra ngao-ngán phận ḿnh,

Ăn-năn đă muộn, nghiệp đành phải mang.

Huynh Tỷ ta, có một số may-mắn hơn những bạn đồng hành, hôm nay đă được ổn định đời sống và đă ư-thức được lẻ sống c̣n của con người mất nước nên hằng tuần dành để một ít thời giờ đi chùa thất.

Đó là một cử chỉ đáng mừng là huynh tỷ c̣n nghị-lực, giàu đức tin để đem lại nguồn an-lạc cho mỗi chúng ta ở giai đoạn xế chiều. Thật sự là, trong những đêm Đông giá lạnh, chúng ta thao-thức suốt cả một đêm dài, nghĩ đến nổi nọ niềm kia, nhưng đến khi mà sức chịu đựng của đêm dài đến hồi uể-oải. Th́ đó là điềm báo hiệu cho một ngày mai tươi sáng sắp đến. Nhưng điểm đáng lo là ta có thể thức để chờ cái buổi b́nh-minh tươi sáng đó đến chăng. Vậy chuyện phải làm bây giờ là:

- Huynh Tỷ ta hăy vui vẻ để mà tiến lên,

- Thương yêu nhau để hiệp thành Huynh Đệ

- Giữ vững niềm tin ở đấng Bề-Trên để đoạt cho được kỳ công.

Chúng ta thử nghĩ lại coi, hiện giờ c̣n biết bao nhiêu người vẫn c̣n tiếp tục lầm-lủi trên con đường gió bụi mịt-mù đang đi t́m những ánh-sáng trong mộng-tưởng và lúc nào cũng vẫn c̣n nô-lệ vật-chất. Lẽ dĩ-nhiên những người đó vẫn được hưởng hoặc chịu trong ṿng bánh xe định-luật của Thành, Trụ, Hoại, Không của cái chu-kỳ Thạnh, Suy, Vinh, Nhục. Nhưng nghĩ cho kỹ đó cũng chỉ là những mắt khoen sắt của Quỉ Vô-Thường đă đặt trong cơi thế tạm này, mà con người tự tṛng tay chân ḿnh vào trong từng khoen một.

Nhiều khi chúng tôi nhớ lại lời của các đấng Thiêng-Liêng dạy rằng: “Các con hăy đem Đạo giúp Đời”, nhưng thử t́m xem làm thế nào để giúp Đời? Trong khi người đời nh́n ánh-sáng đèn điện bảo sáng hơn ánh trăng rằm.

Trong lúc nền văn-minh khoa-học của thế-giới tự-do càng ngày càng tiến-bộ, có thể cướp quyền của Tạo-Hoá.

Trong khi vật-chất quá đầy đủ, khiến con người thiên về duy-vật hiện-sinh.

Trong khi nhà tan cửa nát, nhân-dân phải chịu cảnh ăn đậu ở nhờ.

Đứng trước cảnh t́nh nầy, ta phải làm sao?

Có phải cần đến binh hùng tướng mạnh, cơ-khí tối-tân, để san bằng cuộc chiến, hay xuất kho Thạch-Sùng để cứu-trợ những người hoạn-nạn?

Nếu chỉ nhắm vào bao nhiêu phương-tiện đó th́ được bao nhiêu người đem Đạo giúp Đời

Nếu lấy binh-hùng tướng-mạnh để làm phương-tiện san bằng cuộc chiến? Đó chỉ là phương-tiện cấp-thời để giải quyết sự-kiện nhứt-thời mà không tiên-liệu những hậu-quả ngấm-ngầm của đóm lửa c̣n núp dưới lớp tro tàn chờ ngày hoặc cơ-hội thuận-tiện sẽ bùng lên.

Nhớ lại lời dạy của Đức Quan-Thế-Âm Bồ-Tát có dạy rằng:

Đem tiền của thực-phẩm để nuôi dưỡng đám cô-nhi bạc phước qua khỏi cảnh đói rách. Đó là điều Phước-Thiện.

Nhưng nếu không đem Đạo-Lư dạy dỗ chúng để trở nên người hướng-thiện giúp ích cho Đạo hoặc Đời th́ chưa chắc ǵ việc Phước-Thiện đó được toàn Thiện toàn Mỹ.

Rồi trong tương-lai, khi chúng lớn lên nó sẽ làm theo cái sở thích mất dạy sẽ trở thành đứa du-thủ du-thực.

Như vậy, việc đem Đạo giúp Đời chỉ một phiến-diện vật-chất hoặc sức-lực để thành-công mà phải cần đến nội-tâm mới thành-tựu.

Thế cho nên, tùy hoàn-cảnh khả-năng, tùy sở-hữu sở-trường của ḿnh để đem Đạo giúp Đời mà ai ai cũng làm được. Ví như:

·        Một lời nói hữu ích sẽ cứu được mạng người,

·        Một lời nói phải thời phải lúc sẽ thay đổi cả một cuộc diện.

·        Một cái nh́n tŕu-mến, cũng gây được thiện-cảm.

·        Một cái nh́n biểu-lộ tâm từ-ái, sẽ là một an-ủi vô-biên cho người sa-cơ bất-hạnh.

Thế cho nên, phải kiểm-điểm hằng ngày: Ư Nghĩ – Lời Nói và Việc Làm cho nghiêm-khắc, mới có thể phục-vụ Đạo Đời.

Mỗi ngày mấy lượt, Huynh Tỷ chị em tín-đồ Cao-Đài chúng ta quỳ trước Thiên-Bàn để đọc kinh Nhựt-Tụng. Đó là chúng ta đă xác nhận trước Thượng-Đế cái trách-nhiệm của ḿnh trong sứ-mạng đem đạo giúp Đời. Nếu Đạo mà thiếu ḷng thành, thiếu tín-nhiệm, thiếu hiệp-ḥa th́ làm sao tạo được uy-tín với nhơn-sanh.

Khi đă mất uy-tín th́ làm sao ai dám đến ḥa-hiệp với ḿnh, làm sao kêu gọi bạn bè trở về với Đạo. Thế nên Thượng-Đế thường nhắc nhở các tín-đồ nên hiệp-ḥa, đoàn-kết để lập thành một tập-thể đạo-đức trông nhau như con một cha, đừng nh́n nhau ở cái áo tôn-giáo mà hăy nh́n nhau ở chỗ:

Chẳng quản đồng tông mới một nhà,

Đồng chung máu mủ vốn một cha.

Ví như:

Giữa đêm trường tăm-tối, dầy đặc tham-vọng của cuộc đời tội lỗi, có một đoàn người thắp lên được một và nhiều ngọn đèn Chơn-Lư đem lại ánh-sáng để dẫn đoàn lữ-hành vượt qua đêm tối.

Đừng ngại một ngọn đèn le-lói không thấm tháp ǵ đối với đêm trường dày-đặc, nhưng ít nhứt nó cũng có một điểm sáng soi rọi một diện-tích nào đó.

Nếu được trăm, ngàn, muôn ngọn đèn hiệp lại sẽ phá tan màn đêm đen tối đó.

Cuộc đời sa-đoạ đầy tham-vọng của thế sự, dù một lời đạo-đức kêu lên giữa đám đông tội lỗi không thấm-thía vào đâu, nhưng nếu trăm, ngàn, muôn, triệu người đồng thanh gióng trống dộng chuông, đem giáo-lư phổ truyền đến khắp nhân-gian; từ gia-đ́nh, một xă-hội nhỏ nhứt đến một quốc-gia đều có đạo-đức hiệp lại th́ xă-hội loài người sẽ hưởng cảnh Thái-hoà An-lạc trong t́nh-thương của Thượng-Đế

Nói thế sẽ có người nói: “Làm ǵ thực-hiện được việc vĩ-đại như thế”. Xin thưa:

Nếu muốn lên trên chót từng lầu cao mười tầng th́ phải bắt đầu từ nấc thang thứ nhứt. Nấc thang thứ nhứt chưa bắt đầu th́ c̣n lâu mới lên đến tầng chót.

Xă-hội loài người cũng thế, muốn được an-lạc thái-ḥa phải được phát xuất từ mỗi cá-nhân con người lương-thiện đến tập thể gia-đ́nh xă-hội lương-thiện. Chớ an-lạc thái-ḥa không bao giờ có nếu con người và tập-thể thiếu đạo-đức, thiếu t́nh-thương.

Một nước Việt-Nam vốn có nhiều tôn-giáo, dân-tộc Việt-Nam đă hấp-thụ lư-tưởng Đạo-Đức từ Đông sang Tây. Nếu mỗi tôn-giáo đều lo gầy-dựng sự nghiệp tinh-thần cho lớp người tiếp-nối đang lên để tiếp tục sự-nghiệp đạo-lư, thay thế cho lớp tre già sắp cằn cổi.

Được vậy th́ lo ǵ dân-tộc Việt-Nam thiếu người sứ-mạng. Nhứt là ở thời-buổi hiện-đại, chúng ta là một nhóm người ly-hương, chung quanh đều là những cái sa-đoạ vật-chất quyến rủ. Không khéo rồi trong 20 – 30 năm nữa con cháu ta sẽ là Mỹ hoá hay Gia-Nă-Đại hoá tất cả.

Thương thay! Cảnh tương-tàn tương sát vẫn c̣n tiếp diễn trên mănh đất Việt-Nam. Như vậy, sứ-mạng “Đem Đạo vào Đời” của chúng ta sẽ c̣n rất nhiều cam-go nặng-nhọc.

Công việc này không phải một sớm một chiều làm xong, mà nó đ̣i hỏi bao nhiêu thời-gian, bao nhiêu tâm-trí, bao nhiêu kiên-nhẫn, cần đến những tâm thành, lớp già nằm xuống lớp trẻ sẽ noi theo chí-hướng để tiến lên.

Ở đây, tệ-hạ không dám đá-động đến chính-trị mà chỉ muốn nhắc đến cái điểm quật-khởi tinh-thần Đạo-Đức mà Thượng-Đế Chí-Tôn đă ban cho mỗi người tín-đồ một bộ thiết-giáp Thần và huấn-vụ rằng: “Các con đừng mê đời quá rồi xem bộ thiết-giáp đó là thường, rồi khinh mà bỏ. Hễ bỏ bộ thiết-giáp đó là xa rời Đạo-Đức, tức là xa Thầy đó các con!”

Bộ thiết-giáp thần này được cụ-thể-hóa bằng bộ Đạo phục Bạch-Y. Khoác lên người cái áo màu trắng, tượng trưng cho ḷng trong sạch, dễ hoà-hợp với các màu khác. V́ thế mà màu trắng cũng tượng-trưng cho sự ḥa-hiệp với anh em trong các tôn-giáo bạn với một mối t́nh “Linh-sơn cốt nhục” và cũng là lời Khuyến-Tu thứ “Chín” trong “Mười điều của Bề Trên Thượng-Đế” mà mỗi ngày tệ-hạ phải nhớ thuộc nằm ḷng:

Điều thứ Chín đạo vàng căn-bản,

Giữ làm sao thêm bạn bớt thù;

Từ nay con nhớ rằng “Tu”,

Hạ ḿnh nhận lỗi, mặc dù là không.

Lời nói sao ḥa trong hiệp ngoại,

Đừng hơn người nếu phải ép ḷng;

Không ham những chuyện mênh-mông,

Vừa no, đủ ấm, đèo-bồng mà chi!

V́ thế mà khi đă khoác lên người bộ Đạo-phục màu trắng, lúc nào cũng tâm-niệm rằng:

- Không hẳn màu trắng này chỉ ngự-trị trên chiếc Đạo-phục mà thôi. Trái lại, cả về tinh-thần lẫn thể xác này cũng phải làm sao cho được trắng trong như màu trắng trên đạo-phục này vậy. Nếu chẳng được vậy th́ làm sao có chổ để Bề Trên ngự trị, qua những lời dạy sau đây của Đức Chúa Trời rằng:

Ta có bao giờ ngự trị trên Ngai Vàng của vua Do-Thái. Chính Ngai Vàng của David đă vùi chôn David. Mà chính nơi mỗi tâm-tư của chúng-sinh mới là Ngai Vàng bất-diệt của Ta.

Riêng về Cao-Đài, khi trao cho dân-tộc Việt-Nam sứ-mạng của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Thượng-Đế Chí-Tôn cũng khuyên:

“Thầy không ngự lâu đài Chùa Thất,

Mượn ḷng con chơn-thật mà thôi”

Tóm lại, dân-tộc Việt-Nam là dân-tộc được chọn để đem Đạo vào Đời. Nhưng được chọn là một việc, c̣n có làm tṛn sứ-mạng đó hay không là việc khác. Sứ mạng được chọn này, không trau riêng cho một người nào, một tôn-giáo nào mà là sứ mạng chung cho những ai là người đang mang ḍng máu Việt-tộc và nói bằng một ngôn-ngữ Việt. Chúng ta hăy nh́n thẳng vào hoàn cảnh để bắt tay vào việc “Hoằng-hoá độ đời” tùy theo khả-năng hay hoàn cảnh. Nếu chẳng được vậy th́ hậu-quả rất tai hại.

Thượng-Đế v́ thương chúng sanh mới cho Chúa Cứu-Thế ra đời để san bằng những bất công của xă-hội. Cho nên luật Thiên-điều rất công-minh:

- Không một phần thưởng nào ban cho kẻ nào phản lại ư Chúa.

- Riêng phần đất nước Việt-Nam ngày nay cũng trong hoàn cảnh đau thương tang tóc, chính Đức Thượng-Đế đă giáng điển linh đem ánh Đạo-vàng đến để cứu rổi nhân-sinh

Đây là một bài học: “Suy cổ luận kim” để cố gắng làm sao trở nên những đứa con hiếu thảo của đấng Cha Trời. Biết rằng trên bước hoạn-đồ khó-khăn trơn-trợt, ma quỉ thường ŕnh-rập những chổ sơ hở của các bậc chơn-tu. Nhưng dù sao, trong hoàn-cảnh nào, Thượng-Đế cũng ban điển lành toàn vẹn nơi ḷng chúng ta, trên mọi bước đường. Nếu trên bước đường tu hành của chúng ta không v́ danh hay v́ lợi, không do một tôn-giáo nào, chỉ một ḷng tha-thiết v́ Thượng-Đế mà thôi.

Đừng chán nản, đừng mặc-cảm là ḿnh bé nhỏ như hột cát so với sa-mạc bao-la.

Cũng đừng e-ngại cho ḿnh là hột sương buổi sáng đối với trùng-dương nơi biển cả.

Trước khi dứt lời, kính xin quí Huynh Tỷ hoan hỷ tha thứ cho những lời lẽ nêu trên, nếu có điều chi sơ sót.

Trân trọng kính chào.

 

NGỌC-HUỆ-CHƠN

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh