Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

TAM TRẤN OAI NGHIÊM

QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN

I.- TIỂU SỬ:

Ngoại trừ những huyền thoại thêu dệt, c̣n đa phần các sách đều ghi rằng QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN có tên tộc là Quan Vũ (Vơ) tự là Vân Trường, tục danh là Quan Công. Ngài sinh nhằm Triều Vua Hoài Đế đời Đông Hán. Quê quán ở Bồ Châu, thuộc Tỉnh Sơn Đông bên tàu. Lúc nhỏ tuy gia đ́nh nghèo nàn, làm nghề bán đậu phụ, nhưng Ngài rất chăm học cả văn lẩn vơ. Ngài tu thân theo Nho giáo và mê học Kinh Xuân Thu.         

Kinh Minh Thánh chép rằng:

Ngô tố lăm Xuân thu,

Ấu quan Khổng, Mạnh.

Duy dĩ hiếu để vi tiên,

Tu thân trị quốc vi bổn.

 

(Ta thường đọc kinh Xuân thu,

Ấu thơ xem sách của Khổng tử và Mạnh tử.

Ta chỉ lấy hiếu đễ làm đầu,

Lấy sửa ḿnh giúp nước làm gốc.)

Ngài Quan Vũ có 3 người con ruột, hai trai là Quan Hưng, Quan Sách và một gái là Quan Ngân B́nh. Nhưng trước đó khi đến Hà Bắc Ngài có xin một người con nuôi tên là Quan B́nh đă được 16 tuổi đang là một vơ sinh. Quan B́nh được xem là con trưởng và khi Quan Vũ được tôn Đế hiệu th́ Quan B́nh được tôn  là Thái Tử.   

Ngài Quan Vũ trưởng thành trong lúc nhà Hán suy vi, hoạn quan kết bè kết cánh chuyên quyền bên trong, bên ngoài lại có giặc Huỳnh Cân nổi lên làm loạn. Là một trang anh kiệt văn vơ song toàn, Ngài Quan Vũ lập chí mưu cầu giúp dân giúp nước. Ngài đă châu du đây đó hầu t́m bạn tâm đồng chung lo việc lớn. 

Một hôm, Quan Vũ đến Huyện Trác th́ gặp Lưu Bị tự là Huyền Đức, người tướng mạo đường hoàng gịng dơi Hán thất tiếp đến là gặp Trương Phi tự là Dục Đức, cũng là một trang thanh niên oai phong hùng dũng. Họ vào quán rượu chén tạc chén thù, tương tri, tương đắc, mến đức trọng tài rồi hẹn nhau hôm sau tổ chức kết nghĩa trong vườn đào sau nhà Trương Phi. Họ bày lễ tam sinh cáo yết Trời Đất và thề rằng:

"Chúng tôi là Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, tuy rằng không có họ hàng ǵ với nhau, nhưng đă kết nghĩa làm anh em, th́ phải đồng tâm hiệp lực, để cứu người khốn, giúp kẻ nguy; trên báo đền nợ nước, dưới gíúp đở cho dân, ba chúng tôi không cần phải cùng năm, cùng tháng, cùng ngày sinh, chỉ nguyện ước chết với nhau cùng năm, cùng tháng, cùng ngày. Xin Trời cao đất dày chứng minh cho chúng tôi. Nhược bằng ai trái nghĩa quên ơn, xin Trời tru đất diệt."

Sau khi "đào viên kết nghĩa" xong, Trương Phi là người hằng sản nên đă chu cấp tiền bạc mua ngựa, rèn khí giới, mộ quan lính tập luyện, đợi ngày khởi binh dẹp loạn, nhất là giặc Huỳnh Cân. Giặc Huỳnh Cân do Trương Giác cầm đầu, thanh thế rất mạnh, nhiểu loạn dân lành, áp đảo triều ca. Mặc dù Trương Giác lắm yêu thuật nhưng phải đành tan rả trước sức mạnh của Lưu Quan Trường. Với công trạng nầy, ba anh em Lưu Quan Trường được Vua Hiến Đế trọng dụng. Lưu Huyền Đức lại là chú họ của Vua nên được gọi là Lưu Hoàng Thúc, nhậm chức Tả Tướng quân.

Quan Vũ là người trung cang nghĩa khí và luôn luôn phát huy tư chất ấy ở mọi t́nh huống.

Một hôm trong buổi ngự giá đi săn của đức Vua ở Hứa Điển, có Tào Tháo và ba anh em Lưu, Quan, Trương. Một con thỏ xuất hiện, nhà vua bắn một phát trúng ngay. Quần thần thấy mũi tên vàng của Vua đă hạ con mồi, vội quỳ xuống chúc tụng. Tào Tháo lướt ngựa tới nhận sự chúc tụng ấy làm cho Quan Vũ nộ khí xung thiên hoành thanh long đao toan khử trừ kẻ khi quân. Nhưng kịp nhận thấy Lưu Hoàng Thúc nhắy mắt can ngăn, v́ sợ "liệng chuột bể đồ" nên Ngài đành chịu nhận.

Khi thành Hạ B́ thất thủ ba anh em Lưu, Quan, Trương lạc nhau, Quan Vũ pḥ hai chị dâu (vợ Lưu Huyền Đức chạy đến Thổ Sơn gặp tướng Trương Liêu do Tào Tháo sai đến dụ hàng. Quan Vũ phải tùy ngộ nhi an, nên đặt 3 điều kiện với Tào:

1) là đầu Hán chứ không đầu Tào.

2) là tuyệt đối tôn trọng hai chị dâu không được làm kinh động.

3) là khi nghe biết Hoàng huynh ở đâu là đến đó ngay không được ngăn cản.  

Tào Tháo biết tính khí kiên định của Quan Vũ nên giả ư ưng thuận để lập kế:

Thứ nhất, muốn cho Quan Vũ loạn đạo quân thấn khó thấy lại Hoàng huynh bằng cách cho Ngài ở cùng chung với nhị tẩu. Nhưng Quan Vũ đă chém sả một góc tường, thắp đuốc đọc sách canh cho chị ngủ biểu lộ ḷng quan minh chính đại, ai cũng nh́n thấy. Trong Minh Thánh Kinh có câu diển tả hành động này như sau.

"Bỉnh chúc Trương Liêu mưu; phá bích Vân Trường nghĩa;

Hàng Hớn bất hàng Tào, trung thần bất sự nhị".

Thứ hai, muốn cho Quan Vũ chịu ơn cảm nghĩa mà không nở phụ ḷng bắng cách ba ngày đải tiệc nhỏ, bảy ngày đải tiệc lớn, lên ngựa th́ thưởng vàng , xuống ngựa th́ thưởng bạc. Thấy râu Quan Vũ dài đẹp, Tào Tháo sai  người may túi đựng râu. Để đền đáp lại thạnh t́nh ấy Quan Vũ đă chém hai đại tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương và Văn Xủ. Khi nghe được tin Hoàng Thúc ở Hà Bắc với Viên Thệu th́ Quan Vũ vội đến từ giả Tào Tháo nhưng Tháo cố t́nh tránh né. Cuối cùng Quan Vũ gói ấn Hớn Thọ Đ́nh Hầu, niêm phong tất cả vàng bạc nhờ người trả lại, phóng ngựa lên đường t́m anh. Tào Tháo thấy khó cầm được Ngài Văn Trường nên sai người đem tặng áo cẩm bào, vàng bạc, châu báu, lụa là. Quan Vũ chối từ tất cả chỉ nhận một chiếc cẩm bào bằng mủi thanh long đao và vẫn ngồi trên lưng ngựa nghiêng ḿnh tạ ơn rồi quất ngựa phi nước đại. Trên đường đi qua các ải bị ngăn chận Quan Vũ dùng lời phủ dụ không được buộc phải chém tướng để pḥ hai chị dâu qua ải gọi là "quá ngũ quan trảm lục tướng" đó là: ải Đông lĩnh chém Khổng Tú, ải Lạc Dương chém Mạnh Thản, và Hàn Phúc, ải Nghi Thủy chém Biện Hỉ, ải Huỳnh Dương chém Vương Thực, ải Hoạt Châu chém Tần Kỳ, việc này có bài thơ khen ngợi được Phan Kế Bính dịch như sau:

"Treo ấn phong vàng trả tướng Tào

Dặm đường lững thững dạ xôn xao 

Ngh́n đường Xích Thố bon chân ngựa

Năm ải Thanh long ngă lưởi đao

Bờ cơi chứa chan ḷng tiết nghĩa

Núi non lừng lẩy tiếng anh hào

Một ḿnh chém tướng ai đương nỗi

Đề vịnh xưa nay để biết bao"

Việc qua 5 ải chém 6 tướng, người trong nhà Đạo đem ví với công phu tu luyện của người hành giả. Hành giả tu luyện chính là dùng công năng của tuệ giác làm thanh long đao (huệ kiếm) để chặt đứt 6 tên giặc là mắt, tai, mũi, lưỡi, xác thân và ư (lục tặc).

Dâng gươm huệ kiếm xin cầm

Chặt ĺa trái chủ đặng tầm ngôi Tiên" (Văn tế Tổ phụ quy liểu).

Mặc dù không lưu dụng được Quan Vũ, lại thêm tổn thất 6 tướng, nhưng Tào Tháo vẫn kính trọng nghĩa khí phong nghi của Văn Trường. Tháo dùng ân huệ đối với Văn Trường cũng có dụng ư lưu t́nh về sau. Cho nên khi bị mắc kế liên hoàn, thua trận Xích bích kéo tàn binh vào huê dung đạo ở Hứa Xương, người và ngựa đói lả gặp phục binh Quan Văn Trường, Tháo đă kể lể sự hậu đải ngày trước xin tha. Mặc dù đă làm đoan thệ với Khổng Minh là nhất định không tha Tào ở Huê Dung Đạo nhưng lúc này ḷng trắc ẩn khiến Quan Vũ chẳng cầm ḷng nên đă hoành đao ngó lơ cho Tào Tháo tẩu thoát. Quan Vũ đành trở về chịu quân lệnh trảm quyết theo đoan văn với Khổng Minh. Nhờ có Huyền Đức và Dục Đức hết sức can ngăn mới được tha (thực sự th́ diển tiến nầy đă nằm trong trí của Khổng Minh).  

Khi Quan Vũ được lệnh trấn giữ Kinh châu nguyên là đất mướn của Tôn Quyền. V́ muốn đ̣i Kinh châu lại, nên Lổ Túc lập mưu cho Tôn Quyền bày tiệc trong trại quân ở bờ sông Lục Khẩu, mời Quan Vũ đến dự để nhân đó đ̣i Kinh Châu, nếu không nghe sẽ phục binh chém giữa tiệc.  Ngài Quan Vũ được lời mời tuy đă biết dụng ư của Lổ Túc nhưng vẫn tỏ ra đởm lực của dơng tướng. Ngài đội khăn xanh, vận bảo lục cầm thanh long đao dẫn mấy tùy tùng lên thuyền dự hội. Khi vào tiệc, chỉ có Châu Thương cầm thanh long đao đứng hầu. Tiệc xong, Lổ Tức nhắc việc Lưu Hoàng Thúc mượn đất, nay muốn đ̣i lại. Ngài Quan Vũ c̣n ầm ờ như đang say th́ Châu Thương đă nói lên rằng:" Đất trong thiên hạ là của chung, ai có đức th́ được, há chỉ ḿnh Ngô Chú có sao? Quan Vũ giả biến sắc mặt đoạt đao trên tay Châu Thương mà nạt rằng:" Ấy là việc quốc gia sao người dám nhiều lời ? Hăy đi đi" Châu Thương hiểu ư nên vội ra thuyền báo động. Quan Vũ giả say kẹp tay Lổ Túc vừa đi xuệnh xoạng vừa nói: "Nay Đô Đốc mời tôi qua dự tiệc, xin đừng nói đến việc Kinh châu. Tôi đă say e sinh ra thất lễ..." Cứ vừa nói vừa kéo Lổ Túc đến bờ sông và được tùy tùng hộ tống xuống thuyền về dinh. Mưu kế của Lổ Túc không thành, v́ phục binh không làm ǵ được trong lúc Quan Vũ kẹp tay Lổ Túc và hườm sẳn thanh long đao bên ḿnh.

Khí phách anh hùng này đă được ca ngợi bằng mấy câu:

"Một đao phó hội uống thờ ơ,

Coi nhỏ Đông Ngô tợ trẻ thơ

Khí khái anh hùng trong tiệc rượu,

Hàm trí gấp mấy Lạn Tương Như".

Lúc ở Phàn Thành, Quan Vũ bị thương v́ tên độc của Tào nhân. Ngài đă chấp nhận để Hoa Đà mổ thịt nạo xương trong khi vẫn b́nh tỉnh ngồi đánh cờ. Người sau có thơ khen và được cụ Huệ Lương dịch như sau:

"Trị bệnh phải phân nội ngoại khoa,

Roi truyền ngày ấy ít thay là,

Thần oai Quan tướng ai b́ kịp,

Diệu thủ thế gian chỉ một Đà"

Ngài Quan Vũ sau khi lành bệnh v́ xem thường Lục Tổn một quân sư trẻ của Ngô Chúa, nên thất thủ Kinh châu chạy qua Mạnh Thành rồi lâm vào kế phục binh của Lử Mông cả người ngựa đều sa hầm nên Ngài bị bắt cùng với con nuôi Quan B́nh. V́ ḷng khẳng khái thà chết chẳng hàng nên cả hai cha con đều bị hại nhằm năm Kiên An hai mươi bốn, thọ 58 tuổi. Một số sách khác và Kinh B́nh Minh của Cao Đài Thống Nhất th́ Ngài thọ 63 tuổi.

"Sáu mươi ba tuổi ṃn hơi,

Quyết đem thân thể trải nơi chiến trường".

Quá thương mến và kính trọng Quan Vũ nên sau khi Ngài chết, Châu Thương và nhiều thuộc hạ khác cũng chết theo. Con ngựa Xích thố bị Ngô Chúa  bắt về cũng nhịn ăn mà chết. Riêng Lữ Mông khi được Ngô Chúa rót rượu thưởng công th́ vừa bưng ly rượu liền ném xuống đất, nắm ngực Tôn Quyền dựng mày trợn mắt xưng là Quan Công nạt lớn mắng Tôn Quyền, làm Tôn Quyền thất kinh cùng mọi người quỳ lạy xin tha.

Khi ấy Lữ Mông té qụy xuống đất, thất khiếu ra máu và chết liền tại chỗ.

Tôn Quyền sợ Thục chúa dấy binh trả thù nên đóng hộp thủ cấp của Quan Vũ dâng cho TàoTháo cầu thân. Tháo mở hợp xem thấy đàu Vân Trường bèn nói trêu cợt: "Cách mặt đă lâu Quan hầu diện mạo vẫn y như xưa và mạnh giỏi thế nào ?" Bỗng râu tóc Quan hầu dựng lên làm Tào Tháo kinh hải ngả nhào. Sau đó, nghe thêm việc Quan Hầu nhập xác Lử Mông th́ càng lại kinh sợ khôn cùng bèn sai lấy mộc hương tiện ḿnh để ráp đầu vào tẩn liệm chôn cất theo nghi lễ Vương hầu tại Lạc Dương. Đồng thời tŕnh xin Hiến Đế phong là Kính Vương.

Về sau Quan Công Quan B́nh và Châu Xương đều được hiển Thánh ở Chùa Ngọc Tuyền, nhờ Ḥa thượng Phổ Tịnh phá mê giác ngộ quy tùng Phật Pháp, nên Quan Hầu được quả vị Già Lam Bồ Tát.  

II.- TÔN THÁNH, TÔN HIỆU:

- Tên tự của Ngài: Trường sinh, Thọ Trường, Văn Trường .

- Tôn Hiệu Tôn Thánh: Quan Đế, Quan Công, Quan Thánh, Quan Lảo Gia, Quan Phu Tử, Mỹ Nhiệm Công, Hớn Thọ Đ́nh Hầu, Nhân Đức Thánh Quân, Tráng Mậu Hầu, Trung Huệ Công, Tráng Mậu Vũ An Vương, Trung Nghĩa Vũ Thần Đại Đế, Phục Ma Đại Đế, Thần Oai Viển Trấn, Tam Thiên Môn Đại Nguyên Soái, Chân Nguyên Hiển Ứng Chiêu Minh Dực Hán Thiên Tôn Già Lam Phật, Cái Thiên Cổ Phật, Quan Tráng Mậu Hầu, Thiên Cổ Vĩ Nhân, Đức Sùng Diên Chính, Tam Trấn Oai Nghiêm Hiệp Thiên Đại Đế..

III.- ĐỨC QUAN THÁNH TRONG NỀN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ:

Trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Quan Thánh được xưng tụng là Phục Ma Đại Đế Quan Thánh Đế Quân là một trong Tam Trấn Oai nghiêm.

Tại Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài ở miền Trung nước Việt, buổi đầu mới thành h́nh, Đức Quan Thánh được Đức Chí Tôn cho giữ nhiệm vụ Tổng Lư Vô Vi, về sau chuyển qua Đức Hưng Đạo Đại Vương. 

Đức Quan Thánh đă giáng đàn dạy Đạo ở miền Trung rất nhiều. Nhất là Ngài đă chỉ truyền Bảo pháp luyện châu và ban cho bài KỆ LUYỆN CHÂU tại Thánh Thất Trung An vào Tư thời 24.5.ĐĐ 30. Ngài đă xưng danh trong giáng cơ bằng bài thi:  

QUAN  cảnh ngày nay thấy cũng lo,   

THÁNH tâm để mắt khúc quanh co,

ĐẾ  đàn ban pháp ai thành nguyện

QUÂN tử dù sao nhớ hẹn ḥ. 

Ở một đàn cơ khác Ngài xưng danh rất đặc biệt như sau:                                

THI

Linh hiển bốn mùa độ chúng dân

Tà ma khiếp vía ẩn tàn thân,

Muôn trùng lộ thượng dài thăm thẳm

Dạy dỗ dân Trời biết nghĩa nhân.

Mười ải Diêm phù xem thiện ác,

Một thiên Minh Thánh gội nhuần ân.

Chín trùng bố đức an lê thứ,

Bốn biển thi nhân viển cận thần.

Độc giả, điển kư giải cho rỏ.

(Bạch, chúng con giải không thấu, xin Tiên Ông chỉ giáo)

Nghe Ta giải, Điển kư phải biên mỗi hàng là một chữ:

Bốn mùa linh hiển là chữ            THẦN

- Tà ma khiếp vía là chữ               OAI

- Muôn trùng thượng lộ là chữ      VIỂN

- Dạy dỗ dân trời là chữ                TRẤN

- Mười ải Diêm phù là chữ            QUAN

- Một thiên Minh Thánh là chữ       THÁNH

- Chín trùng bố đức là chữ             ĐẾ

- Bốn biển thi nhân là chữ              QUÂN 

Tức là: THẦN OAI VIỂN TRẤN QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN.

IV.- SỰ TIN THỜ QUAN THÁNH: 

Sau khi Ngài Quan Vũ chết với những sự kiện linh hiển và trong quá tŕnh cuộc đời Ngài đă để lại trong ḷng hậu thế sự kính ngưỡng và thờ phượng. Người ta lập miếu, lập đền gọi là Miếu Quan Đế, Đền Quan Công, hoặc lập Chùa gọi là Chùa  Ông. Ở trong các Chùa  Phật cũng được thờ với danh hiệu Phật Già Lam. Tín chúng đến Chùa, miếu thường là xin xăm Ông. Ở nhà dân gian th́ thường thờ Ngài trong nhà như là vị Thánh độ mạng song song với việc thờ Cửu Thiên Huyền Nữ với tinh thần là Mẹ sanh. 

Tranh tượng thờ Quan Thánh thường là ba Ông gồm có: Quan Công, Quan B́nh, Châu Thương hoặc Năm Ông gồm thêm hai Ông nữa là: Trương Tiên và Vương Thiên. Trương Tiên theo Minh Thánh kinh có nhiệm vụ phụ trợ sản phụ, trẻ sơ sinh, Tôn Hiệu là Linh Ứng Trương Tôn Đại Đế Thất Khúc Dục Thánh Thiên Tôn. Vương Thiên tức là Thiên Lôi, Lôi Công, theo Kinh Minh Thánh cũng là Linh Quan hay là Thái Ất Lôi Thinh Ứng Hoá Thiên Tôn.

Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Ngô lúc chưa gặp Cao Đài cũng là người tin thờ và hằng tụng kinh Minh Thánh. Khi Đạo Cao Đài sáng khai th́ Đức Quan Thánh được thờ theo Tam Trấn đại diện cho Nho giáo. Hằng năm vào ngày 24 tháng 6 Âm lịch,  là ngày kỷ niệm đản sinh, cử hành trọng thể và có tụng bài Kinh Xưng tán Ngài.

 

Để kết thúc bài nầy xin ghi ra đây câu đối mới in trên Tiên Phật Thánh tượng cách ngôn nguyệt lịch năm 1994 như sau: 

QUAN ĐAO PHI KHỞI, NGHĨA QUÁN LĂNG VÂN CHÍ XUNG THIÊN;

ÂN ÁI TRẢM ĐOẠN, CHÍNH KHÍ LĂM NHIÊN TÁI VŨ GIAN

__________________ 

Trích  tập tài liệu Phổ Tế Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài * Khoá Tu Học Lễ Sanh" năm Đại Đạo 75 (Canh Th́n) - 2000

(Người gởi: Thanh Tùng)

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh