Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

(Click here for VNI version)

Thưa Chư Huynh, Tỷ, Đệ, Muội,
             Hàng năm cứ đến ngày Rằm (15) tháng Hai Âm lịch, các Thánh Thất, Thánh Tịnh, Điện Thờ, Hội Thánh, Toà Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, đều đồng loạt cử hành lễ Thánh Đản Đức Lăo Tử (Lăo Giáo), chơn linh Của Đức Thái Thượng Đạo Tổ.
             C̣n một tuần lễ nữa đến ngày Rằm tháng Hai năm Quư Mùi. Toàn đạo chúng ta đồng dọn ḿnh trong sạch đảnh lễ kỷ niệm Thánh đản Đức Thái Thượng Đạo Tổ. Tiện đệ sưu tầm về Tiểu sử của Đức Lăo Tử (Chơn linh của Đức Thái Thượng Đạo Tổ), xin cống hiến để qúy vị tường lăm!
             Kính
             Bùi Chánh Giáo


TIỂU SỬ ĐỨC LĂO TỬ (Lăo Giáo)

(Chơn linh của Đức Thái Thượng Đạo Tổ)

             Đức Lăo Tử là chơn linh của Đức Thái Thượng Đạo Tổ, giáng trần vào đời nhà Thương bên Tàu. Đức Thái Thượng Đạo Tổ, c̣n được gọi là Đức Thái Thượng Đạo Quân, là Đấng do khí Tiên Thiên hóa sanh thuở chưa tạo Thiên lập Địa (Kinh Tiên Giáo có ghi: "Tiên Thiên khí hóa, Thái Thượng Đạo Quân. . . . .").
             Đức Thái Thượng Đạo Tổ là ông Thủy Tổ của Đạo Tiên. Ngài có pháp lực vô biên, biến hóa vô cùng! Khi hiện xuống cơi trần để độ những người có duyên phần, khi trở về cơi Thượng Thiên. Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh, Đức Thái Thượng hiện xuống cơi trần rất nhiều lần, xin liệt kê như sau:
             a- Vào thời Thái Cổ nước Tàu:
               - Đời Thiên Hoàng Thị , Ngài là Bàn Cổ.
               - Đời Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiên Sư
               - Đời Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.
             b- Vào thời Thượng Cổ, cũng ở nước Tàu:
               - Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.
               - Đời vua Thần Nông, Ngài là Xích Tùng Tử.
               - Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.
               - Đời vua Thiếu Hạo, Ngài là Tùy Ưng Tử.
               - Đời vua Chuyên Húc, Ngài là Xích Tinh Tử.
               - Đời vua Nghiêu, Ngài là Vụ Thành Tử.
               - Đời vua Thuấn, Ngài là Y Thọ Tử.
               - Đời vua Hạ Vơ, Ngài là Chân Hành Tử.
               - Đời vua Thành Thang, Ngài là Tích Tắc Tử.
              Đến đời vua Vơ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ mới giáng sanh xuống trần là LĂO TỬ. Việc giáng sinh của Ngài rất huyền diệu phi thường! Theo truyền thuyết kể lại, vào đời vua Bàn Canh nhà Thương (1461 trước Tây Lịch), có một bé gái tên là Ngọc Nữ vừa được 8 tuổi, con của một gia đ́nh đạo đức, ra chơi sau vườn thấy trên cây lư có một trái chín thật ngon, cô liền hái ăn. Ăn xong cô cảm thấy mỏi mệt và có thai!
              Cha của Ngọc Nữ thấy sự kỳ lạ, liền toán quẻ Âm Dương, đoán biết có một vị Đại Tiên giáng trần trong bụng con gái của ḿnh, mừng rỡ và nuôi con gái của ḿnh rất chu đáo. Ngọc Nữ chịu mang thai như vậy cho đến già, mà không có triệu chứng ǵ cho biết sẽ khai hoa nở nhụy đến năm Ngọc Nữ 80 tuổi, tức đă mang thai suốt 72 năm. Ngọc Nữ mang thai trải qua 3 đời vua nhà Thương là:  Vua Bàn Canh, vua Tiểu Tân, vua Tiểu Ất. Đời vua Vơ Đinh bắt đầu (1324 trước Tây Lịch), một đêm thấy trăng tỏ bà Ngọc Nữ bèn đi dạo chơi nơi vườn, khi đi ngang qua cội cây Lư ngày xưa th́ đứa con từ trong nách mẹ nhảy ra ngoài. Bà Ngọc Nữ giựt ḿnh kinh hăi, coi lại nách ḿnh liền lại như thường. Người con vừa nhảy ra, v́ ở trong bụng mẹ suốt 72 năm liền, râu tóc bạc phơ nên mới gọi con là Lăo Tử (con già). Lúc đó là giờ Sửu, ngày 15 tháng 2 năm Canh Th́n.
              Lăo tử chỉ cây Lư bảo rằng đó là họ của Ngài, xưng hiệu là Lăo Đam, tự là Bá Dương, lại mỗi bên tai có ba lỗ nên c̣n gọi là Lư Nhĩ. Ngài có miệng rộng, răng thưa, thiên đ́nh cao, râu tốt, mắt vắn, tai dài, sóng mũi cao lớn như chẻ hai, trên trán có ba đường nhăn như ba chữ tam thiên.
              Cội cây Lư, nơi giáng sinh của Đức Lăo Tử, ở tại xóm Khúc Nhơn, làng Lại, huyện Khổ, nước Sở, ngày nay thuộc tỉnh An Huy, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Do đó trong kinh Tiên Giáo có câu: "Nhị ngoạt thập ngũ. Phân tính giáng sinh" nghĩa là: Ngày 15 tháng hai, chiết chơn linh giáng sanh xuống trần. Đức Lăo Tử giáng cơ cho biết năm giáng sanh của Ngài trong 4 câu thi khoán thủ sau đây:
                        LƯ đào mầm tược tượng long lân,
                        LĂO luyện đơn thành nhị xác thân.
                        TỬ phủ ngồi tu lo nấu thuốc,
                        GIÁNG sanh Thương đợi Vơ Đinh quân.
             Khoán thủ 4 chữ : LƯ LĂO TỬ GIÁNG, và câu thi chót có nghĩa là: Giáng sanh vào thời nhà Thương, đời vua Vơ Đinh. Hết thời nhà Thương qua thời nhà Châu, đời vua Thành Vương (1115 trước Tây Lịch), Lăo Tử có ra làm quan Trụ Hạ Sử tại Tàng Thư Viện nhà Châu để có cơ hội nghiên cứu Thái Cực Đồ. Ngài độ được Từ Giáp là người giữ Tàng Thư Viện, và sau đó hai thầy tṛ từ chức để đi dạo các nước Tây Phương. Đến đời Châu Khương Vương nối tiếp vua Thành Vương, Lăo Tử trở về đặng 3 năm th́ Ngài lại đi giáo đạo miền Tây Vực. Ngài ngồi xe trắng, trâu xanh do Từ Giáp đánh xe, khi đến ải Hàm Cốc, quan Doăn giữ ải tên là Hỷ (Thường gọi là Doăn Hỷ) coi Thiên văn biết có một vị Đại Thánh sắp đi qua ải, nên chuẩn bị mặc triều phục nghinh tiếp. Khi thấy Đức Lăo Tử tới, biết Ngài là Thánh nhân nên tôn Lăo Tử làm thầy, xin theo học đạo.
            Nguyên ông quan Doăn Hỷ nầy là chơn linh của Nguơn Thủy Thiên Tôn giáng trần. Khi bà Mẹ có thai ông th́ chiêm bao thấy  một đoạn lụa đỏ từ Trời sa xuống quấn quanh ḿnh. Sau sinh ra Doăn Hỷ th́ thấy sen mọc quanh nhà trỗ bông. Lớn lên Ngài có đôi mắt sáng như sao, râu dài, tướng tốt, có tài xem Thiên Văn. Khi làm quan Doăn giữ ải Hàm Cốc, Doăn Hỷ nh́n lên bầu Trời thấy một vầng mây tím bay ngang từ hướng Đông qua hướng Tây, Ngài biết đó là điềm báo có Thánh nhân sắp qua ải để đi về hướng Tây, nên chuẩn bị chu đáo nghinh tiếp. Do đó trong kinh Tiên Giáo có câu:
           "Tử khí đông lai. Quảng truyền đạo đức". Nghĩa là: Vầng khí mây màu tím từ hướng Đông bay tới. Rộng quyền truyền kinh Đạo Đức!
           Nhắc lại, khi Lăo Tử đến ải Hàm Cốc, thấy Doăn Hỷ có ḷng thành nên bằng ḷng ở lại ải ngót 3 tháng, để dạy đạo cho Doăn Hỷ. Khi thấy Đức Lăo Tử chuẩn bị ra đi, th́ Doăn Hỷ bạch thầy xin cho biết danh tánh và t́nh nguyện đi theo thầỵ Đức Lăo tử đáp:
           - Ta sinh ra đă nhiều đời, tên họ có biết bao nhiêu mà kể. Hiện thời người đời gọi ta là Lăo Tử. Ngươi có muốn theo ta, song ngươi mới tu luyện c̣n non, chưa từng biến hóa thần thông, làm sao theo ta cho đặng. Ngươi cứ tu hành theo phép đă dạy cho lâu, th́ sau nầy cũng được như ta đi đâu cũng đặng. Nói rồi, Đức Lăo Tử trao cho Doăn Hỷ quyển sách Đạo Đức Kinh gồm 5363 chữ, và truyền rằng:
           - Ngươi cứ theo sách nầy mà học, tu đúng phép 1000 ngày, rồi đi qua nước Thục, t́m ta tại chợ Thanh Dương. Nói xong, Đức Lăo Tử lên xe trắng trâu xanh, Từ Giáp đánh xe, hiện hào quang đi về hướng Tây mất dạng. Doăn Hỷ ngó theo thầy lạy tạ! Sau đó Doăn Hỷ cứ học theo Đạo Đức Kinh mà tu. Lâu ngày trở nên thông huệ, tự viết ra được một cuốn sách gồm 36 bài gọi là Kinh Tây Thăng. Gần đến kỳ ước hẹn với thầy, Doăn Hỷ sửa soạn đi qua nước Thục để t́m thầy y như lời thầy dặn. Đến nước Thục, Doăn Hỷ hỏi thăm chợ Thanh Dương ở đâu th́ không ai biết cả! Lúc ấy Đức Lăo Tử đă trở lại Thiên Cung, rồi đầu kiếp vào một nhà đạo đức hiền lương họ Lư ở nước Thục. Khi vợ họ Lư sinh được bé trai ít tháng, th́ có một con dê xanh (thanh dương) chạy đến chơi giỡn với bé. Đó là Đức Lăo Tử dặn con Thanh Dương ở Thiên Cung hiện xuống.
           Ngày kia con dê xanh chạy đâu mất, cậu bé khóc hoài. Họ Lư phải sai đầy tớ đi khắp nơi t́m kiếm. Bắt gặp dê xanh dẫn về. Giữa lúc Doăn Hỷ đang hỏi thăm t́m chợ Thanh Dương, bỗng thấy có người dắt con dê xanh đi qua chợ, liền nghĩ rằng thầy ḿnh đang ở chỗ nầy. Nghĩ vậy, Doăn Hỷ liền chạy theo người dắt dê xanh hỏi:
          - Chú dắt con dê nầy đi đâu vậy?
          Nguời ấy đáp: " Chủ tôi có sinh một cậu trai, cách ít tháng có con dê nầy tới chơi với cậu nhỏ. Bữa kia nó đi mất, cậu nhỏ cứ khóc hoài. Chủ tôi sai đi t́m kiếm và dắt về". Doăn Hỷ đi theo người ấy đến nhà và bảo:
          - Chú vào thưa với cậu nhỏ là có Doăn Hỷ đến t́m.
          Anh đầy tớ cười thầm: "Cậu nhỏ chưa giáp thôi nôi, biết chi mà thưa với bẩm". Nhưng anh ta cũng vào nói:
          - Có Doăn Hỷ đến t́m cậụ
          Cậu bé nghe nói thế liền ngồi dậy đáp:
          - Doăn Hỷ y lời không đến trễ.
          Kế đó Doăn Hỷ bước vào. Bỗng thấy cậu bé vùng lớn lên như người thường. Ngồi trên ṭa sen, hào quang sáng ḷa. Cả nhà đều kinh hăi, người ấy nói:
          - Khi trước, ta chẳng dắt ngươi theo, v́ sợ ngươi tu hành không bền chí . Nay ngươi tu luyện kỹ lưỡng, hào quang ẩn ẩn muốn ḷa. Nói rồi Đức Lăo Tử niệm chú, truyền cho Thần Tiên xuống hầu, phong Doăn Hỷ phục chức Nguơn Thủy Chưởng Giáo, cai trị 8 vạn Thần Tiên. Lại truyền phép cho cả nhà họ Lư tu thành Tiên hết thảỵ
          Về sau đến đời vua Châu Kinh Vương, Đức Khổng Tử qua kinh đô nhà Châu học Lễ, nghe nói có Đức Lăo Tử tại đó, liền đến xin ra mắt và hỏi Đức Lăo Tử về Lễ.(Chuyện gặp gỡ nầy có chép trong sách sử kư Tư Mă Thiên). Đức Khổng Tử chủ trương theo các nghi lễ của các vua đời trước, nhưng Đức Lăo Tử bác bỏ ư kiến đó, cho rằng:
          - Nhũng người mà ông nói đó đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ c̣n lời nói của họ mà thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời xe ngựa nghinh ngang, không gặp thời th́ tay vịn nón lá đi chân không! Tôi nghe nói: Người buôn giỏi th́ biết dấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng. Người quân tử có đức tốt th́ diện mạo thường như ngu si. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái ḷng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái khí tham lam đi, những thứ ấy đều không giúp ích chi cho ông. Tôi chỉ nói với ông chỉ có thế thôi.
           Đến khi Đức Khổng Tử cáo từ, Đức Lăo Tử tiễn Đức Khổng Tử ra cửa và nói:
           - Tôi nghe nói, người giàu sang lấy tiền bạc để tiễn nhau, người nhân đức dùng lời nói để tiễn nhau. Tôi không thể làm người giàu sang, nhưng trộm lấy tiếng là người nhân đức, xin có lời nầy tiễn ông:
          - Kẻ thông minh và sâu sắc là gần với cái chết, v́ họ khen chê người ta một cách đúng đắn. Kẻ giỏi biện luận, đầu óc sâu rộng làm nguy hiểm đến thân ḿnh, v́ họ nêu lên cái xấu của người khác. Kẻ làm con không có cách nào để giữ ḿnh, kẻ làm tôi cũng không có cách nào để giữ ḿnh!
          Ư Đức Lăo Tử khi nói ra các lời trên với Đức Khổng Tử, là Ngài chống lại sự thông minh, sự trung và sự hiếu là những nguyên lư mà Đức Khổng Tử đang chủ trương. Bỡi v́: Có trí khôn th́ dễ nguy. Nếu cứ theo trung và hiếu th́ hoàn toàn lệ thuộc vào vua và cha mẹ, khó ḷng được tự do, tự tại, ung dung thơ thới. Đức Khổng Tử ra về nói với học tṛ:
          - Con chim ta biết nó bay, con cá ta biết nó lội, con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy th́ ta có thể dùng lưới để săn, đối với loài lội th́ ta có thể dùng câu để bắt, đối với loài bay th́ ta có thể dùng cung tên để bắn. Đến như con rồng cỡi mây cỡi gió lên trời, ta không sao biết được. Hôm nay gặp được Lăo Tử, ông ta có lẽ là con Rồng chăng?
          Kể từ đó về sau, Đức Lăo Tử không đầu thai xuống trần nữa. Khi biết người nào có duyên phần th́ Ngài dùng thần thông hiện xuống cơi trần để dạy đạo cho người ấy tu luyện, rồi Ngài trở lại Cung Tiên. Đến đời nhà Tấn, Đức Lăo Tử có hiện xuống, xưng là Hà Hượng Công dạy An Kỳ học đạo. Đến đời vua Hán Văn Đế, Đức Lăo Tử giáng trần xưng là Quảng Thành Tử. Hán Văn Đế rất mộ đạo, sai sứ đến rước về triều. Quảng Thành Tử nói:
           - Lẽ nào không đích thân đến rước mà sai sứ đến?
           Sứ giả về tâu lại, Hán Văn Đế đến gặp quảng Thành Tử, nhà vua nói:
           - Ở trong nước là bề tôi của vua, thầy tuy có đạo mặc dầu, song cũng là dân của Trẫm. Sao không chịu sụt lại một chút, mà làm kiêu như vậy?  Hay là Trẫm không làm được "họa, phước" cho thầy chăng ?
           Quảng Thành Tử nghe vua nói vậy, liền cất ḿnh bay lên cao dộ 100 thước, ngồi trên thinh không, ngó xuống nói với vua Hán Văn Đế rằng:
            - Nay, trên chẳng tới Trời, dưới chẳng tới Đất, Bệ Hạ làm họa phước cho ta sao đặng.
           Vua Hán Văn Đế biết lỗi, liền bước xuống xe làm lễ xin thọ giáo. Quảng Thành Tử đưa cho nhà vua một cuốn kinh, bảo cứ học theo đó mà tu luyện.                                                
           Qua đến đời vua Hán Thành Đế, Đức Lăo Tử lại hiện xuống tại suối Khúc Dương, truyền đạo cho Vu Kiết.
           Đời vua Hán An Đế, Đức Lăo Tử truyền kinh Tội Phước Tân Khoa cho Lưu Tiên.
           Đời vua Hán Trinh Đế, Đức Lăo Tử hiện xuống truyền kinh Bắc Đẩu cho Trương Thiên Sư.
           Đời vua Hán Hoàn Đế, Đức Lăo Tử hiện xuống núi Thiên Thai truyền kinh Bắc Động cho Vạn Niên Tiên sinh.
           Đời vua Hán Linh Đế, Đức Lăo Tử hiện xuống truyền kinh cho Trương Thiên Sư một lần nữa.
           Qua đời nhà Đường, Đức Lăo Tử hiện xuống tại núi Dương Giác, truyền đạo cho Đường Công.
           Đời vua Đường Cao Tổ, có người ở Phổ Châu tên là Thiện Hành, đi ngang qua núi Dương Giác gặp một ông già mặc áo trắng gọi đến nói rằng:
           - Người về tâu lại với Đường Thiên Tử: "Thái Thượng Lăo Quân là ông Nội".
           Đường Cao Tổ hay tin, liền lập miếu thờ tại núi Dương Giác, và tôn Đức Lăo Tử là: "Huyền Nguơn Hoàng Đế".
           Hồi thời nhà Châu, Đức Lăo Tử có hiện xuống truyền đạo cho ông Lư Ngưng Dương, tu hành đắc đạo thành Tiên, hiệu là Lư Thiết Quày (thường gọi là Lư Thiết quả), đứng đầu Bát Tiên.
           Đức Thái Thượng Đạo Tổ có một kiếp giáng sanh xuống trần là Lăo Tử, nên Ngài cũng được gọi là Thái Thượng Lăo Quân.
           Tóm lại từ thời dựng Trời Đất và có nhơn loại đến nay, không có thời nào mà Đức Thái Thượng Đạo Tổ không giáng trần để độ những người có thiện căn, tu hành đắc đạo. Ngài do khí Tiên Thiên hoá sanh, nên Ngài có pháp thuật vô biên, biến hóa vô cùng. Khi hiện xuống cơi trần, khi trở về Thượng Thiên, khi đầu thai xuống trần mang xác phàm để truyền đạo và giáo hóa chúng sanh. Nhưng, trong Đại  Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ, không giáng sanh nữa, mà Ngài chỉ dùng huyền diệu cơ bút để giáng cơ dạy đạo.
           Ngài giao cho Đức Đại Tiên Trưởng Lư Thái Bạch thay mặt Ngài cầm quyền Tiên Giáo.

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh