Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

 

 

HÀNH  DO

(tức HÀNH TRẠNG và DO LAI của thời LỤC TỔ)

Trích trong "Pháp Bửu Đàn Kinh"

 LỤC TỔ tự thuật - MINH TRỰC Thiền Sư chú giải


     Lúc Đại-Sư HUỆ-NĂNG đến chùa Bửu-Lâm, có quan Thứ-sử họ Vi ở Thiền-Châu, cùng các viên quan, chức-sắc, vào núi thỉnh Sư về nơi giảng đường chùa Đại-Phạm tại tỉnh-thành, và cầu Ngài v́ chúng mà khai duyên thuyết pháp. Đại-Sư thăng ṭa rồi, Vi Thứ-sử cùng các viên quan, chức sắc, có trên ba mươi người, học-sĩ phái Nho hơn ba mươi người, cùng các vị tăng, ni, đạo, tục, có trên một ngàn người, đồng đến làm lễ xin nghe yếu-lư về Phật pháp.

     Đại-sư bảo chúng rằng: "Tánh Bồ-đề (giác-ngộ) của ḿnh xưa nay vốn trong sạch. Nếu dùng cái tâm ấy, th́ chắc thành Phật.

     Chư Thiện-trí-thức, hăy nghe sự-ư về chỗ hành do cùng việc đắc pháp của Huệ-Năng nầy. Nghiêm-phụ của Huệ-Năng vốn ở xứ Phạm-Dương, làm quan bị giáng chức đày về Lănh-Nam làm dân lại huyện Tân-châu. Thân nầy bất hạnh, cha lại mất sớm, c̣n một mẹ già cô độc, phải dời nhà qua quận Nam-hải. Nhà nghèo thiếu, cay đắng trăm bề, đến phải đem củi ra chợ mà bán. Lúc ấy có một người khách mua củi, bảo Huệ-Năng đem đến tiệm. Khách thâu củi, Huệ-Năng nầy lănh tiền rồi, bước ra ngoài cửa, thấy một người khách tụng kinh. Huệ-Năng nầy nghe qua, tâm liền mở-mang tỏ sáng, mới hỏi khách tụng kinh ǵ?

     Khách đáp: "Kinh Kim-Cang."

     Huệ-Năng lại hỏi: "Ở đâu đến mà tŕ tụng kinh ấy?"

     Khách rằng: "Tôi ở chùa Đông-Thiền, huyện Huỳnh Mai, xứ Kỳ-châu lại đây. Chùa ấy do Ngũ-Tổ Hoằng-Nhẫn Đại-sư chủ-tŕ giáo hóa tại đó. Môn-nhơn của ngài có trên một ngàn người. Tôi đă đến chùa lễ bái nghe giảng và lănh kinh ấy, Đại-sư thường khuyên các vị tăng, người tục, nếu ai tŕ tụng kinh Kim-Cang th́ liền thấy tánh và chắc thành Phật."

     Huệ-Năng nầy nghe nói rồi, lại bởi có nhơn duyên kiếp trước nên được người khách giúp Huệ-Năng mười lượng bạc, bảo sung vào việc y thực của lăo mẫu, và dạy qua huyện Huỳnh-Mai mà làm lễ Ngũ-Tổ. Huệ-Năng nầy an trí lăo mẫu xong rồi, liền từ giă ra đi chẳng đầy ba mươi ngày, tới huyện Huỳnh-Mai, vào làm lễ Ngũ-Tổ.

     Tổ-sư hỏi: "Người là người ở phương nào, muốn cầu việc chi?"

     Huệ-Năng nầy đáp: "Đệ-tử là dân huyện Tân-Châu xứ Lănh-Nam, thiệt ở phương xa đến đây lạy Tổ-sư, chỉ cầu thành Phật, chớ chẳng cầu chi khác."

     Tổ-sư nói: "Ngươi là người xứ Lănh-Nam, lại là giống dă-man, thế nào thành Phật được!"

     Huệ-Năng nầy nói: "Con người tuy phân có Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân dă-man nầy đối với Ḥa-thượng tuy chẳng giống nhau chớ cái tánh Phật nào có khác!"

     Ngũ-Tổ c̣n muốn nói chuyện nữa, nhưng thấy chúng môn-đồ đứng vây hai bên tả hữu, nên bảo Huệ-Năng nầy theo chúng mà làm công việc.

     Huệ-Năng nầy nói: "Kính bạch Ḥa-Thượng, tự tâm của đệ-tử thường sanh trí-huệ, chẳng ĺa tự tánh, tức là phước-điền, chẳng hay Ḥa-Thượng c̣n dạy làm công việc ǵ nữa?"

     Tổ-sư rằng: "Cái căn tánh của người dă-man nầy thiệt là sáng suốt. Ngươi chớ nói nữa, hăy đi ra nhà sau."

     Huệ-Năng nầy ra đến nhà sau, th́ có một người hành giả sai Huệ-Năng nầy bửa củi giă gạo (giă bằng chày đạp).

     Trải qua tám tháng dư, một ngày kia Tổ-sư xảy thấy Huệ-Năng nầy, ngài nói rằng: "Ta nghĩ chỗ trí-kiến của ngươi dùng được, song sợ có kẻ ác hại ngươi, nên chẳng nói chuyện với ngươi, ngươi có biết chăng?"

     Huệ-Năng nầy nói: "Đệ-tử cũng hiểu ư Tôn-sư, nên chẳng dám đến trước nhà, khiến cho người ta không biết."

     Một ngày kia, Ngũ-Tổ bảo các môn-nhơn đều tựu lại mà dạy rằng: "Ta nói cho chúng đệ-tử rơ: Sự sống thác của người đời là việc lớn. Các ngươi trọn ngày chỉ cầu phước-điền, chớ chẳng cầu ra khỏi biển khổ sống thác. Nếu tánh ḿnh mê muội, th́ phước nào cứu được! Các ngươi hăy lui về, mỗi người xem trí-huệ của ḿnh, lấy tánh Bát-nhă (trí-huệ) của Bổn-tâm ḿnh mà làm một bài kệ, đem tŕnh cho ta xem. Nếu ai hiểu rơ đại ư, ta sẽ truyền y pháp cho mà làm Tổ thứ sáu. Hăy đi cho mau, chẳng đặng chậm trễ. Nếu để tâm suy nghĩ độ lượng, ắt chẳng hạp dùng. Phàm người thấy tánh, khi nghe pháp rồi th́ phải thấy liền. Nếu được như thế, th́ dầu hươi đao ra trận cũng đặng thấy tánh." (Người lợi căn, dầu gặp cảnh nguy nan gấp rút, bao giờ cũng thấy tánh ḿnh).

     Các môn-nhơn khi được lịnh sắp phân rồi, đồng lui ra, lần lượt kêu nhau mà truyền rằng: "Bọn chúng ta chẳng nên lóng tâm dùng ư mà làm kệ để tŕnh cho Ḥa-Thượng, v́ có ích chi đâu! Sư Thượng-Tọa Thần-Tú hiện làm thầy Giáo-Thọ, chắc người làm kệ được. Chúng ta đừng làm kệ tụng, mà hao tổn tâm lực rất uổng."

     Chúng nhơn nghe nói yên ḷng, đồng bảo từ đây sắp sau, chúng ta nương cậy Sư Thần-Tú, cần ǵ làm kệ mà phải phiền ḷng!

     C̣n Sư Thần-Tú suy nghĩ: "Các ngươi ấy không tŕnh kệ, ấy là v́ nể ta là Giáo-Thọ, thầy của bọn chúng. Ta phải làm kệ đem tŕnh cho Ḥa-Thượng. Nếu không tŕnh kệ, th́ Ḥa-Thượng đâu biết chỗ thấy hiểu trong tâm ta sâu cạn thế nào? Bổn ư ta tŕnh kệ mà cầu pháp th́ tốt, c̣n xem vào ngôi Tổ th́ xấu, cũng giống như người phàm, ḷng mong đoạt ngôi Thánh, có khác ǵ đâu! Bằng chẳng tŕnh kệ rốt không đắc pháp. Thiệt rất khó, rất khó!"

     Nguyên trước nhà Ngũ-Tổ có ba gian nhà cầu, ngài tính rước quan Cung-Phụng là Lư-Trân vẽ các biến tướng thuật trong Kinh Lăng-Già (quang cảnh lúc Phật thuyết pháp tại hội Lăng-Già) và cái bản đồ chỉ về sự kế truyền của năm vị Tổ-sư (Ngũ-Tổ huyết mạch đồ) để lưu truyền cho đời cúng dường. (Năm vị Tổ là: Sơ-Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma đại-sư, Nhị-Tổ Huệ-Khả đại sư, Tam-Tổ Tăng-Xán đại-sư, Tứ-Tổ Đạo-Tín đại-sư, Ngũ-Tổ Hoằng-Nhẫn đại-sư).

     Sư Thần-Tú làm kệ xong. Muốn đem tŕnh mấy phen nhưng mỗi khi đến trước nhà Tổ, th́ trong ḷng hoảng hốt mồ hôi ra ướt cả ḿnh, nghĩ rằng tŕnh kệ chẳng đặng. Trước sau trải qua bốn ngày, mười ba phen mà tŕnh kệ chẳng đặng. Sư Thần-Tú mới suy nghĩ chi bằng biên bài kệ nơi vách nhà cầu, nếu th́nh-ĺnh Ḥa-Thượng xem thấy mà khen hay, th́ ta liền ra làm lễ nói rằng bài kệ ấy của Thần-Tú làm. Bằng ngài nói bài kệ ấy chẳng đặng dùng, thiệt uổng công ta vào núi mấy năm, tạo sự lễ bái của người, lại c̣n tu hành ǵ nữa?

     Đêm ấy đến canh ba, Thần-Tú chẳng cho ai biết, tự ḿnh cầm đèn, biên bài kệ nơi vách nhà cầu phía nam, bày rơ chỗ thấy của tâm ḿnh. Kệ rằng:

       Thân thị Bồ-đề thọ

       Tâm như minh cảnh đài

       Thời thời cần phất thức

       Vật sử nhá trần ai.

     Nghĩa là:

        Thân ấy Bồ-đề thọ

       Tâm như minh cảnh đài.

       Giờ giờ cần phủi sạch

       Chớ để vướng trần ai (bụi).

oOo

     LỜI GIẢI

     Đại ư bài kệ nầy chứng tỏ Sư Thần-Tú khi ấy thân căn chưa trong sạch, tâm thể chưa tỏ sáng, nên cầu cho thân trong sạch như cây Bồ-đề, tâm tỏ sáng như đài gương trong. Giờ giờ c̣n công-phu dẹp dục dứt t́nh, nên chưa giải thoát.

     Sư Thần-Tú thật là thông-minh, nhưng bởi duyên nghiệp c̣n nhiễm vương, nên chưa hạp thời đắc pháp. Bài kệ của sư có ư nghĩa hay, nhưng chỉ hạp dùng cho hàng trung hạ, tu từ thấp lên cao, tức là theo Tiệm-Giáo.

     Đây là bày giải cho hiểu ư nghĩa, chớ chẳng phải phân biệt chỗ cao thấp, hơn thua. Người xem kinh chẳng nên tỏ ư khinh dễ mà phải mê thất đạo-tâm.

oOo

     Sư Thần-Tú biên bài kệ rồi, bèn trở về pḥng, chẳng có ai hay biết. Thần-Tú lại suy nghĩ: "Nếu ngày mai Ngũ-Tổ thấy bài kệ mà vui mừng, tức là ta có duyên với pháp. Bằng Ngài nói chẳng đặng dùng, ấy bởi tâm ta muội mê, nghiệp chướng kiếp trước c̣n nặng, nên chẳng hạp thời đắc pháp. Thánh ư thật khó ḍ!"

     Ở trong pḥng, Thần-Tú cứ lo nghĩ măi, suốt cả năm canh ngồi nằm chẳng yên. Ngũ-Tổ đă biết trước Sư Thần-Tú chưa vào đặng cửa Đạo, v́ người chẳng thấy tự tánh.

     Trời sáng, Ngũ-Tổ với Lư-Cung-Phụng đến, bảo vẽ cảnh biến tướng và cái bản-đồ nói trên nơi vách nhà cầu phía nam. Xảy thấy bài kệ ấy, Ngài bảo rằng: "Nầy quan Cung-Phụng, thôi chẳng cần vẽ. Thiệt nhọc công ông ở phương xa đến đây. Kinh có nói rằng: Phàm vật có h́nh tướng đều là giả-dối. Vậy hăy để bài kệ ấy cho người tŕ tụng. Cứ y theo bài kệ ấy mà tu hành, th́ khỏi đọa vào đường ác. Y theo bài kệ ấy mà tu hành, th́ có ích lợi lớn."

     Ngũ-Tổ dạy các môn-nhơn đốt nhang lễ kỉnh, bảo các thầy tụng bài kệ ấy th́ liền đặng thấy tánh. Các môn-nhơn tụng kệ đều khen hay.

     Đến canh ba, Ngũ-Tổ kêu Sư Thần-Tú vào nhà, hỏi rằng: "Bài kệ ấy phải ngươi làm chăng?"
     Thần-Tú nói: "Thiệt Thần-Tú nầy làm, nhưng kẻ đệ-tử chẳng dám vọng cầu ngôi Tổ, chỉ mong Ḥa-Thượng từ bi xem coi đệ-tử có chút trí huệ chăng?"

     Ngũ-Tổ nói: "Ngươi làm bài kệ ấy, tỏ ra chưa thấy Bổn-tánh. Ngươi mới tới ngoài thềm cửa, chưa vào trong nhà. Cứ như chỗ thấy hiểu ấy mà t́m đạo Vô-thượng Bồ-đề, th́ rơ ràng không thể được. Theo đạo Vô-thượng Bồ-đề, hễ khi nghe nói pháp rồi, liền phải biết Bổn-tâm và thấy Bổn-tánh của ḿnh. Tâm ḿnh chẳng sanh chẳng diệt, trong cả thảy thời gian, niệm niệm ḿnh thấy tánh. Đối với muôn pháp, tâm ḿnh suốt thông, không ngưng trệ. Một pháp, ḿnh thấy hiểu thấu chơn tướng, cả thảy các pháp, ḿnh đều hiểu thấu chơn tướng. Đối với muôn cảnh tâm ḿnh như như (1), tâm như như tức là tâm chơn-thật. Thấy như thế, ấy là thấy tánh Vô-thượng Bồ-đề (2) của ḿnh."

oOo

    LỜI GIẢI

      (1) Tâm như như tức là tâm tự nhiên vắng-lặng sáng tỏ không vọng động. Ví như mặt nguyệt ở không trung, muôn ngàn lượn sóng hiện ra bóng, bóng có sanh diệt, mặt nguyệt thật như nhiên. Bóng tỉ muôn cảnh, mặt nguyệt tỉ Bổn-tánh.

     (2) Tánh Vô-thượng Bồ-đề tức là tánh Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác, là Phật tánh.

oOo

     Ngươi hăy lui ra, suy nghĩ một hai ngày, rồi làm bài kệ khác đem lại cho ta xem. Nếu bài kệ của ngươi vào đặng cửa Đạo, ta sẽ truyền y pháp cho.

     Sư Thần-Tú làm lễ rồi lui ra. Trải qua mấy ngày, Thần-Tú làm kệ chẳng xong, th́ trong ḷng hoảng hốt, thần ư bồi-hồi dường như mê-mộng, đi ngồi chẳng yên vui.

     Cách hai ngày có một tên đồng-tử đi ngang qua pḥng giă gạo, xướng tụng bài kệ ấy của Thần-Tú. Huệ-Năng nầy nghe qua, biết bài kệ ấy chưa thấy Bổn-tánh. Tuy ta chưa được Ngũ-Tổ chỉ dạy, chớ đă sớm biết đại ư, mới hỏi đồng-tử rằng: "Tụng bài kệ ǵ vậy?"

     Đồng-tử đáp: "Người dă-man nầy không hay biết chi hết. Đại-sư nói sự sống thác của người thế-gian là việc lớn. V́ muốn truyền y pháp, nên Ngài dạy các môn-nhơn, mỗi người làm một bài kệ đem tŕnh cho Ngài xem. Nếu ai hiểu đại ư, Ngài sẽ truyền y pháp cho, đặng làm Tổ thứ sáu. Sư Thượng-Tọa Thần-Tú có biên một bài kệ vô tường nơi vách nhà cầu phía nam. Đại-sư dạy mỗi người đều phải tụng. Nếu y theo bài kệ ấy mà tu hành, th́ khỏi đọa vào đường ác. Y theo bài kệ ấy mà tu, hành, th́ có ích lợi lớn.

     Huệ-Năng nầy nói: "Tôi cũng muốn tụng bài kệ ấy, để kết nhơn duyên về đời sau, nầy thượng-nhơn, tôi ở đây giă gạo đă trên tám tháng, mà chưa từng ra trước nhà Tổ, mong thượng-nhơn dẫn tôi đến trước bài kệ đặng lễ bái."

     Đồng-tử dẫn ta đến trước bài kệ đặng lễ bái. Ta nói:"Huệ-Năng nầy không biết chữ, xin thượng-nhơn đọc giùm." Khi ấy có quan Biệt Giá ở Giang-châu, họ Trương tên Nhựt-Dụng, cất tiếng đọc lớn.

     Huệ-Năng nầy nghe rồi, bèn nói: "Tôi cũng có một bài kệ, mong ơn quan Biệt-Giá biên giùm."

     Biệt-Giá nói: "Ngươi cũng biết làm kệ nữa sao? Việc nầy ít khi có!"

     Huệ-Năng nầy ngó quan Biệt-Giá mà nói: "Muốn học Đạo Vô-thượng Bồ-đề, th́ chẳng nên khinh dễ hàng sơ học. Có kẻ dưới bực thấp mà thường thường phát sanh trí-thức rất cao, có người trên bực cao mà thường thường chôn lấp ư trí của ḿnh. Nếu khinh dễ người, ắt có tội vô lượng vô biên."

     Biệt-Giá nói: "Ngươi hăy ngâm kệ đi, ta biên giùm cho. Nếu ngươi đắc pháp, th́ phải độ ta trước. Chớ quên!"

     Huệ-Năng nầy ngâm kệ rằng:

       Bồ đề bổn vô thọ,

       Minh cảnh diệc phi đài.

       Bổn lai vô nhứt vật,

       Hà xứ nhá trần ai?

     Nghĩa là:

       Bồ-đề chẳng có thọ,

       Minh cảnh cũng không đài.

       Bổn lai không có vật

       Nào chỗ vướng trần ai?

oOo

     LỜI GIẢI

     Đại ư bài kệ nầy nói; Bồ-đề là tánh giác-ngộ, không h́nh trống không, chẳng có chi mà gọi là thọ (cội). Minh cảnh là tâm, viên-minh, thông triệt, phổ biến, cũng trống không, có ǵ mà gọi là đài? Bổn-lai tự tánh của ta tức là Bổn-lai Diệu-giác Chơn-tâm từ vô-thỉ vốn trong sạch, trống không, không có một vật ǵ t́m được trong đó. Thế th́ có chi mà gọi là vướng bụi?

     Bài kệ nầy chứng tỏ Đức Huệ-Năng khi ấy đă minh tâm kiến tánh, thân căn lại thanh-tịnh, nên các lời nói ra đều là siêu phàm thoát tục, vô ngă vô pháp, vô tướng vô h́nh. Ngài chẳng luận cái thân tứ đại giả hiệp, chỉ nói ngay cái Bổn-lai Diện-mục mà thôi. Cái tánh bất nhị nầy có nhiều tên.

     Thiền-tông gọi là Chánh-pháp Nhăn-tàng, Liên-tông gọi là Bổn tánh Di-Đà, Đức Khổng-tữ gọi là Thiên-lư, Đức Lăo-Tử gọi là Cốc-thần, Thiết-hán, Dịch-đạo gọi là Thái-Cực. Tên gọi khác mà đồng chỉ một Tánh tức là cái Bổn-lai Diện-giác Chơn Tâm của ta vậy. Tâm nầy vốn hư không mà vô cùng linh hoạt, tịch diệt mà rất diệu huyền, châu biến khắp cả Pháp-giái. Lúc trời đất chưa phân đă có nó rồi. Cái thể nó bất sanh bất diệt, trải qua muôn ngàn kiếp mà chẳng hư hoại, cho nên Kinh gọi là Kim-Cang. Thế-giái có thể tiêu-diệt, chớ nó vẫn c̣n hoài, không thay đổi.

oOo

    Trong Kinh Qui-Ngươn Trực-Chỉ có bài kệ rằng:

       Hữu vật tiên thiên địa,

       Vô h́nh bổn tịch liêu.

       Năng vi vạn vật chủ,

       Bất trục tứ thời điêu.

    Nghĩa là:

       Có vật trước trời đất,

       Không h́nh vốn lặng trang.

       Là nguồn sanh vạn vật,

       C̣n măi chẳng điêu tàn.

oOo

     Ấy là chỉ cái tánh Bổn-Lai nói trên. Bài kệ nầy nói có VẬT trước trời đất, là mượn tiếng ấy mà chỉ Đạo Hư-vô, chớ chẳng phải nói vật hữu h́nh hữu chất: Tại con người gọi là Bổn-tâm, Bổn-tánh.

     Chúng sanh sở dĩ bị luân chuyển trong sáu nẻo luân-hồi, là bởi mê thất Bổn-tâm, nhận thân tứ đại là thiệt. Do sự nhận lầm ấy mới sanh ra ḷng biết có "Ta", rồi Trí biến ra Thức. Thức sanh ra Dục.

     Cái hột giống sanh thân giả nầy vốn nảy sanh trong cái Thức rồi mới nở ra bông hữu lậu mà kết thành trái sanh tử. Thế th́ Thức là hột giống sống sống chết chết, kiếp kiếp luân-hồi vậy. Cho nên sách CẢNH-SẦM nói rằng:

       Học đạo chí nhơn bất ngộ chơn,

       Chỉ vị tùng tiền nhận Thức-thần.

       Vô lượng kiếp lai sanh tử bổn,

       Si nhơn hoán tác Bổn-Lai nhơn.

     Nghĩa là người học Đạo chẳng tỏ sáng Chơn-tâm, là v́ từ đời Vô-thỉ nhận lầm Thức-thần là Chơn-tâm.  Thức-thần là gốc sống chết từ muôn vàn kiếp đến nay, mà người mê-muội không hiểu, gọi là tánh Bổn-Lai. Ôi! Người đời nhận tớ làm chủ mà chẳng biết, nhận kẻ cướp làm con mà không hay. Bởi vậy Đức Thế-Tôn dạy người tu hành, trước hết phải dứt cái cội-rễ sanh tử luân-hồi từ vô-thỉ. Cái cội-rễ nầy dứt rồi, th́ cái thức không có chỗ nương dựa. Thế mới phục hồi cái tánh Bổn-Lai được.

oOo

     Biên bài kệ ấy rồi, cả thảy đồ chúng đều kinh hăi, khen hay và lấy làm lạ. Mỗi người kêu nhau mà nói: "Lạ thay! Chẳng đặng xét lấy người bằng diện mạo. Bấy lâu chúng ta nào đặng sai khiến vị Bồ-Tát xác phàm ấy!"

     Ngũ-Tổ thấy chúng nhơn kinh hăi và lấy làm lạ, e có kẻ hại ta, Ngài mới lấy giày chà hết bài kệ mà nói rằng: "Bài kệ ấy cũng chưa thấy tánh." Đồ chúng đều cho là phải.

     Ngày kế Ngũ-Tổ lén đến chỗ pḥng giă gạo, thấy Huệ-Năng nầy mang đá nơi lưng mà giă gạo. (Bởi ḿnh gầy ốm, nên phải mang thêm đá cho đủ nặng, mới đạp nổi cái chày). Ngài nói rằng, "Người cầu Đạo, v́ pháp quên thân, phải như thế sao!" Ngài mới hỏi: "Gạo trắng chưa?" Huệ-Năng nầy đáp: "Gạo trắng đă lâu, chỉ c̣n thiếu sàng." (Ư nói đă thấy tánh, chỉ c̣n đợi truyền pháp).

     Ngũ-Tổ lấy gậy gơ cối ba lần, rồi bỏ đi.

     Huệ-Năng nầy liền hiểu ư Tổ-sư, đến canh ba vào thất. Ngũ-Tổ lấy áo Ca-sa đấp cho ta, chẳng cho ai thấy, rồi nói Kinh Kim-Cang cho ta nghe, đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (1). Nên không trụ vào chỗ nào mà sanh tâm ḿnh. (Để cái tâm trống không, chẳng trụ vào đâu cả).

oOo

     LỜI GIẢI

     Ưng Vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm... Câu nầy ở phẩm Trang-nghiêm Tịnh-độ trong Kinh Kim-Cang.

     Phật hỏi ông Tu-Bồ-Đề: - "Theo ư ngươi hiểu sao? Bồ-Tát có trang nghiêm Tịnh-độ (trau sửa cái tâm) chăng?"

     - “Bạch Thế-Tôn, không. Bởi cớ sao? Trang nghiêm Tịnh-độ tức chẳng phải trang nghiêm, ấy là trang nghiêm.”

     - Phật nói: "Tu-Bồ-Đề, bởi vậy các vị Đại Bồ-Tát phải hiểu như thế mà sanh cái tâm thanh-tịnh, chẳng nên trụ nơi sắc (sắc màu) mà sanh tâm, chẳng nên trụ nơi thinh (tiếng), hương (hơi thơm), vị (mùi ngon), xúc (thân cảm xúùc vật dục), pháp (ư vọng tưởng danh lợi), mà sanh tâm. Phải trụ vào cảnh hư-vô (trống không) mà sanh tâm (thanh-tịnh)."

     Phép trang nghiêm Tịnh-độ, Đạo-giáo gọi là Hườn-hư, phản bổn hườn-nguyên, nghĩa là đem cái tâm trở lại cảnh ban-sơ tức là cảnh tịch-diệt hư-vô. Nho giáo gọi là Chấp-trung. Trung là thể tánh hư-không, khi lục dục thất t́nh chưa phát. Chấp-trung nghĩa là tồn cái tánh "Trung-dung", không chinh không lệch, không ĺa Thiên-lư (s'unifier avec la Nature Divine ou le Soi Supérieur), tức là qui về cảnh Chí-Thiện hay Niết-Bàn vậy.

     Hai chữ Hư-vô theo Đạo, có nghĩa rất thâm diệu, nhiệm mầu. Hư-vô là cảnh Vô-cực, Phật gọi là Vô-thỉ, Cực-lạc Niết-bàn, là lúc chưa có khí hổn độn, chưa có trời đất, núi sông, cũng không có nhơn ngă cùng côn trùng thảo mộc, hoàn-toàn trống không, chẳng có thời-gian, không gian, không có một dấu vết ǵ cả.

     Cái tánh Bổn-Lai của con người cũng giống như thế.

     Trụ vào Hư-vô, nghĩa là đối với cảnh vô tâm, xem trời đất mà không thấy tưởng trời đất, xem núi sông mà không thấy tưởng núi sông, xem người, ta, mà không thấy tưởng người ta, xem côn trùng thảo mộc mà không thấy tưởng côn trùng thảo mộc. Muôn h́nh ngàn tướng đều xem như không không, một trần chẳng nhiễm, một vọng niệm chẳng sanh, lục căn đại định, làm tâm diệt trừ, chứng ngay bực Tối thượng nhứt thừa, tức là đạt cái tánh thể Bổn-Lai toàn-hiện. Phật gọi là vô tướng quang trung thường tự tại.

oOo

     Huệ-Năng nầy nghe nói rồi liền rất tỏ sáng, biết rằng cả thảy muôn pháp chẳng ĺa tánh ḿnh, mới bạch với Tổ-sư rằng:

      Nào dè tánh ḿnh vốn tự nhiên trong sạch,

       Nào dè tánh ḿnh chứa đầy đủ (muôn pháp),

       Nào dè tánh ḿnh vốn không lay động,

       Nào dè tánh ḿnh có thể sanh ra muôn pháp.

     Tổ-sư biết ta tỏ sáng Bổn-tánh, bảo Huệ-Năng rằng: "Nếu chẳng biết Bổn-tâm, th́ học pháp vô ích. Bằng biết Bổn-tâm và thấy Bổn-tánh ḿnh, tức gọi là Trượng-phu, là Phật, Thầy cơi trời và cơi người vậy."

     Đến canh ba, Huệ-Năng nầy thọ pháp, chẳng có ai hay. Tổ-sư truyền phép Đốn-giáo và y bát cho ta mà dạy rằng: "Ngươi làm Tổ thứ sáu. Hăy ǵn-giữ và nhớ lấy đạo tâm của ḿnh (hộ niệm). Phải quảng độ chúng hữu t́nh và lưu truyền cái chánh pháp cho đời sau, đừng để đoạn tuyệt. Hăy nghe bài kệ ta đây:

       Hữu-t́nh lai hạ chưởng

       Nhơn địa quả hườn sanh

       Vô-t́nh diệc vô chưởng

       Vô tánh diệc vô sanh.

     Nghĩa là:

       Hữu t́nh gieo giống xuống,

       Nhờ đất trái bèn sanh.

       Vô t́nh không có giống,

       Vô tánh ắt không sanh.

oOo

     LỜI GIẢI:

     Đại ư bài kệ nầy, Ngũ-Tổ dạy đức Huệ-Năng về việc truyền pháp.

     Hai câu trên bảo: "Phàm những người "hữu-t́nh", nghĩa là có tánh giác-ngộ, th́ nên truyền Phật pháp cho họ. V́ họ sẵn tánh giác-ngộ, nghe pháp rồi, ắt đặng chứng quả.

     Hai câu dưới lại dặn: C̣n những người "vô-t́nh" không có giống Phật tánh tức là chưa phát lành giác-ngộ, th́ chẳng nên truyền Phật pháp. V́ họ không có tánh giác-ngộ, ắt không sanh quả Phật được.

     Kinh Huê-Nghiêm nói: "Gieo hột giống Phật xuống ruộng chúng sanh, th́ các hột giống ấy ra mộng giác." Thế cho nên khiến phép báu của Phật lưu truyền hoài không dứt.

oOo

     Tổ-sư lại nói: "Ngày xưa Đạt-Ma Đại-sư mới tới xứ nầy, người ta chưa tin (Phật pháp), nên phải truyền cái áo ấy để làm tín thể (vật làm tin), nối truyền cho nhau từ đời nầy tới đời khác. C̣n Pháp th́ lấy tâm truyền tâm, khiến cho người tự ḿnh tỏ sáng, tự ḿnh hiểu biết. Từ xưa chư Phật chỉ truyền cái Bổn-thể (tức là Bổn-tánh), là cội-rễ của pháp, và chỉ trao kín cái Bổn-tâm mà thôi. Áo là cái mối tranh, tới đời ngươi, đừng truyền nữa. Nếu truyền cái áo ấy, th́ tánh mạng rất nguy. Hăy đi cho chóng, kẻo e có kẻ hại ngươi."

     Huệ-Năng nầy bạch: "Đi xứ nào?”

     Tổ-sư nói: "Gặp Hoài (huyện Hoài-Tập) th́ ở lại, gặp Hội (huyện Tứ-Hội) th́ ẩn nương nơi đó."

     Canh ba, khi Huệ-Năng lănh đặng y bát rồi bạch rằng: "Huệ-Năng vốn là người ở Lănh-Nam, chẳng biết một con đường nào nơi núi nầy, làm sao ra đặng sông Cửu-Giang?"

     Ngũ-Tổ nói: Ngươi chẳng cần lo, để ta đưa ngươi."

     Tổ đưa ta thẳng tới trạm Cửu-Giang, bảo ta lên ghe, rồi Ngũ-Tổ tự cầm chèo mà đưa.

     Huệ-Năng nói: "Xin Ḥa-Thượng ngồi, để cho đệ-tử chèo mới phải."

     Ngũ-Tổ nói: "Ta độ (đưa) ngươi mới phải." (Chữ độ nghĩa là đưa, mà cũng có nghĩa cứu độ).

     Huệ-Năng nầy nói: "Lúc mê th́ Tổ-sư độ, ngộ rồi th́ tự độ lấy ḿnh. Huệ-Năng nầy sanh tại xứ dă-man, giọng nói bất chánh, nhờ Tổ-sư truyền pháp, nay đă được tỏ sáng, th́ chỉ nên lấy tánh ḿnh mà độ mới phải."

     Tổ-sư nói: "Phải vậy, phải vậy! Từ đây sắp sau, Phật pháp sẽ do ngươi truyền bá thạnh hành. Ngươi đi rồi, ba năm ta sẽ qua đời. Nay ngươi hăy đi, gắng sức qua hướng Nam, nhưng chẳng nên vội thuyết pháp, v́ Phật pháp khó mở."

     Huệ-Năng nầy từ biệt Tổ-sư, đi qua hướng Nam, trong hai tháng tới nơi Đại-Du-Lảnh.

     (Khi Ngũ-Tổ trở về, cách mấy ngày chẳng ra giảng đường. Các môn-đồ có ḷng nghi, bèn đến hỏi thăm "Ḥa-Thượng có chút bịnh hay buồn chi chăng?" Tổ nói: "Ta không có bịnh chi, nhưng Y Pháp đă về hướng Nam rồi." Đồ chúng hỏi, Tổ nói: "Huệ-Năng được truyền thọ." Khi ấy đồ chúng mới hay).

     Ở sau có mấy trăm người đuổi theo ta và muốn đoạt y bát. Có một thầy Tăng họ Trần, tên Huệ-Minh, ngày trước làm chức Tứ-phẫm Tướng-quân, tánh t́nh thô bạo, chí quyết t́m ta. Thầy tăng ấy làm đầu chúng nhơn và đuổi theo kịp Huệ-Năng nầy. Huệ-Năng ném y bát trên tảng đá mà nói rằng: "Cái áo nầy là vật làm tin, há dùng sức mà tranh được sao?" Đoạn Huệ-Năng nầy ẩn ḿnh trong đám cỏ tranh.

     Huệ-Minh đến nắm áo dở lên mà không nhúc-nhích, liền kêu rằng: "Hành-giả, hành giả, tôi v́ Pháp mà đến đây, chớ chẳng phải v́ áo đâu!"

     Huệ-Năng nầy bước ra, ngồi xếp bằng trên tảng đá. Huệ-Minh làm lễ, nói rằng: "Mong ơn hành giả nói pháp cho tôi nghe."

     Huệ-Năng nầy nói: "Ông v́ pháp mà đến đây, th́ khá dứt hết trần duyên, chớ sanh một niệm tưởng, tôi sẽ nói rơ Phật pháp cho ông nghe."

     Lẳng-lặng một hồi lâu, Huệ-Năng nầy nói: "Chẳng nghĩ việc lành, không nghĩ điều dữ, chánh trong thời-gian đó, CÁI ẤY, tức là tỏ thấy cái Bổn-lai Diện-mục của bực Thượng-Tọa vậy."

oOo

     LỜI GIẢI:

     CÁI ẤY, tiếng Tàu gọi là Na-cá, nhà Phật dùng danh-từ ấy mà chỉ cái tánh Bổn-lai. Trong ấy có cái chơn-thiệt không lành không dữ, không h́nh không trạng, không tiếng không hơi, diệu diệu huyền huyền, bất sanh bất diệt, toàn-tri toàn-năng, chí-chơn chí-mỹ, chí-thiện vô-thượng, chánh-đẳng, chánh-giác.

     Đạo-gia gọi là Huyền-quan, huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn. Trong ấy có cái mật diệu không nghĩ không lo, phẳng-lặng trang-bằng, chí-thanh chí-tịnh, chí-hư chí-linh, tức là tánh tịch-diệt hư-vô, hư-linh bất muội vậy.

     Nho-giáo gọi là Thối tàng ư mật, là ẩn-vi. Trong ấy có cái yếu điểm không thấy không nghe, tức là chỗ tâm tồn ư định, thị tánh thính ngôn động qui chơn phục tể, là chỗ Chí-thành Chí-thiện vậy.

     Kinh Dịch nói: "Quân-tử chung nhựt càn càn. Càn càn là chỉ tánh thuần dương, tức là tánh thể Thiên-chơn, thanh-tịnh, hư-linh. Người quân-tử trọn ngày chẳng ĺa cái tánh ấy."

     Trong cuốn Essai de Doctrine Occculte có câu: Ce qui n'est ni Esprit ni Matiére, c'est CELA, la cause sans cause du Cosmo. Et CELA, nous l'appelons la Vie-Une ou le Souffle intra-cosmique. Cái mà chẳng phải Tinh-thần, cũng chẳng phải Vật-chất, là CÁI ẤY, tức là cái nguyên thỉ vô thỉ của Vơ-trụ. CÁI ẤY, chúng ta gọi là Nhứt-khí hay Chơn-khí nội tâm của Vơ-trụ.

     Chơn-Khí nói đây tức là chỉ tánh thuần-dương, Phật gọi là Bất-nhị Pháp-môn.

     Các vị Bồ-Tát tu theo phép Thậm -thâm vi-diệu, tức là tu theo phép nầy.

     Trong Tâm-Kinh có câu: Quán-tự-tại Bồ-Tát hành thâm Bát-la-mật-đa (Prajna-promita) thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách. Lúc vị Bồ-Tát an vào cảnh tự-tại, thiệt hành phép Trí-huệ đáo bỉ-ngạn thật sâu xa, th́ soi thấy năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều không có tướng, nên vượt qua khỏi cả thảy các cảnh khổ năo.

     Câu nầy gồm chỉ Tâm-pháp của Phật và cái công-phu hành đạo của các vị Bồ-Tát.

     Vậy người tu thượng-thừa muốn thấy tánh, th́ phải thiệt hành phép thâm diệu "Trí-huệ đáo bỉ-ngạn" nói trên đây. Phép nầy phải căn-cứ ở công-phu "Hồi quang phản chiếu" tức là phép "Chánh-pháp Nhăn-tàng" cho đến phát cảnh yểu-yểu minh-minh mới thấy cảnh vi-diệu tức là Bổn-lai Diện-mục của ḿnh vậy.

oOo

     Huệ-Minh nghe nói rồi, liền rất rơ sáng, lại hỏi: "Ngoài các lời nói và ư-chỉ mật nhiệm do trên truyền xuống từ xưa tới nay, c̣n có ư-chỉ mật nhiệm nào nữa chăng?"

     Huệ-Năng nầy nói: "Chỗ tôi nói với ông đó chẳng phải là mật nhiệm (kín). Nếu ông trở soi vào trong (hồi quang nội chiếu), th́ thấy chỗ mật-nhiệm ấy ở bên ông."

     Huệ-Minh nói: "Tôi tuy ở tại Huỳnh-Mai (ở với Ngũ-Tổ), nhưng thiệt chưa xét biết cái Diện-mục (Bổn-tánh) của ḿnh. Nay nhờ hành-giả chỉ dạy, tỉ như người uống nước, lạnh nóng tự ḿnh hay. Nay hành-giả tức là thầy của Huệ-Minh vậy."

     Huệ-Năng nầy nói: "Nếu như thế, th́ tôi cùng ông đồng thờ một thầy là đức Huỳnh-Mai. Hăy ǵn giữ và nhớ lấy đạo-tâm của ḿnh (hộ-niệm)."

     Huệ-Minh lại nói: "Nay và sau Huệ-Minh phải đi xứ nào?"

     Huệ-Năng nầy nói: "Gặp viên (Viên-châu) th́ ngừng lại, gặp Mông (núi Mông-sơn) th́ ở đó."

     Huệ-Minh làm lễ rồi giă từ.

     (Huệ-Minh trở lại tới chơn núi kêu bọn chúng đuổi theo mà nói rằng: "Kiếm khắp các đường núi mà chẳng thấy dấu vết ǵ cả, phải đi hướng khác." Bọn chúng đều tin vậy).

     Huệ-Năng nầy sau đến Tào-Khê, lại bị bọn ác nhơn t́m theo, nên phải lánh nạn, ở chung với bọn thợ săn tại huyện Tứ-Hội, trường trai mười lăm năm. Trong thời-kỳ ở với bọn chúng, ta cũng tùy nghi mà thuyết pháp. Bọn thợ săn thường bảo ta giữ lưới. Mỗi khi tới buổi ăn, ta lấy rau gởi luộc trong nồi nấu thịt. Có người hỏi, th́ ta trả lời rằng chỉ ăn rau luộc bên thịt mà thôi.

     Một ngày kia, ta suy nghĩ đến thời-kỳ phải hoằng pháp, chẳng nên ẩn-dật hoài. Ta bèn đi tới chùa Pháp-Tánh tại Quảng-Châu, gặp Ấn-Tông Pháp-sư giảng kinh Niết-Bàn. Lúc ấy có luồng gió thổi động lá phướn. Một thầy tăng nói gió động, một thầy tăng khác nói phướn động, hai đàng nghị luận hoài chẳng dứt.

     Huệ-Năng nầy bước tới nói rằng: "Chẳng phải gió động, cũng không phải phướn động, ấy là tâm của nhơn-giả động.

     Chúng nhơn nghe nói đều kinh hăi. Ấn-Tông liền mời ta ngồi chỗ trên hết, và cầu hỏi những nghĩa lư huyền ảo.

     Thấy Huệ-Năng nầy trả lời, ngôn-ngữ giản-dị, nghĩa lư thích-đương, mà chẳng do văn-tự. Ấn-Tông nói rằng: "Hành-giả hẳn chẳng phải là người thường. Đă lâu tôi có nghe nói y pháp của Huỳnh-Mai Ngũ-Tổ đă về phương Nam, có phải về tay Hành-giả chăng?"

     Huệ-Năng nầy nói: "Tôi đâu dám!" (Lời nói khiêm nhượng).

     Nhơn đó, Ấn-Tông làm lễ, xin ta trao y bát đặng cho đại chúng xem.

     Ấn-Tông lại hỏi: "Đức Huỳnh-Mai khi phú-chúc, ngài truyền thọ như thế nào?"

     Huệ-Năng nầy nói: "Ngài không có truyền thọ chi, chỉ có luận môn KIẾN TÁNH. Ngài chẳng luận phép Thiền-định và phép Giải-thoát."

     Ấn-Tông hỏi: "Sao chẳng luận phép Thiền-định và phép Giải-thoát?"

     Huệ-Năng nầy đáp: "V́ hai phép ấy chẳng phải là Phật pháp. Phật pháp là pháp chẳng hai."

oOo

     LỜI GIẢI:

     Về môn Đốn-giáo, chỉ luận ngay phép Kiến-tánh, cho nên Ngũ-Tổ không có luận riêng phép Thiền-định và phép Giải-thoát, v́ hai phép nầy với phép Kiến tánh chỉ là một phép, chớ chẳng phải khác nhau. Kiến tánh tức là Thiền-định Giải-thoát, Thiền-định Giải-thoát tức là Kiến tánh vậy.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh