Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

CON ĐƯỜNG "HUYỀN-NHIỆM TÂM-LINH"

***

NGỌC-HUỆ-CHƠN

Nói đến Cao-Đài-Giáo là:

-  Nói đến kho tàng chung của tư-tưởng Tam-Giáo.

-  Muốn  sưu-khảo về Tam-Giáo là mặc nhiên phải khảo về Cao-Đài và

-  Cũng  là một kho tàng riêng của tư-tưởng Cao-Đài: đó là Cơ-Bút.

Cao-Đài chủ trương: “Vạn-Vật Nhất-Thể“ qua các bộ Thánh-Ngôn Hiệp-Tuyển – Đại-Thừa Chơn-  Giáo và Sưu-Tập Thánh-Giáo...

Ai cũng bảo Cao-Đài-Giáo là Đạo-Tiên. Nhưng lấy đâu chứng minh điều đó?

Vậy phải khảo thư-tịch Cao-Đài và các thư-tịch cổ-kim để xem sao:

Trong quyển Thượng-Thừa Chơn-Pháp Hỏa-Diệm Hồng-Liên do Cao-Minh-Quang xuất bản vào năm 1969, nơi trang 242 có bài Thánh-Giáo vào lúc Tư-Thời ngày rằm tháng 2 năm Đinh-Mùi (1967) như sau:                                           

ĐẠO pháp hoằng-khai độ vạn-linh,

TỔ quang chiếu-lộ bóng không h́nh;

THÁI dương chiếu sáng Càn-Khôn định,

THƯỢNG hạ Âm-Dương tượng lư-t́nh.

GIÁNG điển thanh-thiên truyền diệu-lư,

CUNG trời tá-thế luyện thông-minh.

ĐÂU ngôi ứng-hiện Thầy phân tánh,

XUẤT nhập tṛ tu mấy bộ kinh.

Và một bài thi khác, có 4 câu như sau:

Ngôi ĐÂU XUẤT, THƯỢNG-TÔN Thầy giáng;

Cảnh TIÊN-CUNG, trước án giờ đây;

THÁI-THƯỢNG ĐẠO-TỔ là Thầy,

Mở khai Quang-Khiếu đủ đầy ánh-linh....

Khảo thư-tịch Đạo Lăo, như quyển Tính-Mệnh Khuê-Chỉ hay Huỳnh-Đ́nh Nội-Cảnh của Tử-Hà chú giải, ta sẽ thấy có những danh-từ:

Tiên-Thiên Nhứt-Khí

Thái-Thượng Lăo-Quân

Thiên-Địa Linh-Căn

Huyền-Tẩn Chi-Môn

Nội danh-từ Thái-Thượng Lăo-Quân được định nghĩa:

THÁI-THƯỢNG: Rất-Cao hay Tối-Cao

LĂO-QUÂN: Vị vua Già. Có trước đất Trời, chủ tể Quần-Linh

THÁI-THƯỢNG LĂO-QUÂN  hay THÁI-THƯỢNG ĐẠO-QUÂN:

Là Ông Vua Đạo cực-cao, cực-lớn, sắc-thái là cung Càn

được chứng-minh qua Thánh-Ngôn hiệp-Tuyển rằng: Thái-Thượng Lăo-Quân chính là THƯỢNG-ĐẾ

nên có bài thi:

Nhiên-Đăng Cổ Phật thị ngă,

Thích-Ca Mâu-Ni thị ngă

Thái-Thượng Nguyên-Thủy thị ngă

Kim viết CAO-ĐÀI

Như vậy, Nho-Thích-Đạo hay Phật-Tiên-Thánh chi chi đều một tay Thượng-Đế chấp-chưởng  dạy dỗ.

 

-    Qua bài kinh Tiên-Giáo (Chí Tâm Qui Mạng Lễ)  (1) là bài kinh rất quan trọng đối với giáo-lư Cao-Đài đă chứng minh Thái-Thượng Đạo-Quân hay Thái-Thượng Lăo-Quân chính là Thượng-Đế bằng những câu:

                    Từ Tiên-Thiên khí hóa...đến câu Pháp Siêu Quần Thánh

Danh xưng tuy nhiều, nhưng kỳ-trung chỉ do một Chơn-Thần Thượng-Đế biến-hóa ra tất cả.

 

Hiểu được lư đó, người tu-hành mới có cái Tâm chuyên nhứt, không phân chia Nhơn, Ngă, không chia rẽ Đạo người, Đạo ta, mà chỉ nh́n tất cả là MỘT GỐC, MỘT CHA, MỘT THẦY, MỘT ĐẠO.

Thầy lược giăi huyền-vi số Một,

Một vốn là trụ-cốt Càn-Khôn;

Một sanh Thái-Cực Chí-Tôn,

Một là Nhất-Quán vĩnh-tồn trường-sinh

* * *

Một là vốn diệu-linh tiến-hóa,

Một là sanh tất că muôn loài;

Khắp trong vũ-trụ rộng dài,

Đều do một Đạo Cao-Đài hóa-sinh

NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ

(CQPTGL số 80 – Trung-Thu Nhâm-Tư, tr. 9 và 10)

 

Sở dĩ con người có nhiều tŕnh-độ tiến-hóa khác nhau nên Đạo mới phân ra nhiều h́nh-thức, chi phái, tôn-giáo khác nhau để thỏa-măn con cái. Có đứa thích ngọt, thích chua tùy khẩu vị.

Chí-Tôn có dạy:

Con đ̣i chi th́ Thầy cho nấy, con nào muốn ăn mặn th́ Thầy cho mặn,

Con nào muốn ăn ngọt, th́ Thầy cho ngọt,

Con nào muốn ăn cay, th́ Thầy cho cay,

Lên rừng th́ Thầy cho củi,

Xuống biển th́ Thầy cho muối

(CĐGL số 77, tr.20)

            Dù cho có bao nhiêu h́nh thức, bao nhiêu màu sắc, chung qui Chơn-Lư vẫn là Một.

            Đạo do Tâm mà đi vào Chơn-Lư. Tâm có tinh th́ mới hiệp-nhứt.

            Chơn-Lư không c̣n chấp h́nh-thức tôn-giáo th́: Nho – Thích – Đạo đều đi vào cứu-cánh. V́:

Nho-giáo gọi là Chấp-Trung Quán-Nhứt

Phật-giáo gọi là Bảo-Trung Qui-Nhứt,

Đạo-giáo gọi là Thủ-Trung Đắc-Nhứt

            Muốn đạt cái chổ bí-yếu của Tam-Giáo-Đạo th́ người tu phải giữ 3 điều cương-yếu

Nho dạy Tam-Cang, Ngũ-Thường,

Phật dạy Tam-Qui, Ngũ-Giới,

Đạo dạy Tam-Bữu, Ngũ-Hành.

            Khi đạt được yếu-lư th́ 3 tôn-giáo dẫn người đi vào cái Một là Chơn-Lư Tối-Thượng:

Nho-giáo gọi đó là Đạo-Nghĩa Chi-Môn

Phật-giáo gọi là Bất-Nhị Pháp-Môn

Đạo-giáo gọi là Chúng-Diệu Chi-Môn

Mục tiêu duy-nhứt  là Nhứt-Khí hóa Tam-Thanh (Nhứt-Bản tán vạn thù). Là bí-yếu mà mỗi con người đều có Tam-Thanh đó qui về Nhứt-Khí th́ mới thành Đạo (Vạn-Qui-Nhứt)

Thực hiện được một đời sống huyền-đồng là khám phá được con đường huyền-nhiệm. Con đường huyền-nhiện nầy không đi đến non Bồng nước Nhược nào ở bên ngoài, mà chính là con đường băng qua h́nh-hài, hướng thẳng tới Nội-Tâm. Khi đă đề cập đến con đường th́ ta phải minh-định: Đâu là khởi-điểm, đâu là đích-điểm.

Khởi-điểm là đi từ Ngũ-Quan, mà ĐÔI MẮT  là tượng-trưng.

Đôi mắt nói lên Âm Dương, ám chỉ tất cả những ǵ thuộc về thế-giới hiện-tượng hữu-h́nh mâu-thuẩn.

Đích-điểm là ĐẠO, là THIÊN-NHĂN

Thiên-Nhăn là Bản-Thể của con người,  là Căn-Nguyên con người mà cũng là Trục-Cốt của Vũ-Trụ.

Nhưng muốn băng qua con đường Huyền-Nhiệm đó th́ ta phải đi từ Thấp đến Cao, từ Hèn đến Quí, từ Vạn đến Đa-Tạp, đến Nhứt-Thuần-Thể.

Mỗi lần ta vào làm Lễ Thầy, nh́n lên Thiên-Nhăn ta sẽ thấy ǵ, và thấy bằng cái ǵ?

Vậy làm sao Hai Mắt ta là Nhục-Nhăn hợp cùng Thiên-Nhăn bằng một h́nh Tam-Giác đều. Đường nối hai đồng-tử là đái h́nh tam-giác, mà Thiên-Nhăn là đỉnh.

Nếu khảo về vật-thể th́ sẽ thấy khoảng cách giữa hai mắt đo được khoảng 3 tấc ta, tức là cở 4 ngón tay xếp liền nhau. Như vậy, từ Nhục-Nhăn tới Thiên-Nhăn khoảng cách cũng thế và ta biết Thiên-Nhăn hay Đạo, hay Cốc-Thần là ở Trung-Điểm của Nê-Hoàn-Cung.

Đoạn đường này gần th́ thật gần, nhưng biết đi th́ chẳng đi cũng tới, như Đạo-Đức-Kinh ch.47 đă nói.  C̣n nói xa th́ thật là xa, v́ chẳng biết đường đi th́ muôn năm chẳng tới. Vă lại, con đường này  chẳng quang-đăng thông-suông, v́ như lời của Mạnh-Tử, bao nhiêu lau-lách dục-t́nh của trần-thế đă lấp kín con đường nội-tâm nầy rồi.

Kim mao tắc-tử chi tâm hĩ

(Nay lau-lách đă lấp-kín tâm-hồn ta rồi)

(Tận-Tâm – Chương: Cú-Hạ, câu 21)

Cũng v́  đó mà Trung-Dung đă có câu:

Biên-Khu luân-lạc từ bao!

T́m sao cho thấy đường vào Trung-Dung

Đường Trung-Dung linh-lung ẩn-khuất,

Nẻo Bồng-Lai, gai lấp lau che...

(Đoạn nầy trích trong bài của BS Thọ dịch)

Qua lời trích dẫn trên : Đích điểm là ĐẠO, c̣n Khởi-điểm là thế-giới phù-sinh mà tượng-trưng bằng Con Mắt. Do đó mà tệ-hạ muốn chứng minh rằng Lăo-Tử là Khởi-Điểm với danh-từ Thái-Thượng Đạo-Quân, c̣n Đích-Điểm là Thượng-Đế Chí-Tôn lưu lại cho hậu-thế bộ Đạo-Đức-Kinh mà người tầm-tu học-Đạo cần nghiền-ngẩm.

V́ Lăo-Tử đă bàn về ĐẠO về BẢN-THỂ, tức là căn-cơ của con người, đồng thời cũng là đích-điểm của con người. Nếu chúng ta chấp nhận ĐẠO chính là đấng HOÁ-CÔNG (TRỜI) đă tạp ra muôn-loài vạn-vật th́ cũng là đích-điểm của công-tŕnh « PHẢN-BỔN HOÀN-NGUYÊN » mà Lăo-Tử đă viết :

Hoá-Công hồ dễ đặt tên,

Khuôn Thiêng hồ dễ mà đem luận bàn.

Không tên, sáng-tạo thế-gian,

Có tên, là Mẹ muôn vàn thụ-sinh

Tịch-nhiên cho thấy uy-linh,

Hiển-dương cho thấy công-tŕnh vân-vi.

Hai phương-diện, một Hoá-Nhi,

Huyền-Linh khôn xiết, huyền-vi khôn lường.

Ngài là Chúng-Diệu Chi-Môn,

Cửa Thiêng phát-xuất mọi nguồn Huyền-Vi….

Sau khi phát-họa sơ lược con đường Huyền-Nhiệm Tâm-Linh hay con đường Hồi-Quang Phản-Chiếu để đi vào Tâm mà t́m Đạo t́m Trời. Con đường nầy, chẳng qua là con đường Qui-Nguyên Phản-Bản, con đường Phản-Phác Hoàn-Thuần, cũng là con đường Hoàn-Thiện, mà Trung-Dung đă viết:

Những học-giả muốn t́m Đạo ấy,

T́m đáy ḷng sẽ thấy chẳng sai;

Dẹp tan cám dổ bên ngoài,

Căn lành sẳn có, đồng-thời khuếch-sung.

(Cái dục-học giả ư-thử, phản cầu chư thân nhi tự đắc chi, nhi sung kỳ bản nhiên chí thiện)

(Bs Nguyễn-văn-Thọ dịch)

Tóm lại:

Người tu hành Chơn-Chánh muốn trở về với Đạo với Trời th́ phải rủ bỏ hết những ǵ phù-phiếm bên ngoài, nào là h́nh-danh sắc-tướng, áo-măo cân-đai nó đă cột chặt ta trong ṿng lẩn-quẩn: Ra chi phù-phiếm vẻ văn, Cốt sao nắm giữ được phần tinh-hoa. Hiển-dương Đạo, sống cho phác thiệt, Ít đam mê và ít riêng tây….

Điều quan trọng nhứt của đời sống vẫn là giữ sao cho vẹn Thiên-Chơn, đừng để ngoại-cảnh làm hư-hao phá-tán cuộc đời của ḿnh………

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh